Tôi biết giá trị của thành công: cống hiến, làm việc chăm chỉ, và sự hy sinh không cần bù đắp cho những việc bạn muốn nó xảy ra.

Frank Lloyd Wright

 
 
 
 
 
Tác giả: Nguyệt Quan
Thể loại: Lịch Sử
Số chương: 1328 - chưa đầy đủ
Phí download: 28 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 881 / 7
Cập nhật: 2017-09-24 22:38:00 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1212: Trở Về
ý Long Cơ biết rằng cô mẫu Thái Bình nhiều năm như vậy đã tạo nên một thế lực khá lớn, từ khi phụ hoàng đăng cơ đến giờ, thế lực của cô mẫu càng khiến cho người ta kinh ngạc về sự lớn mạnh, nhưng cô mẫu rốt cuộc vì sao lại có trong tay quyền lực lớn như vậy, dự đoán của Lý Long Cơ vẫn thiên về hướng lệch lạc.
Tể tướng Vi An Thạch đã bị công chúa Thái Bình đuổi ra khỏi triều, để trấn an công chúa, Lý Đán đã phải đuổi Diêu Sùng và Tống Cảnh ra khỏi kinh thành. Thái Bình công chúa ngày trước lúc chọn tể tướng thì tương đối chú ý đến tài cán của họ và dư luận của bên ngoài cho nên không muốn quá nhiều người nhà ngoài tham dự vào chuyện triều chính.
Từ khi Diêu Sùng và Tống Cảnh phải chịu thiệt thòi, công chúa Thái Bình khi ở trên triều đã không còn e dè nữa, chỗ ba vị tể tướng còn trống đều đã được nàng bố trí người của mình. Trong triều có bảy vị tể tướng thì trong đó có tới năm vị là môn hạ của công chúa, văn võ bá quan trong triều thậm chí đến cấm quân cũng bị Thái Bình bố trí người của mình vào.
Kết quả là sau khi công chúa Thái Bình phụng chỉ rời kinh về Bồ Châu, văn võ bá quan trong triều bắt đầu chểnh mảng, lười nhác. Vị Thái tử giám quốc Lý Long Cơ này cuối cùng đã rơi vào cảnh ngộ không có lệnh thì không được xuất cung, văn võ trong triều cũng không dám kháng chỉ, nhưng nếu muốn kéo dài thời gian hoặc là luồn lách thì cũng không có gì khó.
Lý Long Cơ không có dã tâm, lại giống như đầu bị ngập trong bùn, bị bùn làm cho ngạt đến mức không thể nổi, tay chân thì không thể điều khiển linh hoạt được, dù sao đi nữa thì Lý Long Cơ vẫn là một thanh niên còn trẻ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm, đối diện với cô mẫu – một người có dã tâm, không từ một thủ đoạn nào cả thì gã vừa buồn vừa có chút oán giận, bất đắc dĩ lắm mới thỉnh cầu lên hoàng thượng từ chức Thái tử.
Lý Đán không bận tâm đến chuyện chính sự, trong thâm cung vui vẻ, an lạc, sự thấu hiểu đối với nỗi khổ tâm của con trai thì lại có hạn, cho nên lập tức từ chối yêu cầu của Lý Long Cơ. Từ khi công chúa Thái Bình trở về Bồ Châu, việc sử phạt, miễn nhiệm quan viện lục phẩm trở lên đều do Lý Đán tự mình giải quyết. Lý Đán là một người không giỏi trong về phương diện chịu khổ, thấy đứa con của mình muốn từ bỏ ngôi vị Thái tử, laị sợ bên ngoài điều tiếng, cho nên vì để tránh lại phát sinh ra những chuyện ngoài ý muốn, Lý Đán đã triệu tập hội nghị với sự tham dự của các quan từ tam phẩm trở lên đề xuất việc nhường ngôi.
Trước mặt các vị đai thần, Lý Đán tuyên bố:
- Trẫm là người không màng vinh hoa phú quý, không coi làm vạn thừa là cao quý. Từ khi mẫu hậu làm hoàng đế đã bỏ đi ngôi vị Thái tử, tiên đế lại khéo léo từ chối lời đề nghị của hoàng thái đệ, nay trẫm xưng đế phần vì mệt mỏi chuyện chính sự nên muốn truyền ngôi cho Thái tử, không biết ý các khanh thế nào?
Các vị đại thần nghe xong, ai cũng ngơ ngác nhìn nhau, không biết hoàng thượng đang nói giỡn hay nói thật, đối diện với một vấn đề nhạy cảm như thế này, các vị đại thần ủng hộ cho Thái tử đương nhiên là không dám nhiều lời, các vị đại thần ủng hộ cho công chúa Thái Bình cũng càng không dám có ý phản đối, chúng đại thần im lặng hồi lâu, không ai dám lên tiếng, thấy vậy Lý Đán sốt sắng hỏi lại:
- Các khanh thấy như thế nào?
Điện Trung Thị Hòa Phùng Nghiêu không phải là quan tam phẩm nhưng vì là chức quan đặc thù nên vẫn được tham dự vào buổi họp này, nhìn thấy mấy vị đại thần không ai nói gì, y vốn là người có chức nhỏ lời nói không mấy trọng lượng nhưng lại không hiểu ý tứ của mấy người kia nên hồn nhiên đáp lại hoàng thượng:
- Bệ hạ vẫn chưa lớn tuổi, lại đăng cơ chưa lâu, vừa mới thu phục được lòng của bách tính thiên hạ, sao hoàng thượng phải vội vàng tính đến chuyện thoái vị, thần cho ràng không nên.
Đã có người tiên phong, đám người kia đã thoải mái hơn nhiều nên dễ dàng mở lời, đầu tiên là phe của công chúa Thái Bình lên tiếng phản đối. Lý Đán thấy chúng thần ra sức phản đối thì trong lòng lại cảm thấy không vui. Thấy có quá nhiều người phản đối nên Lý Đán cùng không tiện cứ giữ khư khư ý kiến của mình, đành phải thuận theo số đông. Nhưng ngay ngày hôm sau Lý Đán vẫn hạ chỉ tuyên bố Thái tử sẽ cùng Lý Đán giải quyết chính sự, hơn thế việc bổ nhiệm và miễn nhiệm quan ngũ phẩm trở xuống sẽ do Thái tử toàn quyền quyết định, còn việc bổ nhiệm và miễn nhiệm quan ngũ phẩm trở lên thì đều phải thương nghị trước với Thái tử, sau đó báo lại cho ông.
Đến nước này, Lý Đán chẳng khác gì đem toàn bộ quyền lực trước kia giao cho công chúa Thái Bình giao lại cho Lý Long Cơ, cục diện chính trị bây giờ lại cam go giống như trước. Chính là vì đám người của công chúa Thái Bình bằng mặt không bằng lòng nên thánh chỉ của Lý Đán khó mà quán triệt được, chuyện tranh đấu chốn quan trường là không thể nào dựa vào vũ lực được, điều này cũng khiến cho Lý Long Cơ phải bó tay.
Nếu như muốn thay đổi quy tắc trong chốn quan trường thì phải có lực lượng rất mạnh để đả kích lại đám người của công chúa Thái Bình. Tuy bây giờ công chúa đã trở về Bồ Châu, nhưng sớm muộn gì thì cũng sẽ hồi kinh, hơn nữa chỉ dựa vào địa vị của nàng trong lòng hoàng thượng thì Lý long Cơ có ăn gan hùm cũng không dám trở mặt với cô mẫu của mình, hơn nữa cho dù gã làm bất cứ việc gì thì bảy vị Tể tướng trong Chính sự đường đều là môn hạ của Thái Bình, gã muốn điều chỉnh quan lại cấp cao cũng phải thông qua.
Đại Đường trong suốt thời gian qua đã lãng phí mất bốn tháng, trong bốn tháng cả triều đình luôn trong trạng thái ngưng trệ, ứ đọng, may mà Đại Đường là một cường quốc, cứ dựa vào quy tắc cũ mà vận hành thì trong vòng một năm cũng không xảy ra việc gì quá nghiêm trọng. Nếu như không có xảy ra việc ngòai ý muốn, loại cục diện hiện nay vẫn có thể kéo dài thêm vài tháng, đến khi mà Lý Long Cơ không thể nhẫn nhịn được nữa và sử dụng những thủ đoạn mang tính tiêu cực, hoặc là công chúa Thái Bình đã chuẩn bị sẵn sàng phát động tiến công toàn diện để đối đầu với Lý long Cơ. Nhưng có một chuyện không ngờ đã xảy ra khiến cho cục diện phát sinh biến hóa: Võ Du Kỵ chết.
Võ Du Kỵ đến Bồ Châu không lâu thì bị nhiễm bệnh, ban đầu thì không có gì nghiêm trọng cả, nhưng sau một thời gian điều trị không có tiến triển gì cả, bệnh tình thì cứ càng ngày càng nặng, cuối cùng thì dẫn đến cái chết.
Sau khi tin tức được lan truyền ra ngoài, thì Lý Đán một vị hoàng đế có thể nói là tắc trách nhưng lại vô cùng coi trọng tình nghĩa đã lập tức phong Võ Du Kỵ làm Định Vương, ra lệnh cho con trai trưởng của công chúa Thái Bình tiếp tục kế thừa vương vị, người con trai thứ hai và thứ ba cũng được phong làm Quận vương để thể hiện hoàng ân của Lý Đán, chưa hết, Lý Đán còn lập tức hạ chỉ nghênh đón công chúa Thái Bình hồi kinh.
Công chúa Thái Bình sau khi đến Bồ Châu vẫn luôn âm thần chuẩn bị lực lượng, nàng luôn muốn lợi dụng văn võ bá quan trong triều đánh đòn phủ đầu với Lý Long Cơ, khiến Lý Long Cơ thấy khó mà rút lui. Lý Long Cơ cũng đoán được kế hoạch của cô mẫu, nên đã tức giận đòi từ bỏ ngôi vị Thái tử nhưng đáng tiếc đã bị Lý Đán từ chối.
Công chúa Thái Bình thấy kế hoạch này khó mà thành công nên đã một lần nữa nghĩ cách để công kích Lý Long Cơ, đợi đến khi trong triều xảy ra chuyện gì đó hệ trọng sẽ sai năm vị tể tướng đồng loạt dâng tấu chương buộc tội Thái tử Giám Quốc, ép Lý Long Cơ phải từ bỏ ngôi vị Thái tử, mặt khác Thái Bình không muốn chỉ vì cái chết của tướng công mà được hoàng thượng thương xót gọi về kinh
*******
Khi mà Dương Phàm ra khỏi kinh thành thì rất kín tiếng, khi hồi kinh cũng vậy, gần như là không làm kinh động đến ai cả, chính vì lẽ đó mà tới ngày thứ ba trong chuyến hồi kinh lần này, mới chỉ có một vài bằng hữu hay tin. Nhưng trái lại, công chúa Thái Bình lại không như vậy, lần này công chúa trở về thành Trương An dường như cả triều đình không ai là không biết.
Hoàng đế Lý Đán dẫn theo Thái tử, Hoàng Tử cùng các vị tể tướng đích thân ra nghênh đón, các vị đại thần khác cũng tự giác đi theo sau để chào đón sự trở về của công chúa. Đây chính là lần đầu tiên công chúa Thái Bình công khai thể hiện uy quyền của mình trước mặt Thái tử và đây cũng có thể coi là sự thị uy mà nàng muốn gửi đến Lý Long Cơ.
Sau khi công chúa Thái Bình hồi kinh, hoàng thượng đã hạ chỉ mở yến tiệc ăn mừng, và ngay sau đó các văn võ bá qua đều lần lượt đến để góp vui, có những đại thần đến để bái kiến công chúa, còn có cả những quan viên không có đủ tư cách để diện kiến thì lại đưa danh thiếp kèm theo tặng lễ vật, tất cả đều có chung mục đích là lấy lòng công chúa.
Công chúa Thái Bình đối với cái chết của Võ Du Kỵ quả thực là không có cảm giác gì, trong hai người chồng của nàng, duy chỉ có Tiết Thiệu là nàng thực sự có tình cảm, và cũng là nam nhân khiến cho nàng cảm thấy quặn thắt tim gan mỗi khi nhớ lại. Từ sau cái chết của Tiết Thiệu, chỉ có duy nhất một nam nhân khác có thể bước vào trong trái tim của nàng, đó không ai khác chính là Dương Phàm, còn về phần Võ Du Kỵ thì đây chỉ là một người tướng công bất đắc dĩ và cuộc hôn nhân chính trị mà mẫu hậu kiên cường của nàng ban cho, từ trước tới giờ chưa bao giờ nàng coi y là người đàn ông của đời mình.
Cuộc hôn nhân này căn bản không phải là sự kết hợp của đôi nam nữ yêu nhau, họ chỉ là hai đại diện cho sự liên thủ về mặt chính trị. Tính đến thời điểm hiện tại, hai tập tập đoàn chính trị này, một thì mạnh lên như vũ bão, một thì đã không còn chỗ đứng trong triều nữa, giống như sự kết thúc của cuộc hôn giữa hai người.
Cho nên sau khi công chúa Thái Bình hồi kinh, nàng đã không biểu hiện giống như một người phụ nữ đang chịu tang tướng công thường thấy, thay vào đó, nàng ráo riết, đốc thúc việc chuẩn bị cho cuộc đối đầu giữa nàng và Thái tử. Lần trở về lần này, đối với nàng thì đây chính là một chiến thắng, nàng sẽ tận dụng lợi thế, thừa thắng xông lên, triệt để đánh bại Lý Long Cơ.
Gần đây công chúa Thái Bình đã bắt đầu tiếp kiến các đại thần, đằng sau những lần gặp gỡ này là những cuộc bàn bạc kế sách chuẩn bị cho cuộc đối đầu với Thái tử, mà những cuộc gặp mặt này lại được khéo léo che đậy bằng lý do: các quan chức nhân dịp công chúa hồi kinh đến thăm hỏi. Còn về phần chỗ danh thiếp và thiếp mời chất cao như cao như núi kia thì nàng giao choTrưởng sử xử lý.
Công chúa Thái Bình sở dĩ không có thời gian để ý đến mấy thứ đó là vì sau ba ngày liên tiếp danh thiếp của Dương Phàm mới được đặt trên bàn của của công chúa. Phần là vì tấm danh thiếp này bị lẫn trong núi danh thiếp kia, phần là vì Trưởng sử trong phủ của công chúa mấy ngày hôm nay qua bận, nên chuyện này mới xử lý hơi muộn
Trong tình huống thông thường, thì y không cần bận tâm đến chuyện này, y chỉ cần bỏ một chút thời gian sắp xếp lại chồng danh thiếp, hệ thống thành một danh sách, rồi đưa cho công chúa xem xét, để công chúa hiểu được những vị quan nào là có ý thân cận với nàng, dĩ nhiên là không gấp vào lúc này.
Và cũng có thể y không nghĩ tới trong núi danh thiếp kia có danh thiếp của Dương Phàm, lúc y nhìn thấy nó, y liền nghĩ ngay đến những tin đồn xung quanh mối quan hệ của công chúa Thái Bình và đại tướng quân Dương Phàm, rồi tự dưng sợ đến toát mồ hôi, vội vàng cầm tấm danh thiếp đưa cho công chúa. Không ngoài dự đoán của y, công chúa vừa nhìn thấy tấm danh thiếp của Dương Phàm, lập tức nổi trận lôi đình.
- Làm gì có chuyện vô lý như vậy, tấm danh thiếp này được gửi từ hôm kia, thời gian mời ta đến là ngày hôm qua, sao hôm nay ngươi mới đưa cho ta.
Trường Sử sợ toát cả mồ hôi, sợ sệt đáp lại:
- Thần cho là danh thiếp và thiệp mời này đều là những chuyện không gấp, chính vì vậy mà đã xem nhẹ, thần có tội, thần xin chịu điện hạ trách phạt.
Công chúa Thái Bình đùng đùng quát lớn:
- Phạt ngươi thì được ích lợi gì, nếu để xảy ra chuyện tương tự như ngày hôm nay thì ngươi Trường sử không cần phải làm nữa, lui xuống ngay.
- Dạ, thần xin tuân lệnh.
Với khuôn mặt nhễ nhãi mồ hôi, y khổ sở lui xuống.
Công chúa Thái Bình nắm chặt lấy lấy tấm thiếp mời, nhớ tới lời mời của Dương Phàm, nàng đã lỡ hẹn ba lần rồi, trong lòng thấp thỏm không yên, quay đầu lại nhìn chồng công hàm đang chất cao ngất ngưởng đang chờ nàng xử lý, cuối cùng công chúa Thái Bình đã ra quyết định, nàng cao giọng nói lớn:
- Người đâu, chuẩn bị xe.
Một chiếc xe ngựa cùng với vài tên thị vệ lặng lẽ đi tới trước cửa phủ của Dương Phàm cạnh hồ phường Long Khánh, một tên thị vệ vội vàng xuống ngựa chạy về phía cửa phủ, lát sau quay lại bẩm báo:
- Công chúa, người nhà phủ tướng quân Dương Phàm nói, ngài ấy hiện giờ đang ở Kim Sai Túy, không có trong phủ.
- Kim Sai Túy? Trường An cũng có Kim Sai Túy sao?
Nghe tới tên của tửu lâu này, công chúa Thái Bình có chút sửng sốt, giống như trong nháy mắt đã trở về được thành Lạc Dương, quay lại khoảng thời gian 10 năm về trước, khi nàng và Dương Phàm thường hay lui tới Kim Sai Túy, hồi đó quan hệ của hai người khá là phức tạp, lúc thì như bạn, lúc thì như địch, có lẽ vì thứ tình cảm mãnh liệt này đem so với sự lạnh nhạt lúc này thì đúng là khiến công chúa có chút hoài niệm.
Công chúa Thái Bình khẽ thở dài một tiếng, rồi nói:
- Đi đến Kim Sai Túy.
Đám thị vệ đi theo, nghe xong ngẩn người ra và nói:
- Công chúa, đám thuộc hạ... không biết Kim Sai Túy ở phường nào?
Nghe vậy công chúa Thái Bình liền nạt lớn:
- Khốn kiếp, cái miệng của ngươi sinh ra để làm gì, lẽ nào không biết dùng nó để hỏi đường hay sao?
Đám thị vệ không biết nói gì hơn, vội vàng “dạ” một tiếng, đánh xe rời khỏi phường Long Khánh.
Say Mộng Giang Sơn Say Mộng Giang Sơn - Nguyệt Quan