Hầu hết những thành quả quan trọng trên đời đều được tạo ra bởi những người dù chẳng còn chút hy vọng nào nhưng vẫn kiên trì theo đuổi điều mình mong ước.

Dale Carnegie

 
 
 
 
 
Tác giả: Tâm Phan
Biên tập: Mê thị Chuyên
Upload bìa: Mê thị Chuyên
Số chương: 18
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 5387 / 89
Cập nhật: 2015-04-16 17:43:56 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Being Assertive
rong từ điển Tiếng Việt không có từ nào tương đương với từ “assertive” trong tiếng Anh. Nếu tra Từ điển Lạc Việt bạn sẽ được giải thích nó có nghĩa là “quả quyết, quyết đoán”. Nhưng không phải, quyết đoán là “decisive”. Từ “assertive” có ý nghĩa khác hơn rất nhiều. “Being assertive” nghĩa là cứng cỏi đứng lên bảo vệ sự công bằng cho mình. Thường trong trường hợp bị tấn công bằng ngôn từ hay bị bắt nạt, thay vì sợ va chạm mà “co vòi” lại, ta phải “being assertive”.
Khi học ở Úc, một trong những bài học đầu tiên tôi được học trong trường là “being assertive”. Chúng tôi còn được xem cả video với những tình huống, nhân vật để phân tích trường hợp nào là “being assertive”, trường hợp nào chưa đủ “assertive”.
Người Úc luôn khuyến khích thế hệ đi sau phải “assertive” tìm ra sự thật của một vấn đề, bảo vệ sự thật đó cho dù cha mẹ, người lớn tuổi hay người có địa vị cao hơn nói khác đi. Bạn nào ở Úc sẽ thấy các công ty lớn tuyển dụng nhân viên yêu cầu “personal skills”, bên cạnh “kỹ năng đàm phán” là phải “being assertive”. Nó là điều kiện bắt buộc để trở thành một nhà đàm phán, thương thuyết giỏi.
Chúng ta luôn được chú trọng rèn luyện đức tính khiêm tốn, lễ độ. Nhưng cái sự lễ độ được đề cao quá mức đến nỗi người hơn tuổi có quyền làm sai, quyền quát nạt người nhỏ tuổi mà người nhỏ tuổi dù đúng vẫn phải cúi đầu vâng dạ. Như vậy cái ranh giới giữa “lễ độ” và “hèn nhát” hỏi còn bao nhiêu?
Phải chăng chúng ta quên mất rằng chúng ta luôn có quyền tự bảo vệ mình? Không phải. Vì chúng ta không được học điều đó nên chúng ta không biết là mình có cái quyền đó. Chúng ta chỉ biết rằng nếu chúng ta lên tiếng tự bảo vệ mình thì sẽ bị coi là “thiếu lễ độ” hay “vô lễ”. Quanh đi quẩn lại, ta luôn bị trói buộc bởi hai chữ “vô lễ” mà không thể nào thoát ra nổi.
Việt Nam có hai trường hợp hiếm hoi và điển hình của “being assertive”:
Trường hợp thứ nhất: Lê Minh Phiếu.
Khi được chỉ định là người rước đuốc Olympic Beijing 2008, anh viết thư bày tỏ sự hãnh diện được là người rước đuốc, ca ngợi tinh thần thể thao của Olympic Beijing, nhưng cũng phản đối tính chính trị của Olympic này. Như vậy không phải là vô ơn vô lễ với ủy ban Olympic mà là biết phân biệt phải trái, đúng sai, ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình phải nói lên sự thật. Đó là “being assertive”.
Trường hợp thứ hai: Luật sư Nguyễn Đăng Trừng.
Khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ định một người không phải là luật sư làm chủ tịch hội đồng lâm thời luật sư, ông đã phản đối việc này vì nó trái với đề án thành lập tổ chức luật sư toàn quốc. Ông đã từ chức để bày tỏ sự bất bình. Cấp trên không cho ông từ chức, ông đã rất “assertive” và nói: “Tôi không xin từ chức mà tôi thông báo từ chức. Việc từ chức là quyền quyết định của cá nhân tôi chứ không phải “xin – cho”.”
Vì không được dạy về “being assertive” nên nhiều người khi ra nước ngoài thường rụt rè nhút nhát.
Vì ta không biết dùng lý lẽ của mình để bảo vệ sự thật – ta đã không “assertive”.
Từ “assertive” không đơn giản chỉ là một tính từ mà nó còn là một kỹ năng giao tiếp ứng xử theo ta đi suốt cuộc đời.
Khi còn nhỏ, giao tiếp với bạn học, bị bắt nạt, bị thầy cô trù dập ta phải “assertive”.
Lên đại học, ta phải “assertive” để bảo vệ luận điểm của mình trước những giáo sư, giảng viên đại học có trình độ cao hơn ta (nhưng chưa chắc họ đã đúng hơn ta).
Ra trường đi làm, ta phải “assertive” với đồng nghiệp nếu như họ giao cho ta những việc không phải như mô tả trong hợp đồng và mình cũng không được trả lương để làm việc đó (rót nước pha trà, chạy việc vặt…)
Với đối tác làm ăn, ta phải “assertive” khi họ dọa nạt ta bằng một thế lực ngầm nào đó, ép buộc ta phải ký một hợp đồng bất lợi cho công ty mình.
Cuộc sống gia đình, ta phải “assertive” khi chồng/vợ đổ hết mọi trách nhiệm gánh nặng gia đình lên vai ta. Vợ chồng phải bình đẳng trách nhiệm trong gia đình và với con cái.
Như vậy mới thấy “being assertive” là vô cùng quan trọng trong việc ứng xử hằng ngày. Ngạc nhiên thay, một kỹ năng quan trọng như vậy lại không hề được dạy hay phổ biến. Giá như chúng ta cũng có từ để chỉ “assertive”.
GVA 15/9/2008
Sex Và Những Thứ Khác Sex Và Những Thứ Khác - Tâm Phan Sex Và Những Thứ Khác