Nếu bạn cứ chằm chằm nhìn vào mặt xấu của một ai đó sẽ làm anh ta càng trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu khuyến khích anh ta vươn tới những điều hay mà anh ta có thể, chắc chắn anh ta sẽ làm được.

Johann Goethe

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 103 - chưa đầy đủ
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 687 / 6
Cập nhật: 2017-09-25 04:21:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Q.2 - Chương 65: Cái Tôi Thứ Hai
ype: Ký Ức Bỉ Ngạn
“Nếu đã chắc chắn Tề Hân chính là hung thủ thì phía cảnh sát sớm muộn cũng sẽ tìm ra chứng cứ chứng minh. Việc đến nước này, cô vẫn không định nói gì sao?” Về phương diện hỏi cung, Lư San giỏi hơn Cung Khắc nhiều. Cô ấy chọn một vị trí không gần cũng không xa Đới Minh Mị để ngồi xuống. Đó là khoảng cách khiến đối phương có cảm giác gấp gáp nhưng không quá áp lực.
Chú ý thấy nét mặt của Đới Minh Mị dường như xuất hiện chút thay đổi, Lư San khéo léo tiến thêm một bước: “Nếu Tề Hân vì việc Tiêu Khả Nhân hù dọa cô mới báo thù Tiêu Khả Nhân thì sau đó việc cô bị tình nghi cũng đã được xóa sạch, vì sao chị ta còn dán da mặt đó lên cửa nhà cô. Chị ta làm như vậy không chỉ thừa thãi, hơn nữa nghe nói cũng đã khiến cô cực kỳ khiếp đảm. Thêm lần này nữa, xem ra chị ta muốn đổ vấy tội danh đả thương người cho Điền Minh Lượng. Chị ta đã làm cô bị thương, vì sao cô còn giúp chị ta che dấu hành vi phạm tội của mình?”
“Chị Hân chắc chắn không cố ý đả thương tôi đâu, chị ấy không làm vậy đâu...” Đới Minh Mị cúi đầu, nước mắt lã chã rơi. Kỳ thực nói về hành động kỳ lạ của Tề Hân thì từ mấy tháng trước Đới Minh Mị đã nhận ra rồi. Cô ấy còn nhớ lần đầu tiên mình dùng từ “kỳ lạ” để đánh giá chị Hân. Thời điểm là mấy tháng trước, khi Đới Minh Mị quay phim ở Đông Bắc. Sau một trận tuyết, trời rất lạnh, cô bị cảm cúm.
Chị Hân đưa Đới Minh Mị đến bệnh viện địa phương để khám, cô ấy bảo đợi trong một quán trà sữa trước cửa bệnh viện, còn chị ấy thì tự vào hiệu thuốc mua thuốc.
Đới Minh Mị còn nhớ hôm đó cô đã đợi Tề Hân đúng hai mươi phút, gần tới giờ phải quay lại đoàn làm phim rồi mà chị Hân vẫn chưa về. Thế là Đới Minh Mị đã đeo khẩu trang, ra ngoài tìm.
Hiệu thuốc cách quán trà không xa, trưa tới ba trăm mét, có điều không phải là đường thẳng mà giữa chừng phải rẽ qua một ngã tư. Đới Minh Mị đợi đèn đỏ chuyển sang xanh rồi đút tay vào áo lông, cúi đầu sang đường.
Từ xa có một âm thanh trầm thấp vọng tới, giống như tiếng động vật nào đó đang nghẹn ngào. Đới Minh Mị ho vài tiếng, rồi nhìn sang phía có âm thanh, thì ra là một con chó nhỏ đang kêu. Một chú chó màu đen, không to lắm, đôi mắt đen láy, lông xoăn tự nhiên, cực kỳ dễ thương. Nhưng tiếng kêu của nó lại không được dễ thương như thế, nó ư ử như bị ức hiếp, khiến người nghe cảm thấy không thoải mái.
Có một người đứng trước con chó ấy, người đó mặc chiếc áo lông màu be, bên dưới là quần bò, chân đi đôi ủng cao, chính là chị Hân. Con chó nằm bò ở góc tường đối diện, co rụt lại.
“Chị Hân.” Đới Minh Mị gọi một tiếng, chị Hân quay đầu lại. Chị ấy mỉm cười nhìn Đới Minh Mị: “Minh Mị, em thấy con chó này và con DuDu nhà em có giống nhau không?”
Về sau, trước khi trở lại đoàn làm phim, Tề Hân cùng Đới Minh Mị đưa con chó đó trả lại cho người chủ sau đó tìm được. Có điều Đới Minh Mị vẫn không quên một chuyện: Con chó nhỏ ấy sợ chị Hân.
“Khi DuDu còn sống, nó không sợ chị Hân.” Hồi ức như một dòng nước ấm áp, nhẹ nhàng chảy trôi, chỉ là nội dung hoàn toàn không khiến người ta vui vẻ. Lư San dừng bút, “Hãy kể cụ thể tình hình ngày hôm đó đi.”
“Hôm đó...”
Đối với Đới Minh Mị, hôm đó là một ngày thảng thốt và đau thương nhất kể từ ngày cô ấy quyết liệt với gia đình. Nói chuyện xong, cô ấy bị chị Hân gọi tới phòng thay đồ. Đang thay dở, cô ấy mới phát hiện mình để quên sợi dây chuyền kết hợp với trang phục ở trên xe. Cô ấy đang chuẩn bị gọi chị Hân thì chị ấy đã từ ngoài cửa đi vào.
“Lúc đó chị ấy bước đi không vững lắm, một tay để sau lưng, lưng hơi khom. Tôi nghĩ có lẽ chị ấy không được thoải mái, đang chuẩn bị quay lại hỏi chị ấy bị làm sao thì chị ấy đột ngột lao tới chém tôi hai nhát.” Kể ra thì chị Hân luôn là người thân thiết nhất với Đới Minh Mị. Từ ngày cô ấy vào nghề, chị Hân luôn chăm sóc cô ấy, thế nên nói tới đây, dường như không kìm nén được nữa, nước mắt men theo gò má, tí tách rơi xuống.
Lư San đưa cho Đới Minh Mị một tờ khăn giấy, giọng điệu có chút khó hiểu, “Chị ta đã đâm cô, vì sao cô còn giúp chị ta che giấu, chẳng phải cô nên giúp chúng tôi nhanh chóng bắt giữ chị ta hay sao?”
Đới Minh Mị thừa nhận mình làm vậy là có nguyên nhân, vì hành động tiếp theo đó của chị Hân rất lạ. Thể chất của Đới Minh Mị khá kém, chỉ hai nhát dao là cô ấy đã nằm rạp xuống bàn trang điểm, dần dần chìm vào mê man. Nhưng trước khi ngất lịm hoàn toàn, cô ấy nhìn rõ chị Hân cầm con dao vừa làm mình bị thương, đâm thẳng vào ngực mình.
Dòng máu tuôn xối xả trở thành ký ức cuối cùng của Đới Minh Mị ngày hôm đó.
“Tôi cảm thấy hành động kỳ lạ này của chị Hân nhất định là có nguyên nhân, chỉ có điều tôi không biết nguyên nhân cụ thể là gì.” Đới Minh Mị nói xong bèn cúi đầu xuống. Lúc này, cánh cửa bị ai đó từ ngoài kéo ra, cùng với cánh cửa gỗ từ từ bật mở, chất giọng lanh lảnh của Diệp Nam Sênh từ sau cửa vọng vào.
“Không, cô biết, chính vì cô biết nên mới lựa chọn che giấu cho Tề Hân, không chỉ là che giấu, cô còn giúp Tề Hân xử lý xác của Điền Minh Lượng.”
Sau khi nói chuyện điện thoại với bác sỹ chữa trị chính cho vết thương của Tề Hân tại bệnh viện Bình An, Diệp Nam Sênh đã nghi ngờ Tề Hân là bệnh nhân tâm thần phân liệt.
Làm một thí nghiệm, Điền Minh Lượng cao 1 mét 75, đâm Tề Hân ở hướng chính diện, vì những thói quen cầm dao... vết thương tạo thành nên là từ dưới lên trên. Nhưng nếu như nạn nhân tự làm mình bị thương thì do trạng thái cầm dao nắm ngược, vết thương sẽ đi từ trên xuống dưới. Hơn nữa do chính người ấy chém nên mật độ vết thương có lẽ sẽ tập trung tương đối dày, rõ ràng khác hẳn với vết thương do người khác gây ra. Mà bất luận là hướng đi của lưỡi dao hay mật độ thể hiện của vết thương đều thể hiện rõ ràng vết thương của chị Hân là do chính chị ta gây ra.
Về lý thuyết tự hại mình, người bình thường cho dù nhằm mục đích ngụy trang, xét về tâm lý cũng không thể nào ra tay tàn nhẫn như vậy. Điều duy nhất có thể giải thích được chính là Tề Hân không bình thường. Ở trong đầu chị ta tồn tại một con người khác, đó là người đã làm hại Đới Minh Mị. Ban đầu, người đó là Tiêu Khả Nhân, sau đó lại trở thành Điền Minh Lượng.
“Thứ khiến em thật sự chắc chắn về suy luận của mình là quyển nhật ký này.” Diệp Nam Sênh giơ cuốn sổ trong tay lên. Đó là một cuốn sổ không lớn, bìa cao su màu đen. Diệp Nam Sênh vừa mới nhặt được nó, bên trên còn dính một số thứ giống như bùn đất, trông hơi bẩn. Cô lật mở, chọn một trang trong đó, bắt đầu đọc.
Người phụ nữ đó cướp vai diễn của tôi. Cô ta chỉ là diễn viên mới, dựa vào đâu mà suốt ngày chèn ép tôi. Tôi phải trả thù cô ta, cho cô ta biết mặt. Con chó đáng thương, đừng trách tao, ai bảo mày đi theo loại phụ nữ như vậy.
“Ngày viết là một ngày trước khi cô nhận được xác của DuDu.” Diệp Nam Sênh ngẩng đầu lên nhìn Đới Minh Mị, lật trang khác đọc tiếp.
Câu chữ trong trang này ngắn gọn hơn một chút, chỉ có một câu: Một khuôn mặt người khiến người phụ nữ đó hãi hùng lắm ai bảo cô ta không nghe lời tôi...
Diệp Nam Sênh tiếp tục đọc thêm vài đoạn nữa, nội dung đều là một số ghi chép tâm lý, trong đó tràn đầy u ám và thù hận.
Cuốn sổ khá dày nhưng nội dung ghi chép không nhiều. Chẳng mấy chốc Diệp Nam Sênh đã đọc hết. Cô gấp sổ lại và nói: “Nét chữ trên sổ là của Tề Hân. Tôi đã kiểm tra tiền sử bệnh tật của những người trong nhà Tề Hân. Hai người cô của chị ta đều từng mắc chứng phân liệt. Minh Mị, cô từng đọc sách, nên biết người mắc chứng tâm thần phân liệt cho dù giết người thì pháp luật cũng sẽ không truy cứu, vì sao cô lại ngốc nghếch che giấu giúp chị ta?”
Ngừng một lát, cô nói: “Thi thể của Điền Minh Lượng do cô đẩy xuống hồ Vong Âm phải không?”
Thật ra sở dĩ Diệp Nam Sênh nghi ngờ Tề Hân và Đới Minh Mị bắt nguồn từ việc khám nghiệm tử thi của Điền Minh Lượng. Vì từng tiếp xúc với những án lệ kiểu này, Diệp Nam Sênh biết việc ngâm trong nước hồ mặc dù sẽ ảnh hưởng tới việc đo lường nhiệt độ của hậu môn, nhưng chênh lệch tuyệt đối không trên ba tiếng. Trong việc suy đoán thời gian tử vong của Điền Minh Lượng, kết quả kiểm tra giữa nhiệt độ hậu môn, độ cứng tử thi và độ dãn của đồng tử có sự chênh lệch lớn đến vậy, cô cho là có nguyên nhân.
Chỉ xét riêng về độ cứng tử thi, sau khi người ta chết, thi thể sẽ dần dần cứng lại, nhưng theo thời gian, nó sẽ lại một lần nữa mềm đi. Mà hiện tượng của Điền Minh Lượng, loại trừ suy đoán về vết hoen tử thi thì qua độ cứng thi thể có thể nói anh ta đã chết mấy tiếng đồng hồ, cũng có thể nói đã chết ba ngày.
Còn về việc vì sao thi thể trong vòng ba ngày không có vết hoen tử thi và hiện tượng thối rữa, Diệp Nam Sênh ban đầu còn chưa nghĩ ra, nhưng khi cô quay lại hồ Vọng Âm lần nữa, nhìn căn phòng nhỏ bốc khói trắng ngay gần đấy thì dường như đã phát hiện ra điều gì đó.
“Hầm băng mà vườn hoa Danh Đô luôn lắp đặt riêng cho những hộ gia đình có nhu cầu đặc biệt là một nơi thích hợp để giấu thi thể. Trên người Điền Minh Lượng không có bất kỳ vết thương nào, cũng không phát hiện ra có bất kỳ phản ứng thể sống nào khi bị đẩy xuống nước. Vì không phải anh ta bị chết đuối mà bị chết lạnh ở một nhiệt độ quá thấp!”
Nhiệt độ thấp khiến máu trong cơ thể lưu động chậm lại cuối cùng đông cứng, người ta cũng chết ngay sau đó, vì quá trình diễn ra từ lúc lượng máu ít dần cho tới khi lắng lại và đọng xuống, thế nên vết hoen tử thi vốn dĩ nên hình thành cũng không hình thành.
“Sau khi tỉnh lại, có lẽ cô đã lợi dụng buổi tối trở về vườn hoa Danh Đô, ném xác của Điền Minh Lượng xuống hồ, đồng thời vứt luôn cả con dao đã làm cô bị thương và cuốn sổ nhật ký này.”
Diệp Nam Sênh thở dài, “Nhưng có lẽ cuốn sổ đã bị rơi ở hầm chứa băng, chính cuốn nhật ký này và vị trí tồn tại nó tồn tại đã chứng thực suy đoán của tôi.”
Có điện thoại gọi vào di động của Lư San, là đồng nghiệp ở Công an quận Mân Sơn. Nghe báo cáo xong, sắc mặt cô ấy trở nên nặng nề, nói với mọi người trong phòng: “Bác sỹ Diệp, trong hầm băng mà cô tìm được cuốn sổ nhật ký đã xác minh những dấu vết có liên quan tới Điền Minh Lượng.”
Hàng loạt chứng cứ chắc chắn bị đẩy ra trước mặt, Đới Minh Mị lau khô nước mắt, điềm đạm nói: “Chị Hân từng nói gia đình chị ấy rất bất hạnh, chị ấy không muốn giống như họ.”
Chị Hân nói muốn mãi mãi làm người quản lý của cô ấy, cho tới già. Thế nên khi Đới Minh Mị biết những việc đó đều do chị Hân làm, điều đầu tiên cô ấy nghĩ tới không phải là người mắc bệnh tâm thần phân liệt phạm tội thì sẽ thế nào mà là làm sao để che giấu giúp chị Hân, không để người khác biết tới bệnh của chị ấy.
“Buổi tối trước ngày xảy ra chuyện, chị Hân ở nhà tôi. Tôi thấy chị ấy đi tới hầm băng, nên biết được Điền Minh Lượng ở đó.” Đây là câu nói cuối cùng của Đới Minh Mị trước khi Cung Khắc và Diệp Nam Sênh rời khỏi phòng.
Ánh nắng cuối tháng sáu, dường như chẳng vì những bi kịch chốn nhân gian mà bớt đi một phần rạng rỡ. Ngoài cửa bệnh viện, một bà cô bán kem cây đội chiếc mũ che nắng kiểu cũ mời mua. Cung Khắc hỏi Diệp Nam Sênh có ăn không, cô lắc đầu.
Cung Khắc vẫn mua hai cây, anh đưa cho Diệp Nam Sênh một cây.
Diệp Nam Sênh giơ cây kem lên, tâm trạng sa sút, “Thật ra Minh Mị không biết sớm hơn chúng ta bao nhiêu.”
“Sao lại nói vậy?”
“Trên cuốn sổ ấy có máu, có lẽ ngày gặp chuyện, Minh Mị mới nhìn thấy nó, sau đó thì cô ấy bị thương và nhập viện. Cuốn sổ và con dao có lẽ lúc đó đang nằm trong phòng thay đồ. Con người luôn có điểm mù, cảnh sát chỉ nhận định người gây thương tích đã bỏ đi mà không lập tức lục soát hiện trường. Nếu lục soát, Đới Minh Mị sẽ không có cơ hội bao che cho Tề Hân, cô ấy cũng sẽ không phải đối mặt với việc bị khởi tố.”
Trông Cung Khắc cũng có vẻ cảm thán. Quả đúng như vậy. Nếu họ có thể để ý nhiều hơn đến những điểm mù này thì biết đâu cuộc đời có thể tránh được rất nhiều bi kịch...
Sổ Tay Hình Cảnh Sổ Tay Hình Cảnh - Ngô Đồng Tư Ngữ