Hope is important because it can make the present moment less difficult to bear. If we believe that tomorrow will be better, we can bear a hardship today.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Hải Văn
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 953 / 2
Cập nhật: 2015-07-18 01:30:46 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
hớ tới cái hẹn với Văn là sẽ hái lộc lúc giao thừa, lòng Huyên rộn lên niềm vui. Tình yêu đã làm cho cô vững chãi thêm một chút và yêu đôi thêm một chút.
Mọi năm, giờ này Huyên đã sẵn sàng trong bộ đồ mới chuẩn bị đón giao thừa, chuẩn bị những lời chúc mừng để được nhận tiền lì xì. Nhỏ Vân thì chẳng bao giờ quên gọi điện thoại hát tặng một bài ca xuân nhộn nhịp.
Tất cả bừng sống dậy và dẫn dắt bước chân Huyên. Cuối cùng cô dừng lại trước ngôi biệt thự màu xanh có giàn hoa ti- gôn nở những cánh hoa hình trái tim vỡ đôi. Cánh cổng vẫn đóng im ỉm, trước sân không bày đèn đóm, lễ vật. Như thế gọi là ổn thỏa đấy sao? Nước mắt Lam Huyên tràn mi, cô đứng nép mình bên cổng ngước nhìn lên trời, bầu trời đêm ba mươi đen thẫm, xa xa những vì sao cứ muốn giấu mình sau những áng mây.
Đứng được một lúc lâu mà Lam Huyên chẳng phát hiện ra bên trong có chút động tĩnh nào. Cắn môi, cô lầm lũi quay đi, không dám ngoáy đầu nhìn lại.
Bước chân chậm chạp, nặng nề nhưng cuối cùng Huyên cung về đến bệnh viện. Thấy cô, Hà nhíu mắt:
- Ôi! Em biến đi đâu mất tiêu vậy? Mặt mày nhợt nhạt y như mới từ tủ lạnh chui ra.
Lam Huyên đưa hai tay ôm lấy má. Đúng là lạnh thật!
Vừa xoa má, Huyên vừa cười đáp:
- Em đi vòng vòng ngoài phố ngắm thiên hạ chuẩn bị đón giáo thừa.
- Đi một mình à?
- Dạ.
Hà nheo mắt quan sát Huyên:
- Con nhỏ này thật lạ. Nhưng thôi, năm mới đến rồi. Chị chúc cho em gặp nhiều may mắn, nhất là sớm gặp người trong mộng.
Đón nhận lời chúc, Huyên tinh nghịch cười:
- Xin đa tạ! Em cũng chúc chị sang năm mới không còn yêu đơn phương nữa.
Hà véo vào tay Lam Huyên, vừa lúc bác sĩ Thái đi tới:
Anh cười với hai cô gái:
- Mình cũng phải đón giao thừa chứ.
- Dạ vâng. - Huyền nhanh nhảu nói - Mọi thứ chị Hà đã sắp đặt cả rồi, nhưng còn hơn nửa tiếng mới đến giờ anh à.
Trong lúc Hà bối rối, Thái lại chăm chú nhìn Huyên:
- Lúc nãy, em đi đâu vậy? Văn đến tìm em đó.
Thông tin của Thái làm Huyên ngẩn ngơ:
- Vậy hả anh? Anh ấy cô nói sẽ trở lại không?
- Anh không nghe Văn nói gì. Nó ra về, mặt ỉu xìu.
Vậy là cô đã lỡ một cái hẹn với Văn rồi. Ai biểu Văn hẹn mà không nói rõ giờ giấc.
Nhưng rồi những ngày sau đó, Văn thường xuyên đến với cô hơn. Cả hai đưa nhau đi chơi và nói đủ thứ chuyện, nhưng Huyên nhận thấy nơi Văn có điều gì âu lo buồn buồn.
Cô lần cô hói:
- Hình như em đã làm điều gì khiến anh không vừa ý?
Lúc đó Văn đã lắc đầu lia lịa:
- Ồ không... Làm gì có.
- Sao em thấy anh đăm chiếu?
Văn vẫn chối:
- Chắc tại... cái tật anh hay thế.
Lam Huyên bặm môi:
- Đừng dối em! Công việc ở xí nghiệp có gì không ổn phải không?
- Không.
Lam Huyên chăm chú nhìn Văn:
- Vậy có phải giữa anh và mẹ....
Văn khẽ giật mình, không để cô nói hết câu:
- Anh với mẹ cũng đâu có gì. Sao tự dưng em lại nghĩ vậy?
Huyên dời mắt nhìn ra xa:
- Bởi vì em linh cảm chuyện giữa anh với em sẽ không phát triển theo chiều hướng tốt đẹp.
- Em nghi ngờ anh sao?
- Em không nghi ngờ. Nhưng anh cũng hiểu mà, với một gia đình nề nếp như nhà anh, mẹ rất khó chấp nhận một người có thân phận như em.
- Em đừng suy nghĩ vẩn vơ, chắc chắn anh sẽ thuyết phục được mẹ, vì mẹ chỉ có mỗi mình anh thôi mà.
Lam Huyên thở dài. Văn cũng có lý khi nói như thế. Cho dù chỉ vì quan tâm đến gia thế mà chọn lựa một nàng dâu, có cũng không muốn chứng tỏ điều gì.
Với cô, tình cảm mới là quan trọng.
Như thường lệ, sáng chủ nhật, Lam Huyên cùng Thái trở về nhà Văn.
Dì Hạnh đang quét sân, thấy Lam Huyên, dì lộ vẻ bối rối:
- Con khoan vào nhà... ở đây với đi một chút.
Biểu hiện của dì làm Huyên hơi ngạc nhiên:
- Trong nhà có khách hả dì?
- Ơ... không phải.
Tò mò, Huyên cố dấn thêm vài bước.
- Để con vào nhá chào bác Trần rồi sẽ ra ngay với đi.
Dì Hạnh chưa kịp phản ứng, Huyên đã nghe thấy tiếng bà Trần vọng ra:
- Mẹ nghĩ đó chỉ là một phút bồng bột của con mà thôi. Vợ của con, dâu của mẹ không thể là một con bé vó gia cư như vậy được. Niên Thư có khuyết điểm gì mà con không chấp nhận nó chứ? Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần rồi, mẹ phải giữ chữ tín với người đã khuất. Niên Thư là đứa con gái đáng thương, gia đình mình là điểm tựa duy nhất của con bé.
Tiếng Văn xen ngang:
- Thưa mẹ, nếu mẹ đã nói Niên Thư đáng thương, không nơi nương tựa thì phận Lam Huyền nào có khác gì. Chỉ khác một điều là con yêu Lam Huyên.
Còn đối với Niên Thư, con chỉ xem như cô em gái mà thôi.
Bà Trần có vẻ giận dữ:
- Sao lại không khác? Khác ở chỗ mẹ Niên Thư là bạn thân của mẹ, mẹ biết nguồn gốc đàng hoàng. Còn Lam Huyên chỉ là một đứa côi cút bị người ta vứt bỏ, ba mẹ nó nhất định là những kẻ không ra gì. Người có nhân phẩm cô thể rứt bỏ núm ruột của mình được sao?
- Mẹ! Sao mẹ lại nỡ nói vậy. Mình cũng đâu có biết nguyên do gì khiến Lam Huyên trở nên côi cút...
Đôi tai Lam Huyên lùng bùng, đất như sụp đổ dưới chân.
Giọng bà Trần vẫn rắn như thép:
- Đủ rồi! Mẹ không đôi co với con nữa. Con có giỏi thì hãy chứng minh thân phận của Lam Huyên đi. Khi đón nó vào nhà, mẹ đâu có ngờ xảy ra cớ sự hôm nay.
Văn cố van nài:
- Mẹ ơi! Xin mẹ hiểu cho, hôn nhân chỉ có ý nghĩa khi hai người thật dạ yêu nhau. Còn nếu ngược lại, chỉ là sự chịu đựng nhau, là ngục tù thôi mẹ.
Bà Trần hét lớn:
- Nói với con cả buổi trời nhưng tại sao con cờn mê muội vậy chứ? Được rồi, không cần biết con có đồng ý hay không, mẹ vẫn tiến hành lễ đính hôn vào tháng hai. Nếu con nhất quyết cãi lời, mẹ sẽ chết cho vừa lòng con, sau đó con muốn lấy ai thì lấy.
Giọng Văn thiểu não:
- Mẹ ơi! Sao mẹ không thương con vậy mẹ?
- Hừ! Không thương con mà mẹ hao tốn công sức lo chuyện trăm năm cho con ư? Con hãy nhớ là việc con cưới Niên Thư cũng chính là bảo vệ danh dự nhà mình.
- Mẹ....
- Tôi nói thật, nếu cậu không nghe lời tôi thì từ nay, đừng gọi tôi bằng mẹ nữa.
- Nếu vậy thì mẹ hãy cho con thêm một thời gian nữa đi.
Bà Trần gay gắt:
- Để làm gì chứ?
- Đó là chuyện của con mà.
- Nếu con cần thêm thời gian để tiếp cận và gần gũi với Niên Thư hơn thì mẹ đồng ý.
Lam Huyên không thể nán lại thêm nữa, cô ôm lấy mặt, chạy ra khỏi cổng.
Thái đang đứng xớ rớ vội vàng đẩy xe chạy theo.
Rà sát bên Huyên, Thái gọi:
- Lên xe đi Huyên!
Lúc ấy cô xem lời Thái như một mệnh lệnh áp đặt kịp lúc kịp thời. Ngồi sau xe anh, nước mắt cô vẫn không ngừng chảy. Thái cũng chẳng nói gì, anh chở cô đền thẳng bệnh viện.
Đưa cô vào phòng, anh nhẹ nhàng nói.
- Huyên à! Em lại giường nằm, tạm thời đừng nghĩ ngợi gì thêm cả. Ngoan, nghe lời anh.
Đợi Lam Huyên nằm xuống đàng hoàng, Thái mới chịu khép cửa đi ra ngoài.
Ngày hôm sau, khi sức khỏe của Ti Ti có dấu hiệu hồi phục tốt thì đến lượt Lam Huyên nằm bẹp. Thái và Hà cuống quít với cơn mê sảng của cô.
Hà cứ bám theo Thái lo lắng hỏi:
- Bác sĩ ơi! Hãy nói thật... Lam Huyên có làm sao không?
Thái chớp mắt vẻ khó hiểu:
- Tình trạng của Huyên cũng khó nói lắm. Tlước mắt trông cậy vào sự chăm sóc của Hà.
- Dạ, bác sĩ yên tâm, em sẽ lo cho Huyên chu đáo.
Nhìn gượng mặt Hà buồn thiu, Thái trấn an:
- Đừng lo lắng! Lam Huyên nhất định sẽ qua khỏi.
Thái đi rồi mà Hà vẫn còn đứng lặng.
Lam Huyên đã sốt mê man hai ngày liền. Cuối cùng thì cơn sốt cũng được đẩy lui nhờ những bàn tay chăm sóc nhiệt tình.
Khi trở về trạng thái tỉnh táo, câu hỏi đầu tiên của Huyên khi chạm mặt Hà:
- Bé Ti ra sao rồi?
Vì thế Hà đã không ngăn được bực dọc:
- Lo cho mình kìa, ở đó mà Ti này nọ. Đã hai ngày em giống như là người chết vậy, cô biết không?
Nụ cười trên môi Huyên xanh xao:
- Chị à! Một thân thể lành lặn như thế này, muốn chết dễ lắm hay sao? Nói cho em nghe, Ti Ti ra sao?
- Con bé hồi phục tốt rồi.
Sau khi nguýt Huyên một cái, Hà chồm qua bàn cầm chiếc gương đưa đến trước mặt Huyện:
- Em xem trong gương xem, có nhìn ra mình hay không?
Nghiêng nhìn vào gương, Lam Huyên mỉm cười:
- Cho dù như thế nào cũng vẫn là Lam Huyên thôi.
Hà đành phì cười:
- Chị sợ cái kiểu bệnh của em luôn. Đến cũng nhanh mà rút cũng gọn.
Lam Huyên chỏi tay ngồi dậy, đưa những ngôn tay chải lại mái tóc.
Hà nghe lòng mình rộn vui vì mấy hôm Huyên nằm bệnh không khí như chùng xuống hẳn.
- Em thấy trong người thế nào? - Hà hỏi.
Một chút lặng im như để kiểm soát mình rồi Huyên tần ngần tiết lộ.
- Cũng còn chóng mặt chị à.
- Vậy nằm xuống đi.
- Không sao, nếu nằm nữa, em sẽ không dậy được đó.
Đôi mắt Hà mở to. Câu nói của Huyên nghe là lạ làm sao...
Nhưng đúng lúc đó, Thái xuất hiện. Anh nhìn Huyên, một ánh nhìn đầy thương cảm. Còn Huyên, cô cố gắng cưới với anh một nụ thật tươi.
Anh nhẹ đặt bàn tay lên trán cô:
- Thế nào? Ổn rồi chứ?
- Dạ.
- Để em đi hâm nóng nồi cháo.
Hà lên tiếng rồi rút êm khỏi phòng. Thái ngồi xuống chiếc ghế trống và vẫn chăm chủ nhìn Huyên:
- Chắc em đói lắm phải không? Nhưng nhớ chỉ ăn từng ít một thôi nhé.
Đôi mắt Lam Huyên đượm buồn:
- Để được sống, người ta cần phải ăn, mà khi ăn lại cần phải ăn cho đúng nữa, thật là rắc rối hả anh?
Thái bóp nhẹ bàn tay cô, động viên:
- Hãy dũng cảm lên cô bé, đó chỉ là bước khởi đầu thôi. Hãy nhớ bên em lúc nào cũng có anh.
Huyên mỉm cười:
- Anh đừng lo, em có sức chịu đựng kiên cường hơn anh nghĩ.
Sau chút yên lặng, Thái nói:
- Thật ra, anh thấy em và thằng Văn cả hai đều nhu nhược hết. Một đứa bệnh nằm liệt, một đứa mượn rượu giải sầu. Như vậy có giải quyết được gì không?
Nghe những lời của Thái, Huyên cúi mặt im lặng. Dù yêu Văn nhưng thật lòng cô không muốn anh vì cô mà khổ đau, dằn vặt.
Sáng hôm sau, khi điểm tâm xong, Lam Huyên tươi tỉnh đi xuống phòng bọn trẻ. Cô muốn chứng tỏ cho Thái biết rằng ngoài những phút yếu đuối mềm lòng vì những chuyện tình ái riêng tư, cô vẫn là một y tá gương mẫu, lúc nào cũng làm tròn trách nhiệm.
Đúng như ý Huyên mong muốn, Thái đã nhìn cô với ánh mắt hài lòng.
Nhưng khi đêm đến, Lam Huyên không sao chợp mắt được, cô nằm thao thức với những tâm sự ngổn ngang. Từ ngày hôm đó, cô đã không gặp lại Văn.
Anh đã gây cho cô sầu tủi dù lòng cũng muốn anh hãy quên cô đi. Mọi thứ trong Huyên bây giờ đều là những chuỗi mâu thuẫn.
Dỗ mãi không tìm được giấc ngủ, Lam Huyên vùng dậy khoác chiếc áo ấm mở cửa bước ra sân.
Vầng trăng đang trải xuống những ánh vàng, tạo một không gian huyền ảo.
Lam Huyên ngước nhìn bầu trời đầy sao. Cái mênh mông vô cùng và cao rộng của bầu trời đã đem đến cho cô chút cảm giác thanh thoát và yên ổn.
Chợt cảm nhận một sự thiêng liêng huyền bí trên trời cao nên Huyên vội vàng nhắm mắt thầm nguyện:
- Cầu xin cho con được bình an như những ngày qua, và cho con được đầy đủ sức khỏe nghị lực để có thể tiếp tục công việc hằng ngày.
Ngay thời điểm đó, hình ảnh bọn trẻ hiện ra như một an ủi, một sự hãnh diện cho cuộc đời mà Lam Huyên đang cống hiến.
Đúng lúc Lam Huyên chớp mắt cười dịu dàng thì một bóng người to lớn vụt hiện ra:
- Ôi! bác sĩ... - Huyên kêu khẽ.
Bác sĩ Phong mỉm cười:
- Cô ra đây ngắm trăng à?
- Dạ.
- Người ta bảo trăng mười sáu tròn và sáng hơn trăng rằm. Điều đó tôi đã thấy đúng. Nhưng đêm nay, trăng có vẻ huyền ảo và mang một dáng dấp khá đặc biệt... Huyên có nhớ chính xác đêm nay trăng mười mấy không?
- Dạ, trăng mười tám.
- Thế à! Tôi lại có dịp nhìn thấy trăng mười tám. - Bác sĩ Phong lại cười, một nụ cười thật nhẹ nhưng lan tỏa cảm giác ấm áp - Ở bệnh viện này, có lẽ Huyên là người duy nhất can đảm ra đây đứng ngắm trăng.
Tay vẫn còn ôm đôi vai mình, Huyên lắc đầu:
- Dạ, không phải duy nhất đâu. Thỉnh thoảng có chị Hà và bây giờ còn có bác sĩ.
Đôi mắt Phong như sáng hơn:
- Thật ra, nếu không nhìn thấy Huyên đứng ngoài này, tôi hoàn toàn không có ý định bước ra đây. Tuy nhiên tôi có cảm giác Huyên không phải ra đây chỉ để ngắm trăng. Hình như Huyên có chút tâm sự, phải không?
Câu hỏi của bác sĩ Phong gợi lại trong Huyên nỗi sầu muộn tủi hờn và cô đơn tuyệt vọng.
Cố giữ tâm tĩnh lặng, Huyên khẽ khàng đáp:
- Tâm sự thì ai cũng có cả. Ngắm trăng và trải chút tâm sự ra với trăng cũng là chuyện bình thường thói mà.
Bác sĩ Phong gật gù:
- Ừ, thì bình thường hay không bình thường là do cái nhìn của mỗi người thôi, nhưng tôi vẫn có chút tò mò... vì mấy lúc gần đây, tôi thấy Huyên có vẻ trầm tư, kém linh động hơn dạo trước. Về mặt chuyên môn tôi nghĩ tầm tư của y bác sĩ có thể gây ảnh hưởng đến bệnh nhân.
Không cần ngẫm nghĩ lời bác sĩ Phong, Lam Huyên vội nói:
- Bác sĩ đừng lo, trường hợp của tôi không gây ảnh hưởng đến bọn trẻ đâu.
Nhìn Huyên cái nhìn quan sát, bác sĩ Phong nói:
- Nếu được vậy thì rất tốt. Thôi, chúng ta vào đi, sương xuống thấm lạnh rồi.
Cô phải ngủ một giấc dài liên tục để sáng mai bắt tay vào việc tốt hơn đấy.
- Nhất định sẽ như vậy ạ!
Bác sĩ Phong quay lưng đi trước. Lam Huyên bước chậm phía sau. Trăng mười tám vẫn soi xuống trần một mông lung huyền ảo.
Mọi chuyện tưởng sẽ phôi pha nhưng thêm một ngày là thêm một nỗi nhớ. Cuối cùng Văn đã đến tìm Huyên. Cả hai nhìn nhau, tìm tay nhau trong thương yêu cuống quít. Vậy đó! Làm sao mà có thể chia lìa cho được. Huyên khóc nhưng môi cô lại cười. Những xúc cảm trong Văn cũng khác gì cô đâu nhưng anh là đàn ông...
- Văn ơi! Em nhớ anh.
Anh khắc khoải nhìn cô:
- Anh hiểu... nhưng chưa làm được điều gì nên anh không dám gặp em. Anh vẫn chưa thuyết phục được mẹ, mẹ bỗng nhiên trở thành người bảo thủ và cứng rắn quá.
Cô cũng xót xa nhìn anh:
- Theo em, cách giải quyết tốt đẹp nhất là anh hãy nghe theo mẹ đi vì mẹ chỉ có mình anh nên anh không thể để mẹ buồn, như vậy là bất hiếu. Hãy để mẹ giữ chữ tín với người đã khuất.
Văn thở dài:
- Nói như em, có nghĩa là mình đành phó mặc cho số mệnh sao? Sống với một người mình không yêu thương, em có biết cảm giác đó đáng sợ như thế nào không? Nếu không được, em thà cứ để anh sống một mình như thế này.
Giọng Huyên ngập tràn xúc cảm:
- Anh đừng như thế, đừng vì một đứa con gái có số phận hẩm hiu như em mà phó mặc tất cả. Chị Niên Thư cũng đáng thương mà, em nghĩ rằng chị ấy có khả năng mang lại cho anh hạnh Phúc.
Văn lắc đầu:
- Không! Anh không thể nghĩ về một người nào khác vì đối với anh em là tất cả.
Mỗi lời nói của Văn dẫu ngọt mềm nhưng vẫn làm tim Huyên đau đớn:
- Cho dù là tất cả em cũng không có cơ hội mang lại hạnh phúc cho anh đâu.
Anh hãy cố gắng làm con ngoan chồng tốt đi. Cuộc đời em vốn đã không được may mắn, nếu thêm một chút bất hạnh nữa thì cũng không sao. Còn chị Niên Thư vốn đã được mẹ sắp đặt cho anh từ lâu rồi. Em hiểu chị ấy yêu anh thật lòng, dù biết tình cảm anh dành cho em nhưng chị ấy vẫn chấp nhận cuộc hôn nhân này...
Văn nhăn nhó ngắt lời Huyên:
- Em ác lắm! Tưởng gặp em sẽ bàn được một cách giải quyết nào đó, ai dè em cũng như những người khác, khuyên anh cưới Niên Thư.
Lam Huyên thẫn thờ:
- Anh tưởng em sung sướng lắm sao? Có những lúc em nghĩ mình sẽ không sống nổi để làm bất cứ việc gì. Nhưng không khuyên anh như thế thì em phải làm sao... có lẽ em nên rút lui để cho anh dễ định liệu.
- Anh hiểu những khổ sở mà em phải chịu Lam Huyên ạ. Nhưng hãy vì anh mà thêm chút nghị lực đi em, em đừng bỏ mặc anh trong giai đoạn này:
Cầm tay Huyên, anh khẩn khoản nói nhưng mắt cô nhìn xa xăm:
- Anh Thái, bác sĩ Phong và chị Hà cũng khuyên em hướng tâm trí vào công việc, và đúng là điều đó đã làm em vơi bớt nỗi khổ. Em muốn đem hết tâm sức của mình để chăm sóc mấy đứa nhỏ mồ côi không cha không mẹ.
- Ừ, anh biết là em kiên cường và chịu khó lắm. Anh cũng mong công việc làm em vui nhưng đừng vì thế mà bỏ anh ngoài lề. Chuyện của mình anh nhất định không đầu hàng đâu.
Dứt lời, Văn cầm lấy hai bàn tay Lam Huyên, mắt yêu thương tha thiết. Cô chết lặng nhìn anh nhưng lòng cồn cào bởi thêm một câu nói vừa tràn lên môi anh:
- Hãy hứa là chờ anh, chờ anh bằng bất cứ giá nào...
Lam Huyên gật đầu, không một câu hỏi, không một điều kiện.
Trong phòng ăn chỉ có bà Trần và Niên Thư ngồi thu hẹp ở một góc bàn.
Bữa điểm tâm đã trôi qua một cách nhạt nhẽo.
Hôm nay, bà Trần cảm thấy tâm hồn mình thật trống trải. Những ngày chủ nhật trước đây, lúc nào phòng ăn cũng rộn tiếng cười, còn bây giờ chỉ có bà với Niên Thư cùng những câu chuyện tẻ ngắt. Càng nghĩ bà càng thấy giận bản thân mình tại sao ngày trước lại đeo mang Lam Huyên. Lòng nhân đạo của bà chẳng đem lại lợi ích gì, chỉ gây ra những rắc rối mà không biết phải sửa đổi như thế nào.
Thấy Niên Thư ăn uống uể oải, bà lắng hỏi:
- Sao con ăn ít vậy? Trong người không khỏe à?
Niên Thư gượng cười:
- Dạ không. Sáng nay con uống hơi nhiều nước nên mau no.
Bà Trần thở dài, càng nghĩ bà càng thương Niên Thư. Bị Văn từ chối, con bé buồn lắm. Dạo này đôi mắt Thư cũng cụp xuống như tránh né, như trách móc.
Bà không thể nào yên lòng được.
Suy nghĩ một lúc, bà Trần lựa lời:
- Thư à! Cô rất khổ tâm vì thằng Văn. Theo con, giờ cô phải làm sao?
Niên Thư buồn buồn đáp:
- Con nghĩ cách tốt nhất là hãy chờ thêm một thời gian nữa cô ạ.
- Chờ à? Kéo dài thêm, liệu có thay đổi được gì không?
Niên Thư mím môi, mắt dời đi hướng khác:
- Nhưng con không thể chấp nhận cuộc hôn nhân mà người chồng của mình để cả trái tim dành cho người khác. Hay là cô hãy chấp nhận Lam Huyên đi, để cho anh Văn được thỏa mãn.
Bà Trần mở to đôi mắt:
- Con nói gì vậy Niên Thư? Có thật trong suy nghĩ của con muốn nhúng nhường như vậy không?
Giọng Thư nghẹn lại:
- Bởi tình cảm là điều tự nhiên... con không chiếm được tình cảm của anh Văn là lỗi của con mà... đâu có thể nào trách ảnh được.
Bà Trần nghiêm mặt nhìn Niên Thư:
- Nói như vậy mà nghe được à. Hai đứa ở chung một nhà con phải biết tranh thủ tình cảm của Văn chứ.
Giọng Thư chuyển sang bức bối:
- Con tranh thủ được sao, khi ngày nào ảnh cũng đi gặp Lam Huyên hết.
Khựng lại một chút bà Trần nói tiếp:
- Được rồi. Cô đành phải có biện pháp mạnh mới được.
Niên Thư tỏ ra lo ngại:
- Cô à! Cô đừng mạnh tay với anh Văn quá, tội nghiệp ảnh mà cô. Vì anh Văn, con phải chịu thiệt thòi một chút cũng khổng sao. Cuộc đời con đã có cô đã là một diễm phúc lớn rồi.
Bà Trần yên lặng nhìn sâu vào ánh mắt bối rối của Niên Thư. Lòng bà lúc đó trỗi lên một chút thương một chút giận. Khách quan mà nói, Niên Thư không những đẹp hơn Lam Huyên mà còn tinh tế, lịch thiệp hơn nữa. Vậy mà con bé lại chẳng biết làm cách nào để sở hữu trái tim của con trai bà. Rõ là khờ khạo!
Không khí còn đang lắng đọng thì Thái bước vào:
- Thưa cô, con mới về.
Rồi quay sang Niên Thư, Thái mỉm cười:
- Chào em!
Niên Thư cười đáp trả, còn bà Trần chỉ vào chiếc ghế bên cạnh:
- Con ngồi xuống ăn sáng luôn đi.
Ngồi vào ghế, Thái hỏi:
- Ủa! Văn đâu không thấy hả cô?
Bà Trần thở dài:
- Đêm qua nó đi đâu đến khuya mới về, bây giờ chưa thức dậy nổi nữa. Con với cái thật là chán. Còn con nữa, dạo này cứ ở miết đằng bệnh viện. Anh em tụi bây, đâu có ai màng tới bà già này nữa.
Thái cười hì hì:
- Lúc này con bận rộn quá, cô ạ. Mấy đứa nhỏ cứ trở bệnh hoài. Văn ghé chỗ con, nó cũng thấy điều đó mà.
Nghe nhắc con trai, bà Trần hỏi tới:
- Thằng Văn thường hay ghé qua chỗ con sao?
Giật mình, Thái đính chính:
- Dạ.... cũng thỉnh thoảng thôi.
- Thiệt, cô rầu thằng Văn quá, Thái ơi.
Nghe giọng bà Trần than Văn, Niên Thư đứng lên kiếm cớ đi ra ngoài.
Nhưng ngay lúc đó, Văn xuất hiện. Thấy ông anh họ, Văn hồ hởi:
- Ủa! Anh mới về hả?
Rồi nghiêng đầu qua gian bếp, Văn gọi lớn:
- Dì Hạnh ơi! Cho thêm phần anh Thái luôn nha.
Và khi bước vào ghế ngồi, thấy nét mặt bà Trần dàu dàu, Văn cười lấy lòng:
- Mẹ ăn rồi hả mẹ?
- Ừ. Mè ăn với Niên Thư vừa xong.
Bà nói và chăm chú nhìn Văn. Nhìn rồi bà không giấu được cảm xúc của mình:
- Văn à! Con hãy nhìn vào gương xem lại bản thân mình đi. Lúc này con thật là lôi thôi, lếch thếch.
Văn cười, nụ cười hồn nhiên như hồi anh còn trong vòng tay mẹ.
- Mẹ à! Xin mẹ bớt rầy một chút đi. Con dang đói meo đây nè.
- Hứ! - Bà Trần lườm dài - Nói ít hay nhiều gì, mẹ cũng thấy con trơ trơ ra đó thôi.
Hai phần ăn sáng được mang tới. Văn đón lấy nhai ngấu nghiến.
Nhìn Văn, Thái đùa:
- Trông y như cả tuần chú mày bị bỏ đói vậy.
Vừa nghe Thái nói, bà Trần đã bực đọc xen ngang:
- Bây giờ nó có màng gì đến việc ăn uống đâu. Tình yêu và rượu đã làm nó no ứ lên rồi.
Không hề có dấu hiệu buồn phiền ngại ngùng, Văn quay sang Thái, cười:
- Anh thấy không? Dạo này mẹ công kích em quá chừng.
Thái cũng cười:
- Thì cũng tại chú làm cho cô lo lắng. Phải sống tu tỉnh lại nghen. Chú mày không thích hợp với thần men đâu.
Văn nhướng mắt:
- Anh mà cũng nói nhứ vậy à?
Thấy có người cùng phe với mình, bà Trần tranh thủ nói:
- Sẵn đây có Thái, cô hỏi con xem chuyện tác hợp giữa thằng Văn với Niên Thư có gì là sai trái không? Làm mẹ không có quyền định đoạt hôn nhận cho con sao? Cái tính của thằng Văn, cô hiểu rõ mà, gần 30 tuổi đầu mà chẳng có nhận định sâu sắc gì cả, để cho nó tự do chọn vợ thì cái nhà này chắc sẽ đảo lộn hết.
Biết mẹ ám chỉ đến Lam Huyên, Văn nhăn nhó:
- Trời ơi! Mẹ coi thường con trai mẹ như thế sao? Hôn nhân là chuyện hệ trọng cả một đời, nhưng cũng không nên có những tiêu chuẩn khắt khe quá, nhất là không nên có định kiến với bất kỳ cô gái nào khi chưa rõ mấy về họ.
Bà Trần gắt:
- Mẹ không hơi sức đâu định kiến với các cô gái bạn con. Mẹ chỉ muốn nói đến Lam Huyên, mẹ không bao giờ chấp nhận một đứa con dâu như nó.
- Nhưng con lại thấy cô ấy nhân hậu, đáng yêu. Có được người vợ như Lam Huyên đối với con sẽ không còn hạnh phúc nào bằng.
- Vậy sao! Thế mà mẹ lại nhìn thấy trước là con nhỏ đó sẽ hại cả cuộc đời con. Mới chừng ấy tuổi mà đã tự ý trốn khỏi cô nhi viện rồi cố tìm mọi cách để chiếm lĩnh con. Có bao giờ con tự hỏi nó yêu con hay là yêu cái gì khác hay chưa? Đừng hòng nó vin vào con mà len lỏi vào gia đình này.
Mỗi lần mẹ xúc phạm Huyên thì lòng Văn nhói đau.
Không muốn dây dưa, Văn hoãn binh:
- Nếu mẹ không chấp nhận Lam Huyên thì cũng không sao... nhưng mẹ hãy hoãn lại chuyện đính hôn của con đi. Ít nhất con cũng cần có thời gian để nguôi ngoai chuyện cũ.
Tần ngần, bà quay sang Thái:
- Con thấy thế nào, hả Thái? Thật tình thằng Văn nó làm cho cô bối rối quá đi.
Thái hiểu rõ quyết tâm của bà Trần về chuyện này. Dượng của anh đã mất gần hai mươi năm, một tay bà Trần đã thay ông quản lý tốt cả việc sản xuất bán buôn. Dần dần bà trở thành người đàn bà độc lập và quyết đoán, sẽ chẳng có kết quả gì nếu Thái thẳng thừng cho rằng bà không đúng. Cần phải có một cách nói khác.
Nghĩ vậy, Thái dè dặt nói:
- Cô ạ! Mỗi người một hoàn cảnh. Con thông cảm những nỗi khổ tâm của cô về việc làm tròn lời hứa với mẹ của Niên Thư. Nhưng điều đó không có nghĩa là không quan tâm đến tình cảnh hiện nay của Văn.
- Ý của con là...
- Con chỉ muốn nói cô nên chấp nhận yêu cầu của Văn, dành cho chú ấy một thời gian để quên dần chuyện cũ.
Bà Trần yên lặng nhưng lòng vẫn rối bời. Bà vẫn không mấy tin đó là giải pháp hữu hiệu tuy nhiên ngoài cách đó ra có lẽ cũng không còn cách nào khác.
Nhìn con trai, bà gằn từng ý:
- Nếu con đã nghĩ lại thì mẹ cũng chẳng hẹp hòi gì mà không chấp nhận yêu cầu của con. Nhưng con nên nhớ, trước sau gì mẹ vẫn không thay đổi. Mẹ không chấp nhận đứa con đâu nào ngoài Niên Thư. Con hãy nhớ rõ điều đó!
Nói xong, bà đứng dậy đi về phòng. Thái quay nhìn Văn nói nhỏ:
- Ý có đã quyết, khó thuyết phục lắm, em tính thế nào hả Văn?
Ngừng nhai, Văn đáp:
- Em chưa quyết định gì cả, nhưng tạm thời cứ như vậy.
Thái chợt buông tiếng thở dài:
- Anh nghĩ em sẽ vất vả lắm chứ chẳng dễ dàng gì đâu.
- Điều đó là đương nhiên, nhưng em không thể mặc nhiên để người khác áp đặt mình cho dù đó là mẹ.
- Ừ. Anh cũng mong nhìn thấy một kết quả tốt đẹp.
Thái vỗ vào vai Văn và chạm phải ánh mắt Văn dò xét:
- Anh à! Lam Huyên có nói gì với anh không?
- Không? - Thái lắc đầu - Nhưng lúc này cô bé hăng say làm việc lắm. Sáng nay, hai anh em mình đi uống cà phê đi.
- Nhất trí!
Quyến Luyến Ân Tình Quyến Luyến Ân Tình - Hải Văn