Where the sacred laws of honour are once invaded, love makes the easier conquest.

Addison

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Ngô Tín
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Hải Trần
Số chương: 21
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1151 / 3
Cập nhật: 2016-02-22 20:56:57 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 19: Những Nam Thanh, Nữ Tú Ở Nga MI Sơn
áng thứ hai, Triệu Ngư đến cơ quan, Lý Tiến gọi điện báo cho anh biết có mấy anh bạn ở Sơn Đông đến thăm, họ cũng là người trong ngành xuất bản. Hai nhà xuất bản Tứ xuyên và Sơn Đông hợp tác với nhau ra một loại sách, nên thường xuyên có sự qua lại lẫn nhau. Ba người đến Tứ xuyên lần này Triệu Ngư đều quen, trong đó có một người làm công tác biên tập lâu năm nhất tên là Hoàng Duy, năm mươi tư tuổi, người này tri thức uyên thâm, Triệu Ngư vừa gặp đã thân thiết như bạn lâu năm.
Lý Tiến đánh xe ra sân bay đón khách có Triệu Ngư đi cùng. Trưa hôm đó nhà xuất bản chiêu đãi khách tại nhà hàng Bá Quốc. Đến dự có bí thư đảng ủy và hai phó giám đốc, cả thảy là tám người. Hoàng Duy là người hay uống rượu, anh thường uống loại rượu có nồng độ cao. Lý Tiến kéo Triệu Ngư ra hành lang nói chuyện. Anh nói: - Mấy vị khách Sơn Đông muốn đi tham quan Nga Mi Sơn, tôi đã trao đổi với bên du lịch rồi, tôi muốn cử anh đi cùng.
- Thương Nữ đi Bắc Kinh, anh đi Nga Mi Sơn, vấn đề Triệu Cao ở nhà giải quyết như thế nào? - Lý Tiến hỏi.
- Không sao cả. - Triệu Ngư trả lời.
Thế là việc đã được quyết định ăn cơm xong sẽ khởi hành ngay. Đến thứ tư, tức ngày mười hai tháng Chín sẽ quay về Thành Đô.
Từ Thành Đô đi Nga Mi Sơn chỉ mất một tiếng rưỡi đồng hồ. Bốn mươi phút đến Mi Sơn rồi đi tiếp bốn mươi phút nữa là đến Nga Mi Sơn. Triệu Ngư cho xe chạy thẳng đến miếu Hổ Phục. Đi du lịch Nga Mi Sơn có hai tuyến đường, một là đi theo đường Kim Đỉnh, hai là đi theo đường đến miếu Hổ Phục, miếu Lôi âm, đền Thanh âm, đền Voi Tắm. Nếu đi xe thì có đến ba phần tư địa điểm phong cảnh không được thưởng ngoạn, vì thế Triệu Ngư bàn với khách nên đi bộ lên núi.
Miếu Hổ Phục nằm ngay dưới chân núi, có nhiều cây cổ thụ tỏa bóng râm mát, cảnh quan thật nên thơ. Bốn người đàn ông ngồi uống trà dưới bóng cây, nắng không chiếu tới, chỉ thấy gió thổi vi vu. Xung quanh đều là những cây cổ thụ, cành lá sum suê. Nghe nói đêm nay sẽ có cuộc họp ở đây để bàn về công việc của khu danh lam thắng cảnh: Sự sinh trưởng của thảo mộc, việc đốt nhang ở các đền chùa, miếu mạo, việc chống sét, việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng ban ngày, tất cả đều được quyết định giống như các viện nguyên lão ở phương Tây. Hoàng Duy là người đã từng đến nơi này, từng được nghe các hòa thượng và cư dân ở đây kể nhiều chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
Họ ngồi đợi người hướng dẫn du lịch đến. Lý Tiến gọi điện nói rằng bên du lịch đã sắp xếp đâu đấy cả rồi. Đó là tin tức lúc ba giờ chiều. Họ đã gặp may, hòa thượng nói với họ rằng tối qua ở đây có một trận mưa rất to.
Trong số khách đi lần này có một vị là phó giám đốc nhà xuất bản. Ngoài ra, còn có Tiểu Yêu thân hình cường tráng luôn cặp kè bên cạnh người lãnh đạo.
Khi người hướng dẫn du lịch đến, Triệu Ngư vòng ra sau miếu tìm chỗ đi vệ sinh.
Lúc quay trở lại, anh bước vào đền, anh thấy dưới bức tượng mạ vàng cao đến tám trượng, có một hòa thượng mắt nhắm nghiền, tay lần tràng hạt, tay gõ mõ tụng kinh. Phật đường rộng lớn không một bóng người, hòa thượng không bảo Triệu Ngư mua một quẻ thẻ để xem số mệnh của mình. Triệu Ngư cũng hiểu rằng bây giờ chốn linh thiêng này cũng đã biết cách làm kinh tế, họ kiếm được khối tiền. Một lần, anh đã mạnh dạn hỏi người đứng kiểm soát ở cửa chùa: ở đây làm ăn khấm khá chứ? Người đó đứng ngây ra một lát rồi cười bảo: Cũng tạm được.
Triệu Ngư chưa kịp quỳ xuống lễ đã thấy có tiếng đánh chuông. Vị hòa thượng già đánh chuông nhưng không thu tiền của Triệu Ngư. Thí chủ tự quỳ xuống lễ, hòa thượng tự đánh chuông, nhang khói trước tượng Phật Như Lai bay nghi ngút.
Có người đi vào gian thờ chính, đứng ngay sau lưng Triệu Ngư.
Lão hòa thượng khẽ liếc nhìn rồi nhắm mắt lại.
Người ấy rì rầm cầu nguyện vài câu gì đó. Người này mặc quần bò, sơ mi trắng cộc tay, đi giày thể thao, đeo kính râm, vai đeo chiếc túi du lịch. Người này như từ trên trời rơi xuống, miệng tủm tỉm cười nói rành rọt từng chữ với người đang quỳ phía trước:
- Thí chủ có ốm đau gì không mà đến đây?
Triệu Ngư nghe rất rành rọt, vừa lo, vừa mừng. Anh không quay đầu lại, trả lời ngay:
- Từ ngày chia tay ở Cầu Khê, đã nửa năm rồi, cô vẫn khỏe đấy chứ?
- Nhờ hồng phúc của anh, em vẫn khỏe. - Người đứng đằng sau nói.
- Xin hỏi, cô từ đâu đến, định đi đâu? - Triệu Ngư nói.
- Đến từ nơi cần đến, đi từ nơi cần đi. - Người đứng phía sau cố nhịn cười nói.
- Có thể nói rõ hơn cho kẻ đần độn này nghe được không? - Triệu Ngư nói.
- Đến từ chân núi, muốn leo lên tận tầng cao mây trắng. - Người đứng đằng sau nói.
Triệu Ngư cười hà hà, đứng dậy. Vị hòa thượng vừa mở mắt ra đã sững sờ nhìn đôi bạn trẻ đứng trước tượng Phật. Trời ơi, ai lại đứng trước cửa Phật trò chuyện như thế, chướng tai gai mắt quá. Sức mạnh tình yêu ghê gớm quá, đúng là coi trời bằng vung. Chốn Phật đường bấy lâu nay tôn nghiêm là thế, nay bị các nam thanh, nữ tú hậu sinh làm cho bẽ mặt, thật xấu hổ quá. Có điều vị hòa thượng già vẫn giữ được vẻ điềm tĩnh, nhưng qua ánh mắt của ông, có thể đọc được ý nghĩ trong đầu ông: Các người định đến đây đú đởn phải không?
Đôi bạn trẻ cùng cười.
Họ chính là Triệu Ngư và Lâm Hạnh Hoa.
Sự có mặt của Lâm Hạnh Hoa ở đền Hổ Phục chỉ là tình cờ. Văn phòng làm việc của cô ở cách đó không xa. Khi ăn cơm trưa, cô được chánh văn phòng cho biết có mấy cán bộ của nhà xuất bản Ngày nay ở Thành Đô về tham quan, làm Lâm Hạnh Hoa nghĩ ngay đến Triệu Ngư. Thế là cô xin đi làm hướng dẫn viên. Chánh văn phòng nói đây là đoàn khách từ Sơn Đông đến, nhà xuất bản Ngày nay chỉ cử một người đi tháp tùng, chưa vị tất đã phải là Triệu Ngư. Lâm Hạnh Hoa vẫn muốn thử nghiệm vận may của mình. Dù Triệu Ngư không có mặt thì đến đó hỏi thăm tin tức của anh ấy cũng tốt chứ sao.
Thật dễ hiểu tâm tư lúc đó của Lâm Hạnh Hoa. Trước khi đi, cô do dự mãi rồi mới để chiếc áo nhung cổ bẻ màu lam ở nhà.
Khi bước vào khu rừng, từ xa cô đã trông thấy mấy người đàn ông ngồi uống trà. Lâm Hạnh Hoa mặt nóng bừng bừng, tim đập thình thịch. Lúc đến gần, Lâm Hạnh Hoa chưng hửng: Làm gì có Triệu Ngư?
Lâm Hạnh Hoa tự giới thiệu mình với Hoàng Duy và những người cùng đi, phía khách cho biết trong đoàn còn có một đồng chí đang đi vệ sinh tên là Triệu Ngư, Hoàng Duy buột miệng nói. Có đúng anh ấy thật không? Lâm Hạnh Hoa gật đầu, mặt đỏ bừng. Hoàng Duy thấy thế nghĩ bụng: Thì ra Triệu Ngư có một người bạn tri kỷ ở Nga Mi Sơn...
Lâm Hạnh Hoa bước vào nhà thờ Phật, cô không muốn để mọi người chứng kiến cuộc gặp mặt giữa cô và Triệu Ngư. Chính vì thế nên mới có cảnh như đã nói ở trên.
Phó giám đốc nhà xuất bản Sơn Đông hỏi ý kiến Lâm Hạnh Hoa nên ở lại miếu Hổ Phục, hay tiếp tục lên đỉnh núi. Lâm Hạnh Hoa nói: Miếu Hổ Phục tuy cảnh quan đẹp, nhưng không nên ở lại đây. Từ đây lên đỉnh núi còn nhiều cảnh quan đẹp khác cứ lên miếu Lôi âm nghỉ cũng được. Sáng mai xuất phát từ miếu Lôi âm, đi tham quan tiếp đại cảnh ở miếu Vạn Niên.
Phó giám đốc nhà xuất bản nói: Thôi được, cứ tiến hành mọi việc theo ý kiến của đồng chí Tiểu Lâm, ta lên núi thôi.
Cả năm người cùng leo lên núi, đường lên có đoạn lát bằng đá, có đoạn phải luồn đường rừng hoặc leo vách núi. Ở Nga Mi Sơn núi liền núi, kéo dài hàng trăm cây số, độ cao cách mặt nước biển đến ba nghìn không trăm chín mươi chín mét. Đỉnh núi Vạn Phật đứng chơ vơ, cao chót vót, từ đây có thể thưởng ngoạn toàn cảnh Nga Mi Sơn, đồng thời cũng là địa điểm lý tưởng cho những cuộc hẹn hò của các cặp tình nhân. Vừa lên đến đỉnh núi Vạn Phật, Triệu Ngư đã nảy ra một ý nghĩ: Núi Vạn Phật, nơi lý tưởng để hẹn hò và trò chuyện về tình yêu. Trên đỉnh núi cao chót vót, hai trái tim đều có chung một niềm đam mê. Đó là vào năm 1989, có thể coi đó là năm may mắn của Triệu Ngư: Do gợi ý của Lý Tiến anh đã được điều động từ một trường trung học ở Mi Sơn về công tác tại Thành Đô và đi vào đời sống của Thương Nữ. Tiểu Đào mỏi mắt trông đợi anh, Tưởng Vận cũng theo đuổi anh, nhưng vào mùa hoa quế rụng năm đó, Thương Nữ chia tay với Tôn Kiện Quân... Tháng Bảy Triệu Ngư trở lại Nga Mi Sơn, leo lên đỉnh núi Vạn Phật, ngồi một mình bên phiến đá suy nghĩ miên man. Năm đó anh mới hai mươi ba tuổi, là một chàng trai rất đáng yêu. Anh đang ngồi đó một mình, bỗng thấy một cô gái vừa trẻ vừa xinh đẹp đang leo lên núi. Rõ ràng là Tưởng Vận rồi. Trước khi Tưởng Vận lên đỉnh núi Vạn Phật gặp Triệu Ngư, đã có một cô gái xinh đẹp khác tên là Thương Nữ đến với anh... Anh liên tưởng lại không biết hồi đó mình đã ngồi trên đỉnh núi Vạn Phật này bao nhiêu lâu? Dễ có đến hai tiếng? Không, còn lâu hơn thế. Cửa Phật là nơi linh thiêng, nơi thờ cúng của nhà Phật, mình đến đó nghĩ vớ nghĩ vẩn như vậy có thất lễ không? Triệu Ngư cười thầm trong bụng, anh bỗng nảy ra ý nghĩ: Phật tổ và người đẹp có thể cùng chung sống với nhau. Quan Thế âm Bồ Tát cũng xinh đẹp lắm chứ?
Lúc này, Triệu Ngư đang đi bên cạnh Lâm Hạnh Hoa, hai người cùng đi giày thể thao. Triệu Ngư vẫn ăn mặc như mấy tháng trước: vẫn áo len nhiều màu, quần vải. Chỉ khác ở chỗ trên cổ áo có đeo lủng lẳng chiếc máy ảnh. Lâm Hạnh Hoa giới thiệu với khách về sự tích và cảnh đẹp ở Nga Mi Sơn, Triệu Ngư nhiều lần đưa máy ảnh lên chụp hình ảnh của cô. Cánh đàn ông thường rất ít chụp ảnh, có chăng chỉ chụp một kiểu để lưu niệm và nhớ lại ngày nào tháng nào đã đến du lịch nơi đây. Lâm Hạnh Hoa vừa đẹp gái vừa hoạt bát, nói năng trôi chảy hơn nhiều so với các hướng dẫn viên du lịch khác. Chẳng những cô nắm vững sự phân bổ động thực vật ở đây, mà còn thuộc như lòng bàn tay cấu tạo của các dãy núi, tình hình khí hậu trên núi. Cô thuộc làu nhiều câu tầm chương trích cú trong những bài thơ hay của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Tô Đông Pha, thuộc các truyền thuyết về đạo Phật và sự tích của từng đền thờ. Giọng nói phổ thông của cô có pha trộn đôi chút khẩu khí Thành Đô, nghe rất vui tai. Ông phó giám đốc nhà xuất bản tuy tóc đã điểm hoa râm, nhưng vẫn bị cô hút mất hồn, mắt ông nhìn chằm chằm vào mặt Lâm Hạnh Hoa mà không cần giữ ý. Lâm Hạnh Hoa chỉ về phía trước nói: Đã đến miếu Lôi âm rồi đó.
Miếu Lôi âm ẩn mình dưới bóng cây cổ thụ, vừa bước vào đến chân núi cả năm người đều nhìn thấy một ngôi miếu bốn gian, có hành lang bao quanh. Phó giám đốc nhà xuất bản và Lâm Hạnh Hoa đứng ở thềm chụp chung một kiểu ảnh, Hoàng Duy và anh chàng Tiểu Yêu cũng chụp chung với cô một kiểu. Phó giám đốc nói với Triệu Ngư:
- Tiểu Triệu, cậu cũng nên chụp một kiểu ảnh với đồng chí Tiểu Lâm làm kỷ niệm.
Triệu Ngư cười, không nói gì. Lâm Hạnh Hoa cũng không có phản ứng gì, cả hai người đều đứng ngây như phỗng. Phó giám đốc nói tiếp:
- Hai cô cậu đều còn rất trẻ nhưng sao tư tưởng lại phong kiến đến thế?
- Người ta không chụp ảnh là có lý do của người ta. - Hoàng Duy nói.
Phó giám đốc nhìn Lâm Hạnh Hoa, không hiểu đầu đuôi ra sao. Lâm Hạnh Hoa chỉ cười.
Vừa ra khỏi Lôi âm, bầu trời đã khác hẳn. Ánh nắng gay gắt, chẳng còn thấy bóng bất cứ một người đi du lịch nào. Khi ra đến chỗ nhà chờ, mọi người đều lên xe, bên phía đền Lôi âm vốn đã vắng lại càng vắng hơn. Đường làng vừa gấp khúc vừa mấp mô, phó giám đốc vốn là bộ đội, ông đi đầu đoàn, đôi lúc còn dắt tay Lâm Hạnh Hoa. Ông nói với Lâm Hạnh Hoa:
- Cô là đồng chí nữ duy nhất trong đoàn mà.
Mặt trời đã ngả về Tây, bóng hình họ in trên vách núi. Chiếc áo sơ mi trắng của Lâm Hạnh Hoa tung bay trong gió. Triệu Ngư luôn bấm máy kêu lạch xạch. Lâm Hạnh Hoa khẽ nói:
- Thôi đừng chụp nữa.
- Tôi chụp chơi thôi mà. - Triệu Ngư nói.
- Chụp chơi gì mà toàn chĩa ống kính vào em... sao anh ngốc thế, đợi lát nữa em sẽ chụp cho anh vài kiểu. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Tôi không chụp đâu. - Triệu Ngư nói.
- Làm gì có chuyện lạ đời đến thế, anh chỉ cho phép mình được chụp người khác, còn người khác thì không là sao? - Lâm Hạnh Hoa nói.
Hai người đang rì rầm cãi vã nhau thì Hoàng Duy và Tiểu Yêu nghe thấy, họ nhìn nhau cười và đi chậm lại. Phó giám đốc đi ở phía trước tưởng họ nói gì về mình, quay đầu lại nhưng không thấy Lâm Hạnh Hoa đi bên cạnh nữa. Ông đứng lại chờ, đưa tay lau mồ hôi, nhìn xuống dưới chân núi.
Đôi bạn trẻ ngày càng to tiếng với nhau, phó giám đốc nở nụ cười hiền hậu nói với Lâm Hạnh Hoa:
- Tiểu Lâm, tôi rất hoan nghênh cô đến thăm Sơn Đông, đến ngắm cảnh vịnh Bột Hải.
- Cháu đã đi Sơn Đông hai lần, nếu lần sau đi cháu muốn đi thăm bán đảo Keo Đông. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Bán đảo Keo Đông cũng hay lắm, ở đó có thành phố Long Cẩu phát triển rất nhanh. - Phó giám đốc nói.
- Hình như ngày xưa Từ Phúc đã dẫn năm trăm nam nữ nhi đồng đi từ địa điểm này ra biển thì phải. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Trong sử sách gọi ông là Từ Thi. - Hoàng Duy nói.
- Em cũng biết thế. Hồi còn nhỏ, xem tranh liên hoàn về Từ Phúc em rất có ấn tượng. Từ Phúc là một ông già đầu râu tóc bạc, thế mà lại dẫn một lúc năm trăm đứa trẻ ra biển. Lúc đó em nghĩ ông già này giỏi thật. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Thành phố Long Khẩu đẹp lắm, thật không thể tưởng tượng nổi tốc độ phát triển của nó. - Phó giám đốc nói.
- Thành phố Thiển Sơn... - Triệu Ngư nghĩ - Thành phố Thiển Sơn là thành phố hư cấu trong cuốn tiểu thuyết của Trương Vĩ. Cuốn sách miêu tả thành phố này có hàng triệu tỉ phú suốt ngày bận rộn với công việc khai phá, máy móc làm việc suốt ngày đêm làm cho cửa biển xinh đẹp, vốn yên tĩnh, nay không còn kịp thở nữa. Những người này được các quan chức địa phương gọi là vĩ nhân. Triệu Ngư biết Trương Vĩ đã từng giữ chức phó thị trưởng thành phố này. Liệu thành phố Thiển Sơn dưới ngòi bút của ông có chút dáng dấp gì của thành phố Long Khẩu không? Sự chuyển thể, sự thay hình đổi dạng, làm cho diện mạo của một đô thị phù hợp với thời đại đa nguyên như vậy là chà đạp thô bạo lên cuộc sống thực tiễn của con người.
Triệu Ngư bắt đầu làm quen với cái tên Trương Vĩ qua hai tác phẩm Chiến hạm cổ và Mối hận mùa Thu. Nay Trương Vĩ có tác phẩm mới, anh và các bạn của mình nhất định phải đọc thật kỹ. Anh rất chú ý đến nhà văn có tính cách đặc biệt này. Vào một năm nào đó, anh được tin Trương Vĩ bị bệnh gan, anh hết sức lo lắng cho ông. Sức khỏe là vốn quý của con người. Cụ Lỗ Tấn mang trong mình các bệnh tim, gan, đã mất sớm vào lúc năm mươi sáu tuổi, trọng lượng cơ thể của cụ chỉ khoảng hơn bảy mươi cân ta tức vào khoảng ba mươi lăm kilogram. Vì vậy Triệu Ngư nghĩ muốn có tư duy và sáng tác tốt, thì sức khỏe phải được đặt lên hàng đầu. Triệu Ngư không biết tình hình sức khỏe của Trương Vĩ hiện nay ra sao?
Trong tác phẩm mới của ông có miêu tả một cô gái tên là Sư Huy, cô gái này xinh đẹp như hoa như ngọc, có đôi mắt tinh anh, có thể nhìn xa được hàng trăm mét. Sư Huy không lấy chồng, cô cố né tránh bàn tay bẩn thỉu của con người, để giữ mãi vẻ đẹp của riêng mình. Cô và những người khai phá miền biển nói trên đã tạo nên một ranh giới rõ ràng: Sức mạnh của đồng tiền, cũng chỉ có giới hạn nhất định. Dù ai dụ dỗ, mua chuộc cô đều vô ích, những "vĩ nhân" này trong con mắt cô chỉ là những con người nhỏ bé...
Triệu Ngư cười. Vậy Sư Huy là người như thế nào? Phải chăng đó là những đức tính tốt đẹp nhất của một người phụ nữ mà Trương Vĩ định xây dựng cho nhân vật điển hình của mình? Trong tác phẩm, còn có một nhà hoạ sĩ người gốc Bắc Kinh mà ông miêu tả, chỉ cần độc giả đọc qua một lần là không thể nào quên được.
Lâm Hạnh Hoa hích vào tay Triệu Ngư hỏi:
- Anh đang nghĩ gì mà mặt đần ra thế?
Triệu Ngư nhìn cô.
- Trông anh buồn cười quá, cứ như người mất hồn vậy. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Thái độ đờ đẫn của Triệu Ngư rất có ý nghĩa đấy. Tháng Bảy vừa qua, cậu ấy đi Tế Nam chơi, tôi đã dẫn cậu ấy đi khắp mọi nơi, tìm một món ăn vặt. Chỉ thoáng một cái, cậu ấy đã biến mất, gọi điện cũng chẳng thấy đâu, tôi phát hoảng, chạy đi tìm khắp nơi. Tiểu Lâm, cô thử đoán xem, lúc đó Triệu Ngư đang làm gì? - Hoàng Duy nói.
- Lúc đó anh ấy đút tay vào túi quần, lơ đễnh hòa vào dòng người, đi lung tung khắp nơi. - Lâm Hạnh Hoa nghĩ một lát rồi nói.
- Cô đúng là bạn tri kỷ của Triệu Ngư, đoán không sai chút nào. - Hoàng Duy cười bảo.
- Triệu Ngư thích suy nghĩ về những chuyện đại sự quốc gia. - Phó giám đốc nói.
- Anh ấy nghĩ về bát cơm manh áo cho mọi người. - Tiểu Yêu nói.
- Không có chuyện đó đâu, tôi chỉ nghĩ chơi cho vui thế thôi. - Triệu Ngư nói.
- Anh ấy lo lắng nhiều việc lắm, lần trước chúng tôi đi Cầu Khê - Lâm Hạnh Hoa chỉ nói nửa câu, rồi dừng lại. Hoàng Duy cười hỏi Cầu Khê ở chỗ nào, chỉ thấy mặt cô đỏ bừng, tay chỉ xuống một ngôi đền ở dưới chân núi: Kia là đền Trung Phong, một trong tám ngôi đền cổ nhất ở Nga Mi Sơn.
Cả năm người bước vào ngôi đền cổ, nhìn thấy một phiến đá màu vàng thẫm nằm trong bụi cỏ gần đấy. Lâm Hạnh Hoa nói:
- Phiến đá này có lịch sử của nó, người ta gọi là Hùng Hoàng Thạch. Chuyện kể rằng Đường Huyền Tông khi đi lánh nạn ở Thành Đô nằm mê thấy một ông lão tự xưng là Tôn Tư Mạc, sống ở đền Trung Phong, đề nghị được đem phiến đá Hùng Hoàng Thạch tinh chế thành thuốc linh đơn. Đường Huyền Tông liền chuyển phiến đá đó đến chỗ hiện nay, mây phủ đầy núi, không thấy vết tích của người để lại, nhưng sự hiện diện của phiến đá đã nói lên lời cảm ơn.
Mọi người nhổ cỏ đến xem, quả nhiên trên phiến đá có những dòng chữ mờ mờ. Phó giám đốc rất xúc động. Ông rất tin vào sự thật trong câu chuyện Lâm Hạnh Hoa vừa kể.
- Mây phủ kín rừng, không trông thấy bóng người, nhưng lại thấy chữ viết trên phiến đá. Đó là điều kỳ lạ. - Triệu Ngư nói.
- Tôn Tư Mạc là ông tổ nghề thuốc đời Tùy Đường, ông được mọi người sùng bái, bài thơ nổi tiếng của Vương Duy chính là miêu tả về Tôn Tư Mạc. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Có lý lắm. Có lẽ là ông ta. - Phó giám đốc nói.
- Có thể là ông ta, song cũng có thể không phải là ông ta. - Triệu Ngư cười bảo.
- Tại sao lại không phải ông ta? Anh thử nói lý do không phải ông ta xem nào. - Lâm Hạnh Hoa trừng mắt nhìn Triệu Ngư.
- Tôi không thể giải thích được. Cô nói đấy là ông ta, thì cứ cho là ông ta đi. Cô có quyền nói, tôi có quyền nghe, tôi có phản đối cô đâu. - Triệu Ngư nói.
- Tiểu Triệu ơi, cậu có phản đối cũng chẳng ích gì, chúng tớ sẽ bỏ phiếu cho Tiểu Lâm, Hoàng Duy và Tiểu Yêu không được quyền bỏ phiếu. - Phó giám đốc cười bảo.
- Hai người đó có tỏ thái độ gì đâu mà bị tước quyền bỏ phiếu? - Triệu Ngư nói.
- Nhưng lãnh đạo cứ tước quyền bỏ phiếu của chúng tớ thì đã sao. - Hoàng Duy nói.
- Chao ôi, sao lại thiếu công bằng thế. - Triệu Ngư lắc đầu.
- Thế mới gọi là mang màu sắc Trung Quốc. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Ồ, màu sắc Trung Quốc. Hôm nay đi thăm đền cổ đã thu hoạch được một cách nhìn thấu đáo, sau này khi về hưu sẽ đến nơi đây ẩn dật để qua những năm tháng cuối đời. - Triệu Ngư nói.
- Em cũng đến chân núi kiếm lấy một mảnh đất trồng rau, nuôi gà. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Hai người, một ở trên núi, một ở dưới núi thì làm cách nào liên hệ thường xuyên với nhau được. - Hoàng Duy nói.
- Độ dăm bữa nửa tháng, em sẽ lên núi thăm cư sĩ Triệu Ngư, đàm đạo với ông ấy về đạo Phật. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Độ dăm ba ngày tôi sẽ xuống núi để ăn rau xanh, quả tì bà hoặc thịt gà rán do bà Lâm Hạnh Hoa nuôi trồng. - Triệu Ngư nói.
- Cư sĩ cũng ăn thịt gà ư? - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Tô Đông Pha sống ở Hải Nam ăn thịt gà như điên, một ngày giết sạch toàn bộ gà ở thôn Tây. - Triệu Ngư nói.
- Em chưa được nghe câu chuyện cổ tích ấy bao giờ. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Câu chuyện cô vừa kể, tôi cũng chưa được nghe bao giờ.
- Thôi, chuyện của cô, cô biết, chuyện của tôi, tôi biết, như thế cũng được. - Triệu Ngư nói.
- Anh biết, em biết, trời, đất biết. - Lâm Hạnh Hoa cười bảo.
- Cô hãy chứng giám cho tấm lòng thành của tôi. - Triệu Ngư buột miệng nói.
Nghe Triệu Ngư nói thế, Lâm Hạnh Hoa mặt đỏ bừng, cô chỉ tay về phía đầu kia của ngôi đền nói:
- Ở đó cũng có một phiến đá kỳ lạ.
- Có thể viết một thiên phóng sự về những phiến đá ở đền Trung Phong này, chủ nhân ông của chúng đều là những người thật việc thật không cần gì phải hư cấu. - Hoàng Duy cười bảo.
Lâm Hạnh Hoa giả vờ như không nghe thấy, cô lặng lẽ đi sang đầu hồi bên kia. Phó giám đốc nói:
- Phóng sự về những viên đá cũng chính là một pho sách Hồng lâu mộng đấy. - Triệu Ngư gật đầu, không bổ sung thêm gì. Tuổi trẻ hay thật đấy, Hoàng Duy bất giác mỉm cười.
Năm người ra khỏi đền đi về phía Tây, ánh triều dương dần dần khuất núi. Phó giám đốc đã thể hiện đúng bản lĩnh quân nhân của mình, đi băng băng xuống dốc, bốn người còn lại nối tiếp theo sau ông. Năm người như một phân đội nhỏ, Lâm Hạnh Hoa là một bông hoa trong đội ngũ ấy.
Triệu Ngư ngẩng mặt lên là thấy ánh nắng chói chang, bầu trời trong xanh, núi rừng trùng điệp, tất cả đều như những bức tranh tráng lệ, thêm vào đó lại có Lâm Hạnh Hoa đi bên cạnh. Lâm Hạnh Hoa là người như thế nào nhỉ? Câu trả lời: Lâm Hạnh Hoa là Lâm Hạnh Hoa. Chuyến đi Cầu Khê, chuyến xe đường trường lắc lư, cảnh đồng ruộng tháng Tư, khói nghi ngút trong bếp nhà nông... chiếc áo nhung cổ bẻ khó quên, chuyện ngâm chân nước nóng, chuyện ngủ cùng giường, chuyện suốt năm tháng không gọi điện cho nhau, chuyện mười năm không nhớ tới gia đình... Đủ rồi, đủ rồi, Triệu Ngư đang rơi vào mê hồn trận ở Nga Mi Sơn, chàng ngốc trở thành người si tình, cây cổ thụ trổ hoa. Trên đường núi xuất hiện ba đôi giày da, hai đôi giày thể thao, màu đen đi với màu đen, màu trắng kề liền màu trắng. Phân đội nhỏ năm người dần dần tách thành hai nhóm: nhóm giày da đi trước, nhóm giày thể thao đi sau, đế giày nện trên sỏi đá kêu lạo xạo. Đường đá, đường trong rừng... Tiếng chân của những người Sơn Đông ngày càng xa dần, để lại bốn bề yên lặng đến nỗi ngay cả tiếng lá rơi cũng nghe rõ mồn một. Lâm Hạnh Hoa cúi xuống buộc lại dây giày, Triệu Ngư rút thuốc lá hút. Xung quanh như những bức tranh sơn dầu tráng lệ và con người đang cử động trong tranh. Lâm Hạnh Hoa vừa đứng thẳng người dậy đã bắt gặp ngay ánh mắt Triệu Ngư. Con đường dưới chân đi về đâu nhỉ? Có lẽ trong ánh mắt của hai người đều có một dấu hỏi lớn, nhưng ý nghĩ đó vừa lóe lên lại vụt tắt ngay. Quang cảnh dọc đường thật là tuyệt đẹp, sá quản gì con đường sẽ đi về đâu.
Nửa giờ sau, họ đã đến Thanh âm Các.
Thanh âm Các là nơi sơn thủy hữu tình. Thanh âm Các nằm dưới dãy núi Ngưu Tâm, độ cao cách mặt biển bảy trăm mười mét, là một khu rừng nguyên sinh nổi tiếng thế giới. Ở Nga Mi Sơn có hai con sông lớn chảy qua: Hắc Long Giang và Bạch Long Giang, điểm hội tụ của chúng chính là Nga Mi Sơn. Ở giữa nơi hội tụ, nhô lên một tảng đá cực lớn. Nước xô vào tảng đá, bọt nước bắn tung tóe, bào mòn cả tảng đá quý. Lâm Hạnh Hoa gọi điện thoại đặt thuê phòng, cô chưa vội báo cơm tối, vì còn muốn dẫn khách đi tham quan Ngưu Tâm Đình. Vào lúc hoàng hôn, nhưng nước trong nước đục dưới lòng sông vẫn trông thấy rõ. Lâm Hạnh Hoa giải thích: Sông Hắc Long Giang bắt nguồn từ chi dưới của hang Cửu Lão, lòng sông có huyền vũ nham, màu nước đen như mực. Còn Bạch Long Giang, chảy qua những nơi có nham thạch trắng, vì thế có màu nước trắng. Hai dòng nước trắng và đen cùng đổ về Ngưu Tâm, tiếng nước chảy vang động cả núi rừng chẳng khác gì tiếng đàn cổ ngày xưa. Lâm Hạnh Hoa rủ rỉ kể, giọng cô nghe rất bùi tai, phó giám đốc gật đầu lia lịa, hết hỏi cái này đến cái khác. Màn đêm dần buông. Lâm Hạnh Hoa tiếp tục kể chuyện về hòa thượng Huệ Thông: Tám trăm năm về trước, Huệ Thông đến Nga Mi Sơn, ông thấy núi non kỳ vĩ như có lửa, liền cho xây dựng ở đây ba ngôi đền có tên là Mây, Nước để chế ngự lửa, trong đó có một ngôi đền gọi là đền Tụ Mây mà bây giờ người ta gọi là Thanh Âm Các.
- Bảo đỉnh núi này như có lửa là mang ý nghĩa gì? - Phó giám đốc hỏi.
- Đó là một cách nói của Phật giáo. Núi non ở vùng Nga Mi Sơn đều có hình dạng nhọn hoắt, giống như ngọn lửa đang cháy nên thường xảy ra hồi lộc. - Lâm Hạnh Hoa trả lời.
- Tiểu Lâm vừa trẻ vừa xinh đẹp mà dùng những từ khiến tôi không sao hiểu nổi. Nghĩa của từ "hồi lộc" là gì? - Phó giám đốc cười bảo.
- Cháu làm nghề này, không học cũng không được. - Lâm Hạnh Hoa cười trả lời, rồi quay lại nói với Triệu Ngư: - Anh có biết "hồi lộc" là gì không?
- Là thần lửa. Thường xuyên gặp hồi lộc, ý muốn nói ở Nga Mi Sơn luôn xảy ra hỏa hoạn. - Triệu Ngư nói.
- Anh Triệu Ngư giỏi hơn cháu nhiều, cháu biết một, anh ấy biết mười. - Lâm Hạnh Hoa cười.
- Cô đừng đề cao Tiểu Triệu như thế. Cô cứ kể tiếp đi. Tôi nghe cô kể chuyện về Nga Mi Sơn mà quên cả đói. - Phó giám đốc nói.
- Bụng đói thì ăn mới ngon. - Lâm Hạnh Hoa nói. - Sắp tối rồi, để cháu gọi điện báo cho họ chuẩn bị cơm tối, lát nữa chúng ta sẽ về ăn.
Gọi điện xong, Lâm Hạnh Hoa cài chiếc điện thoại vào bao nhỏ đeo ngang bụng. Cô kể tiếp câu chuyện vừa rồi: Trong lịch sử, ở Nga Mi Sơn đã từng xảy ra ba vụ hỏa hoạn lớn, thiêu trụi khá nhiều những vật quý nơi cửa Phật. Vì là khu rừng mang tên Phật giáo nên có cách nói riêng của Phật giáo. Huệ Thông là hòa thượng đời Đường, ông muốn lấy nước để chế ngự lửa, nhưng thực tế vẫn chưa thể chế ngự được, hỏa hoạn lớn vẫn còn xảy ra ở đời nhà Tống. Giới Phật giáo thường tự khoe như vậy, nhưng vẫn để lại một số nghi vấn, song ta không cần nói đến đúng sai của việc này. Chỉ cần nói sở dĩ Nga Mi Sơn có được ngày nay là do công lao của lịch sử và hòa thượng. Nếu không trở thành vùng núi nổi danh trong tứ đại Phật giáo, thì làm gì có những danh thắng như ngày nay.
Phó giám đốc nói: - Bốn ngọn núi Phật giáo nổi danh ai cũng biết cả rồi, chỉ chưa biết xuất xứ của từng ngọn thôi. Tiểu Lâm, cô có thể giải thích rõ nguồn gốc của chúng được không?
Lâm Hạnh Hoa nói: - Theo kinh Phật thì bốn ngọn núi lớn nổi danh Phật giáo được tóm tắt như sau: Người ta chia địa, thủy, hỏa, phong làm bốn dòng lớn của đạo Phật Quan âm Bồ tát. Địa tạng Bồ tát ở Cửu Hoa Sơn, vì có đất và lòng đất; Quan âm Bồ tát ở Phổ Đà Sơn, vì có hải đảo và nước; Phổ Hiền Bồ tát ở Nga Mi Sơn, vì có hình núi như ngọn lửa; Văn Thù Bồ tát ở Ngũ Đài Sơn, vì có trăng thanh gió mát. Việc giải thích trong kinh Phật có quan hệ gần gũi với những lời giảng giải của hòa thượng Huệ Thông, vì thế Nga Mi Sơn xứng đáng liệt vào một trong bốn dãy núi Phật giáo nổi tiếng là điều không cần bàn cãi.
- Đó chẳng qua cũng là cách tự vơ công lao cho mình. - Hoàng Duy cười bảo.
- Vơ công lao vào mình cũng được, miễn là dân chúng tin. - Phó giám đốc nói.
- Truyền thuyết Phật giáo đã đưa Nga Mi Sơn vào câu chuyện thần kỳ. Tôi vốn không tin đạo Phật, nhưng sau khi tham quan ở đây cũng thấy lòng mình vui vui. Nga Mi Sơn hôm nay không thể tách rời công lao của hai lớp người: Hòa thượng và nhà thơ. - Triệu Ngư nói.
- Phật giáo đem lại điều thần kỳ, còn nhà thơ thì miêu tả cảnh đẹp hai cái đó đan xen lẫn nhau, tạo nên cảnh quan mới hôm nay. Ngoài ra cũng phải kể đến công lao của các nhà địa chất học hiện đại. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Về phương diện này, tôi là người ngoại đạo, đề nghị giải thích cụ thể hơn. - Triệu Ngư nói.
- Em cũng là người ngoại đạo, chỉ biết qua sách vở thôi. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Cô đọc sách cũng là người trong nghề rồi, cũng giỏi hơn chúng tôi nhiều rồi. Đúng là chuyến đi Nga Mi Sơn lần này rất bổ ích. Tiểu Lâm, cô kể tiếp đi. - Phó giám đốc nói.
- Thoạt đầu Nga Mi Sơn có hình gấp khúc, đại để cách đây khoảng sáu tỉ năm. Lịch sử địa chất gọi là chu kỳ cuối của kỷ nguyên động đất, lúc đó cả vùng Tứ Xuyên là một biển nước mênh mông. Nhiều lần núi lửa dưới đáy biển phun lên một khối lượng lớn vữa đá hoa cương, sau khi nguội, kết thành từng tảng lớn rắn như thép, tạo nên hình thù Nga Mi Sơn ngày nay. Sau đó một số thập kỷ, lớp đá nhô lên khỏi mặt nước, Nga Mi Sơn lúc ẩn, lúc hiện. Những biến cố thiên nhiên liên tiếp trong lòng trái đất đã khiến Nga Mi Sơn ngày một nhô cao, tạo nên những nếp nhăn, vết nứt trải dài chỗ lồi, chỗ lõm như hình hài Nga Mi Sơn ngày nay. Những điểm nối của địa tầng ở các thời gian khác nhau, mà người xưa gọi là sự kỳ quái thần tiên của thiên nhiên chính là kết quả vận động tạo nên dãy núi kỳ vĩ hôm nay. Trải qua biến thiên hàng triệu năm sau, cả dải đất Tứ Xuyên được hình thành và Nga Mi Sơn tráng lệ đã được hình thành với những đường nét uốn lượn nhấp nhô, trở thành một kỳ quan như ngày nay. Ngoài ra, còn phải kể đến băng tuyết do thiên nhiên ban tặng làm cho dải đất này trở thành dãy núi thần tiên. Ôi, nói đến băng tuyết lại thấy khát nước quá, Triệu Ngư, anh cho em xin chai nước khoáng.
Lâm Hạnh Hoa nói đến uống nước, phó giám đốc, Hoàng Duy và Tiểu Yêu đều nhìn vào chai nước trong tay mình. Triệu Ngư đưa chai nước khoáng cho Lâm Hạnh Hoa, cô tu liền một hơi, rồi lau mồm kể tiếp: - Do thời thiết thay đổi, tuyết tan ra, ngấm vào đá, làm một số tảng đá vỡ vụn và trôi đi. Có thể nói băng tuyết đã làm thay đổi diện mạo của Nga Mi Sơn, các anh và chú hãy nhìn xuống thung lũng mà xem, vết lõm kéo dài đến tận đền Vạn Niên, các nhà địa chất nói rằng thung lũng chính là một trong những vết tích của tuyết tan để lại. Khoảng vài chục năm trở lại đây, thời tiết ấm dần lên, cả dãy núi ngày càng có nhiều cỏ cây động vật quý hiếm, có tất cả trên hai nghìn loại động vật, còn thực vật thì nhiều vô kể, không sao đếm nổi. Các ngọn núi cao chót vót, các thung lũng sâu thẳm, bốn mùa hoa nở, làm cho Nga Mi Sơn có bộ mặt đẹp đến mức không giấy mực nào tả xiết.
Lâm Hạnh Hoa chưa nói dứt câu, phó giám đốc đã vỗ tay tán thưởng cả bốn người cùng vỗ tay làm vang động cả núi rừng, khiến chim muông bay táo tác. Lâm Hạnh Hoa chỉ vào tảng đá lớn nói:
- Tảng đá này gọi là huyền vũ nham, vì cả một vùng Thanh Âm Các các phiến đá đều nhẵn bóng, đều một màu đen thẫm.
- Nghe cô kể chuyện, chúng tôi chỉ còn cách dỏng tai lên mà nghe. - Phó giám đốc cười bảo.
- Cháu cũng chỉ kể theo sách vở ghi lại thôi. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Cô nhớ như thế là giỏi lắm, lớp trẻ ngày nay, dễ có mấy ai được như cô Tiểu Lâm này, cô phải kết hợp giữa lao động và nghỉ ngơi mới được, đừng làm quá sức, khi cần thiết cũng phải biết vui chơi. À này, cô có biết chơi mạt chược không? - Phó giám đốc nói.
- Cháu đang học chơi. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Phó giám đốc của chúng tôi là một cao thủ mạt chược đấy. - Hoàng Duy nói.
- Tôi già rồi, chơi mạt chược để giết thời gian. Hồi còn trẻ tôi cũng chăm chỉ lắm, tranh thủ từng giây một... Tiểu Lâm, tối nay ta chơi mạt chược một lúc, cô thấy thế nào? - Phó giám đốc nói.
Lâm Hạnh Hoa mỉm cười gật đầu, cô không nỡ từ chối.
Mọi người rời khỏi Ngưu Tâm Đình, men theo bậc thang lên Thanh Âm Các. Thanh âm Các là một kiến trúc cổ ba tầng, tầng nào cũng có hành lang giống nhau. Đây là nơi lý tưởng để mọi người ngắm nhìn cỏ cây hoa lá, lắng nghe tiếng chuông thánh thót. Phòng ăn ở đây lịch sự, đẹp đẽ, cửa sổ nhìn xuống thung lũng, tiếng chuông chùa nghe rõ mồn một. Người phục vụ đã bày xong các món ăn trên bàn, vừa ăn phó giám đốc đã khen ngon quá. Thấy được khen người phục tranh thủ giới thiệu mấy món ăn bằng thịt thú rừng. Triệu Ngư xua tay. Phó giám đốc nói:
- Tiểu Triệu khó tính quá.
- Có thể là như vậy, song cũng có thể không phải như vậy. - Lâm Hạnh Hoa nói.
Bốn người đàn ông uống rượu mạnh, còn Lâm Hạnh Hoa uống rượu màu. Lâm Hạnh Hoa chạm cốc với Triệu Ngư, bốn mắt chỉ nhìn nhau cười, không nói gì. Phó giám đốc không phát hiện ra điều tế nhị đó, nhưng Hoàng Duy thì lại biết.
Cơm nước xong, phó giám đốc ngồi tựa lưng trên ghế, trìu mến ngắm nhìn Lâm Hạnh Hoa như người cha ngắm nhìn đứa con gái của mình. Ông hỏi Lâm Hạnh Hoa, chồng và con cháu năm nay bao nhiêu tuổi, ngoài thú vui đọc sách, cháu còn có thú vui nào khác. Lâm Hạnh Hoa lần lượt kể cho phó giám đốc nghe tình hình gia đình mình. Phó giám đốc rất hài lòng, ông thấy mến mộ Lâm Hạnh Hoa hơn bao giờ hết. Ông coi Lâm Hạnh Hoa như con đẻ của mình, mắt ông chằm chằm nhìn Lâm Hạnh Hoa...
Hoàng Duy và Tiểu Yêu đang ngồi chuyện trò với nhau ở một góc, vì đây là vấn đề hết sức tế nhị, họ không dám nhìn vào mắt phó giám đốc.
Khoảng nửa giờ sau, bốn người đàn ông ngồi vào bàn chơi mạt chược, Lâm Hạnh Hoa ngồi bên cạnh Triệu Ngư xem. Chơi mãi đến tận chín giờ tối họ mới nghỉ giải lao. Đúng lúc đó Triệu Ngư nhận được điện thoại của Thương Nữ nói rằng sáng mai chị sẽ về Thành Đô. Vì đang ở Nga Mi Sơn nên không thể đi sân bay đón được, Triệu Ngư nói với Thương Nữ:
- Em gọi điện cho Tôn Kiện Quân hoặc Lý Tiến nhờ họ đón giúp có được không? - Thương Nữ bảo rằng em không muốn làm phiền họ, thôi, cứ để em tự lo cũng được...
Triệu Ngư tắt máy rồi đi ra nhà vệ sinh.
Vừa quay trở lại, anh thấy có tiếng người ở đầu hành lang bên kia gọi tên mình:
- Anh Triệu Ngư ơi, sang đây.
Triệu Ngư vội nhìn sang thì thấy một cô gái mặc áo sơ mi trắng đang đứng trên cầu. Đúng là Lâm Hạnh Hoa.
Lâm Hạnh Hoa đang đứng tựa lưng vào thành cầu, phía dưới là thung lũng sâu thẳm.
Khi Triệu Ngư đến, hai người không nói gì nhiều, chỉ nói vài câu về chuyện chơi mạt chược. Lâm Hạnh Hoa đứng ngắm nhìn trăng, Triệu Ngư đứng hút thuốc lá.
- Sắp đến tết Trung thu rồi đấy, anh ạ. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Còn mười mấy ngày nữa kia mà. - Triệu Ngư nói.
- Thật hiếm thấy có mùa mưa như năm nay. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Ở Nga Mi Sơn cũng mưa à? - Triệu Ngư nói.
- Cũng đỡ hơn Thành Đô một chút. Tuần trước em có qua đây, suốt dọc đường ngập nước, nhất là ở Mi Sơn, thật khủng khiếp quá em chỉ lo thành phố bị ngập.
- Mi Sơn có địa thế cao, ngập sao được.
- Hè vừa rồi, em cũng đi Mi Sơn hai lần.
- Cô đi thăm bạn à?
- Không, em đi công tác. Ở Mi Sơn cũng có vài công ty du lịch, em đến đó giúp đỡ họ về mặt nghiệp vụ. Nhà bố mẹ anh ở chỗ nào?
- Ở bến Lạc Hồng.
- Em biết bến Lạc Hồng, ở gần đền Tam Tô. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Cô khá am hiểu về Mi Sơn đấy. - Triệu Ngư nói.
- Mi Sơn, Lạc Sơn em đều thuộc làu.
- Sau này nếu về Mi Sơn, tôi sẽ khoản đãi cô và đưa cô đi thăm đền Tam Tô.
- Em cũng nghĩ thế. Khi đi trên đường phố, em cứ nghĩ liệu có gặp anh Triệu Ngư không?
- Có phải cô vừa đi Cầu Khê lần nữa phải không? - Triệu Ngư hỏi.
- Chưa đâu. Có thể cuối năm nay sinh nhật bà chị họ, em sẽ đi - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Cũng vẫn đi xe đường trường rồi đến Nhân Thọ chuyển xe chứ!
- Vâng, có lẽ vẫn chiếc xe đường trường màu đỏ lần trước, anh ạ.
Triệu Ngư lặng yên, không hỏi gì nữa. Hai người đều ngước mắt ngắm trăng, thấy một đám mây đen đang tiến đến gần mặt trăng. Ký ức như bị cái gì đó chặn lại, phải chăng vì họ cũng đang tiến gần lại nhau?
- Chúng ta về phòng thôi. - Triệu Ngư nói.
- Nhỡ họ chơi mạt chược đến sáng thì sao? - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Anh đừng hút nữa, - Triệu Ngư rút thuốc hút, cô gái bảo. Triệu Ngư rụt tay lại, dựa lưng vào thành cầu.
- Đây có phải là cây cầu cổ không? - Triệu Ngư hỏi.
- Cầu này có từ đời nhà Tống, anh nhìn phiến đá ở đầu cầu có khắc chữ, nhưng vì ánh trăng lờ mờ, nên không nhìn rõ lắm. - Lâm Hạnh Hoa nói. Anh định đến gần xem, Lâm Hạnh Hoa nói: - Anh đừng vội, hãy thử đoán xem hai chữ ở trước mặt là chữ gì.
- Không biết xuất xứ của cầu, đoán làm sao được. - Triệu Ngư nói.
- Em gợi ý cho anh nhé, những cặp tình nhân đến cây cầu này đều để lại dấu ấn của họ. - Lâm Hạnh Hoa nói.
Triệu Ngư đang cố đoán, thì một đám mây đã che kín mặt trăng. Anh nói:
- Chẳng nhìn thấy gì hết.
- Anh đừng nhìn bằng mắt, hãy suy nghĩ đi.
- Như thế là đoán mò à? - Triệu Ngư cười bảo.
- Không phải là đoán mò. Em lại gợi ý thêm cho anh một câu nữa nhé: Cây cầu cổ một nghìn năm lịch sử này có tác dụng rất kỳ lạ, nếu anh nhắm mắt mà trời phù hộ độ trì thì hai chữ kia sẽ hiện lên trong đầu anh.
Triệu Ngư làm theo lời Lâm Hạnh Hoa, nhắm mắt lại, một lát sau mở mắt ra, lắc đầu. Cô gái nói:
- Anh không tập trung tư tưởng rồi, thử làm lại một lần nữa xem.
Chàng trai làm theo lời cô gái: Thấy trước mắt đen ngòm, trong đầu toàn những hình ảnh về con gái, làm gì có chữ hiện lên. Anh nghĩ: Trời không phù hộ mình rồi, đành chịu thôi. Vừa mở mắt ra, anh bỗng thấy một luồng ánh sáng ở chỗ phiến đá làm hai chữ nổi lên, anh mừng quá, reo lên: Song Phi.
Lâm Hạnh Hoa thở phào nhẹ nhõm, cô nói:
- Đúng là trời không phụ lòng người, xin cảm tạ trời đất.
- Hình như vừa rồi có một luồng ánh sáng. - Triệu Ngư nói.
- Đó không phải là ánh trăng, mà là ánh sáng của ma quỷ. Anh hãy nhìn kìa, ánh trăng lẩn khuất vào mây rồi. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Tôi vẫn có cảm giác đó là ánh trăng. - Triệu Ngư nói.
- Ánh trăng cũng là ánh sáng ma quỷ. - Lâm Hạnh Hoa cười bảo.
- Đúng thế, ánh trăng cũng là ánh sáng ma quỷ. - Triệu Ngư nói. Đang nói thì thấy ánh trăng lại hiện ra, hai chữ trên phiến đá lại lờ mờ nhìn không rõ. Đúng là có chuyện quỷ thần, tuy Triệu Ngư không tin, nhưng cũng phân vân: Có thật trên cầu Song Phi này có ánh sáng ma quỷ không? Dù sao Nga Mi Sơn cũng là thánh địa của Phật giáo làm sao có chuyện cho phép nam nữ đến đây tình tự?
- Cách đây không xa, có một động tên gọi là động Đơn Sa. Sử sách có ghi đây là nơi luyện linh đơn của Tôn Tư Mạc. Điều kỳ lạ là trên các vách đá, cỏ cây không mọc nổi, cứ vào ban đêm là có ánh sáng, anh có muốn đi xem không?
- Cô không sợ à? - Triệu Ngư nói.
- Không, em không sợ, còn anh? - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Cô không sợ thì việc gì tôi phải sợ? - Triệu Ngư cười bảo.
- Nếu không sợ, chúng ta đến đó xem sao.
- Nhưng còn ông phó giám đốc và hai người nữa thì sao?
- Ai thích chơi mạt chược cứ chơi, ai thích đi tham quan cứ đi. Chúng ta đi thôi.
Động Đơn Sa cách Thanh Âm Các chừng ba cây số, ánh trăng rọi chiếu xuống nền đường rất dễ đi. Đôi khi gặp phải một đoạn đường gồ ghề, Triệu Ngư lại níu lấy tay Lâm Hạnh Hoa. Gió núi lúc có lúc không, dòng nước dưới lòng sông vẫn chảy êm đềm. Đường đá được hình thành tự nhiên bên vách núi cao cheo leo, đúng như Lâm Hạnh Hoa mô tả, đây là một kiệt tác của trời đất khi tạo thành dãy núi, những cành cây cổ thụ vươn dài trông như những cánh tay của người khổng lồ. Nếu chẳng may gặp một đêm sấm chớp, gió thổi mạnh, tiếng cây rừng réo vi vút thì liệu có ai dám vào động Đơn Sa không, sợ chết khiếp đi được. Lâm Hạnh Hoa quả là một cô gái gan dạ, song cô vẫn phải thú nhận với Triệu Ngư rằng: Đây là lần đầu tiên cô đi tham quan núi ở Nga Mi Sơn. Đi đến một đoạn cây cối thưa thớt, ánh trăng nhè nhẹ chiếu, đôi nam nữ nắm tay nhau cùng đi. Cảnh tượng đó khiến Lâm Hạnh Hoa bỗng nhớ lại và liên hệ việc đi chơi trên núi Nga Mi Sơn hôm nay cũng na ná như chuyến đi Cầu Khê giữa cô và Triệu Ngư. Đúng là cảnh tượng này chỉ nằm mơ mới thấy. Nhưng cô lại nghĩ một điều khác: Đây là cảnh thần tiên của hai con người bé nhỏ bình thường, không phải bất cứ ai cũng có được.
Đã đến động Đơn Sa. Ở đây cũng có đền thờ, tên gọi là đền Ngưu Tâm, hai người rón rén bước đi, tránh không làm kinh động các tăng ni trong đền. Khi đi đến cách động khoảng ba mươi mét, Lâm Hạnh Hoa chỉ cho Triệu Ngư thấy những đốm lửa lân tinh lúc ẩn lúc hiện. Lâm Hạnh Hoa khẽ hích tay nói nhỏ với Triệu Ngư:
- Không biết có phải đó là mắt của những ma quỷ không?
- Dù là mắt ma quỷ cũng cứ đến đó xem. - Triệu Ngư nói. Hai người đến gần cửa hang thì những đốm sáng ấy lại biến mất. Triệu Ngư bảo: - Ta thử chui vào trong xem sao.
Anh bật một que diêm, dắt tay Lâm Hạnh Hoa, rẽ cỏ đi vào động. Đi vào sâu, chẳng thấy có bất cứ vật gì. Lâm Hạnh Hoa nói: - Sử sách ghi rõ trong động này có lò luyện Đơn Sa, chính Hoàng Đình Kiên đã tận mắt nhìn thấy. Nhưng Hoàng Đình Kiên đã mất cách đây gần một trăm năm, nên e rằng lò luyện Đơn Sa đã dời đi nơi khác.
- Trong động trống rỗng chẳng có vật gì, vậy ánh sáng lân tinh từ đâu phát ra? - Triệu Ngư nói.
- Có lẽ có ma quỷ thật... - Lâm Hạnh Hoa thì thầm.
Triệu Ngư lại bật thêm mấy que diêm nữa, soi vào vách hang, thấy toàn nhũ đá ngoài ra chẳng phát hiện thấy gì khác. Lâm Hạnh Hoa nói:
- Hay là do Tôn Tư Mạc trước đây luyện Đơn Sa ở đây nên mới thế?
- Rất có thể. Các khoáng chất luyện Đơn Sa còn rơi rớt lại đã phát lên ánh sáng.
- Liệu chỉ có một người ngủ ở đây mà không sợ hay sao?
- Sử sách đã ghi rõ ông ấy sống độc thân, chẳng một người thì mấy người?
- Em chưa được nghe nói như vậy, có lẽ là hai người...
Hai người thủ thỉ nói với nhau trong hang, giọng nói có đôi chút khác thường. Que diêm vừa tắt, hang tối om, không trông rõ mặt người. Cả hai đều im lặng. Hai khuôn mặt áp sát vào nhau. Nụ hôn đầu tiên trong hang cũng có thể được coi là chuyện lạ. Sau nụ hôn, động Đơn Sa đã trở thành nơi động phòng.
Không thể phủ nhận được rằng chuyện đó lại không xảy ra.
Triệu Ngư lại bật diêm, bỗng một tiếng kêu lớn, khiến Lâm Hạnh Hoa giật mình, ôm chầm lấy Triệu Ngư.
Thì ra tiếng điện thoại di động của Lâm Hạnh Hoa.
Cô bạn gọi điện báo cho Lâm Hạnh Hoa biết: Ông phó giám đốc rất lo lắng cho Triệu Ngư và Lâm Hạnh Hoa. Tiếng ông phó giám đốc oang oang trong điện thoại, hết nói với Lâm Hạnh Hoa, lại quay sang nói với Triệu Ngư: Tiểu Triệu à, đêm hôm thế này đi chơi trong núi là rất nguy hiểm...
Lâm Hạnh Hoa tắt máy và lẩm bẩm: - Lạ thật, ở trong hang mà vẫn có tín hiệu.
Hai người ra khỏi hang trở về con đường cũ, đi được một đoạn họ quay đầu nhìn lại thấy ở cửa hang lại xuất hiện những đốm sáng lân tinh. Lâm Hạnh Hoa nói:
- Theo các hòa thượng ở đền Ngưu Tâm kể thì những đốm sáng ở cửa hang không phải lúc nào cũng có, mỗi năm chỉ có vài lần. Nhưng chỉ thấy vào mùa Xuân và mùa Hạ, ít thấy vào mùa Đông. - Triệu Ngư trầm tư suy nghĩ. Lâm Hạnh Hoa nói tiếp: - Số anh may thật đấy, khi ở trên cầu Song Phi thì ánh sáng ma quỷ đến trợ giúp anh, còn ở trong hang động thì động Đơn Sa lại phát ra ánh sáng phục vụ anh. Cả hai loại ánh sáng ấy đều tình cờ mà có được.
- Những ngày vừa qua, trời lúc nắng, lúc mưa, rất có thể sau khi nắng các chất khoáng còn sót lại trong hang đã phóng năng lượng ra. Muốn biết cụ thể chỉ cần làm vài thí nghiệm là rõ ngay. - Triệu Ngư nói.
- Hòa thượng ai lại đi làm thí nghiệm. Tại sao lại phải làm thí nghiệm? Cứ để cho nó có vẻ huyền bí một chút chẳng tốt hay sao? - Lâm Hạnh Hoa cười bảo.
- Có một số điều giải thích không có sức thuyết phục lắm, ví dụ mỗi người đứng trong đền thờ Phật đều thấy cái bóng của mình thì lại giải thích đó là sự phản xạ của các giọt nước trong không khí. Cứ cho đó là hiện tượng bốc hơi đi, người ta vẫn có quyền hỏi tại sao chỉ ở đền thờ Phật mới có hiện tượng bốc hơi?
- Các nhà khoa học đôi khi thường hơi khó tính.
Triệu Ngư nói: - Do thời đại tạo nên cả thôi, cái gọi là bài trừ mê tín thực ra đã phá bỏ nhiều tục lệ tốt đẹp. Ví dụ chuyện đĩa bay chẳng hạn, cách giải thích của các nhà khoa học rất võ đoán cứ như là có sinh vật sống ngoài hành tinh thật. Đó chỉ là thứ chủ nghĩa thực dụng, ích kỷ, thiển cận. Khi giải thích khoa học không có chứng cứ thuyết phục mà họ vẫn nhân danh khoa học đưa ra thì nó sẽ biến khoa học thành một thứ tín ngưỡng.
- Anh có tin vào Phật không? - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Cách giải thích của Phật giáo về thế giới có nhiều điểm khiên cưỡng.
- Ý anh muốn nói là Phật và Phật giáo có sự khác nhau phải không?
- Hồi còn nhỏ, tôi có về huyện Tân Đô thăm người nhà, được người lớn đưa đi viếng đền Ngọc Quang, khi nhìn thấy ba bức tượng Phật tổ, chẳng hiểu vì sao, tôi rạp mình xuống lễ lấy lễ để. Thật khó hình dung cảm giác lúc đó, cứ như có ánh sáng soi vào tâm can. Về sau hễ nơi nào có thờ Phật tổ Như Lai, tôi đều vái.
- Em cũng giống anh. Không bao giờ em xem nhẹ những nơi thờ Phật, hễ bước vào đền là phải quỳ xuống, nhắm mắt khấn lễ.
- Người phương Tây khi đến giáo đường cũng có cảm giác như khi chúng ta đi vào chốn thờ Phật. Có một thứ linh thiêng trên đầu bạn, nhưng bạn không thể nhìn kỹ, không thể nghiên cứu về nó được.
- Cách đỉnh đầu ba mét có thần linh đấy.
- Cô nói đúng đấy. Thần linh hoặc các vị thần thánh khác. Phải nói rằng chúng ta rất cần đến nó cũng như một người mẹ không bao giờ nói về tình yêu mẫu tử, một người yêu không bao giờ nói rằng mình cầu tình yêu.
- Thần linh, tình yêu của mẹ hoặc tình yêu nên đặt vào vị trí nào? - Lâm Hạnh Hoa hỏi.
- Chúng không phải là những thứ cụ thể nên không thể đặt vào đâu được. Liệu cô có thể đặt số mệnh của mình vào một vị trí nào không? - Triệu Ngư cười bảo.
- Anh nói thật chí lý, em học được rất nhiều điều. - Lâm Hạnh Hoa khẽ nói. Hai người vừa đi vừa tâm sự, dường như họ đã trở lại với câu chuyện chuyến xe đường trường hồi tháng Tư. Cánh đồng bao la biến thành dãy núi nhấp nhô. Lâm Hạnh Hoa ngồi lên phiến đá, bốn bề tĩnh lặng, ánh trăng nhàn nhạt, chùm sao lung linh trên các ngọn núi cao. Ý thơ và thần linh... Triệu Ngư cũng yên lặng. Đi được vài bước, Lâm Hạnh Hoa như sực nhớ ra điều gì, cô quay lại nói với Triệu Ngư: - Em nghĩ ở trên đời có hai thứ hư và thực, giữa hai cái đó có quan hệ mật thiết với nhau. Ví dụ lý luận đông y nhấn mạnh rằng hư có thể trở thành thực. Hư chính là thực trên một ý nghĩa khác đúng như anh vừa nói. Cái hư có thể soi rọi vào cái thực. Để em thử nghĩ tiếp xem: Vạn vật trên đời này đều là sự tương phản tương thành hư và thật, âm và dương, chính và phụ, phải và trái, vật chất và phản vật chất...
- Cô sắp trở thành nhà triết học rồi đấy. - Triệu Ngư cười bảo.
Lâm Hạnh Hoa nhìn ra xung quanh, rồi nhìn Triệu Ngư nói:
- Anh thấy không, núi non, cỏ cây, ánh trăng, tất cả dường như đã thay đổi.
- Không những chỉ đơn thuần là cái đẹp, mà còn có nhiều cái khác - Triệu Ngư nói.
- Tâm hồn em lúc này vui không sao kể xiết, vừa xúc động, vừa bình tĩnh. Còn anh thì sao? - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Tôi cũng thế. - Triệu Ngư nói.
Đôi trai gái vừa xúc động, vừa bình tĩnh cùng ngồi trên phiến đá cao, mắt nhìn ra xung quanh bao la.
- Chúng ta về thôi. - Triệu Ngư nói.
Khi leo núi, anh dắt tay Lâm Hạnh Hoa, lúc xuống dốc, hai người tung tăng như hai đứa trẻ đang vui đùa. Triệu Ngư buột miệng nói: - Say sưa nhảy múa dưới chân núi, ánh trăng tràn ngập lòng người lúc nào không hay biết; trong đêm tối mênh mông, chẳng có ai quản lý mình.
- Không có ai quản lý càng tốt... - Lâm Hạnh Hoa nói.
Sáng sớm hôm sau lúc đi ăn sáng, Triệu Ngư ăn một bát mì to còn Lâm Hạnh Hoa ngồi uống sữa và nói chuyện với Tiểu Yêu. Triệu Ngư vừa ăn vừa ngắm nhìn Lâm Hạnh Hoa bụng thầm nghĩ: Cô gái này vừa đẹp, vừa có duyên quá đấy. Hoàng Duy thấy Lâm Hạnh Hoa có cách ứng xử đúng mực, anh cũng thầm mến phục. Còn phó giám đốc thì vui mừng ra mặt, tối qua chơi mạt chược ông đã thắng. Ông mua một số quà lưu niệm tặng mọi người. Lâm Hạnh Hoa đến bên Triệu Ngư nói:
- Anh cũng phải mua cái gì tặng em chứ.
- Biết tặng cô cái gì bây giờ - Triệu Ngư nói.
- Em tuổi thỏ, anh tặng em một con thỏ. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Thỏ rừng hay thỏ nhà? - Triệu Ngư cười hỏi.
- Cả hai thứ đó đều không phải... - Lâm Hạnh Hoa nói.
Mải nói chuyện, họ đi đến cầu Song Phi lúc nào không biết. Hoàng Duy đi phía trước, lấy máy ảnh chụp phiến đá có hai chữ Song Phi ở đầu cầu. Lâm Hạnh Hoa mặt đỏ bừng, cô không đi cùng Triệu Ngư nữa mà dừng lại chờ phó giám đốc.
Họ đi từ Thanh Âm Các đến đền Vạn Niên. Vào tiết trời Thu, đền Vạn Niên có phong cảnh đẹp tuyệt trần, đã đến đây thì không thể không đi tham quan. Bốn người đàn ông và một người đàn bà cùng leo lên dốc dưới ánh nắng ban mai. Vẫn với tác phong quân nhân, phó giám đốc là người dẫn đầu, theo sau là Tiểu Yêu, tay cầm chai rượu. Lâm Hạnh Hoa cũng không chịu kém, cô bước đi băng băng. Hoàng Duy và Triệu Ngư tụt lại phía sau khoảng mười mét, Hoàng Duy tay cầm máy ảnh nói với Triệu Ngư:
- Vừa rồi tôi chụp được mấy kiểu ảnh quý lắm. - Triệu Ngư cười vì đã biết những tấm ảnh quý mà Hoàng Duy chụp là cái gì rồi. Hoàng Duy nói: - Nếu tôi bán bức ảnh quý này cho cậu thì cậu trả tôi bao nhiêu tiền?
Triệu Ngư không trả lời. Hoàng Duy hỏi tiếp:
- Này, liệu cậu có thể trả tôi bao nhiêu?
- Anh cứ ra giá đi, tôi còn mặc cả chứ. - Triệu Ngư cười bảo.
- Hôm nay tớ phát tài to rồi, chỗ anh em, tớ chỉ lấy cậu mười vạn thôi... - Hoàng Duy ngửa mặt lên trời cười ha hả.
Lâm Hạnh Hoa đi chậm lại, nhường đường cho Hoàng Duy đi lên trước, cô liếc nhìn và hỏi Triệu Ngư:
- Vừa rồi các anh nói chuyện gì thế?
- Chẳng có chuyện gì đâu. - Triệu Ngư nói.
- Rõ ràng em nghe thấy anh Hoàng Duy nói cái gì mười vạn mà.
- Anh ấy bảo anh mua phiến đá trên cầu Song Phi... - Triệu Ngư cười bảo.
- Anh nói dối, không phải anh Hoàng Duy nói thế. - Lâm Hạnh Hoa lắc đầu.
- Đúng là nói chuyện về phiến đá thật mà. - Triệu Ngư nói.
- Có phải là phiến đá anh ấy chụp ảnh không? - Lâm Hạnh Hoa nói.
Triệu Ngư ngó nhìn xung quanh: Quả nhiên phiến đá rất có ý nghĩa thật. Lâm Hạnh Hoa nói:
- Anh mua tấm ảnh ấy được đấy, đem về để ở phòng làm việc, hàng ngày ngắm nhìn nó, biết đâu lại chẳng có tình cảm để viết một truyện ký về phiến đá ấy.
- Có lẽ nên viết về Lâm Giáo Đầu ở thế kỷ hai mốt thì hay hơn. - Triệu Ngư nói.
- Chỉ viết riêng về Lâm Giáo Đầu thôi ư? Còn một anh chàng ngốc nữa, không viết hay sao? - Lâm Hạnh Hoa cười bảo.
Triệu Ngư chỉ cười, không trả lời.
Thực ra chàng ngốc đâu có ngốc, anh biết điều đó, Lâm Hạnh Hoa cũng biết. Những điều muốn nói nhưng chưa nói được hãy chôn chặt trong lòng, hạ hồi phân giải. Trước mắt hãy cứ nhìn ông mặt trời đang lên, ông mặt trời vào lúc tám, chín giờ sáng...
Hai đôi giày thể thao đi lộp cộp trên đá, vừa có giai điệu, vừa nghe như tiếng vĩ cầm.
Vào khoảng giữa trưa họ đến đền Vạn Niên. Lâm Hạnh Hoa giới thiệu đền Vạn Niên có ba báu vật: răng Phật, bức tượng Bồ tát Phổ Hiền và bể trăng soi (ngắm trăng). Răng Phật nặng khoảng mười cân, thực ra đây chỉ là phiến đá giống hình thù cái răng, nó có mặt ở đây đã hai trăm nghìn năm rồi. Hoàng Duy cười bảo:
- Có lẽ đây là một trong những cái răng của đức Phật tổ ngày xưa.
- Khoa học là khoa học, không nên lẫn lộn giữa tôn giáo với khoa học. Tiểu Lâm, cháu thấy chú nói thế có đúng không? - Phó giám đốc nói.
- Cháu không biết. - Lâm Hạnh Hoa lắc đầu.
- Hôm qua cháu còn giải thích về địa chất học, về xuất xứ hình thành dãy núi, tại sao hôm nay lại bảo không biết? - Phó giám đốc cười bảo.
- Khoa học cần phải được tôn trọng nhưng cháu vẫn tin vào câu nói: Phật pháp là vô cùng tận. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Tôi cũng nhất trí với ý của cô Lâm. - Hoàng Duy nói.
- Triệu Ngư, cậu thấy thế nào? - Phó giám đốc quay sang Triệu Ngư.
- Khoa học và tôn giáo là hai lĩnh vực khác nhau. - Triệu Ngư nói.
Phó giám đốc nghe xong lắc đầu, Lâm Hạnh Hoa bưng miệng cười.
Bức tượng đồng Phổ Hiền được đặt ở một vị trí trang trọng, trông rất uy nghi. Lâm Hạnh Hoa chắp tay quỳ trước tượng, miệng lẩm bẩm khấn, Hoàng Duy, Triệu Ngư cũng tỏ lòng thành kính, quỳ xuống bên cạnh Lâm Hạnh Hoa và cũng lẩm bẩm cầu nguyện.
Bể trăng soi là một bể nước thiên nhiên, mùa Hè nước không cạn, mùa Đông cũng vẫn thế, ếch nhái trong bể kêu rất vui tai như tiếng đàn, người ta thường gọi là "dàn nhạc ếch". Ếch nhái chơi đàn như thế nào, còn người thì sao? Lâm Hạnh Hoa nói: - Năm đó, Lý Thái Bạch đã nghe hòa thượng Quảng Lăng gẩy đàn... - khách Sơn Đông đều chăm chú lắng nghe, còn Triệu Ngư thì lại lơ đãng. Gió Thu tràn về, nhưng lá đỏ của cây rừng vẫn rực rỡ. Dòng nước trắng dưới chân núi uốn lượn quanh co như một dải lụa trắng. Ngước mắt nhìn lên, trời cao, mây thẳm... Triệu Ngư lặng người trước cảnh đẹp thiên nhiên, anh đang xúc động. Anh đút hai tay vào túi quần, mắt đăm đăm nhìn về phía Lâm Hạnh Hoa, bất chợt bắt gặp nụ cười tươi trên môi cô khiến trái tim anh thổn thức...
Lúc ăn cơm trưa, Lâm Hạnh Hoa nhận được điện thoại của lãnh đạo bảo rằng có xe của công ty đi Kim Đỉnh, cô thử hỏi xem khách có muốn đi tham quan Kim Đỉnh không. Lâm Hạnh Hoa hỏi Triệu Ngư, Triệu Ngư lại hỏi phó giám đốc. Phó giám đốc trưng cầu ý kiến của Hoàng Duy và Tiểu Yêu, rồi quyết định đi và ngủ qua đêm tại Kim Đỉnh. Mấy hôm nay ở Nga Mi Sơn có mưa liên tiếp, vào lúc chiều tà mới thấy trời quang mây tạnh. Xem ra thời tiết sáng mai có vẻ khá hơn.
Cơm nước xong cả năm người ngồi trên cao uống trà, đợi xe đến. Đền Vạn Niên rất thoáng đãng, đẹp và sạch sẽ. Lâm Hạnh Hoa nói:
- Tiếc quá không được ngủ qua đêm ở đây.
- Sang năm các chú sẽ đến đây lần nữa, hy vọng cháu Tiểu Lâm sẽ lại làm hướng dẫn viên cho các chú. - Phó giám đốc nói.
- Cô ấy là phó văn phòng, ít khi đi làm hướng dẫn viên du lịch lắm. - Hoàng Duy nói.
- Chỗ quen biết có thể có ngoại lệ. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Bây giờ chúng ta đã có thể là bạn của nhau được chưa? - Phó giám đốc nói.
- Đương nhiên rồi. - Lâm Hạnh Hoa nói.
Tiểu Yêu lại nhắc đến chuyện bướm rừng, Lâm Hạnh Hoa nói:
- Rất có thể mấy bụi rậm ở gần đây có loại bướm này.
- Chúng ta đi xem một tí đi. - Tiểu Yêu đáp.
- Xe sắp đến rồi. - Phó giám đốc nói.
- Chúng cháu đi một lát rồi về ngay. - Tiểu Yêu nói.
Thế là Lâm Hạnh Hoa dẫn đường, Hoàng Duy cũng đi theo. Hoàng Duy lấy chai rượu của Tiểu Yêu uống một hớp. Phó giám đốc dặn hai người:
- Các cháu cứ đi xem bướm đi, tôi và Triệu Ngư ở nhà uống trà tán gẫu cũng được.
Ba người xuống nhà, men theo đường rừng. Lâm Hạnh Hoa ngoảnh lại liếc nhìn Triệu Ngư, cười.
Phó giám đốc nói đúng là một cô gái tốt bụng. Triệu Ngư gật đầu. Phó giám đốc cứ nghĩ là Lâm Hạnh Hoa cười hai người.
Trà họ đang uống là loại trà ngon, trà tuyết trên đỉnh núi cao Nga Mi Sơn.
- Liệu hết năm nay Lý Tiến có còn làm việc nữa không? - Phó giám đốc hỏi.
- Khả năng này rất ít. - Triệu Ngư đáp.
- Con người có sức khỏe và năng lực như Lý Tiến mà nghỉ thì tiếc quá. Một con người đã tạo dựng được một ê kíp làm việc tốt như vậy, nay về hưu thì thật tiếc quá... - Phó giám đốc thở dài nói còn Triệu Ngư lặng thinh. Phó giám đốc đột nhiên hỏi: - Tiểu Triệu, cậu và Lâm Hạnh Hoa quen nhau lâu chưa?
- Mới chỉ quen vài tháng thôi. - Triệu Ngư đáp.
- Tớ cứ tưởng cô cậu quen nhau mấy năm rồi. Có hay gọi điện thoại cho nhau không? - Phó giám đốc cười bảo.
- Không. - Triệu Ngư đáp.
- Không thế nào được? Tại sao tớ cứ có cảm giác... - Phó giám đốc nói.
Phó giám đốc muốn nghe Triệu Ngư kể chuyện, nhưng anh chẳng có chuyện gì để kể cho ông nghe, anh quay mặt ra ngoài ngắm nhìn phong cảnh. Lâm Hạnh Hoa đã quay về, nhưng chân đi tập tễnh cô phải vịn tay vào vai Hoàng Duy.
Cô bị trẹo khớp chân.
Tiểu Yêu phát hiện thấy bướm trong bụi rậm, anh chàng mừng quá hét um lên, Lâm Hạnh Hoa vội chạy lại xem thì bị trẹo chân. Tuy cô đau đến vã cả mồ hôi, nhưng vẫn luôn miệng nói: Không việc gì, không việc gì. Hoàng Duy đỡ cô ngồi xuống, phó giám đốc vội chạy lại cởi giày cho cô, quả nhiên thấy khớp xương chân trái sưng vù. Phó giám đốc khẽ ấn nhẹ tay vào chỗ đau, Lâm Hạnh Hoa kêu ái một tiếng thật to.
Phó giám đốc nghiêm sắc mặt.
- Tại cháu. - Tiểu Yêu nói.
Lâm Hạnh Hoa nói do cháu sơ ý, không phải tại Tiểu Yêu đâu.
- Cậu hơi quá quắt đấy, đi tìm bướm làm gì. Chân Tiểu Lâm đau thế này, liệu cậu có cõng cô ấy lên Kim Đỉnh được không? - Phó giám đốc lườm Tiểu Yêu.
- Cõng thì cõng chứ sao. - Tiểu Yêu ấp úng.
Hoàng Duy cười bảo cả bốn người đàn ông chúng ta thay phiên nhau cõng cô ấy lên tận đỉnh núi.
Lâm Hạnh Hoa lắc đầu, có lẽ cháu không đi Kim Đỉnh được đâu. xe chỉ có thể đưa chúng ta đến một ngôi đền gần đấy được thôi, phải đi bộ hơn chục dặm đấy.
- Thôi, không đi nữa, tất cả ở nhà chăm sóc Tiểu Lâm. - Phó giám đốc nói.
- Ấy chết, không cần phải thế đâu, hôm nay trời đẹp lắm, các chú cứ đi đi. - Lâm Hạnh Hoa nói.
Phó giám đốc nói dù trời có đẹp đến đâu cũng không thể để cháu ở lại một mình được. Vả lại cháu không đi lấy ai thuyết minh, thế thì còn hứng thú gì nữa?
- Kim Đỉnh và đỉnh Vạn Phật chủ yếu là phong cảnh thiên nhiên, cháu nói lung tung có khi còn mất cả hứng thú. Thôi, các chú cứ đi đi. - Lâm Hạnh Hoa nói.
Hoàng Duy nói dù gì thì gì cũng phải cử một người ở lại chăm sóc cô.
- Thôi, cũng được, ta chia binh làm hai ngả. Tiểu Lâm, cháu thấy thế nào? - Phó giám đốc nói.
Lâm Hạnh Hoa khẽ gật đầu, mặt cúi xuống, tay khẽ xoa vào chỗ bị trật khớp.
- Ai tình nguyện ở nhà nào? - Phó giám đốc hỏi.
- Anh còn hỏi làm gì? - Hoàng Duy cười bảo.
- Chắc không phải là mình rồi. - Phó giám đốc suy nghĩ.
- Cháu có sai lầm, để cháu ở nhà chăm sóc cô ấy, lấy công chuộc tội. - Tiểu Yêu nói.
- Ồ, té ra ai cũng muốn ở nhà. Tiểu Lâm, cháu đã thấy người Sơn Đông nhiệt tình chưa. Tiểu Lâm, cháu thử nói thật xem, cháu muốn ai ở nhà? - Phó giám đốc cười bảo.
Lâm Hạnh Hoa không trả lời. Tiểu Yêu bưng miệng cười.
- Một người cởi mở như cháu, tại sao lại xấu hổ? Nếu cháu không nói, chúng tôi sẽ phải bỏ phiếu bình chọn. - Phó giám đốc nói.
Lâm Hạnh Hoa ngẩng đầu lên, môi mấp máy nhưng không nói lên lời. Cô lại đưa tay xoa vết đau. Đúng lúc đó, điện thoại của cô vang lên, bảo rằng xe đã đến.
- Để tôi nói hộ vậy, có một người từ nãy đến giờ không phát biểu, để anh ta ở lại. - Hoàng Duy nói.
- Triệu Ngư rồi. - Phó giám đốc cười khà khà.
- Như vậy sẽ không tiện, tôi là người được cử đi tháp tùng các anh kia mà. - Triệu Ngư nói.
- Họ là khách từ xa đến. - Lâm Hạnh Hoa nói.
Phó giám đốc đặt tay lên vai Lâm Hạnh Hoa rồi quay sang nói với Triệu Ngư:
- Khách sẽ đi tham quan Kim Đỉnh, còn chủ sẽ ở lại đền Vạn Niên chăm sóc cho đồng chí Tiểu Lâm của chúng tôi. Chỉ có một chuyện đơn giản thế thôi việc gì phải bàn đi tính lại mãi. Tiểu Triệu, tôi giao nhiệm vụ này cho cậu, hễ ngày mai trở về, chân Tiểu Lâm chưa khỏi, tôi sẽ phê bình cậu đấy.
Triệu Ngư cười. Lâm Hạnh Hoa cúi gằm mặt xuống. Khách Sơn Đông đã đi rồi, phòng trà cũng không còn ai. Triệu Ngư thuê một căn phòng rồi dìu Lâm Hạnh Hoa vào ngồi trên đi văng. Anh cúi xuống nhìn kỹ chỗ bị thương, thấy khớp vẫn còn sưng nhưng không nghiêm trọng lắm. Triệu Ngư khẽ sờ tay vào, Lâm Hạnh Hoa chau mày nghiến răng:
- Ôi, đau quá.
- Phải xoa rượu thuốc vào chỗ đau mới được, để tôi chạy xuống dưới nhà xem có không. - Triệu Ngư nói.
- Em có bạch dược của Vân Nam đây, anh lấy khăn mặt nóng đắp giúp em. - Lâm Hạnh Hoa nói.
Triệu Ngư lấy trong túi của Lâm Hạnh Hoa một hộp thuốc bạch dược. Đây là loại biệt dược nổi tiếng của Vân Nam, chuyên trị các vết thương đau ngã, uống hoặc bôi bên ngoài đều được. Triệu Ngư rắc lên chỗ đau ở cổ chân Lâm Hạnh Hoa, rồi lấy khăn mặt nhúng vào nước nóng phủ lên trên, tay day đi day lại. Trước đó anh đã dùng thuốc sát trùng rửa chỗ đau cho Lâm Hạnh Hoa. Lâm Hạnh Hoa ngâm cả hai chân vào chậu nước nóng, chỗ trẹo khớp thấy dễ chịu dần. Triệu Ngư nói: Ngâm thế này máu sẽ lưu thông tốt hơn.
Lâm Hạnh Hoa có cảm giác như lúc này mình đang là bệnh nhân của Triệu Ngư. Triệu Ngư rất tận tình chu đáo, luôn thay nước và bấm vào các huyệt từ gan bàn chân lên đến đùi non. Lâm Hạnh Hoa thấy buồn gan bàn chân quá, cố nén chịu nhưng rồi cũng phải bật cười. Triệu Ngư bảo không được cười, phải có sự phối hợp, nếu không tôi sẽ không hoàn thành nhiệm vụ, sẽ bị phó giám đốc phê bình. Lâm Hạnh Hoa nói:
- Trưa mai họ mới xuống núi kia mà. - Triệu Ngư nói trẹo khớp như thế này cứ phải một trăm ngày mới khỏi. Lâm Hạnh Hoa cười bảo: - Một trăm ngày ai mà chịu được.
Đã dùng hết một phích nước nóng, Triệu Ngư lại đi lấy phích thứ hai. Nước trong chậu đã nguội, Triệu Ngư lại đổ nước mới vào. Anh ân cần chăm sóc Lâm Hạnh Hoa, quên cả mệt mỏi. Khi gặp Lâm Hạnh Hoa ở đền Hổ Phục đã là một chuyện tình cờ, nay ở đền Vạn Niên lại tình cờ được chăm sóc cô.
- Anh nghỉ một lát đi, em thấy đỡ nhiều rồi. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Hình như vẫn còn hơi sưng một tí. - Triệu Ngư nói.
- Anh dìu em vào giường, anh ngồi đây mà nghỉ.
- Cô uống một chút bạch dược nhé.
- Mùi thuốc khó ngửi lắm, em không uống nổi đâu.
- Hay kẹp nó vào miếng táo vậy nhé. - Triệu Ngư nói.
- Như thế lại càng khó nuốt. - Lâm Hạnh Hoa cười bảo.
Lâm Hạnh Hoa nằm duỗi thẳng chân trên giường, Triệu Ngư ngồi cạnh thành giường. Căn phòng này tựa lưng vào vách núi, bên ngoài là một con dốc, xung quanh cây cối mọc um tùm. Có một năm tuyết phủ dày lắm, hồi đó Triệu Ngư ở đền Vạn Niên, tuyết phủ trắng xóa. Hồi đó anh mới mười bảy tuổi, vừa tốt nghiệp trung học xong, anh cùng các bạn nam nữ trong lớp đến đây tham quan. Thấm thoắt đã hai mươi năm trôi qua, anh vẫn nhớ như in hồi đó anh cũng ở trong căn phòng này, mọi trang thiết bị trong phòng vẫn như xưa, nay chỉ có thêm một chiếc ti vi.
Họ chia nhau ăn một quả táo. Đây cũng là thói quen của Lâm Hạnh Hoa, mỗi ngày chị ăn một quả táo. Chị còn nhớ hồi tháng tư đi trên chuyến xe đường trường, chị cũng bổ táo mời bà lão ngồi bên cạnh ăn. Sau đó Triệu Ngư mời chị ăn lê, rồi tối hôm đó hai người ngủ chung một giường.
Lâm Hạnh Hoa thử cử động cổ chân, quả nhiên đã thấy đỡ nhiều.
- Em đã đi nhiều nơi nhưng đây là lần đầu tiên em bị trẹo cổ chân. - Lâm Hạnh Hoa nói. Chị nhìn Triệu Ngư đang làm mát xa, nói tiếp: - Lần này em thấy lạ quá, lẽ ra công ty cử một hướng dẫn viên du lịch đi, nhưng em đã tự nguyện xin đi. Chánh văn phòng ngạc nhiên hỏi tại sao lại thế, em trả lời rằng hôm nay trời đẹp. Khi đến đền Hổ Phục em chẳng thấy anh đâu, thì ra anh đã vào trong đền.
- Tôi đang quỳ và nhắm mắt khấn thì nghe thấy tiếng cô.
- Anh chỉ mới nghe thoáng qua mà đã nhận ra ngay à? - Lâm Hạnh Hoa nói. Triệu Ngư gật đầu. Lâm Hạnh Hoa lại hỏi: - Cảm giác của anh lúc đó như thế nào?
- Thấy vui vui.
- Em cảm ơn anh.
- Cô khách sáo gớm nhỉ. - Triệu Ngư cười bảo.
- Vậy anh muốn em nói như thế nào? - Lâm Hạnh Hoa hỏi.
- Tôi cũng chẳng biết nữa.
- Lạ thật, trên đời này hiếm có một người như anh, không biết cả mình đã nghĩ gì. Anh Triệu Ngư, em hỏi thật anh nhé: Tại sao anh không nhận lời cảm ơn của em?
- Cô đã đem lại niềm vui cho tôi, lẽ ra tôi phải cảm ơn cô mới đúng. - Triệu Ngư nói.
- Anh nói thế là không đúng, nếu nói là vui thì phải nói em là người vui trước, vì được gặp anh, còn anh sau khi nghe tiếng nói của em, anh mới thấy vui kia mà. Theo logic của anh, em phải là người cảm ơn anh trước mới phải. - Lâm Hạnh Hoa cười bảo.
- Tôi chịu thua cô rồi. - Triệu Ngư cười.
- Chúng ta nói phải có lý mới được. Tục ngữ có câu: Trời cao đất rộng cũng không qua được lẽ phải.
- Vậy cô nói có lý, còn tôi nói không có lý, như thế được chưa? Tôi tình nguyện làm người học trò nhỏ của cô, được chưa?
- Cuộc chiến chưa bắt đầu đâu, anh Triệu Ngư, tại sao chưa khai chiến anh đã đầu hàng, thật đáng thương quá nhỉ. - Lâm Hạnh Hoa cười.
- Cô Lâm Hạnh Hoa, hôm nay cô định tuyên chiến với tôi đấy à?
- Đâu dám, đâu dám, em chỉ nói vài câu thôi. - Lâm Hạnh Hoa vừa xua tay liên tiếp vừa nói.
- Không, cô nói nhiều lắm.
- Em còn muốn nói cả trăm câu nữa kia. Anh Triệu Ngư đáng thương, đáng thương...
- Tôi là một con sâu đáng thương. - Triệu Ngư làm điệu bộ khổ não.
- Tại sao lại là con sâu đáng thương, anh là người đọc nhiều sách, chẳng lẽ lại không hiểu ý nghĩa đích thực của hai từ "đáng thương" hay sao?
- Không hiểu thì học chứ có sao đâu.
- Ý nghĩa của từ "đáng thương" là... À mà thôi, em không nói nữa đâu.
- Ồ, té ra nghĩa của từ "đáng thương" là em không nói nữa đâu.
- Anh đã ăn hạt sen bao giờ chưa?
- Ăn rồi, hương vị rất thơm. Hạt sen...
- Hạt sen chính là hạt đáng thương.
- Hạt sen là hạt sen, là quả của hoa sen.
- Hoa sen trông rất đẹp, hạt sen lại rất ngon. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Hạt sen thơm ngon tuyệt vời.
Hai người liếc nhìn nhau rồi quay đi phía khác.
Lâm Hạnh Hoa tựa lưng vào đầu giường, Triệu Ngư ngồi ở mép giường. Bên cạnh tay người đàn ông là chân người đàn bà. Hôm nay sẽ không có chuyện ngủ cùng giường. Không. Chắc chắn là không. Tối đến họ sẽ phải rời xa nhau. Chỉ có chuyện chị thương, anh yêu mà thôi. Hạt sen quả thật rất ngon, hương vị đậm đà. Nhưng có nhiều thứ ngon quá, bạn không thể tham lam thưởng thức một lúc tất cả. Thò tay ra thì dễ nhưng rụt tay lại thì khó.
Vả lại, việc gì phải chìa tay ra? Cứ như hiện tại có phải tốt hơn không?
Như vậy là rất tốt. Giữ một khoảng cách nhất định sẽ rất hay. Hay ở chỗ không nhiều lời, căn phòng sẽ trở nên yên tĩnh hơn. Có tiếng chân người đi ngoài hành lang, mấy chú chuột đang nhảy nhót trên cành cây. Các cây cổ thụ người ôm không xuể đan chen san sát bên nhau. Người không trò chuyện, cây không lên tiếng, phải chăng các sinh vật khác đang có cùng một suy nghĩ. Cành cây lơ lửng trên không luôn tỏ thái độ tôn trọng, còn rễ cây thì bám sâu trong lòng đất, đan xen vào nhau.
- Em muốn đi vệ sinh. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Cô đi một mình được không? - Triệu Ngư hỏi.
- Không được. Anh dìu em. Đưa cho em đôi giày.
- Để tôi đi giày giúp cô.
- Anh ngoan quá nhỉ. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Ai bảo cô là bệnh nhân. - Triệu Ngư nói.
- Khi nào anh là bệnh nhân, em sẽ chăm sóc anh.
- Tôi đi giày cho cô mà cô lại mong cho tôi ốm à?
- Nếu anh không ốm thì em làm gì có dịp được đeo giày cho anh? Hôm nay em là bệnh nhân của anh, ngày mai, anh là bệnh nhân của em. - Lâm Hạnh Hoa cười bảo.
- Cô càng nói càng lộn xộn, tuy nhiên tôi sẽ mong ngày mai tôi ốm. - Triệu Ngư nói.
- Ngày mai anh ốm càng tốt, anh đỡ phải...
Triệu Ngư đã đi giày cho Lâm Hạnh Hoa, anh ngẩng đầu lên hỏi:
- Cô bảo tôi đã phải cái gì? Nói đi.
- Thôi em không nói nữa.
- Lại có thêm một câu em không nói nữa. - Triệu Ngư cười bảo.
- Đã bảo không nói là không nói. Hạt sen chính là hạt đáng thương.
- Tôi không hiểu ý cô định nói gì.
Anh nghĩ: Hoa hồng chính là hoa hồng, chính là hoa hồng:.. chiếc áo nhung kẻ chính là chiếc áo gió cổ bẻ...
- Nào, dìu em ra nhà vệ sinh một tí, sao lại cứ ngây người ra như thế? - Lâm Hạnh Hoa nói.
Nhà vệ sinh ở phía bên ngoài, hai người chậm rãi dìu nhau đi trên hành lang, nắng chiều le lói chiếu. Dưới đền người người ra vào, ngoài sân, cúc vàng khoe màu cùng các loài hoa trắng. Triệu Ngư liếc nhìn quanh đền Vạn Niên chỉ thấy núi non xanh thẳm trùng trùng điệp điệp, lá cây rừng màu đỏ. "Ối, cảnh núi rừng thơ mộng quá, sao giống lòng người đến thế!". Triệu Ngư đứng ở hành lang chờ Lâm Hạnh Hoa đột nhiên thốt lên một câu như vậy. Câu nói phảng phất dáng dấp tình yêu. Nhớ lại năm nào Thương Nữ đến với anh dưới bóng cây ngô đồng, anh cũng đưa Thương Nữ đi vệ sinh, cũng đứng đợi dưới gốc cây ngô đồng. Tình và cảnh sao giống nhau đến thế... Lâm Hạnh Hoa đã ra, lê từng bước lên chiếc cầu nhỏ rồi vịn tay vào lan can chờ Triệu Ngư đến. Hôm nay cô là bệnh nhân của anh... Lâm Hạnh Hoa, cô gái hoạt bát đang chìm trong suy nghĩ...
Hai người dìu nhau đến đầu hành lang, cảnh vật xung quanh đẹp như tranh vẽ.
Triệu Ngư châm thuốc hút, mắt liếc nhìn phía sau Lâm Hạnh Hoa, hồi tháng Tư khi đi trên chuyến xe đường trường, anh cũng chỉ nhìn phía sau cô. Mái tóc cô rất giống mái tóc của Diệp Nghinh Xuân, người dẫn chương trình của đài truyền hình trung ương hoặc nói ngược lại, mái tóc Diệp Nghinh Xuân rất giống mái tóc của Lâm Hạnh Hoa cũng được. Hồi tháng Tư, Triệu Ngư đã ngắm mái tóc này, bây giờ lại được ngắm một lần nữa. Lâm Hạnh Hoa đứng đó phóng tầm mắt nhìn về phía xa. Còn về phía sau cô là gì, cô đã biết, không cần phải quay đầu lại.
Mặt trời sắp lặn, Triệu Ngư lại châm thuốc hút.
- Anh đừng hút nữa. - Lâm Hạnh Hoa quay đầu lại nói.
- Đây là điếu cuối cùng. - Triệu Ngư chìa bao thuốc đã hết ra và nói.
- Mỗi ngày anh có hút hết một bao không?
- Ba ngày hết hai bao.
- Ai mà tin anh được?
- Tôi không bao giờ hút hết một điếu, đôi khi cầm điếu thuốc trên tay mà quên khuấy đi không hút.
- Em thấy anh lúc nào cũng phân tán tư tưởng. Anh có biết mình thiếu tập trung tư tưởng không? Nói chuyện với anh mà anh cứ để tai ở nơi khác.
- Triệu Yến đã từng gọi tôi là chuyên gia thiếu tập trung.
Lâm Hạnh Hoa ngắm nhìn phong cảnh rồi quay lại nói với Triệu Ngư:
- Đã có ai nói với anh rằng điệu bộ thiếu tập trung của anh trông rất đáng yêu chưa?
- Vừa rồi cô nói trông tôi rất đáng thương, bây giờ lại nói rất đáng yêu là sao? - Triệu Ngư cười bảo.
- Chẳng lẽ không đồng nghĩa hay sao? - Lâm Hạnh Hoa nói.
Triệu Ngư hút thuốc, né tránh trả lời.
- Anh Triệu Ngư này, - Lâm Hạnh Hoa nói, - em có một chuyện hơi băn khoăn, hình như bất cứ lúc nào anh cũng suy nghĩ. Anh có thể nghĩ xa, nghĩ gần, nhưng những cái gọi là xa ấy thực ra lại rất gần. Anh có thể cho em biết tại sao lại như thế được không?
- Ở trên đời này làm gì có chuyện xa và gần. Nói theo cách khác xa và gần không phải do khoảng cách quyết định. - Triệu Ngư đáp.
- Em hiểu ý anh rồi. Ví dụ người Mỹ chẳng hạn. - Lâm Hạnh Hoa gật đầu.
- Khoảng cách giữa người Mỹ và chúng ta rất gần, những năm gần đây lại càng gần hơn. Chủ nghĩa kỹ thuật, chủ nghĩa vật chất cũng phù hợp với lợi ích của chúng ta hơn.
- Đây là một đề tài lớn. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Đúng thế, rất lớn là đằng khác. Tôi đã nghĩ về đề tài này suốt mười mấy năm rồi. Đôi khi cũng đứng trên lập trường của họ để suy nghĩ về các vấn đề như dân chủ, pháp chế, lối sống, nguyên tắc thị trường. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại mãi vẫn cảm thấy vấn đề rất nghiêm trọng.
- Nghiêm trọng đến mức độ nào? - Lâm Hạnh Hoa hỏi.
- Nghiêm trọng đến mức rất nhiều người không coi đó là một vấn đề.
- Và ngược lại, không chạy theo người Mỹ mới là một vấn đề.
- Còn cô, cô nghĩ thế nào? - Triệu Ngư cười bảo.
- Em cũng nhất trí với anh, em không thích người Mỹ tỏ ra mình là người giàu có, gặp ai cũng khua chân múa tay. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Cách suy nghĩ của người Mỹ về lối sống còn nhiều vấn đề phải bàn lắm. Cô đã đọc tác phẩm của Vương Tiểu Ba chưa?
- Có đọc một số như Thời đại hoàng kim, Ngôi nhà tinh thần của tôi.
- Vương Tiểu Ba là một trí thức tự do điển hình, ông đã từng sống ở Mỹ tám năm và rút ra được kết luận là: Kinh tế thương trường Mỹ sẽ mãi mãi là điểm nóng hàng nghìn độ. Ông không thích nước Mỹ. Người Mỹ đã mở rộng nguyên tắc thương mại sang nhiều lĩnh vực, thậm chí tràn lan ra khắp thế giới. Nguyên tắc thương mại của họ rốt cuộc đã trở thành luật rừng.
- Chủ nghĩa đơn phương ngày càng rõ nét. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Hiện giờ tôi đang nghĩ không biết có phải chủ nghĩa đơn phương bắt nguồn từ chủ nghĩa kỹ thuật hay không? Chủ nghĩa kỹ thuật đã đem đến cho họ một thứ quyền bành trướng vô hạn, quyền giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Điều này rất nguy hiểm. Nó càng thô bạo hơn ở chỗ sự nguy hiểm ấy ngày càng đến gần chúng ta nhưng chưa ai gióng lên hồi chuông cảnh báo. - Triệu Ngư nói.
- Dù hồi chuông cảnh báo đã gióng lên cũng chưa vị tất có người nghe thấy.
- Dù sớm muộn gì mọi người cũng sẽ nghe thấy. Cứ tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo, ít ra cũng có một tiếng nói khác.
- Anh suy nghĩ về những vấn đề này, có bao giờ cảm thấy bi quan không? - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Cô trông tôi có giống người bi quan không? - Triệu Ngư cười bảo.
- Không giống. - Lâm Hạnh Hoa trả lời.
- Tôi còn nhớ ai đó nói rằng chỉ có những người bi quan nhất mới lạc quan. Vì thế, tôi không phải là người bi quan. Bi quan và lạc quan không phải là nguồn gốc của sự vật. Tôi có cách nghĩ riêng về lối sống, chỉ đơn giản thế thôi.
- Cách nghĩ riêng của anh như thế nào, anh có thể kể cho em nghe được không? - Lâm Hạnh Hoa hỏi.
- Cô muốn nghe thật à? - Triệu Ngư vừa cười vừa hỏi lại.
- Sao anh lạ thế, nếu không muốn nghe thì bảo anh nới làm gì.
- Đền Vạn Niên đẹp thật.
Lâm Hạnh Hoa dường như đang suy nghĩ. Cô tiến lại gần nói với Triệu Ngư ý kiến của anh giống hệt như những thuật ngữ của người theo đạo Phật. Anh đừng giải thích vội, để em suy nghĩ thêm xem sao.
Triệu Ngư liếc nhìn cô. Anh muốn hút thuốc nhưng trong tay chỉ có cái vỏ bao không.
Mặt trời đã xuống đến lưng chừng núi, phía Tây chỉ còn một màu hồng nhạt. Hương vị các món ăn từ dưới nhà bay lên, hình như một món thịt rán nào đó. Một món thịt, với một bình rượu... lát nữa anh và Lâm Hạnh Hoa sẽ cùng ăn, cùng uống. Ngồi với nhau suốt cả buổi tối vẫn chưa thể nói hết những lời muốn nói. Vẫn còn một buổi sáng mai nữa. Ồ, còn ngày hôm sau nữa chứ. Ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Cuộc đời có nhiều điều kỳ lạ, Lâm Hạnh Hoa trong chuyến đi Cầu Khê, Lâm Hạnh Hoa hôm nay, mối tình đồng chí thật đẹp đẽ. Triệu Ngư chưa uống rượu mà đã say khướt.
Lâm Hạnh Hoa im lặng trong giây lát rồi ngẩng đầu lên nói với Triệu Ngư:
- Em biết rồi.
- Biết rồi, cô thử nói cho tôi nghe nào. - Triệu Ngư bảo.
- Chúng ta về phòng thôi. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Nói ở đây không tiện à? - Triệu Ngư cười bảo.
- Anh đã nói ra thuật ngữ đó, chẳng lẽ em lại không hiểu hay sao.
Triệu Ngư nghĩ: Chúng ta về phòng thôi...
Gọi là thuật ngữ của Triệu Ngư có nghĩa là sự cảm thụ trong từng giây, từng phút của anh, Lâm Hạnh Hoa đã dùng câu nói đó để đối đáp lại với anh là hợp lý. Lâm Hạnh Hoa vịn tay vào vai Triệu Ngư trở về phòng.
Người phục vụ đem cơm lên, quả nhiên có món thịt rán. Theo thói quen ở Tứ Xuyên thịt rán phải nửa nạc, nửa mỡ, rán cháy cạnh ăn mới ngon, gia vị ngấm vào rồi bốc mùi thơm. Triệu Ngư vừa nếm một miếng đã khen ngon, ở nhà, anh thường vào bếp tự tay rán thịt. Thịt rán là món ăn hàng ngày đồng thời cũng là món ăn khoái khẩu của người Tứ Xuyên. Trên bàn chỉ có một đĩa thịt rán, còn các món khác đều là sản vật của rừng, không hề có đồ biển. Uống rượu nhắm thịt rán là nhất rồi còn gì. Lâm Hạnh Hoa bảo người phục vụ đưa lên hai chai rượu loại ngon nhất. Cô nói: Lúc đi vào rừng bắt bướm với Tiểu Yêu, cô cũng đã uống hai ngụm loại rượu này, Tiểu Yêu cũng uống, còn lại bao nhiêu, Hoàng Duy uống sạch.
- Hoàng Duy là vua rượu đấy, uống vài chén chẳng nhằm nhò gì đâu - Triệu Ngư nói.
Hai người chạm cốc rất mạnh. Có một người đàn ông đi qua cửa phòng nhìn vào, Lâm Hạnh Hoa cố lê chân ra đóng cửa. Đèn bật sáng, rọi chiếu trên khuôn mặt ửng hồng của cô. Bên ngoài, hoàng hôn đang dần buông, ánh triều dương giữa núi rừng trông thật mê li. Lâm Hạnh Hoa nói:
- Lên núi, xuống dốc anh đều giúp đỡ em, là một hướng dẫn viên du lịch, em muốn làm tròn nhiệm vụ ở mức cao nhất, hà cớ gì lại bỏ qua cảnh đẹp nơi đây? Ăn cơm xong, chúng ta đi dạo một chút.
- Nhưng chân cô... - Triệu Ngư nói.
- Thì anh dìu em, có sao đâu. - Lâm Hạnh Hoa cắt lời. - Tiếc quá hôm nay không được đi Kim Đỉnh. Cám ơn anh đã ở nhà chăm sóc em.
- Hàng trăm năm cô mới bị tai nạn một lần. - Triệu Ngư cười bảo.
- Đây là lần đầu tiên em bị trẹo chân đấy. Nào, uống đi, hôm nay phải uống thật say mới được.
- Đừng uống say.
- Tại sao lại không uống say? Đến đây có phải dễ đâu. Mai anh đã về rồi, có lẽ vài tháng nữa cũng chưa gặp lại nhau được đâu.
Triệu Ngư im lặng. Lâm Hạnh Hoa gọi điện thoại bảo người phục vụ đem thêm hai đĩa thịt rán và hai bình rượu nữa. Lần này Triệu Ngư uống rất nhanh, anh học cách uống của Hoàng Duy, tu một hơi hết nửa bình. Uống hết phần rượu của mình, anh lại lấy bình rượu của Lâm Hạnh Hoa uống. Lâm Hạnh Hoa nói:
- Đừng trổ tài kiểu ấy, em say thì không sao nhưng nếu anh say thì cả hai chúng ta sẽ lăn quay xuống chân núi mất.
- Cô lại xem thường Lâm Giáo Đầu tôi rồi, uống vài bình rượu đã bõ bèn gì. - Triệu Ngư cười còn Lâm Hạnh Hoa ngơ ngác: Lâm Giáo Đầu? - Triệu Ngư lại nói: - Hồi học ở trường trung học, mọi người gọi tôi là Lâm Sung Giáo Đầu đấy.
- Em là Lâm Y Đầu, còn anh là Lâm Giáo Đầu, đúng là truyện Hồng lâu mộng gặp truyện Thủy Hử. - Lâm Hạnh Hoa cười bảo.
- Cô là chiếc áo nhung cổ bẻ. - Triệu Ngư nhìn Lâm Hạnh Hoa nói.
- Anh là... khó quên. - Lâm Hạnh Hoa nhìn Triệu Ngư nói.
- Cô say rồi ư? Cứ mỗi người nói một câu, lải nhải mãi có mà loạn mất.
Triệu Ngư định cúi xuống gắp một miếng thịt, rồi lại dừng tay. Anh ngơ ngác như người mất hồn. Người đàn ông được mệnh danh là khúc gỗ đã thay đổi hẳn, khúc gỗ đã chìm xuống nhường chỗ cho sự lãng mạn tình ái nổi lên. Cảnh thần thiên ở Nga Mi Sơn, đền Vạn Niên như trong giấc mộng đã gây xúc động trái tim anh?
Thực tâm mà nói, anh si mê Lâm Hạnh Hoa quá đi rồi.
- Sao anh chẳng nói năng gì, cứ ngây người ra như thế? - Lâm Hạnh Hoa nâng bình rượu lên cười bảo.
- Hết rượu rồi. - Triệu Ngư nói.
- Thương hại quá nhỉ, Lâm Giáo Đầu mà lại không có rượu uống. Bình rượu này em chia làm đôi, anh uống một nửa, em uống một nửa. - Lâm Hạnh Hoa nói.
Lâm Hạnh Hoa tu một hơi, rồi đưa cho Triệu Ngư. Anh giữ luôn bình rượu, không trả cho Lâm Hạnh Hoa nữa. Lâm Hạnh Hoa nói:
- Chơi như thế không đẹp, người ta tin thì mới đưa cho anh chứ.
- Thế này vậy, tôi và cô đều không uống nữa.
- Phải uống chứ. Em và anh oẳn tù tì xem.
- Cô là chuyên gia về lĩnh vực này, tôi làm sao địch nổi. - Triệu Ngư nói.
- Địch không nổi càng tốt chứ sao, chẳng phải anh đang muốn uống rượu là gì. - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Đừng đánh lừa tôi, tôi mà thua thì đời nào cô cho tôi uống.
- Làm gì đến nỗi thế. - Lâm Hạnh Hoa cười bảo.
Nhằm đúng lúc Lâm Hạnh Hoa sơ ý, Triệu Ngư đưa bình rượu lên miệng uống ừng ực, Lâm Hạnh Hoa vội giằng lấy bình rượu. Hai người kẻ giằng, người giữ. Lâm Hạnh Hoa cố giằng lấy bình rượu để tỏ rõ tính hiếu thắng của mình. Còn Triệu Ngư thì khăng khăng giữ chặt bình rượu. Chiếc bàn ăn đung đưa. Cả hai đều đã ngấm men, thử hỏi còn cái gì không đung đưa. Nếu cứ giằng co nhau mãi, rút cuộc bình rượu sẽ trở thành bức bình phong: Đêm nay sẽ ra sao đây? Ngủ cùng giường, cùng gối ở Nga Mi Sơn... Triệu Ngư buông tay ra, Lâm Hạnh Hoa giằng lấy chai rượu uống một hơi hết sạch.
Họ xuống nhà ngắm cảnh hoàng hôn. Lâm Hạnh Hoa đi thử một mình, chân cô đi khập khễnh từng bước một, trông chẳng khác gì Thương Nữ đi vòng quanh đống lửa hồng hôm mồng bốn tháng Năm. Triệu Ngư nghĩ: Lâm Y Đầu... xem ra chỗ nào cũng toàn là hoa cúc, hoa quế tỏa hương thơm ngát...
Có vài ba khách du lịch cũng đang đi dạo chơi, từng đám mây trên trời đang từ từ chuyển động. Trời sao vằng vặc.
Cửa phòng chính của đền thờ đã đóng lại, các tăng ni đang cầu kinh. Lâm Hạnh Hoa kéo Triệu Ngư vòng về phía sau đi vào nơi làm lễ. Họ quỳ xuống trước điện chắp tay khấn vái. Phía trước là mấy hòa thượng đang đọc kinh Phật. Lâm Hạnh Hoa ghé sát vào tai Triệu Ngư khẽ nói: - Người ta tụng kinh theo tiếng Phạn ở Nga Mi Sơn đấy. Vào những ngày lễ quan trọng của đạo Phật còn có cả hòa tấu giữa các nhạc cụ như xinh tiền, trống, sáo, tiêu, mõ nữa đấy, - tiếng tụng kinh trầm bổng rất trang nghiêm. Triệu Ngư ngước mắt nhìn pho tượng đồng Phổ Hiền, lẩm bẩm nói những lời thành kính.
Một hòa thượng liếc mắt nhìn Lâm Hạnh Hoa, tủm tỉm cười, bảo cô hãy gõ mõ tụng kinh đi. Vị hòa thượng già liếc nhìn vị hòa thượng trẻ. Vị hòa thượng trẻ lại tiếp tục nhắm mắt tụng kinh nhưng không gõ mõ.
Khi ra khỏi nơi tụng kinh, trời đã tối, chỉ còn rất ít khách đi dạo. Ánh trăng rọi chiếu càng làm cho đền Vạn Niên trở nên tôn nghiêm hơn. Lâm Hạnh Hoa dừng lại nói: - Ngày mai chú phó giám đốc và mấy người kia về, vẫn phải đi bộ ra đền Hổ Phục, ăn cơm chiều ở đó rồi về Thành Đô cũng chưa muộn. - Triệu Ngư gật đầu. Anh biết khả năng ăn cơm chiều ở đền Hổ Phục khó xảy ra, vì Lý Tiến đã có kế hoạch mời cơm khách ở Thành Đô để hôm sau khách ra sân bay trở về Sơn Đông.
Xuống khỏi thềm, Lâm Hạnh Hoa lại vịn tay vào vai Triệu Ngư.
Trăng đã lên cao, bể nước đón trăng lung linh như một chiếc gương đồng. Tiếng ếch nhái lại hòa tấu văng vẳng bên tai.
Lâm Hạnh Hoa định nói gì, xong lại thôi. Triệu Ngư ngẩng mặt lên trời ngắm trăng. Anh thầm nghĩ: Trời không lên tiếng thì người còn biết nói gì. Tâm tư đành gửi cho gió, tình cảm đành gửi lại trời.
Cả hai người đều xúc động, tim đập như trống dồn.
Xúc động lại gặp xúc động, cả hai đều bắt nguồn từ một ý nghĩ. Rõ ràng là hai con người, nhưng trong thực tế chỉ là một. Chiếc áo nhung cổ bẻ... thân thể vẫn là thân thể, chẳng có gì có thể che kín được. Triệu Ngư bỗng nhớ đến đêm ngủ cùng giường nhưng hai người vẫn không trở thành một. Sức mạnh của hai nhập thành một quá lớn. Giữa họ lẽ ra phải là hai vật có sức hút lẫn nhau, nhưng đêm đó định luật lực học đã không phát huy tác dụng, đồng thời lại phát sinh lực đẩy. Tuy chưa có bằng chứng để chứng minh trong vũ trụ có những điều kỳ diệu đến thế, nhưng có thể khẳng định các loại lực vừa đơn giản, vừa phức tạp. Quy luật âm dương đôi khi cũng trở nên khó hiểu.
Triệu Ngư vốn là người nhạy bén trước mọi hiện tượng, nhưng giờ đây anh đang trở thành một chàng ngốc.
- Chúng ta về thôi, - Lâm Hạnh Hoa nói.
Trên đường về, họ không nói với nhau nửa lời. Một sự im lặng đáng sợ.
Về thôi... hai từ này bỗng nhiên lại mang một nghĩa khác. Cùng đi, cùng về, luôn như hình với bóng bên nhau. Họ trở về với căn phòng, với sa lông, với chiếc giường... Hai từ "trở về" là khởi điểm của niềm vui lúc ẩn lúc hiện trong trái tim họ.
Lúc này đây, chính là lúc tích tụ: trời, đất, người, thần. Hai tiếng "trở về" như một bức tranh của bao niềm vui sướng... Nếu trời có tình thì trời cũng sẽ phải già đi, con người thọ một trăm năm, còn tuổi thọ của trời là bao nhiêu? Phải hàng tỉ tỉ năm...
Lâm Hạnh Hoa tự đi lên gác, Triệu Ngư đi phía sau và luôn có ý sẵn sàng dìu cô. Thấy chân Lâm Hạnh Hoa đã đỡ, tinh thần anh bớt căng thẳng hơn. Hai người về đến cửa phòng, Triệu Ngư lấy chìa khóa mở cửa.
Khi vừa bước vào phòng, Triệu Ngư nói câu gì đó mà cô quên mất, nói đúng hơn, cô nghe không rõ nhưng không hỏi lại, cô chỉ nhìn Triệu Ngư cười, nụ cười gượng gạo. Bên ngoài, rừng cây tối om.
Triệu Ngư bật ti vi xem.
Ngồi đi văng hay ngồi trên giường? Đây là một vấn đề.
Cả hai người cùng lưỡng lự.
Lâm Hạnh Hoa ngồi dưới đèn, Triệu Ngư bước đến bên cửa sổ. Tiếng trong ti vi sao mà xa lạ với anh đến thế. Sự yên lặng chết tiệt này, anh thấy khó xử quá.
Tình yêu bao giờ cũng vậy. Vào một đêm mưa mùa Đông mười hai năm về trước, trong vườn cây ngô đồng, tình yêu và do dự, nhịp đập của hai trái tim và những điều không dám nói ra. Thương Nữ... cái tên đáng yêu biết bao, tuy người chưa xuất hiện nhưng lòng đã mê say.
Chỉ có một mình Lâm Hạnh Hoa ở trong phòng.
Tại sao cô lại đứng mãi thế? Nhưng Triệu Ngư cũng nên tự hỏi mình như vậy.
Sự im lặng đáng sợ.
Quay người lại đã khó, hừ thở cũng khó. Tuy tim đập như trống dồn nhưng máu lại khó lưu thông đến tứ chi, thế là...
Tay chân lạnh buốt.
Triệu Ngư thấy người hơi run run. Suốt mười năm nay anh chưa gặp trường hợp nào như thế này. Dường như anh không còn là Triệu Ngư.
Lâm Hạnh Hoa cúi xuống nhìn cái chân đau, không nhìn Triệu Ngư. Âm thanh ti vi ngày càng xa vời. Căn phòng chỉ rộng khoảng mười hai mét vuông kê một chiếc đi văng và một chiếc giường. Giường là cái gì? Giường... vấn đề này có thành vấn đề không? Ai sẽ ngầm hỏi như vậy? Triệu Ngư hay Lâm Hạnh Hoa?
Triệu Ngư muốn hút thuốc nhưng thuốc đã hết. Lâm Hạnh Hoa ngồi như mọc rễ dưới đất. Nếu có ai đi qua ngoài cửa chắc chắn cũng sẽ ngạc nhiên: cặp tình nhân trong căn buồng này khiến người ta thật khó quên. Nếu chụp tấm ảnh thì chắc chắn tấm ảnh sẽ trở thành kỷ vật quý về tình yêu nhân loại, ngay cả người ngoài hành tinh cũng phải ngạc nhiên. Có một cái gì đó như một màn sương bao phủ trong căn phòng nhỏ, dày đặc trong rừng sâu, trên cành cây, ngọn cỏ.
Triệu Ngư cũng ngồi bất động. Lâm Hạnh Hoa liếc nhìn anh.
Nhưng mọi chuyện vẫn không xảy ra. Người đàn ông được mệnh danh là khúc gỗ dường như vẫn chỉ ngồi hóng gió, còn người đàn bà đẹp chỉ trố mắt nhìn. Người đàn ông kiên trì im lặng. Có lẽ chắc vài phút nữa cũng chẳng xảy ra chuyện gì. Đương nhiên Triệu Ngư là vô sự, nhưng với Lâm Hạnh Hoa ai dám bảo rằng cô cũng vô sự.
Lúc này sức mạnh tình yêu đang bị một lực khác ngăn cản, hai bên mới chỉ xuất phát từ số không. Im lặng, bất động, lắng đọng. Chỉ có một thứ duy nhất là trong trạng thái lưu động: thời gian. Thời gian sẽ phá vỡ sự lắng đọng. Tuy người đàn ông và người đàn bà không nói gì với nhau, nhưng thời gian sẽ nói lên tất cả. Thời gian sẽ lặp đi lặp lại, sẽ thường xuyên xuất hiện chỉ với hai chữ: thay đổi.
Triệu Ngư thở mạnh một hơi. Dường như anh đã trở lại trạng thái bình thường. Anh lẩm bẩm một câu gì đó, dường như là thuốc lá thì phải. Anh quay người lại, cố gắng giữ vẻ bình tĩnh nhìn Lâm Hạnh Hoa... Anh nói: Tôi xuống nhà mua bao thuốc.
Triệu Ngư định đi qua chỗ Lâm Hạnh Hoa để thăm dò thái độ nhưng không thành công. Lâm Hạnh Hoa quay ngoắt người, khiến anh phải dừng lại, hai người mặt đối mặt. Triệu Ngư muốn qua loa cho xong chuyện, anh định nói vài câu nhưng chưa kịp nói đã thấy Lâm Hạnh Hoa rơm rớm nước mắt. Lâm Hạnh Hoa gục đầu vào người Triệu Ngư, nước mắt rơi lã chã. Hai khuôn mặt áp lại gần nhau, đôi môi mềm mại, hàm răng trắng muốt cũng xích lại gần nhau. Dường như lúc này trên trái đất chỉ có duy nhất đôi môi. Sự chuyển động của đôi môi chẳng khác gì sự di chuyển của các thiên thể, chúng dần dần áp sát vào nhau... hôn nhau, không còn từ nào để khắc họa sinh động hơn thế nữa. Thương Nữ ơi, Thương Nữ ơi, anh đang ở trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc...
Triệu Ngư đón nhận nụ hôn của Lâm Hạnh Hoa, tiếp đó, anh ghì chặt Lâm Hạnh Hoa vào người, hai người chuyển động dưới ánh đèn.
Thời gian dần trôi như một đặc công đã hoàn thành nhiệm vụ.
Hai cái lưỡi luôn quấn quýt không rời nhau.
Ôi, Thương Nữ...
Lâm Hạnh Hoa thở dài một tiếng, rồi lại hôn lấy hôn để Triệu Ngư. Nước mắt cô lại tuôn trào. Đây là giờ phút cô cảm thấy hạnh phúc nhất. Nếu dùng từ say đắm để miêu tả, e rằng sẽ chưa đủ.
Cuộc sống của con người là thế. Cái gì đến đã đến, hãy sẵn sàng tiếp nhận nó, không việc gì phải lảng tránh. Lâm Hạnh Hoa mắt nhắm nghiền, còn Triệu Ngư thì lại mở to đôi mắt, hết hôn môi, lại hôn lên cái mũi dọc dừa của Lâm Hạnh Hoa. Triệu Ngư có đôi chút hốt hoảng, nhưng chưa đến nỗi rối trí, anh còn đủ tỉnh táo để suy nghĩ về các vấn đề khác. Anh biết rõ có một việc đã đi vào lịch trình, không thể nào thay đổi được.
Hôn có nghĩa là động tác duy nhất, song đồng thời lại chỉ là một khâu trong hàng loạt các động tác, hôn mới chỉ là màn mở đầu. Thực ra, các động tác khác cũng đã diễn ra. Triệu Ngư hôn điềm tĩnh, đó là đặc điểm tính cách của anh. Nước bọt giống như dòng nước khoáng. Càng hôn càng mê say, anh biết mình đang làm gì. Khi hai tâm hồn đã hòa nhập thì nụ hôn là biểu hiện quý giá nhất. Hai đôi giày thể thao vẫn từ từ di chuyển dưới mặt đất, chưa vội vã lên giường. Trên màn hình ti vi đang xuất hiện những gì, anh không cần biết. Trong lúc say sưa ôm hôn Lâm Hạnh Hoa, Triệu Ngư lại nghĩ: Có lẽ đêm nay sẽ thức trắng mất.
Trên màn hình ti vi xuất hiện cảnh một chiếc máy bay đâm vào tòa nhà chọc trời, tiếp theo lại một chiếc nữa đâm vào tòa nhà cao tầng bên cạnh. Triệu Ngư nghĩ có lẽ đây là bộ phim quay về cảnh hỏa hoạn chăng? Bộ phim quay rất giỏi, giống hệt như thật. Đây là bộ phim Mỹ, người Mỹ thường thích những cảnh giật gân. Trên màn hình, tiếng người phát thanh viên sang sảng, Triệu Ngư nghe rất rõ: Tòa tháp đôi bị...
Triệu Ngư giật mình đánh thót: Nước Mỹ bị tấn công?
Lâm Hạnh Hoa nhìn lên màn hình. Họ buông nhau ra. Trên màn hình hiện rõ chiếc máy bay chở khách lao thẳng vào tòa tháp đôi những mảnh vụn bắn ra tung tóe. Tòa tháp đôi nghiêng ngả, dân chúng sợ hãi, chạy loạn xạ.
Triệu Ngư thở dài: Tòa tháp đôi New York cao trên bốn trăm mét, nay đã sụp đổ tan tành. Anh nghĩ: Người Mỹ bị tấn công nói lên điều gì? Không cần phải nói ra, mọi người cũng đã rõ.
Liệu có khả năng chuyển hướng giá trị không? Triệu Ngư lắc đầu. Trực giác mách bảo anh rằng sự việc sẽ trở nên phức tạp hơn, sức mạnh của người Mỹ sẽ còn bị thử thách.
Triệu Ngư ngồi ở thành giường.
- Thật là khủng khiếp quá... - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Những sự kiện khủng khiếp hơn vẫn còn ở phía sau.
- Người Mỹ sẽ trả thù.
- Trả thù sẽ lại dẫn đến trả thù.
- Thật chẳng ra làm sao cả. - Lâm Hạnh Hoa thở dài.
Triệu Ngư muốn hút thuốc.
Họ dắt nhau xuống nhà, đền Vạn Niên tĩnh mịch dưới ánh trăng. Triệu Ngư đến bên quầy mua thuốc, Lâm Hạnh Hoa đứng bên cạnh anh. Thương Nữ từ Thành Đô gọi điện đến, nói chuyện đến mấy phút về tin tức vừa rồi trên ti vi. Thương Nữ rất xúc động. Triệu Ngư cũng xúc động, song xúc động trong bình tĩnh. Lâm Hạnh Hoa đã nghe rõ tiếng Thương Nữ. Họ trở về phòng, hai người ngồi lại ở phòng Triệu Ngư đến tận đêm khuya, họ lại ôm nhau hôn thắm thiết. Sau đó Lâm Hạnh Hoa trở về phòng mình, khóa cửa lại.
Triệu Ngư vừa đặt mình lên giường đã ngủ ngay.
Ngày hôm sau Triệu Ngư dậy rất sớm, vừa mở mắt ra đã thấy hai con sóc nhảy nhót trên cành cây kêu chít chít. Rửa mặt xong, anh bước ra ngoài, ánh nắng ban mai vừa xuất hiện, những người già đang tập thái cực quyền. Anh chạy thong thả trên con đường trải đá, chân dẫm lên lá khô kêu sột soạt. Không khí trong rừng thật dễ chịu. Qua khỏi cổng chùa, ngước mắt nhìn lên, bầu trời một màu xanh lam, núi rừng điểm màu hoa đỏ, các hòa thượng đóng lên những tiếng chuông đầu tiên trong ngày.
Triệu Ngư đến bên cây quế. Đêm qua... anh nghĩ.
Thực ra anh không cần phải nghĩ. Hai chuyện va chạm khác nhau trong đêm qua, đợi sau này sẽ giải quyết.
Lâm Hạnh Hoa đã dậy, cô đứng ở hành lang nhìn Triệu Ngư. Triệu Ngư chạy lại chỗ cô.
- Ồ - anh cười. - Xin chào buổi sáng.
Lâm Hạnh Hoa lại rơm rớm nước mắt.
Triệu Ngư ôm chầm lấy Lâm Hạnh Hoa, vỗ vào vai cô.
- Ta đi ăn sáng thôi, - cô nói. - Xuống nhà ăn hay gọi người phục vụ đem lên hả anh?
- Thế nào cũng được. - Triệu Ngư nói.
Người phục vụ đưa món ăn sáng lên gồm có mì, trứng gà, sữa đậu nành. Lâm Hạnh Hoa bóc trứng bỏ vào bát mì của Triệu Ngư. Triệu Ngư gắp rau, nhũ đậu vào bát của Lâm Hạnh Hoa. Họ vừa ăn vừa nghe thời sự buổi sáng, xem xong những hình ảnh tòa tháp đôi ở New York bị tấn công, Lâm Hạnh Hoa liền tắt máy. Cô hỏi Triệu Ngư:
- Mì có ngon không?
- Cũng tạm được. Chất lượng kém hơn tôi tự làm, không thơm bằng.
- Em biết anh thích ăn ớt, lần trước ở Nhân Thọ...
- Tôi vẫn chưa thấm vào đâu, bạn tôi ở Mi Sơn tên là Hỷ Nhi mới nổi tiếng là người ăn nhiều ớt.
- Anh có hay về Mi Sơn không? - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Có. - Triệu Ngư gật đầu.
- Nghe nói ở Mi Sơn có một số cảnh đẹp nhưng chưa được đi - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Cô vẫn chưa đi thăm đền Tam Tô à? Sau này, tôi sẽ đưa cô đi - Triệu Ngư cười bảo.
- Nói lời phải giữ lời đấy nhé! - Lâm Hạnh Hoa bảo.
- Chắc chắn là như vậy rồi.
- Em không ăn nổi nữa rồi. - Lâm Hạnh Hoa nhìn vào bát mì của mình bảo.
- Bỏ đi thì phí quá, để tôi ăn nốt cho. - Triệu Ngư nói.
Triệu Ngư bưng bát mì ăn, Lâm Hạnh Hoa nhìn anh, mắt lại rớm lệ. Cô đưa khăn giấy cho Triệu Ngư, anh cầm lấy lau nước mắt cho cô, anh cười bảo:
- Đúng là Lâm Y Đầu...
Hai người quấn quýt bên nhau, thoáng một cái đã mười một giờ trưa. Hoàng Duy gọi điện về bảo rằng phó giám đốc quyết định ăn cơm trưa ở đền Báo Quốc, sau đó lên đường trở về Thành Đô. Triệu Ngư tắt máy. Lâm Hạnh Hoa hỏi: Các anh không ăn cơm chiều à?
Cô cứ nghĩ còn mấy tiếng đồng hồ nữa mới chia tay, ai ngờ phút chia tay đã cận kề. Cô đứng ngẩn người hồi lâu. Một lúc sau Hoàng Duy lại gọi điện về nói rằng mười phút nửa xe về đến bãi đỗ ở đền Vạn Niên, họ không lên phòng khách nữa, đề nghị Triệu Ngư và Lâm Hạnh Hoa xuống chờ họ ở bãi đỗ xe.
Lâm Hạnh Hoa không nói gì, kéo tay Triệu Ngư đi. Triệu Ngư cũng không hỏi cô là đi đâu. Xuống đến tầng dưới, hai người đi sóng đôi nhau, chân Lâm Hạnh Hoa đã khỏi hẳn. Khi đi qua bồn hoa cúc, cô ngắt hai bông, một đưa cho Triệu Ngư, một giữ lại cho mình. Triệu Ngư cài bông hoa vào túi ngực, anh muốn ngực mình sẽ ấm áp hơn.
Lâm Hạnh Hoa muốn vào điện thờ.
Họ quỳ trước tượng Phật tổ Như Lai. Lâm Hạnh Hoa ngước nhìn tượng Phật, nước mắt lại tuôn trào. Triệu Ngư chắp hai tay, trong lòng trào lên nỗi đau xót ngọt ngào. Phải chăng Lâm Hạnh Hoa cầu khẩn Phật tổ phù hộ hoặc chứng kiến cho mình? Trong khi đó, Triệu Ngư lại thản nhiên ra khỏi Phật đường, quay lại nhìn tượng tổ không mảy may xúc động.
Hai người dắt tay nhau ra khỏi cổng chùa, trời quang, mây tạnh.
Hai giờ chiều, họ chia tay nhau, Triệu Ngư lên xe đưa khách về Thành Đô. Lâm Hạnh Hoa vẫy chào tạm biệt. Cô nhớ lại hình ảnh năm tháng trước, khi cô bước lên xe đường trường trở về cơ quan, Triệu Ngư cũng đứng bên đường vẫy tay tạm biệt cô.
Say Sắc Say Sắc - Lưu Tiểu Xuyên Say Sắc