Nếu bạn nghĩ bạn có thể hay không có thể, cách nào thì bạn cũng đúng cả.

Henry Ford

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: hoang viet
Số chương: 14
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1175 / 26
Cập nhật: 2016-06-02 00:05:03 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Thúc Kỳ Tâm, Công Tử Vô Tích
húc Kỳ Tâm, Công tử Vô Tích, được giới thiệu về cuộc đời “ái tình và sự nghiệp” bằng bốn câu:
Khách du bỗng có một người
Kỳ Tâm họ Thúc cũng nòi thư hương
Vốn người huyện Tích, châu Thường
Theo nghiêm đường mở ngôi hàng Lâm Tri.
Sai. Thúc Kỳ Tâm là con nhà tap hóa – người Bắc kỳ những năm 40 gọi là những nhà bán hàng hóa tạp nhạp mấy sợi giải rút, cây kim, ống chỉ, cục pin đèn, lưỡi câu, dây câu, lọ mực… này là hàng xén, tạp hóa; người Nam kỳ cũng những năm 40 gọi theo Ba Tàu là tiệm chạp phô – Thúc Kỳ Tâm không thể là con nhà thư hương được. Anh bố của Kỳ Tâm là nhà buôn gia truyền. Không thể gọi những người “nòi thư hương” là những anh có đi học lõm bõm năm ba chữ. “Nòi thư hương” phải là “thư hương” từ đời ông, đời cha…
Nguyễn Du dùng hai chữ “thư hương” hơi nhiều trong Kiều. Trước Thúc Kỳ Tâm, ta thấy Sở Khanh cũng:
Một chàng vừa trạc thanh xuân
Hình dung chải chuốt, áo khăn dịu dàng
Nghĩ rằng cũng mạch thư hương
Hỏi ra mới biết rằng chàng Sở Khanh
Nhưng đây là Kiều tưởng lầm Sở Khanh là con nhà thư hương – nhà có học – qua diện mạo và trang phục của tay chơi phóng đãng họ Sở. Kiều tưởng lầm thì có thể chấp nhận được, nhưng Thúc Kỳ Tâm được Nguyễn Du giới thiệu rõ ràng là “con nhà thư hương” thì cần phải xét lại.
Anh con nhà buôn Thúc Kỳ Tâm đẹp trai, hào hoa phong nhã không kém gì Công tử Bắc Kinh Kim Trọng. Anh còn hơn Kim Trọng hai điểm:
- Có vợ.
- Biết mần thơ.
Và như như những nhà thơ lớn sẵn sàng mần thơ một cách dễ dàng ở mọi nơi, mọi lúc, Thúc Kỳ Tâm đã mần thơ khi Kiều tắm. Công tử Kim Trọng chơi đàn ghi-ta, vẽ vời cây thông cây tùng, nhưng không mần thơ được. Bằng chứng cậu phải nhờ Kiều mần giùm mấy câu thơ đề lên bức họa:
Trên yên bút giá, thi đồng
Đạm thanh một bức tranh tùng treo trên
Phong sương được vẻ thiên nhiên
Mặn khen nét vẽ càng nhìn càng tươi
Sinh rằng: “Phác họa vừa rồi
Phẩm đề, xin một vài lời cho hoa”
Tay tiên gió táp mưa sa
Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu.
Tôi nghĩ: Thơ phải để cho những thi sĩ chân chính mần, bọn con nhà buôn chẵn buôn lẻ dính vào thơ làm bẩn thơ, làm thơ mất giá. Năm mươi năm xưa, thi sĩ Nguyễn Bính đã phải ngán ngẩm:
Trọc phú ti toe bàn thế sự
Đĩ già tấp tểnh nói văn chương
Đã coi đồng bạc to hơn núi
Lại học đòi theo thói Mạnh Thường…
Một đêm tại ngục vịnh Kiều, tôi tưởng tượng ra cảnh chiều mùa hạ, trời nóng, ở lầu Ngưng Bích, Kiều tắm:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
Buồng the phải buổi thong dong
Thang lang rủ bức trướng hồng tẩm hoa
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dầy dầy sẵn đúc một tòa thiên nhiên
Sinh càng tỏ nết càng khen
Ngụ tình tay thảo một thiên Luật Đường
Thúc Kỳ Tâm có thể làm nhiều việc thích hợp với việc Kiều tắm, nhưng y lại mần thơ. Thơ của những anh con nhà tạp hóa loại Thúc Kỳ Tâm là thứ thơ dỏm, cóc nhái, ểnh ương, thằn lằn, cắc ké, kỳ nhông. Thúy Kiều chắc phải ngán ngẩm đến buồn nôn vì thơ phú của người tình con nhà tạp hóa. Nàng ngấy người tình nên nàng – một cây mần thơ – mới giả vờ nhớ nhà để tránh làm thơ thù tạc. Tôi thay nàng làm bài thơ vịnh Thúc Sinh mần thơ:
“Lòng còn gửi áng mây Hàng
Họa vần xin hãy chịu chàng hôm nay”
Người hay ngợm? Lạ lùng thay!
Thang lan em tắm nửa ngày hạ thiêu
Thấy em tắm, chẳng thèm yêu
Giở trò con khỉ con tườu… mần thơ!
Thơ gì? Thơ thẩn, thơ ngơ
Thơ con cá lóc lập lờ cửa hang.
I tờ em biết tài chàng
Lời lời rau muống, hàng hàng mắm tôm.
Thơ chàng… hán cũng như nôm
Quẳng ra con vện, con xồm đều chê
Tứ thơ thì trật môn lề
Mà niêm với luật lộn mề tanh banh
Chán chường em nói loanh quanh:
- Nhớ nhà, em phải lộn vành hôm nay!
Môn đăng, hộ đối
Thúc Kỳ Tâm là con nhà buôn – xã hội phong kiến đời Gia Tĩnh triều Minh coi khinh bọn con nhà buôn nhất. Trong bốn thành ohần xã hội, bọn buôn bán được xếp hạng bét: Sĩ, Nông, Công, Thương. Nhưng vợ Thúc Kỳ Tâm con nhà tạp hóa lại là:
Vốn dòng họ Hoạn danh gia,
Con quan Lại bộ tên là Hoạn Thư…
Nhà mẹ Hoạn Thư có treo tấm bảng “Thiên Quan Chủng Tể” trước đôi mắt ngỡ ngàng của Thúy Kiều bị bắt cóc đưa đến:
Ngước trông tòa rộng, dãy dài
“Thiên Quan Chủng Tể” có bài treo trên.
“Thiên Quan Chủng Tể” là mỹ danh để gọi các ông Tể tướng. Như vậy ông thân sinh ra Hoạn Thư “ở ăn thì nết cũng hay, nói lời ràng buộc thì tay cũng già” từng làm tể tướng. Ngày xưa – ở vào cái thời Gia Tĩnh triều Minh thế kỷ thứ mười bốn, mười lăm ấy – người đương thời phân biệt và tôn trọng giai cấp rất chặt chẽ. Thời bi giờ người ta thường thấy những ông thạc sĩ con nhà tỉ phú du học ở Ăng-lê, Phú-lang-sa về yêu và nhất định kết hôn với những em thợ may, thợ uốn tóc chợ Bàn Cờ, Cầu Muối; những ái nữ con nhà tỉ phú nằng nặc đòi làm vợ những chú tài xế chuên nghiệp – những chuyện tình không chia giai cấp này được thể hiện nhiều nhất, trung thực nhất, trong những tiểu thuyết do những dzăng sỡi nhà nghề viết ra – nhưng đó là chuyện thời bi giờ. Còn chuyện ngày xưa, chuyện tình năm sáu trăm năm trước, người ta còn trọng cái gọi là “môn đăng, hộ đối” lắm lắm.
Con nhà công, hầu, khanh, tướng kết hôn với con nhà công, hầu, khanh, tướng. Chuện đó chắc như bắp rang, chắc hơn cua gạch. Con gái tể tướng không thể về làm dâu nhà buôn tạp hóa đứng hạng bét trong bốn nấc thang xã hội. Nhưng em Hoạn Thư, con gái quan Tể tướng, đã trở thành con dâu của me sừ Thúc ông phó thường dân chủ tiệm chạp phô. Tại sao? Gần hai trăm năm nay chúng ta đọc Kiều, yêu Kiều, tưởng tượng ra Kiều, đấu hót, tán nhảm, viết vung vít về Kiều, nhưng ít có ai thắc mắc đến chuyện tại sao lại có cuộc hôn phối hết sức hổng môn đăng, hộ đối một ly ông cụ nào như cuộc hôn nhân Hoạn Thư, ái nữ Tể tướng, với Thúc Kỳ Tâm, công tử chạp phô?
Công tử Hà Đông, anh em cùng vợ với con trai Bà Cả, bèn vận dụng công phu duy vật biện chứng Ăn Đong để phân tích cuộc hôn nhân Tể tướng – Chạp phô của Hoạn tiểu thư và Thúc công tử. Đại khái như sau:
Gia đình Hoạn Thư đã suy sụp – sự kiện này hơi khó chấp nhận vì mới đời ông bố làm Tể tướng, ông này có ngủm củ tỉ đi nữa thì bà vợ, cô con đâu đã hết sản nghiệp nhanh đến như thế – gia đình nhà buôn họ Thúc tuy không có danh vọng nhưng có tiền. Giai cấp gian thương đang lên chân, đang dần dần có thế lực trong xã hội. Hoạn Thư kết hôn với Thúc Kỳ Tâm vì tiền của nhà họ Thúc, Thúc Kỳ Tâm lấy Hoạn Thư làm vợ vì danh tiếng của nhà họ Hoạn.
Cũng được thôi, cũng đúng thôi. Ở đời ai cần cái gì thì đi tìm cái ấy. Họ Hoạn cần tiền, họ Thúc cần được kính nể. Đôi bên trao đổi sòng phẳng, hợp tình, hợp lý.
Năm xưa, những năm môi tôi còn thắm, tóc tôi còn xanh, mắt tôi còn sáng, tim tôi còn nóng… tôi cũng như mọi người, tôi chẳng ưa gì cái gọi là “môn đăng, hộ đối”. Không những chỉ không ưa, tôi còn chống đối kịch liệt những cuộc hôn nhân định đoạt theo tiêu chuẩn “môn đăng, hộ đối” ác ôn côn đồ. Không những chỉ chống đối mà thôi, tôi còn hoan nghênh, tán thành những cuộc tình con gái Đại tá – Binh nhì Chá xế, Kỹ sư – Thợ may, Thạc sĩ Kinh tế – Nữ thư ký đả cơ khí tự, v.v… Nhưng khi
Năm nay mái tóc không còn xanh nữa
Tôi đã đau thương đã nợ nần…
Khi tôi bằng ông Khổng Tử năm ông thốt ra câu để đời “tứ thập nhi nhĩ thuận”, hình như tôi lại có ý nghĩ khác về cái gọi là “môn đăng, hộ đối”.
Kính thưa quí vị nữ độc giả ái mộ thân mến thơm hơn múi mít. Xin quí vị bình tâm xét lại. Ta chẳng nên hung hăng con bọ xít chê bai, chống đối tất cả những kinh nghiệm sống của những người đã sống, đã yêu, đã hai năm mươi, xuôi sáu tấm trên cái cõi đời này trước chúng ta. Hôn nhân dựa trên tiêu chuẩn “môn đăng, hộ đối” coi bộ tốt, coi bộ đúng lắm đí chứ? Có gì là sai trái khi những người cùng một hoàn cảnh gia đình, cùng một giai cấp, cùng một nghề nghiệp… kết thân, kết hôn mí nhau? Quân tử tàu, những người khôn dàng trời, tối đất, có lời khuyên minh triết xanh rờn về việc cưới vợ, gả chống cho con như vầy:
- Cưới vợ con trai mình thì nên chọn con gái nhà nào kém nhà mình để con vợ nó về nó sợ nhà mình.
- Gả chồng cho con gái thì nên chọn nhà nào hơn nhà mình để con gái mình nó không khinh thường nhà chồng nó.
Chí lý quá xóa, phải không ạ? Chí lý đến nỗi ở trên cái cõi đời này không còn gì có thể chí lý hơn được nữa. Thúc Kỳ Tâm, con nhà tạp hóa, nếu lấy vợ cũng con nhà tạp hóa thì đâu có chuyện sợ vợ đến khốn khổ khốn nạn, thảm kịch chết đi sống lại vì mất vợ bé đâu có xảy ra. Làm sao những nỗi đoạn trường ghê gớm có thể đến với cuộc đời Thúc Kỳ Tâm tạp hóa nếu vợ Kỳ Tâm là con gái một ông chủ chạp phô nào đó ở chợ Bàn Cờ, một nhà vẫn phải lấy hàng hóa gối đầu của nhà buôn họ Thúc tổng đại lý chợ Kim Biên? Chị vợ Thúc Kỳ Tâm con nhà chạp phô nhỏ này sẽ sợ chồng một phép. Không những chỉ sợ mà thôi, chị còn mừng khi thấy chồng có vợ bé để chị yên thân ở nhà nuôi con, ăn heo quay, xá xíu béo mầm, quanh năm ngồi xem phim tình cảm Quỳnh Dao Tài Oăn ướt lướt thướt, năm bữa nửa tháng nhờ anh chồng hào hoa phong tình về thăm hỏi năm bảy phút nhấp nháy cò con….
Cuộc hôn nhân tốt đẹp, êm đềm ấy là cuộc hôn nhân đặt căn bản trên tiêu chuẩn “môn đăng, hộ đối”. Nhưng thay vì con nhà buôn hạng bét phải lấy vợ cũng con nhà buôn hạng bét, Thúc Kỳ Tâm – đúng ra phải kể là anh bố nhà buôn háo danh ngu đần của Thúc Kỳ Tâm – đã với cao hơn đầu, đã thực hiện một cuộc hôn nhân “môn bất đăng, hộ bất đối”. Và chính vì thế mà Thúc Kỳ Tâm sợ Hoạn Thư hơn sợ bố, hơn cả sợ pháp luật triều đình. Tất cả những đau đớn đứt ruột của Thúc Ký Tâm, những bất hạnh không đáng phải chịu của Thúy Kiều: bị bắt cóc, bị biệt giam, bị bắt làm tôi đòi, bắt quí tận mặt, bắt mời tận tay, bắt khảy đờn, bắt ngồi canh đèn ở cửa phòng vệ sinh, rồi đi tu chùa tụng kinh, rồi lại trở vào chốn yên hoa làm vợ khắp người ta có tiền… Tất cả những cái vừa kể đó đều không có nếu anh bố Thúc Kỳ Tâm khôn ngoan áp dụng quy luật hôn nhân “môn đăng, hộ đối”.
Tôi càng nghĩ càng thấy tâm sự minh triết của qui luật “môn đăng, hộ đối”. Chị con gái nhà buôn tuy có tiền đem về nhà chồng, tậu nhà, mua xế cho chồng nhưng vẫn tủi thân khi nghe chồng, hay người nhà chồng, nói những lời khinh thường những kẻ sống ở đời mà không phải là bác sĩ, kỹ sư, đốc phủ sứ, hoặc khi nghe chồng mạt sát bọn nhà buôn ngu si, dốt nát chỉ biết kiếm tiền.
Như con gái một cải lương chi bảo, hay một tân nhạc danh ca về làm dâu một nhà mù tịt về những cái gọi là dzăng nghệ dzăng gừng… có thể tủi thân khi nghe người nhà chồng nói đến bốn tiếng “xướng ca vô loài”. Lại tỉ như con gái một anh viết báo, viết tiểu thuyết – như tôi chẳng hạn – kết hôn với một anh chồng hoàn toàn không biết đến tờ báo, quyển truyện là cái gì, có thể nực gà, nóng mắt khi nghe thằng chồng vô tình nói: “Mấy thằng nhà báo nói láo ăn tiền…”
Nhưng nếu thằng rể quí của tôi cũng có bố hành cái nghề nói láo ăn tiền như bố vợ nó thì câu nói trên chỉ là câu nói đùa hết sức có duyên giữa đôi vợ chồng trẻ. Thảm kịch hôn nhân không môn đăng, hộ đối giữa hai họ Hoạn – Thúc làm tôi sáng mắt, sáng lòng. Tôi thấy rõ tính hợp lý của việc môn đăng, hộ đối trong hôn nhân.
Tôi tưởng tượng nếu con gái tôi có diễm phúc được làm vợ con trai của những ông Minh Vồ, Duyên Anh, Hoàng Anh Tuấn chẳng hạn, nó sẽ hết sức dịu dàng, thoải mái mà hỏi chồng nó:
- Ê… thằng khốn nạn kia! Mày chửi bố mày hay chửi bố tao đấy?
Hoặc:
- Chèng đéc ơi… Từ nãy tới giò em cứ tưởng là anh chửi bố em, hóa ra là anh chửi tía anh, anh chửi nghe đã quá!
Cuộc tình Hoạn – Thúc rắc rối tơ, sai qui luật cho tôi đi đến mấy kết luận kiểu luân lý giáo khoa thư lớp Đồng Ấu:
- Con nhà báo mần vợ chồng với con nhà báo.
- Con nhà lính mần vợ chồng với con nhà lính.
- Con nhà buôn mần vợ chồng với con nhà buôn.
- Mình là con nhà thường dân thì đừng có dính dáng gì đến những em con nhà quan lại; để cho các em chổng mông…
- Vợ chồng cùng giai cấp là hạnh phúc nếu không chắc như bắp thì cũng không đến nỗi đau khổ để văn thơ phải ghi chép tốn giấy, tốn mực. Vợ chồng đừng có lai căng, vợ chồng đầu gối, tay ấp mí nhau mà đòi hòa hợp, hòa giải giai cấp đấu tranh là hổng có được. Xung đột dữ dội lắm. Nhiều khi đi đến tạt dầu hôi, bôi át-xít nhau đấy. Ông cha đã dạy hổng chịu nghe, thảm kịch xảy ra kêu trời, kêu đất…
- Những cuộc tình đẹp, thơ mộng tuyệt vời kiểu không chia giai cấp, con gái tỉ phú lấy tài xế xe nhà, bác sĩ mua bằng giả yêu em thợ uốn tóc thẩm mỹ viện Ngã Ba Chú Ía… chỉ là những chuyện có thật trong tiểu thuyết, trên màn ảnh vi-đê-ô, đừng có tin, đừng tưởng bở…
Bố ký cóp, con bốc trời
Công tử chạp phô Thúc Kỳ Tâm thích mần thơ đã là chuyện lố bịch làm sỉ nhục thơ văn, nhưng ngu ngốc nhất là việc đương sự “tưởng Thúy Kiều là con của Tú Bà”!
Tưởng thế nào được? Thúc Kỳ Tâm tưởng cái gì về Thúy Kiều cũng có thể tha thứ được, nhưng “tưởng Thúy Kiều là con Tú Bà” thì hổng thể nào chịu nổi. Con nít lên mười, cụ già chín mươi cũng chẳng có ai tưởng một cách ngu si, đáng ghét như thế. Khi thấy Thúy Kiều tắm trong bồn nước pha Chanel No. 5, Thúc Kỳ Tâm làm cái việc ruồi bâu kiến đậu là ngồi rung đùi mần thơ. Rồi đến lúc Thúy Kiều vờ vẫn bầy đặt chuyện nhớ nhà để tránh khỏi phải mần thơ thù tạc xôi thịt đáp lễ:
Hay hèn nghĩ cũng nối điêu
Nỗi quê nghĩ một hai điều ngang ngang
Lòng còn gửi ánh mây Hàng
Họa vần xin hãy chịu chàng hôm nay.
Thúc Kỳ Tâm làm cái việc ruồi bâu kiến đậu thứ hai khi nói:
-Ủa! Kỳ dzậy! Anh tưởng em là con má Tú?
Rằng: “Sao nói lạ lùng thay
Cành kia chẳng phải cội này mà ra?”
Lúc ấy chắc chắn Thúy Kiều phải hận đến căm gan tím ruột. Không có gì làm nàng tủi nhục bằng việc nàng bị coi là con gái của mụ chủ nhà thổ thô bỉ, bệnh hoạn, nước da xanh xao, nhờn nhợt, cao lớn, đẫy đà… Nhưng tên tưởng lầm, tên sỉ nhục nàng lại là tên có tiền chi bao nàng sống. Nàng không thể dí… vào mặt nó được, nên nàng chỉ buồn ray buồn rứt:
Nàng càng ủ dột thu ba
Đoạn trường lúc ấy nghĩ mà buồn tênh…
Những đêm ở phòng giam tập thể 10 Ô-ten Chí Hòa thành Hồ, tôi nằm nuôi rệp xuất khẩu trong màn – chỉ giương cái màn mỏng dính lên thôi nhưng lạ kỳ biết chừng nào, tôi đã có một cõi riêng tư để thả hồn mơ mộng, để mần thơ vịnh Kiều – tôi thương Kiều bị bọn ngu si hạ nhục, tôi mần thơ chửi Thúc Kỳ Tâm, chửi đến nơi đến chốn, chửi thẳng thừng, chửi từ đời con đến đời cha, để trả hận cho Kiều:
Chửi bố cha con
Nhà chạp phô Thúc Kỳ Tâm
Rằng: “sao nói lạ lùng thay
Cành kia chẳng phải cội này mà ra?”
Chém cha con mắt mù lòa
Có đui mới tưởng em là con hoang.
Ngu thì ngu cũng phải chăng
Ngu sao qua nỗi bất bằng là ngu!
Chán cho anh bố lù đù
Suốt đời nhặt nhạnh từng xu, từng đồng.
Thằng con vừa ngọng vừa ngông
Trăm nghìn nó đổ như không trận cười
Bố ký cóp, con bốc trời
Cha đời nửa ngợm nửa người nhà ngu.
Như lu mụ Tú mập ù
Vành mông, vòng bụng lù lù một toa
Nàng thì trong ngọc trắng ngà
Dầy dầy sẵn đúc một tòa nước non
Lấy gì mẹ mẹ, con con?
Mèo mù đòi dọ ngọn nguồn, lạch sông.
Tiếc em, em đỏ như vông
Vô duyên vớ phải thằng chồng cu đen.
Người yêu em nhất
Nói đến em là người đời nói đến trinh, đến trắng…
Ngay cả đến anh Công tử Hà Đông hào hoa phong nhã chẳng bằng ai cũng ca tụng cái gọi là “chữ trinh” của em:
Trắng suốt thời gian một chữ trinh
Hai trăm năm lẻ biết bao tình
Nào dâu, nào biển, đời hay mộng
Trang giấy này em vẫn hiển linh.
Em trinh cùng mình, trinh từ đầu đến chân nhưng số em lại là số có thân chủ đàn ông đứng xếp hàng trước giường em hơi đông:
Mã Giám Sinh
Sở Khanh
Thúc Kỳ Tâm
bạc Hạnh
Từ Hải
Hồ Tôn Hiến
Thổ Quan
Kim Trọng…
Kim Trọng, Công tử Bắc Kinh, đáng lẽ là năm-bơ-oăn, nhưng chỉ vì can tội “để dành, để sọt” nên trở thành đèn đỏ. Với Thúy Kiều thì Kim Trọng “đen hơn mõm chó mực”. Số của cậu là số “đi trước, về sau”, giống như “Sài gòn đẹp lắm, Sài gòn ơi…” Sài gòn: Thành đồng tổ quốc, đánh nhau trước nhưng “được” hưởng hạnh phúc Việt cộng muộn nhất nước.
Nhưng thôi, ta bỏ qua những chuyện lẻ tẻ đó, Thúy Kiều, anh hỏi riêng em: Người đàn ông nào yêu thương em nhất?
Một trong ba tên Thúc Kỳ Tâm, Từ Hải, Kim Trọng ư? Anh thấy cả ba tên ấy đều yêu em vì “muốn” em, vì muốn được hưởng thụ nhan sắc, thân xác của em. Nếu chúng không “muốn” em, anh chắc chúng chẳng dửng dưng con cá vàng thì cũng chẳng tha thiết gì đến em. Anh muốn em hãy phân biệt “yêu” và “muốn”. Hai cái đó giống nhau lắm đấy. Nhưng nếu ta tỉnh trí đôi chút, ta vưỡn thấy chúng khác nhau.
Theo anh, người đàn ông yêu em nhất đời em, yêu em thực tình, yêu em thật trắng, thật sạch, yêu em không phải vì “muốn” em, là Tri phủ Lâm Tri.
Khi anh đã nói đến Tri phủ Lâm Tri rồi, anh chắc em sẽ đồng ý với anh. Phải không em? Thúc Kỳ Tâm, Kim Trọng yêu em, khóc với em, khóc vì em, tiếc em… sống dở chết dở, chết đi sống lại, nhắc ngoải, rên la thảm thiết chỉ là vì em đẹp, vì muốn được nằm chung một giường mí em. Kể cả Từ Hải. Cả ba yêu em chính là tự yêu thân xác chúng. Nhưng riêng Tri phủ Lâm Tri thì yêu em mà không đòi em phải đền đáp, chải cho cái gì cả. Đúng không em? Vì những lý do cao đẹp đó, anh long trọng tuyên bố:
Người đàn ông yêu Vương Thúy Kiều nhất cõi đời này là: Tri phủ Lâm Tri.
Tri phủ Lâm Tri
Trông lên mặt sắt, đen xì
Lập nghiêm trước đã ra uy nặng lời
Lập nghiêm nên phải thế thôi
Con người ấy thật là người hào hoa.
Hoa tiên quan mới xem qua
Nòi tình nên thấy tình là quan thương.
Khen rằng: “Giá lợp Thịnh Đường
Tài này, sắc ấy nghìn vàng chưa cân”.
Mười lăm năm, bấy nhiêu lần
Có ai bằng được Phủ Quân nhà mình?
Đa tình nên mới yêu tình,
Hào hoa sáng rực một thành Lâm Tri.
Tuy rằng mặt sắt đen xì
Nhưng tim với óc quan thì đỏ au.
Truyện Kiều tính suốt xưa sau
Hào hoa đệ nhất đứng đầu: Phủ Quân.
Khi em một bước thanh vân, em lên chức phu nhân, em ân đền oán trả, em lập tòa án xử tội những tên làm rách, làm bẩn cuộc đời ái tình và sự nghiệp của em, em trừng trị bọn Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà, Bạc Hạnh, Bạc Bà, Hoạn Thư, mẹ Hoạn Thư. Em tuyên án tử hình cả hai tên gia nô tay sai Khuyển Ưng, Khuyển Phệ. Em chi “gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân” máu và nước mắt nhân dân do chồng em bóp nặn, bóc lột. Em đền ơn hậu hĩ cho mụ Mã Kiều, mụ Quản gia, vải Giác Duyên…
Nhưng em quân mất Phủ Quân, người có ơn với em nhiều nhất. Anh là người thích trọn tình, trọn nghĩa, chung tình, chung thủy, ân oán rạch ròi, nên anh bất mãn khi thấy em quên Tri phủ Lâm Tri. Vì vậy những đêm u tối mà hết sức bình yên, anh nằm với ông bạn tù thi sĩ Trần Văn Hương ở nhà tù lớn Chí Hòa, anh tại ngục vịnh Kiều và anh:
Trách Kiều quên đền ơn
Lập tòa em xử vẩn vương
Trách em ân, oán đôi đường chưa minh.
Lâm Tri tri phủ đa tình
Gả chồng công lớn sao mình lại quên?
Ngàn vàng em tạ Giác Duyên
Bố già vất vả em chẳng đền một xu.
Kiếp này em lại vụng đường tu…
Kiều ơi, kiếp này rõ ràng em lại vụng đường tu. Tu là để được giải thoát. Nhưng ta phải trả hết nợ ta mới ra khỏi cõi ta bà này được. Đó là qui luật. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng qui luật “trả hết nợ mới thơ thới, hân hoan” ấy đời đời không thay đổi. Kiếp này em còn nợ anh Tri phủ, em phải mần một kiếp sau nữa để trả nợ ảnh thôi.
Tại Ngục Vịnh Kiều Tại Ngục Vịnh Kiều - Hoàng Hải Thủy Tại Ngục Vịnh Kiều