What's meant to be will always find a way.

Trisha Yearwood

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: hoang viet
Số chương: 14
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1175 / 26
Cập nhật: 2016-06-02 00:05:03 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Em Tắt Lửa Lòng
iệc làm vô lý nhất của Vương Thúy Kiều – ta cứ giả vờ coi như Vương Thúy Kiều là người phụ nữ có thật, sống thật ở đời này – là việc nàng cứ năm lần bảy lượt nằng nặc đòi đi tu.
Người đàn bà nào cũng có thể đi tu được, nhưng riêng Thúy Kiều thì không. Không được vì nàng nói và làm không giống nhau. Không những nàng chỉ nói và làm không giống nhau mà thôi, những gì nàng nói, những gì nàng làm còn đối chọi nhau kịch liệt nữa.
Trong thời gian bánh xe lãng tử đưa Kiều lưu lạc giang hồ, nàng nghĩ, nàng mơ màng đến chuyện tu hành, cắt đứt những dây tình làm cho nàng đau khổ thì cũng coi là tạm được đi. Nhưng khi đã trở về đời, đã sống chung một nhà, một phòng ngủ với Kim Trọng Tàu Vét, đã cho Kim Trọng làm lễ tơ hồng, đã vô đến giường động phòng, nàng vưỡn còn bày đặt: “Thôi đừng… Để em tu…” thì thật rởm và lố bịch.
Tại ngục Chí Hòa năm 1988 thành Hồ tôi mần liên tiếp năm sáu bài thơ vịnh phản đối việc Kiều tuyên bố tu hành. Kính mời bạn đọc và xét những lý do tôi đưa ra để quyết đoàn em Vương Thúy Kiều không thể tu hành được và nêu rõ chuyện em đòi khóa cửa phòng ngủ để tu là chuyện khôi hài:
Cái chuyện tu hành
khó lắm… em ơi
Đã đem mình bỏ am mây
Tuổi này gửi với cỏ cây cũng vừa
Mùi thiền đã bén muối dưa
Màu thiền ăn mặc đã ưa nâu sòng
Sự đời đã tắt lửa lòng
Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi?
Dở dang nào có hay gì,
Đã tu tu trót qua thì đi thôi…
Nghe em anh những bồi hồi
Chân tu dễ được mấy người như em.
Em tu em chẳng ăn nem
Lấy ai ăn chả cho anh đỡ thèm, em ơi!
Em tu sao má em tươi,
Em tu sao miệng em cười quá xinh?
Sự đời leo lét lửa tình
Nhưng than còn đỏ cô mình chớ lo
Có lo thì em lo quả phúc em to
Bến Mê quan cấm, con đò em mắc neo.
Muốn đưa em sang sông nhưng anh lại vụng tay chèo
Để thuyền em cạ gió, lộn lèo anh hổ ngươi
Cai chuyện tu hành nó khó lắm, em ơi
Giẽ cho anh nói một lời đã nao
Cái số em là số hoa đào
Em gỡ ra nó lại buộc vào như chơi.
Đào hoa em mới ba mươi
Am mây nào chứa những người đào hoa.
Em ngẫm cái mình em trong ngọc, trắng ngà
Cỏ cây nào chịu em mà em tu!
Em đòi em khép phòng thu
Đàn cò ai kéo, đàn cù ai quay?
Nợ tình ai trả, ai vay?
Ái ân ai có ngần này chưa thôi?
Em tu, ai ngược, ai xuôi?
Với ai ai lại nối lời nước non?
Em tu ai phấn, ai son?
Ai lìa ngó ý lòng còn vương tơ?
Em tu ai rượu, ai cờ?
Ai xem hoa nở, ai chờ trăng lên?
Em tu ai lạc Đào Nguyên?
Đầu non, cửa động Ngọc Tuyền ai chơi?
Em tu ai khóc, ai cười?
Thang lan ai tẩm, ai người thơm ngây?
Tóc thề ai chấm ngang vai?
Âm công ai nặng thêm vài đồng cân?
Trăm nghìn ai gửi tình quân?
Tơ duyên ai ngắn những gần một gang?
Trinh em đáng giá ngàn vàng
Của chung ai chịu cho nàng đem tu!
Hẹp gì em chẳng hé phòng thu?
Mắc gì cứ phải như tu mới là?
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc
Em đi ở chùa, anh tiếc lắm thay!
Ngàn vàng chẳng chịu trao tay
Tu làm chi cực lòng này lắm thân?
Mày em trăng vẫn in ngần
Phấn thừa, hương cũ bội phần xót xa.
Em tu ai cởi cà sa?
Trạc Tuyền ai đổi tên ra Thúy Kiều?
Có yêu em nói rằng yêu
Chẳng yêu em nói một điều rằng không!
Em cho làm lễ tơ hồng
Em cho hoa chúc, động phòng sánh đôi
Em cho dìu dặt chén mồi
Em cho duyên mới bén mùi tình xưa
Sắp cho em lại ỡm ờ”
-Giẽ ra cho thiếp, bi giờ thiếp tu!
Nắng hanh em biết vào thu
Gió may em biết sương mù sa mưa
Hồng nhan em biết từ xưa
Cái điều tình ái có chừa đi đâu?
Chữ tình ai tạc cho sâu?
Chữ tu ai lẻ nét sầu đến xương?
Em tu em khép âm dương
Em quên ai nhịp đoạn trường gió bay?
Nhưng em đã quyết lòng tu thì anh tính thế này
Cho em tu đủ cả ngày lẫn đêm
Cho em tu trong ấm, ngoài êm
Em tu đạo hạnh em thêm mượt mà
Thứ nhất là em tu nhà
Thứ nhì em tu chợ, thứ ba em tu chùa
Dưa nào em muối chẳng chua?
Tu nhà cùng với tu chùa đồng môn
Phật tại tâm, bất tại Côn Lôn
Tu đâu em sạch tâm hồn thì thôi.
Em muốn tu thì em trả hết nợ đời
Nợ duyên, nợ kiếp, nợ người, nợ ta.
Nợ phong tình, nợ tài hoa
Nợ đi, nợ ở, nợ ra, nợ vào.
Em muốn tu thì em trả hết nợ hoa đào
Tu mà quịt nợ, Phật nào chứng cho!
Ầu ơ… ví dầu quả phúc em to
Bến Mê vua cấm, con đò em đứt neo.
Thuyền Từ em trên biển giác còn lắm cồn leo
Tu sao em khỏi lộn lèo thì tu…!
Thương thay giọt nước cành dương
Thúy Kiều đi tu, xuống tóc, qui y Tam Bảo, tụng kinh, gõ mõ, chép kinh đàng hoàng chứ không phải là tu kiểu phường tuồng, cải lương, tu hú…
Nàng tu hành ở Quan Âm Các trong vườn nhà Thúc Kỳ Tâm ở Vô Tích:
Sẵn Quan Âm Các Vườn ta
Có cây trăm thức, có hoa bốn mùa
Có cổ thụ, có sơn hồ
Cho nàng ra đó giữ chùa, tụng kinh.
Đó là lời Hoạn Thư, vợ Thúc Kỳ Tâm, tuyên bố về việc em Hoa Nô mặt ủ mày chau đệ đơn xin được đi tu. Muốn tu thì cho tu. Hoạn Thư quả thật là người đàn bà ở ăn thì nết cũng hay, nói lời ràng buộc thì tay cũng già, y thị quyết định liền tù tì tút suỵt. Và thế là Thúy Kiều cây tiền lầu Ngưng Bích, vương tôn công tử chết mệt chết mê, người xuất sắc trong tất cả bốn món ăn chơi cầm, kỳ, thi, họa kiêm thạc sĩ đại học bảy chữ, tám nghề trong một ngày đẹp trời:
Tàng tàng trời mới bình minh
Hương hoa, ngũ cúng sắm sanh lẽ thường
Đưa nàng đến trước Phật đường
Tam qui ngũ giới cho nàng xuất gia
Áo xanh đổi lấy cà sa
Pháp danh lại đổi tên ra Trạc Tuyền
Trạc Tuyền. Tuyền là suối. Còn Trạc nghĩa là gì đây?
Tự điển Thiều Chửu: Trạc, bộ Thủy có hai nghĩa: 1. rửa, giặt; 2. sáng sủa, mập mạp. Núi trọc không cây cũng gọi là “trạc“.
Trạc Tuyền của chúng ta chắc chắn phải là Suối Giặt, Suối Rửa Lông Mày. Nhất định Trạc Tuyền không có dính dáng xa gần đến cái gọi là núi trọc không có cây cỏ. Ni cô Trạc Tuyền tu hành ở Quan Âm Các mắt sáng, môi hồng, miệng đa tình – chỉ có mái tóc nhung mềm thơm ngát hương tiên là ni cô tạm thời không có. Nhưng theo thông lệ của tự nhiên và thiên nhiên thì cái gì đang mượt mà mà cắt xén nó đi thì khi nó mọc lại nó xanh um hung hãn lắm. Mái tóc của ni cô Trạc Tuyền cũng vậy. Năm ấy ni cô mới ngoài hai mươi cái xuân xanh.
Ni cô ra khỏi Vườn Thúy năm ni cô mười tám tuổi. Hai ba niên chi đó ni cô ăn cơm trọ ở cư xá đại học Tú Bà – hiệu trưởng Mã Giám Sinh, giám thị thầy Sở Khanh – ni cô gặp Thúc Kỳ Tâm. Ni cô sống ân ái mặn nồng, thả dàn, đến nơi đến chốn với Thúc Kỳ Tâm trong khoảng hơn một niên. Thúc Kỳ Tâm đến ngày phải về Vô Tích nộp thuế công dân với Hoạn Thư vợ lớn. Thế rồi ni cô bị bọn Khuyển Ưng Khuyển Phệ bắt cóc đem về Vô Tích. Ni cô bị Hoạn Thư hành bắt làm nô tì. Sau cùng Hoạn Thư cũng thả cho ni cô ra chùa tu. Đến chùa ta thấy:
Nâu sòng từ trở màu thiền
Sân thu trăng đã vài phen đứng đầu
Thông số có vẻ mơ hồ: “Sân thu trăng đã vài phen đứng đầu” là bao nhiêu thời gian? Đã mấy mùa thu trăng soi trên mái chùa hương phấn ấy? Chắc dzậy. Cứ cho là dzậy đi thì ta đi đến thực tế là kỹ nữ Thúy Kiều, nay là ni cô Trạc Tuyền, đã ăn chay, tụng kinh, gõ mõ, thắp đèn, đốt nhang, chép kinh ở Quan Âm Các chùa ta đến ít nhất là ba năm trời…
Ba năm trời nàng ở chùa mà thiếu chủ Thúc Kỳ Tâm hào hoa phong nhã đa tình không sao lần mò vượt tường chùa vào thăm ni cô được một lần! Tôi thường cay cú kết tội những anh cai tù cộng sản ác ôn nhưng thực ra nếu so với Hoạn Thư, mấy ảnh dường như cũng có thể được giảm khinh đôi phần.
Nhưng ở đây tôi không muốn nói đến tính tàn ác dã man của những người đàn bà ghen tuông trên cái cõi đời này. Tôi không muốn bênh vực Hoạn Thư. Tôi lại càng không muốn chạy tội cho chế độ lao tù cộng sản. Tôi chỉ muốn nhắc bạn đọc thân mến nhớ đến chi tiết: Ni cô Trạc Tuyền đã tu hành ở Quan Âm Các chùa ta một khoảng thời gian ít nhất là ba niên.
Đây là những gì chúng ta được biết về thời gian ba niên lá bối, phướn mây của ni cô Trạc Tuyền:
Nàng từ lánh gót vườn hoa
Dường gần rừng tía, dường xa bụi hồng
Nhân duyên đâu lại còn mong
Khỏi điều thẹn phấn, tủi hồng thì thôi.
Phật tiền thảm lấp, sầu vùi
Ngày pho thủ tự, đêm nồi tâm hương.
Khéo thay giọt nước cành dương
Lửa lòng tưới tắt mọi đường trần duyên.
Thiện tai! Thiện tai!
Lành thay! Lành thay!
Nam Mô Ngã Phật Đại Từ Đại Bi Đại Giác!
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát!
Đạo pháp nhiệm mầu đã đến với ni cô Trạc Tuyền. Nàng đã tự cắt đứt được những cái gọi là “tình là dây oan” làm cho nàng đau khổ. Nàng chẳng còn tha thiết gì với cái gọi là tình yêu nhân thế, nàng đã chôn đêm lạnh, rồi những đêm lạnh rời đi nhường chỗ cho những đêm nóng… trên sàn xi măng phòng mười ô-ten Chí Hòa thành Hồ, Công Tử Hà Đông nằm hiu hiu tưởng nhớ hình ảnh những nàng Kiều Thu ngàn năm tròn tuổi nguyệt trên cõi đời này. Ôi! Những nàng Kiều Thu lò lửa lòng của nàng nào cũng phừng phừng lửa đỏ. Nước Cành Dương có nhiều như nước biển Đông cộng luôn cả nước vùi, đã lãnh quên những sầu thảm của nàng…
Giọt nước từ cành dương liễu của Quan Thế Âm Bồ Tát đã tưới tắt ngúm lò lửa lòng của Thúy Kiều Trạc Tuyền. Tưới tắt dứt khoát, trọn vẹn, tắt đến không còn gì có thể tắt hơn được nữa. Khéo thay! Hay thay! Tuyệt vời thay! Giọt nước Cành Dương của Phật Bà chữa bệnh ái tình hữu hiệu kinh người…
Người đọc Kiều đa số ngây thơ, đến đây thường tin chắc là như thế Thúy Kiều đã thoát kiếp đoạn trường. Nàng đã thành ni cô và tu hành tốt. Ni cô đã lạnh lẽo dửng dưng lửng lơ con cá vàng với cuộc tình. Lửa lòng ni cô đã tắt từ lâu, nay trong lòng ni cô chỉ còn năm bảy đống tro tàn lạnh ngắt…
Nhưng… Cũng lạ kỳ thay… Cái lò lửa lòng đã bị nước Cành Dương tưới tắt ngấm từ bao giờ ấy nó lại bùng lên một cách khủng khiếp ngay khi ni cô vừa nhìn thấy Thúc Kỳ Tâm mắt trước mắt sau lấm lét lẻn vào chùa. Lửa lòng ni cô nó không tái bốc ở đâu xa xôi, nó phừng lên ở ngay trước bàn thờ Phật, ở ngay cái nơi ni cô đã đào sâu chôn chặt, đã tưới mấy chục thùng phuy nước cho nó tắt ngấm.
Than ôi! Cái gọi là Lửa Lòng thật đáng sợ vô cùng! Sự tích ni cô Trạc Tuyền lửa lòng đã tắt lại phừng lên càng chứng minh cho ta thấy tính nguy hiểm ghê gớm của nó. Rõ ràng nó đã tắt ngúm rồi. Cả nước thấy nó tắt queo rồi. Vậy mà nó lại bùng lên, dữ dội, oai hùng, hiên ngang, bất chấp tất cả. Không những nó không bị nước Cành Dương tưới tắt. – nước Cành Dương Cam Lồ hiệu nghiệm là thế mà còn không tưới tắt được nó, trên cái cõi đời này từ ngàn xưa đến ngàn sau sẽ chẳng bao giờ có một thứ nước nào có thể làm tắt được nó – dường như nó còn đốt cháy queo cả cành dương liễu.
Những đêm nóng đến thay những đêm lạnh, rồi những đêm lạnh rời đi nhường chỗ cho những đêm nóng… trên sàn xi măng phòng mười ô-ten Chí Hòa thành Hồ, Công Tử Hà Đông nằm hiu hiu tưởng nhớ hình ảnh những nàng Kiều Thu ngàn năm tròn tuổi nguyệt trên cõi đời này. Ôi! Những nàng Kiều Thu lò lửa lòng của nàng nào cũng phừng phừng lửa đỏ. Nước Cành Dương có nhiều như nước biển Đông cộng luôn cả nước biển Tây các nàng cũng săng-phú…
Bèn có bài thơ vịnh lửa lòng của ni cô Trạc Tuyền:
Lửa lòng em đốt cháy queo
Pháp danh em đổi Trạc Tuyền
Áo xanh em trở màu thiền cà sa.
Em từ lánh gót vườn hoa
Em gần rừng tía, em xa bụi hồng.
Nhân duyên em chẳng còn mong
Khỏi điều thẹn phấn, tủi hồng thì thôi.
Phật tiền thảm lấp, sầu vùi
Ngày pho thủ tự, đêm nồi tâm hương
Khèo thay giọt nước Cành Dương
Lửa lòng tưới tắt mọi đường trần gian
Mái nhà họ Thúc vừa sang
Giọt châu tầm tã đượm tràng cà sa:
“Rõ ràng thực lứa đôi ta
“Làm ra con ở, chủ nhà… được sao?
“Em liều mấy giọt máu đào
“Để cho chúng nó trông vào, biết tay
“Sợ gì cao chạy, xa bay
“Ái ân ta có ngần này thôi ư?”
Cùng nhau kể lể sau xưa
Nói rồi lại nói, lời chưa hết lời.
Phật tiền thảm khuấy, sầu khơi
Tiêu pho thủ tự, tàn nồi tâm hương.
Thương thay giọt nước cành dương,
Lửa lòng em đốt mọi đường cháy queo.
Tố Như trong Truyện Kiều dùng rất nhiều đảo ngữ.
Tôi thấy thi sĩ làm thơ có nhiều câu rất Tây – cho đến năm nay – những năm 1995, những người viết văn, làm thơ sau ông đến hai trăm năm, chưa thấy ai dùng cách đảo ngữ lạ như thi sĩ, đừng nói gì đến chuyện dùng ngôn ngữ lạ kỳ hơn thi sĩ.
Đảo ngữ – đem những tiếng ở sau đặt lên trước – thường là sai văn phạm thông thường. Như:
Lửa lòng tưới tắt mọi đường tràn duyên…
“Lửa lòng” là chủ từ của câu này. Nhưng “lửa lòng” chỉ đốt cháy, “lửa lòng” làm sao tưới tắt được? Ta phải đem ý câu trên liền xuống với câu này:
Khéo thay giọt nước cành dương
Lửa lòng tưới tắt mọi trần duyên.
Khéo thay giọt nước cành dương đã tưới tắt lửa lòng ở mọi đường trần duyên của ni cô Trạc Tuyền.
Một đảo ngữ khác.
Tam Hợp đạo cô tiết lộ cuộc đời ái tình và sự nghiệp của Thúy Kiều với Giác Duyên:
Thửa công đức ấy ai bằng
Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi.
Không phải cái “túc khiên” của nàng rửa mà là Thúy Kiều đã rửa cái “túc khiên” của nàng sạch lắm rồi.
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Câu đảo ngữ này có thể làm cho ta tưởng lầm: Ông trời lắm chuyện, ổng quen cái thói đánh ghen như đàn bà… Nhưng mà hổng phải dzậy. Ta phải đảo lại thứ tự những tiếng trong câu này như vầy: Ông trời ổng quen thói đánh ghen những người đàn bà đẹp.
Khi ông bà Vương Viên Ngoại cùng hai gia đình Khim Trọng – Thúy Vân, Vương Quan – Chung thị Mẹt – hai cậu chuyên ăn chơi bây giờ đã đỗ cử nhân, đuọc trào đình trang trọng trách tri phủ, tổng đốc – đến gặp Thúy Kiều ở căn nhà nghỉ mát bên sông Tiền Đường:
Tưởng bây giờ là bao giờ
Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao
Giọt châu thánh thót quyện bào
Mừng mừng tủi tủi biết bao nhiêu tình.
Huyên già dưới gối gieo mình
Khóc than mình kể sự mình đầu đuôi
- Từ con lưu lạc quê người
Bèo trôi sóng vỗ chốc mười lăm năm…
“Huyên già” là danh từ huê mỹ, điển tích để gọi bố già Vương Ông. Cứ như câu trên thì “Vương Ông quì dưới gối ai đó”. Lại đảo ngữ rắc rối tơ. Trong khi không phải “huyên già gieo mình dưới gối…” mà là Thúy Kiều gieo mình dưới gối bố già.
Truyện Kiều có nhiều bản. Theo cái gọi là Bản Kinh thì câu trên là:
Gieo mình dưới gối huyên đình
Câu của Bản Kinh đúng hơn, đỡ rắc rối không cần thiết. Mà cũng hay ra rít. Cần gì cứ phải đảo ngữ. Dùng câu như câu trong Bản Kinh vừa kể còn tránh được hai vần “mình, mình” trùng nhau:
Gieo mình dưới gối huyên đình
Khóc than mình kể sự mình đầu đuôi.
Đoạn “tái hồi Kim Trọng” là đoạn vá víu cho cái gọi là “hậu” nên nó đầy những mâu thuẫn, vô duyên.
Xin kể một chi tiết “danh bất chính mà ngôn bất thuận”. Đó là khi vãi Giác Duyên được giới thiệu những người lập đàn tràng bên sông Tiền Đường tế vong hồn Vương Thúy Kiều:
Này chồng, này mẹ, này cha
Này là em ruột, này là em dâu…
“Này chồng” đây là chồng nào? Kim Trọng Công Tử Bắc Kinh Mất Con Chị Dí Con Em Con Chị Nó Đi Con Dì Nó Thế Hoa Thơm Đánh Cả Cụm chưa bao giờ là “chồng” của Thúy Kiều. Không thể giới thiệu Kim Trọng là chồng Thúy Kiều được, giới thiệu như vậy là bậy bạ, cà chớn nhập nhàng. Kim Trọng là chồng của Thúy Vân. Phải giới thiệu Kim Trọng là “em rể” mới đúng hệ thống. Ta thấy có giới thiệu “em dâu” tức là có giới thiệu vợ Vương Quan. Vậy thì tại sao lại phe lờ không giới thiệu chồng của Thúy Vân, tại sao không nói gì đến con rể mà lại trang trọng giới thiệu con dâu? Tự nhiên phang một anh “này chồng” ngang phè không giống ai…
Hai câu:
Này chồng, này mẹ, này cha
Này là em ruột, này là em dâu
đúng ra phải là:
Này em, này mẹ, này cha
Này là em rể, này là em dâu.
Năm 1950 tôi từ bên kia dòng sông Đuống trở về Hà Nội, lại ngày ngày cắp sách đến mái trường Văn Lang. Lúc này trường Văn Lang đặt cái gọi là cơ sở trong hai căn nhà tư đường Phạm Phú Thứ – giữa đường Thành và Hàng Da – tôi được học thầy Nghiêm Toản về Việt văn.
Một buổi giảng Kiều, thầy nói: “Trong Kiều có một câu dở nhất. Đó là câu Bộ hành một lũ theo liền một khi… Câu tả cảnh gia đình Vương Viên Ngoại bầu đoàn thê tử, dâu, rể, cháu chắt theo vãi Giác Duyên đi gặp Thúy Kiều”.
Đúng như thầy nhận xét, tôi thấy câu “Bộ hành một lũ…” dở thật. Có thể nói đây là câu dở nhất trong Truyện Kiều.
Tại Ngục Vịnh Kiều Tại Ngục Vịnh Kiều - Hoàng Hải Thủy Tại Ngục Vịnh Kiều