Medicine for the soul.

Inscription over the door of the Library at Thebes

 
 
 
 
 
Tác giả: Nguyệt Quan
Thể loại: Lịch Sử
Số chương: 1328 - chưa đầy đủ
Phí download: 28 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 881 / 7
Cập nhật: 2017-09-24 22:38:00 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 435: Tô Vị Đạo
ương Phàm nói:
- Sở dĩ ta dẫn ra ví dụ như vậy là để chứng minh luật pháp là do người lập ra, nó không thể hoàn hảo tuyệt đối được, tất có những vấn đề pháp luật cũng chưa thể xét tới được. Khi mà pháp luật rõ ràng là trái với đạo đức luân lí thậm chí tình lý, nếu cứ một mực tuân theo pháp luật một cách cứng nhắc thì đúng là hồ đồ hết sức. Làm như vậy là thậm chí là đã đi ngược lại với mục đích ban đầu khi đặt ra luật pháp.
Trình Linh cười lạnh nói:
- Miệng ngài đúng là nở ra hoa sen, nhưng mục đích cuối cùng cũng chỉ là để tháo tội cho Thường Chi Viễn mà thôi. Dương lang trung, vụ án giết người này nếu chỉ xét theo lễ mà thả người thì pháp luật há chẳng phải chỉ là cái thùng rỗng kêu to hay sao? Lễ và pháp đều là để phục vụ Vương đạo, ngài chọn cái nào?
Triệu Cửu Long nghe vậy lập tức nhấn mạnh vào lí luận giảm án của mình, nói:
- Bởi vậy mới nói, Thường Chi Viễn không cứu cha thì trái với đạo nghĩa. Vì cứu cha mà giết người, nếu không trừng phạt thì sau nãy ắt sẽ có kẻ vin vào lễ giáo để phạm pháp. Ngự sử đài ta chủ trương giảm án, vừa nêu cao hiếu đạo, vừa răn đe người đời không được xem thường luật pháp.
Dương Phàm nói:
- Triệu ngự sử sai rồi, Trình tự trực lại càng sai lớn!
Tại sao nói như vậy? Chính là bởi trên luật pháp và lễ giáo còn có đại nghĩa và tiểu nghĩa cần phải cân nhắc. Thí dụ như luật Đại Chu ta quy định, có người phạm tội, nếu như ngươi biết mà không tố cáo cũng coi như có tội. Nhưng người phạm tội là ông bà cha mẹ ngươi, ngươi tố cáo cũng là có tội, vấn đề này cũng liên quan đến hiếu đạo.
Thấy người ngoài phạm tội ngươi không tố cáo là có tội. Thấy ông bà cha mẹ phạm tội, đi tố cáo cũng là có tội, phải khép ngươi vào hình phạt treo cổ, nhưng nếu ông bà cha mẹ ngươi phạm vào đại tội chính là mưu phản khi quân, thì quy định cũng có khác đi, lúc bấy giờ tố giác thì không có tội, không tố giác mới là có tội, vậy tính sao đây?
Dương Phàm quét một lượt qua cả hai người, lớn giọng nói:
- Vì sao cũng là ông bà cha mẹ phạm tội, người trước tố cáo thì có tội, bởi vì người đó là bất hiếu. Còn người sau không tố cáo thì lại mang tội, bởi người đó là mang tội mưu phản! Mưu phản, người bị hại là trăm dân bách tính, một gia đình nhỏ bé phải phục tùng theo lợi ích của trăm ngàn người trong thiên hạ.
Có thể thấy, khi pháp luật và đạo đức luân lí nảy sinh mâu thuẫn thì thông thường sẽ phải nhượng bộ cho đạo đức luân lí. Nhưng phạm vi này chỉ giới hạn trong một nhà, nếu tội của phạm nhân kia là đại tội làm tổn hại đến quốc gia xã tắc như tội mưu phản chẳng hạn, thì pháp luật phải được đặt lên trước luân lí, thì dù là con cháu cũng phải tố cáo họ.
Từ tất cả những điều trên, pháp cũng vậy, đạo cũng thế, cách vận dụng thế nào là phải xem nó có ảnh hưởng như thế nào tới xã tắc. Thường Chi Viễn nóng lòng cứu cha, hành động giết người kia không phải là cố ý hành hung. Hắn là vì hành hiếu, hơn nữa người bị hại chỉ có một mình Phan Quân Nghệ, mà kẻ bị giết lại đã làm ra những chuyện như thế nào kia?
Phan Quân Nghệ này ham sắc sinh lòng ác, bức chết Trình thị. Cả nhà họ Thường, tổ mẫu Thường Chi Viễn, phụ thân, mẫu thân đều bị Phan Quân Nghệ làm hại. Hành vi của y trời không dung đất không tha. Thường Chi Viễn vì hành hiếu mà mới giết người, nên được nhận sự khoan hồng. Làm vậy không chỉ là nêu cao hiếu đạo của Thường Chi Viễn mà còn là gìn giữ công nghĩa trong thiên hạ.
Trình Linh ung dung nói:
- Nói vậy lão bà Thường gia kia đánh chết con dâu cũng nên miễn tội chết, đây chẳng phải là hiếu đạo sao!
Dương Phàm nghiêm mặt nói:
- Đây không phải hiếu đạo! Nương tử Trình thị so với và lão phụ này thì khỏe mạnh hơn nhiều, thế nhưng lão bà lại đánh chết được nàng ta, mà nàng ta có từng phản kháng lại hay không? Nàng ta đã tận hiếu rồi. Nương tử Trình thị sau khi bị đánh, trượng phu của nàng và con trai có tố cáo hay không? Cho nên nói họ cũng là tận hiếu đạo rồi.
Mà kẻ tố cáo là ai? Là những bách tính trên phố kia! Thường gia lão phụ điêu ngoa lạnh lùng, rõ ràng là kẻ gian gây rối, con trai bà ta phẩm hạnh thấp kém, lại giận lây sang con dâu trinh thục hiền lương, nhất quyết đánh nàng cho tới chết, khiến cho bách tính phải phẫn nộ. Bách tính trong phường mới tố cáo với phường chính, sở Võ hầu, từ Võ hầu, phường chính tố cáo lên phủ Lạc Dương, đây là nghĩa, nghĩa trong thiên hạ.
Dương Phàm nói tới đây, động tới khí ở đan điền, kết lại một câu cuối cùng. Tất cả sai nha công lại đang khoanh tay đứng gác nơi hành lang đều nghe rõ mồn một:
- Pháp luật nếu không đứng về phía đạo đức thì không phải là thiện pháp. Pháp trị nếu không đứng về phía đạo đức thì không phải là thiện trị! Căn cứ vào đó, bản quan cho rằng Thường Chi Viễn vô tội.
Trình Linh trầm giọng nói:
- Đại Lý Tự ta phản đối!
Triệu Cửu Long cũng lên tiếng:
- Ngự sử đài ta phản đối!
- Vậy thì chẳng còn cách nào khác rồi!
Dương Phàm hai tay đan vào nhau, với tư thế của một kiêu binh, nói:
- Nếu Tam pháp tư mỗi người một ý kiến, vậy xem ra Tam ti hội thẩm này chẳng đi đến được kết luận rồi. Vậy....cứ trình lên Trung thư môn hạ, nhờ nhóm Tể tướng đại nhân định đoạt vậy.
- Đùng...đùng...đoàng...
Ngay lúc đó, trên trời vang lên những tiếng sấm như xé trời tựa như một sự chú giải hùng hồn cho lời nói của Dương Phàm.
***
- Ài!
Tể tướng Tô Vị Đạo cầm bút trong tay, ngài đã nâng cây bút lên một lúc lâu rồi mà vẫn chẳng thể nào hạ bút được. Tay này chuyền bút sang tay kia, tay còn lại chống cằm ưu tư, thở dài một tiếng.
- Ai!
Người hầu hạ túc trực bên cạnh ngài là một tiểu nội thị, cười nói:
- Tô tể tướng, ngài làm sao mà cứ than vắn thở dài mãi vậy, đau răng sao, có cần nô tài mời Thái y viện người đến khám cho tể tướng không?
Vị lão tổ tông của Tô Đông Pha này tính tình hòa nhã, đám tiểu thái giám hầu hạ bên cạnh lão cũng chẳng sợ lão, có khi còn dám trêu đùa lão mấy câu.
Tô Vị Đạo vẻ mặt đau khổ nói:
- Không phải đau răng, là đau đầu kia! Trận tranh đấu giữa Tam pháp tư này, đánh tới đánh lui, cuối cùng lại đổ lên đầu lão Tô ta, phải giải quyết thế nào cho ổn thỏa đây, thế nào mới tốt đây?
Trong hàng các tể tướng, Tô Vị Đạo được phân công chủ yếu quản lý những chuyện tranh chấp giữa các tư pháp, vì vậy việc Tam ti hội thẩm không đi đến kết quả liền được trình lên trước mặt lão. Dương Phàm, Trình Linh, Triệu Cửu Long mỗi người một ý, người nào cũng cho là mình phải, một phán vô tội, một phán tử tội, một phán giảm án. Việc này khiến cho một đại tài tử “ Văn chương tứ hữu” một phen nhức đầu rồi!
Tiểu nội thị tò mò nói:
- Tể tướng là người học vấn uyên thâm mà chẳng lẽ phá không nổi một vụ án như thế này?
Tô Vị Đạo lắc đầu liên tục nói:
- Nói thì dễ lắm, trong này có luật pháp, có lễ giáo, có công nghĩa, có đạo đức, còn có đạo lí đối nhân xử thế, tranh chấp bè phái, cho dù là bố tát sống cũng phán không nổi.
Tiểu nội thị kéo một bàn xử án bên cạnh đến, hai tay chống cằm, tò mò nói:
- Vậy tể tướng cho rằng trong những phán quyết của Tam pháp tư thì ý kiến nào là hay nhất?
Hỏi như vậy, đã hỏi trúng vào tâm tư còn lập lờ nước đôi Tô Vị Đạo. Tô Đại Tể tướng nhíu mày, trầm ngâm sau một lúc lâu, thầm nghĩ:
Nếu theo ý Đại Lý Tự phán Thường Chi Viễn tử tội, vậy thì sẽ đắc tội với Ngự sử đài và Hình Bộ. Mà phía sau Dương Phàm còn có Lương Vương Võ Tam Tư, không ổn. Còn nữa, việc này đã làm lòng dân sục sôi oán thán, Phan Quân Nghệ đúng là có lý do đáng chết, đâu thể bắt Thường Chi Viễn đền mạng?
Dựa vào ý Hình Bộ phán Thường Chi Viễn vô tội, vậy thì sẽ đắc tội với Đại Lý Tự, Ngự sử đài, phía sau bọn họ còn có Ngụy vương Võ Thừa Tự, vậy cũng không ổn.
Dựa vào ý Ngự sử đài giảm hình phạt thì sao? Hình Bộ và Đại Lý Tự đều bất mãn. Hơn nữa, Lý tể tướng đã dặn dò, tuyệt đối không được để Ngự sử đài mượn vụ án này để ngóc đầu trở lại, một lần nữa nắm quyền hành, để phòng bọn ác quan lộng hành trở lại. Cho nên phán quyết theo ý của Ngự sử đài cũng không được, vậy thì chỉ có thể chọn giữa vô tội hoặc tử hình mà thôi, mà cho dù chọn lựa như thế nào thì vẫn sẽ phải đắc tội với một bên.
Tiểu nội thị thấy lão càng nghĩ càng lung, khuôn mặt sắp nhăn thành cái bánh bao rồi, không kìm nổi che miệng cười, nói:
- Tể tướng không phải thường nói nếu không nghĩ ra cách vẹn toàn thì tốt nhất là cứ quyết định theo kiểu lập lờ nước đôi là xong hay sao, vậy lần này ngài cũng cứ làm theo kiểu ba phải đó đi.
Tô Vị Đạo mặt mày nhăn nhó nói:
- Ba phải không ổn, ba phải không ổn nha! Chuyện này Tam pháp tư tranh cãi không đi đến được kết luận nên mới phải đẩy tới trước mặt ta thế này, nếu ta cũng lập lờ nước đôi thì còn biết đẩy tiếp đi đâu được nữa đây, chẳng lẽ đẩy tới trước mặt Hoàng đế chẳng?
Lời này vừa thốt ra, Tô Vị Đạo đột nhiên tựa như choàng lên một tấm “định thân pháp”, cả người cứ thẫn ra. Tiểu nội thị thấy ánh mắt lão đăm đăm, mặt không biểu cảm như bị trúng tà, không khỏi có chút sợ hãi, vội vàng quơ quơ tay trước mặt lão, hỏi han:
- Tể tướng?
Con ngươi Tô Vị Đạo chợt động, khuôn mặt lão bỗng tươi cười, lão rút từ chiếc bàn ra một cái hộp, cười híp mắt đưa cho tiểu nội thị nói:
- Ha ha, ngươi khá lắm! Lại đây, ăn điểm tâm đi!
Tiểu nội thị vừa nhai vừa nói:
- Tô tể tướng, người làm sao vậy?
Tô Vị Đạo hòa ái xoa xoa đầu gã, nói:
- Ta không sao, ngươi ăn điểm tâm đi, tể tướng đi ra ngoài một chút!
Tô Vị Đạo nói xong, đem bức trần từ ghi chép của Tam pháp tư đút vào tay áo rồi vội vã bước đi.
***
Trên điện Vũ Thành, Võ Tắc Thiên xem xong ghi chép nghị tội của Tam pháp tư, nói với Tô Vị Đạo:
- Tể tướng là muốn để trẫm định đoạt ư?
Tô Vị Đạo trầm giọng nói:
- Đương nhiên không phải!
Vị nhân huynh này ở trước mặt đồng nghiệp và cấp dưới có thể lớn tiếng tán dương “Lý luận Ba phải ", nhưng ở trước mặt Hoàng đế thì tuyệt đối sẽ không thể hiện mình không có chủ kiến được.
Võ Tắc Thiên nghi hoặc nói:
- Như vậy, ý của Tô tể tướng là?
Tô Vị Đạo chắp tay nói:
- Bệ hạ, thần cho rằng, vụ án giết người này, kế sách chiết trung của Ngự sử đài là không thể thực hiện được. Bệ hạ luôn muốn tuyên truyền giáo hóa, Minh quốc pháp, có tội là có tội, vô tội là vô tội, còn kiểu lập lờ nước đôi này đâu thể chấp nhận được?
Tô Vị Đạo – người luôn luôn tôn thờ chủ nghĩa ba phải không ngờ....
Thượng Quan Uyển Nhi nghe xong những lời chính nghĩa này của Tô Vị Đạo, mặc dù đang rất nóng lòng chờ đợi kết quả xem rút cục là có lợi cho lang quân của mình hay không, nhưng nàng vẫn không thể nhịn cười. Khóe miệng của nàng nhếch lên một cái rồi vội vã lấy lại vẻ nghiêm trang.
Võ Tắc Thiên gật gật đầu, nói:
- Ừm, kiểu chiết trung ba phải không ổn, vậy, Tô tướng cho rằng nên xử Thường Chi Viễn có tội hay vô tội đây?
- Ờ..
Tô Vị Đạo hít lấy một hơi, mặt nhăn mày nhó như thể bị đau răng cấp, nói:
- Bệ hạ, chỗ khó xử chính là ở đây đó ạ.
Hai khóe miệng Võ Tắc Thiên không khỏi nhếch lên.
Mặt Tô Vị Đạo lại càng nhăn chặt lại hơn, tỏ vẻ vô cùng khó xử, nói:
- Vụ án này, nếu phán vô tội chỉ sợ người trong thiên hạ ỷ vào đó để gây chuyện xấu, từ nay về sau nảy sinh các vụ án hành hung giết người kiểu này, sẽ khó mà nghiêm trị. Nếu phán tử tội thì lòng dân không phục, dân ý lại không thể trái, hơn nữa Phan Quân Nghệ đều có lý do đáng chết.
Võ Tắc Thiên bất đắc dĩ nói:
- Vậy rốt cuộc khanh cho rằng, là nên phán vô tội còn là tử tội đây?
Tô Vị Đạo tỏ vẻ khí phách, nói:
- Thần cho rằng, nên phán là có tội. Có điều...
Võ Tắc Thiên đang lim dim hàng mi để suy ngẫm, bỗng nhanh chóng mở to mắt, hỏi:
- Có điều sao?
Tô Vị Đạo đứng dậy, kéo áo bào, lạy dài, tỏ vẻ vô cùng kiên quyết, nói:
- Phan Quân Nghệ mưu đồ chiếm vợ người khác, bày mưu lừa bạc người ta, đáng trách! Thường Chi Viễn cứu phụ sát nhân, đáng thương! Thần cúi mình xin bệ hạ đặc xá, như vậy tất cả những kẻ có hiếu trong thiên hạ đều sẽ cảm kích long ân của Thánh Thượng ạ.
Lát sau, Võ Tắc Thiên nhìn theo bóng Tô Vị Đạo đã đi xa, cười khổ:
- Cái tên Tô ba phải này...
Thượng Quan Uyển nhi cười khẽ tiếp lời:
- Già đời giảo hoạt!
Say Mộng Giang Sơn Say Mộng Giang Sơn - Nguyệt Quan