That is a good book which is opened with expectation and closed with profit.

Amos Bronson Alcott

 
 
 
 
 
Tác giả: Tâm Phan
Biên tập: Mê thị Chuyên
Upload bìa: Mê thị Chuyên
Số chương: 18
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 5387 / 89
Cập nhật: 2015-04-16 17:43:56 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Gia Đình Và Xã Hội
ôi có anh bạn con nhà khá giả, đi du học về được làm việc ở một tập đoàn nước ngoài khá tiếng tăm. Đẹp trai, có học thức, kiếm tiền giỏi, người như anh gái theo hàng đàn, nhưng không hiểu sao anh không thấy rung động trước một cô gái nào. Anh cũng đã có dăm ba mối tình, nhưng chỉ “thích” chứ không thể gọi là “yêu”. Mặc dù các cô đi qua đời anh ai cũng yêu anh nhưng sau một thời gian, khi anh thấy trái tim mình nguội lạnh là đường ai nấy đi.
Ba mươi ba tuổi, anh vẫn độc thân nhưng không hề cô độc, những năm sống ở trời Tây đã dạy anh cách hưởng thụ sự tự do, phóng khoáng của tuổi trẻ. Tôi nhiều lúc cũng phải thầm ghen tị với anh. Đùng một cái anh báo tin sắp lấy vợ. Nhận được tin nhắn của anh, tôi đã tức tốc gọi điện vì tôi tin rằng đây không phải là điềm lành (đối với người như anh). Trả lời cho câu hỏi “tại sao”, anh nói cha mẹ anh thúc giục quá vì anh là con một. Ông bà mong muốn có cháu để nối dõi tông đường, đó cũng là cách để con cái báo hiếu cho cha mẹ. Vậy là anh lấy đại cô gái hiện đang yâu anh mà anh không yêu.
Thật chua xót cho anh bạn tôi. Dù được đi học ở một nước tiến bộ, tiếp thu sự văn minh của xã hội phương Tây nhưng khi về Việt Nam, anh cũng không thể thoát khỏi cái suy nghĩ cổ hủ của thế hệ trước là cha mẹ.
Việc cha mẹ thúc ép con lấy vợ. Lấy chồng rất phổ biến ở Việt Nam. Chẳng lẽ không ai thấy đó là sự ích kỷ của cha mẹ sao? Nó chỉ thỏa mãn cái ước muốn của cha mẹ trong khi họ không hề quan tâm đến việc con mình có hạnh phúc hay không. Một cuộc hôn nhân không tình yêu sớm muộn gì rồi cũng tan vỡ. Đau khổ cho người chồng, người vợ là một lẽ, còn những đứa con - đứa cháu sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc sẽ ra sao?
Phải chăng đây là sự vô trách nhiệm của người lớn, từ sự ích kỷ của ông bà đến sự phó mặc của cha mẹ. Trẻ con sinh ra không có quyền lựa chọn cho mình một gia đình hạnh phúc. Vậy trách nhiệm nằm trong tay những người làm cha, làm mẹ, khi lựa chọn cho mình một cuộc hôn nhân với nền tảng tình yêu để từ đó xây dựng nên một gia đình hạnh phúc.
Con cái mà chống lại ý muốn (dù là ích kỷ) của cha mẹ thì bị cho là “bất hiếu”. Bất hiếu ư? Để được sống là mình, cho chính mình và cho tương lai gia đình mình về sau, sao có thể gọi là “bất hiếu”? Tại sao cha mẹ không coi niềm vui, hạnh phúc của con cái là sự báo hiếu? Như thế chẳng phải là đủ sao? Rồi sẽ có ngày cha mẹ già và khuất núi, khi đó thế hệ con cái trở thành thế hệ cha mẹ. Nếu như trước đó họ bị ép làm theo mong muốn của cha mẹ thì giờ đây họ phải sống với hậu quả của sự “báo hiếu cha mẹ” để lại, đó là một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Tôi không nghĩ là họ sẽ cảm ơn những người đã khuất, mà ngược lại, họ sẽ ân hận vì đã nghe lời cha mẹ để bước vào một bi kịch hôn nhân có thể thấy trước và có thể tránh được.
Tôi sẽ hồi hộp đi bên cạnh cuộc đời anh bạn tôi để thấy một ngày anh gặp người anh yêu, anh sẽ phải làm gì khi anh đã có vợ? Tôi sẽ phải chứng kiến sự thất vọng của cha mẹ anh nếu vợ anh không thể sinh con hoặc chỉ sinh con gái? Tại sao họ lại tự đưa mình vào một bi kịch cuộc đời như vậy? Tôi thật không hiểu.
Ở phương Tây, cha mẹ không bao giờ can thiệp vào cuộc sống riêng tư của con cái. Ngược lại, họ chỉ mong con cái được tự lập, sớm ra đời, tự kiếm tiền, thuê nhà ở riêng và dĩ nhiên chuyện con cái yêu ai, lấy ai không hề ảnh hưởng tới họ. Bởi đơn giản đó không phải là cuộc sống của họ, họ có cuộc sống của riêng họ chứ, rồi họ cũng sớm lìa đời và cuộc sống của con cái họ đâu có ảnh hưởng gì tới người đã chết?!
Lần gần đây về Việt Nam, tôi đã vô cùng choáng váng trước thực trạng xã hội hiện nay. Đi chơi với một nhóm bạn toàn là gái đã có chồng, có con nhưng thấy hết đứa này đứa khác kể chuyện bồ bịch và thậm chí khoe bồ của mình “ngon” hơn bồ đứa kia. Khi thấy tôi ngạc nhiên, chúng nó nói tôi ở Tây về mà lạc hậu quá, thời buổi bây giờ mà còn chung thủy một vợ một chồng. Thật là mỉa mai thay, tôi sống ở những nước văn minh quá lâu rồi, bây giờ trở về Việt Nam tôi lại trở thành người lạc hậu, chỉ vì tôi không ngoại tình!
Gặp anh bạn thân trong lúc ăn nhậu, anh “vui miệng” kể vợ anh có bồ. Anh vừa nói vừa cười làm tôi tưởng anh nói đùa. Nhưng không, khi tôi hỏi: “Sao anh biết?” thì anh thản nhiên nói: “Thì tự dưng thấy phấn son, ăn diện, thường xuyên đi làm về muộn là biết.” Anh còn nói thêm: “Chúng nó thường đưa nhau đi nhà nghỉ vào giờ nghỉ trưa đấy.”
Tôi trợn tròn mắt: “Sao anh biết? Anh theo dõi à?”
Anh nói: “Bây giờ nó như là phong trào ấy, ai chả biết, cần gì phải theo dõi.”
Tôi thật không biết nói gì, buồn nhất là anh nói với giọng điệu thản nhiên, như thể nó là một điều hết sức bình thường vậy. Tôi hỏi: “Anh có yêu vợ không?”
Anh trả lời không cần suy nghĩ: “Không!”
Trời ơi! Tại sao mọi giá trị gia đình bị đảo lộn hết thế này? Tại sao những con người trí thức chúng ta lại trở nên vô trách nhiệm và sống buông thả như vậy? Còn con cái chúng ta thì sao? Chúng sẽ trở thành những con người thế nào khi cha mẹ mỗi người một cuộc sống? Cha mẹ không yêu thương nhau thì làm sao có thể dạy con yêu cha mẹ hay trân trọng cái gọi la “gia đình”?
Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại mình và sống có trách nhiệm với bản thân, bởi những gì mình làm ngày hôm nay sẽ mang lại những, hậu quả cho mai sau. Những đứa trẻ sinh ra trong một cuộc hôn nhân không tình yêu đều là những đứa trẻ bất hạnh. Hãy vực lại những giá trị tinh thần không chỉ cho riêng gia đình mình mà cho tòan xã hội.
Hãy vì một xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn!
GVA 12/12/2011
Sex Và Những Thứ Khác Sex Và Những Thứ Khác - Tâm Phan Sex Và Những Thứ Khác