Fiction reveals truths that reality obscures.

Jessamyn West

 
 
 
 
 
Tác giả: Hải Văn
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 953 / 2
Cập nhật: 2015-07-18 01:30:46 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9
ếp lại mớ sổ sách bề bộn, Lam Huyên đứng dậy làm vài động tác thư giãn thì chị kế toán của công ty bước vào.
Thấy Huyên, chị hỏi ngay:
- Bà không có ở đây hả cô Điệp?
Lam Huyên đáp vội:
- Mẹ tôi có việc vừa ra ngoài. Có chuyện gì không chị?
- Có mấy người khách muốn gặp bà.
- Thôi được, chị mời họ ngồi chờ một chút, tôi sẽ ra ngay.
Phòng giao dịch chỉ khoảng hai mươi mét vuông đang có mặt bốn người khách. Một người đàn bà ngoài năm mươi, ăn mặc khá sang trọng với hai người đàn ông cũng trạc tuổi ấy. Duy có người đàn ông ngồi cùng bên với bà là chỉ trạc bốn mươi.
Chị kế toán bước vào, vừa rót nước mời khách vừa nói:
- Xin vui lòng chờ một chút ạ!
Người đàn bà vui vẻ:
- Không sao, chúng tôi sẽ đợi.
Chị kế toán lui ra ngoài, vừa lúc Lam Huyên bước vào.
Cô lên tiếng từ ngưỡng cửa:
- Xin chào!
Những người khách đều quay lại và Lam Huyên sững người giây lát. Không ngờ chính là bà Trần và Phú. Họ đến đây làm gì? Và hai người còn lại Lam Huyên không quen.
Ánh mắt của bà Trần và Phú chứng tỏ họ còn ngạc nhiên hơn cả Huyên.
Qua phút ngỡ ngàng, Lam Huyên ngồi xuống ghế thản nhiên nói:
- Lâu quá không gặp bác và anh Phú, hai người có khỏe không ạ?
Bà Trần không nói gì, còn Phú cố tỏ vẻ cởi mở:
- Không ngờ lại gặp cô, Lam Huyên.
Một trong hai người đàn ông còn lại tỏ vẻ phấn khởi:
- À! Thì ra đã biết nhau rồi ư? Thế thật thuận lợi.
Lấy lại trạng thái bình thường, bà Trần lên tiếng:
- Lam Huyên này! Chúng tôi muốn gặp bà Phạm Hoàng.
Đĩnh đạc, Huyên đáp:
- Bà chủ của tôi có việc đã ra ngoài, nhưng nếu cô việc gì cần trao đổi tôi sẽ đại diện.
Bà Trần tỏ vẻ thất vọng:
- Đến đây mà không gặp được bà ấy, tiếc quá. Thế, khi nào bà ấy mới trở về?
- Tôi cũng không rõ.
Những người khách nhìn nhau, người đàn ông mặc sơ- mi xám nói:
- Thôi thì một lần đi một lần khó, chị Trần cứ trình bày với cô đây. Sau đó liên lạc hỏi kết quả sau.
Thấy bà Trần tần ngần, Phú lên tiếng:
- Xin cho hỏi, cô Huyên là trợ lý của bà chủ hay sao?
Cố ngăn tâm trạng Huyên đáp:
- Mỗi khi có việc rời khỏi đây, bà Hoàng giao cho tôi thu thập những yêu cầu của khách hàng, hay những công việc xảy ra trong lúc bà vắng mặt. Đặc biệt, tôi phụ trách khâu tham gia ủng hộ từ thiện.
- Ồ, thế thì tốt quá!
Có tiếng ai đó thốt lên. Bà Trần đưa mắt như hội ý với mọi người rồi nói:
- Lam Huyên à! Hôm nay chúng tôi thay mặt cho hội đồng bảo trợ của bệnh viện từ thiện đến vận động công ty góp chút lòng hảo tâm, ủng hộ cho bệnh viện có thêm điều kiện mua sắm trang thiết bị cũng như săn sóc thêm bữa ăn cho bọn trẻ.
Lam Huyên nhẹ gật:
- Những khó khăn của bệnh viện, tôi biết. Nhưng để thuyết phục hơn, xin các vị vui lòng có một báo cáo cụ thể về tình hình trang thiết bị phục vụ chuyên môn và những cải tiến trong bữa ăn cho các cháu. Từ lâu tôi được biết bà Trần là một trong những người ủng hộ rất tích cực. Hiện nay thì mức ủng hộ của các Mạnh Thường Quân ra sao? Nếu nắm được những con số này, tôi tin là sẽ thuyết phục được bà chủ của tôi.
Lam Huyên vừa dứt lời thì người đàn ông mặc sơ- mi trắng gật đầu tán thành:
- Đúng, đúng! Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với đề nghị của cô. Anh Phú sẽ thay mặt chúng tôi, báo cáo lại mọi việc.
Lam Huyên nhận thấy Phú chẳng có vẻ gì hào hứng. Có lẽ anh ta đã quen xem mình là một nhân vật quan trọng.
Rồi thì phần Phú cũng xong. Lam Huyên hý hoáy ghi chép, thỉnh thoảng xen một vài câu hỏi làm Phú không khỏi lúng túng. Nhìn vẻ mặt của anh ta, Huyên hiểu là Phú bực mình, nhưng không làm gì được. Tự nhiên Huyên thấy hơi buồn cười trong lòng. Đúng là cuộc song có những bất ngờ không lường trước được.
Cuối cùng, Lam Huyên gút lại:
- Coi như yêu cầu của chúng tôi đã xong. Sẽ có câu trả lời sớm cho các vị.
Người đàn ông mặc áo trắng lại hỏi:
- Cô có thể cho chúng tôi biết, cô bao nhiêu phần trăm hy vọng không?
Nghe câu hỏi này, bà Trần hớt ngọt:
- Anh Ba à! Tôi nghĩ là anh vừa hỏi câu hỏi khó. Bởi quyết định cuối cùng là chỗ chị Hoàng, bạn của tôi.
Nghe bà Trần nhấn mạnh ba tiếng "bạn của tôi" một cách hãnh diện, Lam Huyên lại tức cười nhưng bề ngoài vẫn làm mặt nghiêm:
- Đúng, bà nói không sai. Quyết định cuối cùng thuộc về bà chủ tôi. Nhưng chắc các vị cũng biết, bà chủ đã ủng hộ rất nhiều nơi, tấm lòng bà ấy quảng đại, chắc sẽ không hẹp hòi với nhu cầu cấp thiết của bệnh viện. Nhưng ủng hộ ở mức độ nào, sẽ bàn bạc sau.
- Vâng! - Mãi đến giờ, người đàn ông mặc áo xám mới lên tiếng - Mong cô nói giúp thêm vài lời để thuyết phục bà chủ, các em nhỏỗ khuyết tật sẽ biết ơn cô.
Lam Huyên chỉ cười nhẹ. Hai người đàn ông không hề biết với bệnh viện này, cô đã nặng nợ như thế nào. Ngày trước cô đã không tiếc sức cho lũ trẻ. Chỉ có những người như bà Trần, như Phú là muốn phủ nhận mọi cố gắng của cô.
Bây giờ gặp nhau ở đây, rõ ràng là họ không giấu được vẻ ngượng ngùng:
- Thôi, chúng ta về. - Bà Trần đứng dậy nói - Mong cô chuyển lời giúp.
- Vâng. Các vị hãy yên tâm!
Lam Huyên tiễn khách ra tận cổng mới quay vào.
Bà Trần cùng Phú ngồi sau chiếc xe con của bệnh viện. Bà lầm bầm:
- Không biết vì sao nó được vào làm nơi ấy ấy, lại có vẻ được trọng dụng.
Phú kéo cửa xe đóng "sầm" rồi nói:
- Chị thường nói bà Phạm Hoàng là người tốt bụng, vì vậy việc thu nhận Lam Huyên đâu có gì khó hiểu.
- Tôi lạ là con bé có vẻ tự tin ở vị trí của nó lắm, có lẽ tôi sẽ hỏi chị Hoàng.
- Chị định hỏi gì?
Ừ, mà sẽ hỏi gì nhỉ? Bà Trần ngẩn ra với chính mình. Chẳng lẽ nói cho bà Hoàng biết, Lam Huyên là một con bé bướng bỉnh, chẳng phải tay vừa, là một người không rõ lai lịch, giao trọng trách nặng nề, biết đâu nó lợi dụng lòng tốt.
Và nhất là... nên hỏi bà Hoàng xem có cậu con trai nào không? Nếu có hãy cảnh giác.
Phú cũng im lặng một lúc lâu rồi nói:
- Tôi nghĩ chị nên bình tĩnh hơn, dù sao hiện giờ Lam Huyên cũng không còn gây phiền phức đến chị. Hãy để cô ấy yên!
- Nhưng bà Hoàng là bạn của tôi, tôi phải có trách nhiệm lên tiếng trước với bà ấy.
Phú lơ đãng nhìn những bảng hiệu đủ màu đang lướt qua mắt và trầm giọng:
- Thế, biết đâu Lam Huyên quan hệ với bà Hoàng ở mức độ thân thiết hơn cá chị thì sao?
Nghe không rõ, bà Trần cau mày:
- Cậu nói gì chứ?
Phú miễn cưỡng lặp lại câu hỏi. Bà Trần hơi thừ người ra một chút:
- Làm sao có thể so sánh như vậy được. Có thể con bé ấy có năng lực, được tín nhiệm, nhưng những người làm chủ cũng rất lưu tâm tới lai lịch của nhân viên mình.
Phú im lặng, không tranh cãi nữa. Thật ra anh cũng không muốn làm phật ý người đàn bà này.
Còn bà Trần khi về đến nhà, bà không muốn giữ lâu trong lòng câu chuyện vừa mới xảy ra.
Lựa lúc không có Văn, bà nói với Niên Thư:
- Cô vừa gặp Lam Huyên.
Niên Thư giật mình hỏi ngay:
- Gặp ở đâu hả cô?
Bà Trần kể lại chuyến đi của mình lúc sáng. Bà nhấn mạnh:
- Bà Hoàng là chủ một công ty kinh doanh có tiếng, vậy mà vội vàng thu nhận một con bé không nghề nghiệp như Lam Huyên. Cô cứ suy nghĩ hoài mà không biết tại sao?
Việc gặp lại Lam Huyên, Niên Thư thấy không có lợi cho mình. Cô còn lo xa nếu lỡ bà Trần giữa chừng đổi ý, thay đổi cách nhìn với con bé ấy thì chuyện cô và Văn sẽ vỡ tan như bong bóng xà phòng. Vì vậy phải nói thế nào để mãi mãi Lam Huyên là một cô gái không ra gì đối với mẹ Văn.
- Cô à! Trước đây cô cũng đã từng nâng đỡ Lam Huyên.
- Ừ, vì lúc ấy nó là con bé rất đáng thương.
Niên Thư chớp mắt:
- Có thể bây giờ Lam Huyên cũng mang bộ mặt đáng thương ấy đến cầu xin sự giúp đỡ của bà Hoàng và bà ấy đã cảm động.
Bà Trần gật gù:
- Con nói cũng đúng, nhưng rõ ràng là nó được bà Hoàng tin tưởng lắm. Cô thấy nó cũng biết cách giải quyết các công việc một cách rạch ròi, y như nó đã thạo việc từ lâu.
Dì Hạnh thình lình xuất hiện nên câu chuyện phải ngưng ngang. Lúc trở về phòng một mình, chợt nhiên bà Trần có một tâm trạng rất lạ. Hình như thời gian qua, bà đã hơi căng thẳng với Lam Huyên. Nếu như Văn đừng để mắt tới Lam Huyên, có lẽ bà vẫn mến con bé như những ngày đầu.
Tách được con bé khỏi Văn, bà thấy hả dạ, nhưng cái cảm giác ray rứt vẫn len lỏi. Xưa nay, bà vốn thương người chẳng làm hại ai, vậy mà vừa qua y như là có ma xui quỷ khiến.
Còn Niên Thư, chiều hôm đó cô không được vui nên ngồi trong văn phòng mà cô chẳng làm được việc gì. Câu chuyện bà Trần kể về Lam Huyên làm cô không an tâm. Vì thế không kịp suy nghĩ thiệt hơn, Niên Thư vội vàng tìm trong danh bạ số điện thoại của công ty nhựa Vạn Thành.
Giữ một tâm trạng bình tĩnh Niên Thư nhấc ống nghe, quay số.
Không lâu, giọng một phụ nữ đứng tuổi vang lên:
- Alô. Công ty Vạn Thành xin nghe.
- Dạ, làm ơn vui lòng cho tôi gặp bà Hoàng.
- Là tôi đây.
Niên Thư đổi giọng:
- Ôi! Không ngờ bà có chất giọng trẻ như vậy.
Một giọng cười khẽ ở bên kia đầu dây:
- Cám ơn cô đã có lời khen. Nhưng cô là ai thế?
Niên Thư đáp không do dự:
- Dạ, cháu là con gái bà Trần, xí nghiệp may Văn Dung. Hôm qua, mẹ cháu có đến công ty của bà.
Bên kia yên lặng một chút, rồi lại cái giọng trầm tĩnh của những người luôn vững tin vào địa vị của mình:
- Tôi đã được báo qua. Thế, hôm nay cô cần gì ở tôi? Cô muốn biết trước kết quả cuộc vận động đó như thế nào ư?
Niên Thư đều giọng:
- Chuyện ấy, cháu không quan tâm đâu ạ. Cháu chỉ muốn nói với bà một việc khác quan trọng hơn.
- Cô là con gái của bà Trần mà lại không quan tâm đến công việc của bà ấy ư? Nhưng thôi nào, tôi có ít thời gian lắm, có gì cô hãy nói ra đi!
Hơi sượng trước lời nhận xét của bà Hoàng, nhưng Niên Thư vẫn lì lợm theo đuổi mục đích của mình:
- Cháu muốn giúp bà hiểu rõ chân dung một con người.
- Con người nào?
- Lam Huyên, nhân viên mới của bà đấy.
- Cô ta thế nào?
- Trước đây, cô ta được mẹ cháu cưu mang. Nhưng sau đó, cô ta không những không biết ơn mà còn có thái dộ không tốt với gia đình cháu.
- Cô có thể nói cụ thể hơn không?
Niên Thư sốt sắng:
- Thế này bà ạ.... Cô ta quyến rũ anh trai của cháu, xúi ảnh chống lại mẹ cháu. Khi mẹ cháu tìm cách ngăn cản mối quan hệ của hai người thì cô ta không ngại ngùng đã dùng những lời lẽ vô phép để đối phó với mẹ cháu.
Bà Hoàng đột ngột hỏi:
- Này! Cô có thể cho tôi biết, cô tên gì hay không?
- Dạ.... cháu nghĩ việc ấy không quan trọng, nội dung cháu vừa trình bày mới có ý nghĩa.
- Nhưng tôi sẽ không bận tâm với những cú điện thoại không tên tuổi thế này. Lỡ bọn người xấu lợi dụng phá phách thì sao?
- Ồ! Bà không nên nói thế. Dù cháu không xưng tên nhưng cháu có nói mình là con bà Trần.
Bà Hoàng cười và Niên Thư nhận ra cô chút gì mỉa mai trong đó:
- Vậy sao? Hình như cô coi thường tôi quá rồi đấy.
- Sao ạ? Cháu nào có ý đó.
- Thế này nhé nếu cô chưa rõ thì để tôi nói cho cô rõ. Bà Trần chỉ có duy nhất một đứa con trai. Vấn đề kế tiếp, tôi nói luôn để cô hiểu. Hiện nay, Lam Huyên đang làm việc cho tôi và tôi biết đâu là người tốt, đâu là người xấu. Từ nay về sau, tôi không muốn nhận bất cứ cú điện thoại nào của cô nữa. Đừng lo, tôi sẽ không nói gì với bà Trần chuyện hôm nay.
Niên Thư phỗng ra như pho tượng. Cô chưa biết phản ứng thế nào thì bà Hoàng đã gác máy.
Cầm chiếc ví nhỏ trong tay, Lam Huyên cứ đi qua đi lại ngắm nghía cái gian hàng bày bán đồ chơi trẻ em. Cô vẫn chưa quên những ước muốn của Sóc Nâu. Cô bé có làn da ngăm, hơi nhút nhát nên ít hòa đồng với bạn bè.
Chợt một tiếng "két" ma sát nhanh và mạnh ngay sát bên Huyên. Giật mình cô la oái lên, rồi ngỡ ngàng nhận ra ánh mắt căng cứng của Văn.
- Anh...
Văn nhìn cô chằm chằm, tưởng chừng như có thể nuốt chửng cô vậy.
- Em lên xe đi.
Lam Huyên biết chắc mình không thể nào cưỡng lại câu cầu khiến huyễn hoặc ấy. Chỉ chờ có thế, Văn vội vã phóng xe đi. Đưa cô đến quán nước quen thuộc, anh ngồi xuống cạnh và giữ chặt lấy tay cô.
- Tại sao em bỏ đi không một lời nào với anh vậy?
Huyên không trả lời mà lại hỏi khác:
- Anh đã khỏe hắn rồi chứ?
Văn có vẻ giận:
- Em nghĩ anh đã chết rồi phải không?
Thái độ của Văn làm Huyên thấy tức cười nhưng cô cố ghìm lại:
- Em không nghĩ như vậy đâu, vì xem ra anh còn nặng nợ với nhiều người phụ nữ lắm.
- Nói gì vậy? Nhưng thôi hãy trả lời câu hỏi của anh đi, tại sao em lại trốn?
Huyên lí nhí:
- Làm gì em phải trốn chứ? Chẳng qua là không ai tán thành chuyện em gặp anh thôi. Mà thôi hãy bỏ qua chuyện ấy đi anh, mình đã gặp nhau rồi còn gì.
Hai ly rau má đậu xanh được mang ra, Văn khuấy đều và nói:
- Nhưng anh vẫn thấy buồn vì không hiểu tại sao em lại lánh mặt anh.
Lần này Lam Huyên nói rõ từng tiếng một:
- Em không lánh mặt anh. Khi nghe anh bị tai nạn, em đã vội chạy đến, khóc lóc than thở trong lúc anh đang mê man. Thế nhưng em cũng chẳng được quyền khóc, chẳng được quyền ngồi gần anh. Mọi người sợ em có thể cướp lấy anh nên đã tìm cách xua đuổi.
Văn căng thẳng nhìn hai giọt nước long lanh trên khóe mắt người yêu. Anh có thể hiểu dù không muốn tin những lời Huyên vừa nói.
Hít hít mấy cái, Huyên lại tiếp tục:
- Chuyện em rời khỏi bệnh viện là ngoài ý muốn, nhưng thời điểm đó em không có quyền lựa chọn. Em ra đi mà đau lòng lắm, Anh có biết không?
Văn nhìn cô xót xa:
- Huyên à! Thật tình anh không hay biết gì hết, cả anh Thái cũng bỡ ngỡ chuyện em ra đi.
Huyên gật đầu:
- Em cũng hiểu anh Thái hoàn toàn vô tư. Có lúc em cũng muốn trông cậy vào anh ấy nhưng rồi suy nghĩ lại em thấy không nên liên lụy tới anh ấy.
Văn kéo tay Huyên và nắm thật chặt:
- Giờ gặp lại em rồi, nhất định anh sẽ không để mất em nữa đâu.
Cô cúi mặt:
- Nhưng mẹ của anh sẽ không để cho anh làm như vậy.
- Lúc này mẹ không tỏ ra khắt khe với anh nữa. Anh sẽ cố gắng thuyết phụ mẹ.
- Bên anh vẫn còn chị Niên Thư.
- Mãi mãi Niên Thư chỉ là em gái của anh thôi.
Lam Huyên im lặng, cảm nhận hơi ấm từ bàn tay Văn lan tỏa.
Ánh mắt anh yêu thương nhìn cô:
- Nói cho anh biết, bây giờ em đang ở đâu?
- Em cũng đã tìm được một công việc đàng hoàng.
- Nhưng còn chỗ ở?
- Em... ở tại văn phòng công ty luôn. - Lam Huyên đành nói dối.
Văn có vẻ lo ngại:
- Vậy có ai cùng ở lại với em không?
- Không, chỉ một mình em thôi.
Văa thở dài:
- Nghe em nói, anh không an tâm chút nào. Bằng mọi cách, anh sẽ số gắng thuyết phục mẹ để em sớm về ở nhà anh.
Lam Huyên rụt vai:
- Ở nhà anh à? Thôi, em không dám đâu.
- Em phải mạnh mẽ lên chứ!
Huyên không nói gì nhưng sự im lặng không có vẻ đồng nghĩa với chịu đựng.
Nhìn cô một lúc, Văn đổi thái độ:
- Huyên à! Mỗi chiều anh sẽ đến đón em nha.
Huyên tỏ ra ngạc nhiên:
- Đón em làm gì?
- Thi đi chơi với anh... không được sao?
- Đi như vậy có ích lợi gì đâu chứ? Anh dành thời gian cho những việc khác tốt hơn.
Văn thở hắt một cái:
- Nói nghe hay chưa? Nói mà không sợ làm người ta đau lòng.
Huyên đưa tay lên miệng che giấu nụ cười:
- Bà chủ của em hơi khó tính. Biết em có một mình, chiều nào bà ấy cũng buộc em về nhà ăn cơm.
Văn chột dạ:
- Nhà bà ta có... con trai không?
Không nén được, Lam Huyên bật cười thành tiếng và cô muốn trêu anh:
- Có một người, nhưng trẻ tuổi hơn anh.
Văn hằm hè:
- Thảo nào không thể từ chối theo bà ta về nhà ăn cơm. Kể từ ngày mai, em hãy báo cho bà ta biết là em không ăn ở đó nữa. Mỗi chiều, anh sẽ đưa em đi ăn.
- Anh nói nghe dễ dàng thật. Anh có thể về trễ bỏ bữa ãn mãi sao?
Văn cương quyết:
- Chuyện ấy, anh tự biết lo. Nhớ lời anh nói đó!
Thái độ của Văn khiến Huyên thấy vui vui. Cô nghĩ mình sẽ nói hết mọi chuyện cho ba mẹ nghe và hy vọng hai người sẽ ủng hộ. Riêng đối với Văn, cô cũng muốn xem anh cứng rắn và quyết tâm theo đuổi mục đích đến mức nào.
Và đúng là những buổi chiều sau đó, Văn luôn đến đón cô sau giờ làm việc.
Anh ăn qua loa một ít với cô cho vui, vì còn bụng về ăn cơm nhà.
Cho đến một hôm...
Niên Thư trở về nhà với khuôn mặt đưa đám. Thấy vậy, bà Trần ngạc nhiên hỏi:
- Có chuyện gì mà mặt mày ủ rũ vậy Thư?
Chỉ chờ có thế, Niên Thư hậm hực nói ngay:
- Cả tuần nay, lúc nào anh Văn cũng báo là có việc. Nhưng cô biết ảnh đi đâu không?
- Đi đâu?
Giọng Thư ỉu xìu:
- Hổm nay con nghi lắm... nên lúc nãy con quyết định theo sau ảnh. Thì ra là ảnh đến công ty Vạn Thành, đưa Lam Huyên đi ăn cơm. Cô coi đô, chiều nào ảnh cũng vậy hết.
Một thoáng yên lặng, bà Trần bỗng hỏi:
- Nhưng những hôm trước, con cô chắc là nó đi ăn cơm với Lam Huyên không?
- Chuyện đó con không thể khẳng định, nhưng mà con tin cảm giác của mình không sai.
Bà Trần im lặng. Mấy lúc gần đây bà đã cảm thấy mệt mỏi khi nghĩ đến chuyện của Văn. Con trai bà vẫn quyết tâm từ chối Niên Thư trong khi đó càng lúc Niên Thư càng bộc lộ những tính cách khiến bà không mấy hài lòng. Tuy nhiên nghĩ đi cũng nghĩ lại, có lẽ vì không được Văn ngó ngàng nên Niên Thư tỏ ra bực dọc, chán chường dễ dàng đổ quạu với dì Hạnh.
Tối hôm đó, chờ Văn về, bà Trần đã nói chuyện với anh:
- Lúc này, sau khi xong việc con thường đi đâu hở Văn?
Văn nhìn mẹ và hiểu là bà đã rõ tất cả:
- Mẹ! Con biết là mẹ hỏi chỉ để hỏi, bởi mẹ thừa biết là con đi ăn cơm với Lam Huyên.
Bà Trần gật đầu thừa nhận nhưng ánh mắt vẫn bắt bẻ:
- Tại sao con không nói với mẹ?
- Nếu con xin phép mẹ đàng hoàng, mẹ có ngăn cản con không?
Văn bình tĩnh hỏi lại và bà Trần ngắc ngứ:
- Con hiểu là mẹ không chọn Lam Huyên.
- Chính vì thế mà con phải âm thầm, không thể làm phiền tới mẹ.
Bà Trần chợt thở dài:
- Mẹ biết là mẹ đã bất lực với con rồi.
Câu nói như một lời than vãn làm tim Văn nhói đau, anh bước vòng qua cầm tay mẹ:
- Xin mẹ tha lỗi cho con và hãy hiểu là con thật lòng yêu thương Lam Huyên. Cô ấy tuy côi cút nhưng có chí cầu tiến, hiện giờ cũng có nghề nghiệp đàng hoàng.
Giọng bà tan loãng:
- Con có tin chắc là nó thật dạ với con không?
- Con khẳng định điều đó mẹ ạ. Lam Huyên là một cô gái trong sáng, trung thực và có cả lòng nhân hậu nữa. Thời gian cô ấy làm việc ở bệnh viện từ thiện, ai cũng yêu mến cả. Con sẽ vô cùng hạnh phúc nếu có Lam Huyên bên cạnh.
Bà Trần thở ra nhè nhẹ:
- Thời gian qua, mẹ cũng có phần hơi quá với Lam Huyên, chắc chắn là nó oán giận mẹ.
Văn dịu nhẹ thăm dò:
- Không có chuyện Lam Huyên giận mẹ đầu. Mẹ đã từng cưu mang cô ấy, giúp đỡ cô ấy nhiều mặt mà.
Câu nói của Văn làm bà Trần cảm thấy hổ thẹn. Bà rầu rầu nói:
- Lúc con nằm viện mê man, Lam Huyên có đến thăm nhưng lúc đó mẹ đang giận nên đã xua đuổi nó... cấm nó không được gặp con, vậy mà nó vẫn nói là sẽ trở lại thăm con. Lúc ấy, mẹ mắng nó vô lễ và tìm cách chuyển con nơi khác.
Sau đó với tư cách người bảo trợ có uy tín của bệnh viện từ thiện, mẹ đã bàn với ban giám đốc chuyển Lam Huyên đi nơi khác, nào ngờ nó tự ý bỏ việc luôn. Kể ra thì con bé cũng có chí đó. Bà Phạm Hoàng là người không dễ tính nhưng bà ấy đã thâu nhận Lam Huyên vào làm việc ở công ty nhựa.
Văn ngạc nhiên:
- Ủa! Sao mẹ biết Lam Huyên làm việc ở đó?
Tới lượt bà Trần trố mắt:
- Chứ Lam Huyên không nói với con là có gặp lại mẹ ở công ty sao?
Văn lắc đầu:
- Dạ không. Lam Huyên không hề nói với con những điều mẹ vừa kể.
Bà Trần buồn buồn, giọng chùng xuống:
- Thì ra nó rất tốt. Nó không muốn mẹ con mình xích mích nhau.
Thấy mẹ chuyển hướng thông cảm còn tỏ ra hiểu Lam Huyên, Văn hớn hở nói:
- Mẹ! Con mong từ đây về sau, mẹ không cản con với Huyên nữa.
Bà Trần nghiêm giọng, ngắt lời:
- Chưa đâu, mẹ còn muốn dò xét nó thêm một thời gian nữa. Hôm nào rảnh rỗi, thứ bảy hoặc chủ nhật, con dẫn Lam Huyên về đây cho mẹ.
Mắt Văn sáng lên:
- Dạ. Thứ bảy tuần này, con sẽ đưa Lam Huyên về.
Lúc ấy bà Trần và Văn đều không hay Niên Thư đứng bên ngoài đã lắng nghe tất cả. Nỗi hụt hẫng bất ngờ khiến tâm trí cô chao đảo.
Còn Văn vì quá vui mừng trước sự thay đổi của mẹ, sáng sớm hôm sau khi đưa đến văn phòng, anh đã điện cho Lam Huyên và kể lại mọi chuyện.
Nghe rồi, đầu dây bên kia Lam Huyên vẫn tỏ ra băn khoăn:
- Liệu có chắc không anh?
Văn cao giọng:
- Phải cô niềm tin chứ em. Anh sẽ tiếp tục làm cho mẹ hiểu mình hơn. Cám không được nghi ngờ gì hết.
- Nhưng em vẫn phải cảnh giác chứ.
- Lại nữa! - Văn càu nhàu - Mẹ của anh, anh hiểu rõ mà.
Huyên cười nho nhỏ:
- Thôi được rồi, chuyện đó nói sau đi. Nhưng mà anh à.
- Sao không nói tiếp đi?
- Nếu mẹ đã nghĩ lại thì anh cũng đổi ý chiều nay không đến đón em nữa chứ gì.
Văn bật cười:
- Nói vậy mà cũng nói! Chiều nay chẳng những đến đón đi ăn, mà còn đón đi ăn mừng.
Huyên cũng cười theo:
- Người ta bảo ''dục tốc bất đạt", anh gấp gáp quá.
- Ừ, anh vậy đó. Ngay chiều nay, anh sẽ gọi nhà hàng bên cạnh mang thức ăn về tại đây.
- Tại văn phòng của anh ư?
- Đúng vậy! Mời cả Niên Thư tham gia nữa.
- Mời chị ấy nữa sao? Có nên không?
Thấy Lam Huyên băn khoăn, Văn trấn an:
- Anh nghĩ đã đến lúc em và Niên Thư cần ngồi lại với nhau. Vì tương lai nếu về em về làm dâu nhà anh, tất cả đều là người trong nhà cả.
- Nhưng em có một đề nghị.
- Thế nào, em cứ nói đi!
- Anh đừng nên báo trước với chị ấy, vì như thế có vẻ quá long trọng và không được thân mật lắm.
- Được được, bốn giờ chiều anh mới nói với Niên Thư, được không?
- Đồng ý!
- Vậy thôi nha, tạm biệt em, chiều gặp lại!
- Dạ, tạm biệt anh!
Văn gác điện thoại khoan khoái ngả lưng vào ghế dựa. Ngày nào cũng gặp Lam Huyên thế mà anh vẫn luôn thấy nhớ từng giờ từng phút. Văn nhắm mắt lại mỉm cười một mình.
Chợt có cảm giác như ai đó đang nhìn mình từ cửa ra vào, Văn vội mở mắt và ngồi thẳng dậy.
Phát hiện ra Niên Thư, Văn giấu chút ngượng ngập:
- Có việc gì thế, Niên Thư?
Nụ cười trên môi Thư cùng phẳng phất chút giả tạo:
- Có khách hàng đến ký hợp đồng đang chờ anh ở phòng khách.
Văn nghiêm chỉnh đứng dậy:
- Được rồi, để anh tiếp họ.
Văn đi rồi, Niên Thư đứng như chôn chân ở ngưỡng cửa. Cô căm tức nhìn cái điện thoại rồi lầm bầm.
- Tức chết đi được. Chẳng lẽ công sức bấy lâu sẽ trở thành tro bụi hay sao?
Chợt cô nhớ đến câu nói của bà Trần:
"Chưa đâu, để mẹ còn dò xét Lam Huyên thêm một thời gian nữa".
Vậy thì mình vẫn còn cơ hội... nhưng phải làm thế nào đây?
Quyến Luyến Ân Tình Quyến Luyến Ân Tình - Hải Văn