Books are lighthouses erected in the great sea of time.

E.P. Whipple

 
 
 
 
 
Tác giả: Nguyệt Quan
Thể loại: Lịch Sử
Số chương: 1328 - chưa đầy đủ
Phí download: 28 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 881 / 7
Cập nhật: 2017-09-24 22:38:00 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 667-1: Áo Gấm Đi Đêm (1)
uyết lớn dày đặc, núi non trùng điệp đều hóa thành một mảng tuyết phủ trắng xóa, lẳng lặng chạy dài giữa đất trời. Ngoài trấn nhỏ con sông sâu ba thước hoàn toàn đóng băng, nước sông bình thường chảy xiết không ngừng giờ đã sớm đông lạnh thành một con rắn chết, gió lạnh gào thét, mặc dù sau khi tuyết ngừng, cũng sẽ đem tàn tuyết thổi bay như loạn tuyết.
Không còn thấy vết tích của con người, không còn thấy bóng dáng của chim thú, mọi người trong tiểu trấn đều như mèo đông, tránh gió ở trong phòng cực kỳ chặt chẽ không chịu ra ngoài. Nhưng thật ra quán cơm nhỏ ở phía đông của tiểu trấn vẫn mở cửa như trước, mong chờ ngẫu nhiên sẽ có khách nhân từ nam chí bắc, có thể kiếm thêm chút tiền trong những ngày cuối năm này.
Đúng là có người đến, trên đường ngoài trấn nhỏ, ba người dắt ngựa, bước thấp bước cao đi về phía trước. Nơi này tuyết quá dày rồi, cưỡi ngựa còn không nhanh chóng bằng đi bộ, ngựa đều được đeo xà cạp chống lạnh giữ ấm, ở bụng, phủ thêm chăn thảm, người cũng giống vậy. Ba người đều mặc áo lông dê, mang mũ da chó, mặt bịt khăn làm từ da trâu, còn thêm một tầng khăn dày, vừa thấy đã biết ngay là chạy đường dài.
Ba người đi vào thôn trấn trống rỗng, cả quãng đường đều cảm thấy băn khoăn, đến đến tận đầu đông của trấn mới thở phào một cái. Nơi này thậm chí có quán cơm mở cửa. Một người đàn ôngđeo tay nải chặt chẽ đi vào trong quán nhỏ, cởi bỏ khăn dày che trên mặt, lộ ra một gương mặt với khóe mắt và đuôi lông mày tràn đầy phong sương, hai má gầy như đao gọt, đôi mắt cũng rất có thần.
Trong quán đang có mấy vị khách nhân đang dùng cơm, người đàn ông kia nhìn cũng không thèm nhìn nhìn, đi thẳng về phía trước mặt chủ quán, nói:
- Chủ quán, cho ta ba bát nước ấm, lấy năm mươi cái bánh bao bọc lại!
Chủ quán coi y ăn mặc tuy rằng bình thường, nhưng lại có một loại khí độ khiếp người, có loại cảm giác dân chúng bình thường thấy quan gia, nói giá bánh bao cao hơn bốn lần so với bình thường, liền có cảm giác không ổn, ai ngờ người nọ nghe xong không hề có ýlàm khó dễ, chỉ gật đầu nói:
- Phải nhanh!
Chủ quán thấy y sảng khoái, tâm tình thật tốt, vội hỏi:
- Mấy vị khách quan hay là vào trong ngồi đi, ăn trước cái gì đó nóng, làm ấm người, ta sẽ bưng lên trước cho các ngươi. Cái thời tiết quỷ quái này người đi đường quá ít, nhưng không chuẩn bị quá nhiều thực vật, tiểu lão nhân lập tức kêu đầu bếp hấp lên, cũng không làm chậm trễ quá nhiều thời gian của các ngươi."
Người nọ hai đầu lông mày vẫn không tan đi bộ dạng vô cùng lo lắng, xem ra là có chuyện vô cùng gấp gáp, nghe chủ quán nói như vậy, hắn cũng không có cách nào, quay đầu lại nhìn hai người kia, thấy họ đã là mỏi mệt không chịu nổi, đành phải cười gượng một tiếng nói:
- Vậy làm phiền chủ quán rồi. Ngựa này... xin phiền ngươi cho ăn một chút. Tiền không là vấn đề!
Nói xong, người này cố sức lấy từ trong ngực ra một thỏi vàng, vỗ vào trên quầy "tùng" một tiếng. Vàng bạc này tuy không phải tiền, nhưng có thể cầm ra cửa hàng trang sức đổi thành tiền tiêu, chủ quán thấy hắn ra tay hào phóng như vậy, không khỏi mừng rỡ, vội vàng cầm lấy thoi vàng đưa lên miệng cắn thật mạnh một cái, xác nhận nó là hàng thật, liền mặt mày hớn hở quay mặt ra sau hét lớn.
Chỉ chốc lát sau, huynh đệ, thê tử, con trai, cháu trai của lão đều đi ra. Người thì dắt ngựa, người thì rót nước, người thì múc cháo, vội vàng hầu hạ mấy vị khách hàng lớn này.
Mấy vị kia khách nhân ở trong quán hiển nhiên cũng là chạy đường xa, nhưng bọn họ dường như không sốt ruột lắm. Bọn họ đã ở trong điếm nghỉ ngơi rất lâu, so với bộ dạng của mặt còn tái xanh, ngón tay cứng ngắc của ba người mới đến thì khí sắc còn tốt hơn nhiều.
Mấy vị kia khách nhân kia trẻ có già có, trong đó có một nam nhân lưng dài vai rộng, cực kỳ cường tráng, dường như là kẻ đầu lĩnh, gã nhìn chằm chằm một lượt ba người mới vào này với ánh mắt đầy thích thú. Ba người này trên người đều đeo đao, hoành đao, trên chuôi đao có một kí hiệu rất rõ ràng, rõ ràng là đao đeo trên người của quan phủ.
Ba người mới tới này thoạt nhìn có vẻ thật sự gấp, đồ ăn vừa bưng lên, cũng không quản hương vị tốt xấu, liền bắt đầu ăn như hổ đói, ba người liều mạng ăn uống, mỗi người còn uống hai bát nước ấm to, sắc mặt lúc này mới hơi hơi dễ nhìn trở lại.
Ba người ăn cơm no, liền ngồi ở đó đôi mắt trông mong đợi bánh bao, bộ dáng hận không thể lập tức chắp cánh bay đi. Đợi bánh bao vừa hấp xong, ba người cũng bất chấp có thể bị bỏng, một người lập tức xách lên một ít, giấu ở phía dưới áo da, rời khỏi quán cơm, tiếp tục hướng đi về phía đông.
Ba người này chính là Cát Húc xui xẻo và hai thân tín của y.
Cát Húc từ miệng Vương Trợ biết được Kỳ Liên Diệu sau khi có lệnh vua, lập tức mật báo với lãnh đạo trực tiếp của y là Lai Tuấn Thần, sau đó liền vui mừng khấp khởi chờ ban thưởng của triều đình, kết quả là ban thưởng chưa tới, thân tín phái đi truyền tin lại mang về một tin dữ: "Lai Tuấn Thần muốn quy y vào phản bội đảng!"
Cát Húc sắp bị dọa đến điên rồi, may mà lúc mật báo y lo Lai Tuấn Thần tham công, cướp đoạt công lao của y, lúc ấy liền đề phòng, lưu lại một bản sao chép. Y lập tức tìm ra bản sao chép đó đem giấu kĩ, dẫn theo hai gã thân tín, không quản ngày đêm hướng kinh thành mà chạy, tìm Hoàng đế giải oan.
Ba người vừa đi, một người trẻ tuổi trong tiệm liền tiến đến bên người người đàn ông tráng niên lưng dài vai rộng kia, nhỏ giọng nói một cách quỷ bí:
- Thủ lĩnh, ta thấy ngườivừa rồi có chút quen mặt, dường như ở Tây Kinh gặp qua y, là một quan gia, chỉ là nhất thời nhớ không nổi thân phận của y..."
Một lão già mặt đầy nếp nhăn nghe xong lập tức có chút bất an, vội vàng xúm lại, thấp thỏm hỏi han:
- Tề tiên sinh, trời đông giá rét đại tuyết, quan gia nhân như vậy vội vã chạy đi đâu, bọn họ... Không phải là hướng về phía chúng ta chứ?
Người trung niên ung dung cười, an ủi lão nói:
- Phùng lão hán, ngươi chẳng qua chỉ là một kẻ giang hồ mãi nghệ, quan gia nhân ai nhàm chán như vậy, thời tiết cỡ này chạy đến làm khó ngươi? Ngươi yên tâm đi, chúng ta tìm ngươi, không phải kêu ngươi đi làm chuyện xấu trái với đạo trời gì, lần này đi Lạc Dương, ngươi chỉ cần nhất nhất làm theo những gì bọn ta dặn dò, bọn ta nhất định sẽ cho ngươi phú quý!
Đoàn người này, chính là đám người phụng mệnh của Dương Phàm, hộ tống những nghệ nhân giang hồ tinh thông ảo thuật đi về Lạc Dương, nhưng lại bị giá rét tàn sát bừa bãi, cản trở hành trình. Phùng lão hán nghe xong lời nói của người thanh niên, sắc mặt an tâm một chút, vội vàng gật đầu nói:
- Tiểu lão nhân làm theo tiên sinh chỉ bảo là được!
Lão nhìn xem bên ngoài, lại lộ vẻ mặt khó khăn mà nói:
- Chỉ có điều đường này thật sự là nửa bước cũng khó đi, tiểu lão nhân lớn tuổi, sợ là chịu không nổi...
Người thanh niên nói:
- Không sao, ta đã gọi người đi lấy xe trượt tuyết rồi, trấn nhỏ này muốn nghỉ chân cũng không dễ, chúng ta tới Phong Lăng rồi nói sau, nếu là lộ trình phía trước thật sự khó đi, chúng ta liền ở Phong Lăng qua nghỉ thêm mấy ngày.
※※※※※※ ※※※※※※ ※※※※※※ ※※※※※※※※※※※
Tiết Hoài Nghĩa tay cầm roi ngựa, bước ra khỏi Lân Chỉ Tự, sắc mặt âm trầm như nước.
Hoằng Nhất cùng Hoằng Lục chầm chậm theo sát phía ở sau của lão, nhìn thấy sắc mặt sư phụ không dám thốt lên từ nào. Ra khỏi sơn môn, xoay người lên lưng ngựa, Tiết Hoài Nghĩa bắt lấy cương ngựa, lúc này mới hung hăng chửi thề một tiếng, giọng đầy giận dữ mắng: "Cái gì mà thế ngoại thần tiên, tịnh quang Như Lai chuyển thế. Rõ ràng là một kẻ thấy tiền là sáng mắt, dơ bẩn! Ta nhổ vào!
Hoằng Lục trước nay chỉ toàn nói lời tốt đẹp há hốc mồm, rốt cuộc vẫn không dám tiếp lời của lão.
Ba kẻ giả thần giả thánh Tịnh Quang Lão Ni, Thập Phương Đạo Nhân còn có người Hồ Ma Lặc khi mới quen Tiết Hoài Nghĩa, đối với lão lễ kính có thừa, lui tới cũng cực thân mật. Sau này ba người dần dần biết được Hoàng đế đã có tân sủng, Tiết Hoài Nghĩa sớm không còn uy phong của năm đó nữa, thái độ đối với Tiết Hoài Nghĩa liền lập tức thay đổi, không đem lão coi như thượng khách nữa.
Say Mộng Giang Sơn Say Mộng Giang Sơn - Nguyệt Quan