Giá trị thật của một người không phải ở chỗ cách anh ta xử sự lúc đang thoải mái và hưởng thụ, mà là ở chỗ lúc anh ta đối mặt với những khó khăn và thử thách.

Martin Luther King Jr.

 
 
 
 
 
Tác giả: Hải Văn
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 953 / 2
Cập nhật: 2015-07-18 01:30:46 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1
êm Giáng sinh năm nào cũng vậy, sau khi tàn tiệc trong sân vườn thì Thái và Văn cùng với đám bạn kéo nhau đi lễ ở nhà thờ. Vì thế, dì Hạnh luôn là người "hốt hụi chót", nhưng dì thấy vui với những ly chén ngổn ngang.
Sau khi dọn dẹp xong các thứ, dì Hạnh vẫn chưa thấy buồn ngủ. Dì ra trước sân ngồi ở chiếc ghế đá chờ Văn, chờ cậu bé mà dì đã chăm sóc từ thuở bé với một tình cảm gần như là một người mẹ.
Sương mỗi lúc một thấm lạnh. Những vì sao trên bầu trời như lấp lánh hơn.
Dì bần thần ngồi đếm sao và nhẩm lại tuổi mình. Gần ba mươi năm qua, một cô gái mất cả cha lẫn mẹ trong những ngày lửa đạn ác liệt đã được bà Trần - mẹ của Văn cưu mang. Từ ngày đó, dì Hạnh đã nguyện gắn suốt cuộc đời mình với gia đình này, dành cả tình yêu của một người mẹ cho Văn.
Đã lâu lắm, dì không dám trở lại miền quê xưa, nơi có con sông với những dòng nước xanh biếc trong lành mà dì đã bì bõm bao lần suốt quãng đời thơ ấu.
Dì nhớ về quá khứ, yêu nó trong ký ức nhưng dì sợ gặp những gì nhắc lại cái chết bi thảm của cha mẹ. Kỷ niệm đau thương từ chiến tranh dì chỉ muốn chôn vùi...
- Ách... xì...
Ý tưởng của dì Hạnh đột ngột bị cắt ngang bởi cái nhảy mũi của ai đó. Dì đứng phắt dậy, dáo dác nhìn quanh. Âm thanh vừa phát ra không xa mấy, nhưng từ chỗ nào và của ai thì vẫn là một dấu hỏi to tướng.
Ánh mắt dì đậu lại chỗ lùm cây sơ- ri, nơi đó hình như có sự động đậy.
Dì Hạnh đứng chôn chân, tim đập mạnh... Vừa lúc có tiếng xe của Thái và Văn về tới.
Mừng quýnh, dì hổn hển chạy ra cổng:
- Văn ơi... Thái ơi... nhà mình hình như có trộm.
- Trộm? - Hai chàng trai cùng bật lên một câu hỏi - Ở đâu hả dì?
Giọng dì Hạnh run theo ngón tay chỉ:
- Ở đằng... bụi cây sơ- ri.
Dựng chống xe, hai chàng trai vội vã đi về hướng chỉ tay của dì Hạnh.
Trước mặt hai người là một cô gái ngồi bó gối, đầu gục xuống, mái tóc xõa trùm kín cổ, bộ áo váy trông có vẻ thật mong manh giữa trời đông.
Văn ngồi sụp xuống bên cạnh, lay nhẹ cánh tay cô bé:
- Nè, dậy đi! Dậy đi!
Giấc ngủ ngon giữa chừng bị đánh thức. Cô bể ngẩng đôi mắt đen tròn thảng thốt nhìn quanh. Trong tích tắc, như hiểu ra phần nào sự việc, cô bé định nhổm dậy bỏ chạy, nhưng bàn tay cứng cáp của Văn đã giữ chặt cổ tay cô bé.
Giọng anh nghiêm nghị:
- Cô từ đâu đến đây?
- Tôi... tôi...
Thấy cô bé ấp úng với ánh mắt sợ sệt, Thái chen vào:
- Đừng sợ! Cứ bình tĩnh nói cho chúng tôi biết.
Cô bé chớp mắt thở mạnh:
- Thật lòng... tôi không có ý định gì xấu cả.
Vẫn nhìn cô bé chằm chằm, Văn hớt lời:
- Tôi chỉ muốn biết cô vào đây lúc nào và để làm gì?
Đôi mắt cô bé cụp xuống, cổ tay bị đau nhưng cô không dám phản kháng.
Từ nãy giờ, dì Hạnh cứ đứng nhìn cô bé. Một khuôn mặt thánh thiện như thế thì không thể là kẻ xấu. Trước sự hạch hỏi của Văn, trông cô thật tội nghiệp.
Dì động lòng lên tiếng:
- Văn à! Đừng làm cô ấy sợ. Để dì hỏi cho.
Buông tay cô bé, Văn ngồi xuống chiếc xích đu cạnh Thái.
Đến lượt dì Hạnh ra chiêu một cách ân cần:
- Con gái à! Đêm hôm sao lại lạc lõng một mình tới đây? Hãy nói thật cho dì nghe, nếu có dì khô khăn, dì sẽ giúp cho.
Nước mắt cô bé lập tức viền mi. Thấy tội, dì Hạnh đưa tay vuốt tóc cô:
- Có phải bị ha mẹ rầy la chuyện gì không?
Văn tròn mắt khi phát hiện tiếng khóc sụt sùi chắc dì Hạnh đoán trúng tim đen rồi. Ôi, con gái thời nay thật là phức tạp!
Không nén được, Văn nói lớn:
- Như thế là không được. Nói địa chỉ nhà đi, tôi sẽ đưa về cho.
Nghe đến chuyện đưa về, cô bé quẹt nước mắt lắc đầu nguầy nguậy:
- Tôi không về... tôi không về nơi đó nữa đâu.
Văn lừ mắt:
- Đừng cô bướng! Không về nhà thì đi đâu chứ?
Cô bé lại thút thít:
- Tôi nhất định không về đó nữa.
Từ đầu chí cuối, Thái vẫn nhẹ giọng:
- Nghe lời chúng tôi, trở về nhà đi. Người lớn có la mắng cũng vì muốn tốt cho cô thôi. Cô không nghĩ giờ này ba mẹ cô đang lo bởi sự biến mất của con gái sao?
Đôi mày thanh nhíu lại:
- Tôi không có ba mẹ.
Thái ngạc nhiên:
- Vậy ư! Thế hiện tại cô đang sống với ai?
Một cái chớp mắt rất nhanh:
- Tôi... ở viện mồ côi.
Mọi người sửng sốt nhìn nhau. Người lên tiếng vẫn là Thái:
- Viện mồ côi à? Nơi đó thế nào mà cô lại bỏ đi?
Thêm hai cái chớp mắt, cô bé hiểu là mình phải nói thế nào:
- Một cô bạn thân của tôi vừa mới chết. Tội sợ quá, không muốn nấn ná ở một nơi mà lúc nào kỷ niệm cũng ám ảnh tôi.
Văn nghiêng đầu, khuôn mặt vẫn khó đăm đăm:
- Nhưng cô vẫn phải về. Đêm hôm khuya khoắt thế này, chỉ có nơi ở của mình là an toàn nhất.
Cô bé hốt hoảng kêu lên:
- Đừng... đừng bắt tôi trở về...
Và bất ngờ giọt nước mắt trên má lăn dài xuống cằm:
- Làm ơn cho tôi tạm ngủ ở đây đến sáng tôi sẽ đi ngay mà.
Văn gườm gườm nhìn cô bé:
- Ngủ dưới gốc cây sơ- ri à?
Cô bé cúi đầu lí nhí:
- Dạ, chỉ cần một chỗ ngủ như vậy.
- Cô sẽ lạnh cóng, sẽ bị cảm, hiểu chưa?
Giữa lúc ấy, bà Trần và Niên Thư xuất hiện:
- Có chuyện gì vậy?
Bước xuống bậc tam cấp, bà Trần giương mắt hỏi.
Văn vội vàng phân trần cho mẹ nghe sự việc.
Người đàn bà quý phái bước đến nhìn cô bé từ đầu chí chân, rồi ôn tồn hỏi:
- Con tên gì? Bao nhiêu tuổi?
Cô bé nhỏ giọng đáp:
- Dạ, con tên Lam Huyên, mười bảy tuổi:
Chợt Văn thốt nhỏ:
- Lam Huyên à? Cái tên cho tôi một gợi nhớ... Hình như thời tiểu học, tôi có một cô bạn tên giống như thế.
Không để ý đến câu nói của con trai, bà Trần hỏi tiếp:
- Con ở viện nào vậy?
- Dạ, con ở An Phong.
Tần ngần một thoáng, bà Trần quyết định:
- Thôi, vào nhà đi, ngoài này lạnh lắm! Vào nhà, ta sẽ nói chuyện sau.
Cô bé rụt rè theo mọi người vào nhà. Khi cánh cửa khép lại, cô thấy người ấm áp thật dễ chịu.
- Con đã ăn gì chưa?
Nghe hỏi, mắt cô bé bối rối, dù đói nhưng cô không muốn làm phiền.
Nghĩ vậy, cô đáp khẽ:
- Dạ, con không muốn ăn.
Lặng nhìn Lam Huyên, bà Trần nói:
- Tối nay con tạm thời ngủ lại đây. Còn bây giờ, dì Hạnh hãy dọn gì cho con bé này ăn đi. Tôi nghĩ chắc nó đói.
Trước cặp mắt của mọi người, cô bé không dám nói gì thêm, lặng lẽ theo dì Hạnh ra sau bếp:
Những món ăn thật ngon được bày ra trước mắt Lam Huyên. Nào là nem, chả, lạp xưởng cùng với xúp được hâm nóng, có cả món ra- gu mà Lam Huyên thích.
Cố dằn cơn đói, Lam Huyền ăn thật từ tốn trước mặt dì Hạnh.
Ở phòng khách, hình như mọi người vẫn còn ngồi quây quần. Tiếng rì rầm cho Lam Huyên cảm giác mọi người đang nói về mình.
Sợ Lam Huyên ngại, dì Hạnh không dám nhìn cô nhiều. Dì cứ giả vờ loay hoay làm việc này tới việc khác, nhưng vẫn kín đáo quan sát cô.
Một lúc lâu, dì mới lên tiếng:
- Con ăn vừa miệng không?
Cô cười dịu dàng:
- Dạ, rất ngon dì ạ.
- Vậy thì cứ tự nhiên ăn cho no, đừng ngại gì cả. Đêm nay là đêm Giáng sinh mà, mọi điều rồi sẽ tốt lành thôi.
Lam Huyên nhẹ gật đầu, dù lòng hoang mang nhưng cô vẫn cảm nhận được một niềm tin mơ hồ.
Ăn xong, Lam Huyên được bố trí một chỗ ngủ. Đó là căn phòng nhỏ ở cạnh phòng ăn. Vừa nằm xuống, Lam Huyên đã khép mắt thở đều, cô quên nhanh hoàn cảnh lưu lạc của mình.
Khi Lam Huyên bước lên phòng khách thì bà Trần và Thái đã có mặt ở đó.
Cô lễ phép thưa:
- Xin cám ơn bác đã cho con tá túc một đêm. Bây giờ xin phép bác, con đi.
- Con định đi đâu?
Bà Trần nhìn Lam Huyên vẻ thương cảm. Cô tránh đôi mắt bà, nhưng không giấu được bối rối:
- Dạ.... con cũng chưa biết... nhưng chắc chắn một điều là con không trở về An Phong nữa.
Thái nhìn Lam Huyên ái ngại:
- Cô nghĩ bây giờ tìm một chỗ ở đàng hoàng dễ lắm sao? Cuộc sống xung quanh đầy rẫy những cám dỗ, lừa lọc, cô lại ngây thơ như vậy, làm sao có thể phân biệt được tốt xấu. Hơn nữa, theo tôi nghĩ, cô cũng chưa tiếp xúc với xã hội bao giờ, có đúng không?
Lam Huyên yếu ớt chống chế:
- Tôi... tôi cũng có lúc đi ra ngoài chứ.
Thái cười nhẹ:
- Cùng lắm có đi ra ngoài là để mua sắm, xem phim, nghe nhạc chứ gì.
Cô đáp mà tự cảm nhận được gương mặt mình bừng đỏ:
- Vâng, điều đó cũng được xem là tiếp xúc với xã hội chứ ạ.
Thái lại cười. Bà Trần tư lự nhìn anh:
- Thái à! Con thử xem ở bệnh viện còn việc gì cần người, hãy tạo cho con bé này một cơ hội.
Thái ngả người ra ghế dựa và đáp một cách khoan thai.
- Ở đằng con đang thiếu vài người chăm sóc trẻ, không biết cô bé có thích hợp với công việc đó hay không?
Vừa nghe qua, ánh mắt Lam Huyên đã lóe lên chút hy vọng.
Cô không ngại ngần, vội hỏi:
- Công việc cụ thể là như thế nào vậy anh?
Thái cũng đáp ngay:
- Chăm sóc một số trẻ khuyết tật. Thế nào? Cô đảm đương nổi công việc đó không?
Cô nhìn anh bằng ánh mắt tự tin:
- Việc đó, tôi nghĩ mình đảm đương nổi. Cho dù khó khăn cũng phải hết sức cố gắng. Anh làm ơn giúp tôi một việc như thế đi.
Thái thăm dò ý tứ của bà Trần rồi gật đầu.
- Được, tôi sẽ giúp có. Hãy chuẩn bị tinh thần đi. Hôm nay là chủ nhật, sáng mai tôi sẽ đưa cô đến đó. Nếu cô làm được việc, tôi sẽ sắp xếp chỗ ăn ở cho cô luôn:
- Vậy thì tốt quá - Bà Trần lên tiếng - Con nên nghe theo sự chỉ dẫn của anh Thái.
Lam Huyên khấp khởi mừng:
- Dạ, con rất cám ơn sự chiếu cố của bác và anh Thái.
- Được rồi, người cần việc và việc cũng cần người.
Nói rồi Thái đứng lên, hướng mắt về phía bà Trần:
- Cô à! Hôm nay con có cuộc hẹn với người bạn cũ, trưa con không ăn cơm nhà.
Bà Trần cười đôn hậu:
- Ừ. Ngày chủ nhật cũng nên có những tiết mục thư giãn. Con cứ ôm đồm công việc ở bệnh viện, tinh thần sẽ nặng nề lắm.
Thái cười khẽ. Anh có khuôn mặt phúc hậu của người làm y đức. Lam Huyên ngồi yên lặng lắng nghe chiếc môtô giòn tan đưa người bác sĩ trẻ tuổi đầy lòng nhân ái đến với những tâm hồn non trẻ bệnh tật.
Thật sự là anh lại đến bệnh viện chứ không phải có cuộc hẹn với người bạn cũ như đã nói. Ban giám đốc bệnh viện rất trọng dụng Thái, họ luôn ủng hộ và tạo cho anh có đủ thời gian và điều kiện chăm sóc lũ trẻ. Bệnh viện luôn được một số Mạnh Thường Quân ủng hộ về mặt vật chất, trong đó có bà Trần - cô ruột của Thái là một đơn cử rất tích cực.
Nghĩ đến chuyện đi làm ở bệnh viện từ thiện, Lam Huyên vừa mừng lại vừa lo. Nhưng điều cô băn khoăn nhất là làm sao có áo quần để mặc. Bộ đồ trên người bắt đầu gây cho cô khó chịu. Cô không thể trách bản thân mình tệ, vì thật lòng cô không hề có sự chuẩn bị cho chuyến đi xa.
Đang thở dài, cô chợt nghe tiếng dì Hạnh:
- Lam Huyên ơi! Xuống đây phụ với dì một chút đi.
Lam Huyên ''dạ'' to. Cô rất mừng mỗi khi được chiếu cố.
Thấy gương mặt Lam Huyên sáng rỡ, dì Hạnh tươi cười chỉ tay vào bó rau:
- Phụ dì một tay nha, dì nghĩ nếu ngồi không, con sẽ buồn đó.
Lam Huyên nhoẻn miệng cười:
- Đúng là con cũng đang thấy buồn dì ạ.
Xới đều nồi cơm, dì Hạnh hỏi:
- Ngày mai, con sẽ mặc quần áo nào để đi làm hả Huyên?
Cô bối rối nói:
- Dạ, con cũng đang lo lắng... khi nghĩ tới chuyện đó.
Đậy nắp nồi cơm, dì ôn tồn:
- Ngoài đường bây giờ bán quần áo may sẵn nhiều lắm, cứ thử vừa là mặc liền được mà.
- Dạ.... nhưng con...
- Không có tiền phải không?
Dì Hạnh cười thông cảm rồi lẳng lặng rời gian bếp.
Khi quay trở lại, dì ân cần nói:
- Con rửa tay đi, rồi ra tiệm mua áo quần.
Lam Huyên ngẩn ngơ nhìn dì Hạnh:
- Dì ơi... con...
- Đừng từ chối mà!
Rồi dì nhét xấp tiền vào tay Huyên:
- Đi nhanh lên và nhớ về trước giờ cơm nghen.
Thấy Lam Huyên còn tần ngần với xấp tiền, dì Hạnh chậc lưỡi?
- Đi đi! Còn do dự gì nữa, chuyện cần mà!
Nước mắt Lam Huyên ngân ngấn:
- Dì ơi! Con cám ơn dì nhiều lắm.
- Được rồi. Đi mau đi!
Shop quần áo không cách nhà xa lắm. Trước giờ Lam Huyên chưa từng đi chọn quần áo một mình, nhưng ngắm nghía mãi, cuối cùng cô cũng lựa được hai bộ tương đối vừa ý.
- Chị ơi! Tính tiền cho em đi.
Lam Huyên gọi xong lại nhởn nhơ đứng nhìn ra đường trong khi chờ đợi.
- Đậy, của em đây. Anh này đã thanh toán tiền xong rồi.
Lam Huyên quay lại, mắt căng tròn khi đưa tay nhận chiếc túi đựng hai bộ quần áo.
Bên cạnh, nụ cười Văn tỉnh queo:
- Về thôi cô bé.
- Ơ... anh...
Văn chẳng nói thêm gì, nắm tay Lam Huyên kéo đi trước ánh mắt tò mò của cô bán hàng.
- Sao anh lại có mặt ở đó? Anh cũng mua quần áo à?
Nghe Lam Huyên ngờ nghệch hỏi, Văn mỉm cười:
- Anh đã nhìn thấy em trên đường, thế là anh đi theo.
Rồi Văn nheo mắt nói thêm:
- Sao? Thỏa mãn thắc mắc chưa?
Lam Huyên vẫn chau mày:
- Nhưng sao anh lại trấ tiền cho em?
Văn nhún vai:
- Không được sao? Đó là thiếu sót mà cả nhà anh không ai để ý cả. Xin lỗi nhé, cô bé. Ừ, mà cô bé... gì nhỉ?
Lam Huyên nguýt nhẹ:
- Hôm qua em đã nói rồi, anh còn bảo giống tên cô bạn của anh... bây giờ lại quên.
Văn gật gù:
- À! Lam Huyên... Nhớ rồi, một cái tên rất khó nhớ!
Lam Huyên tủm tỉm cười. Cô cảm thấy Văn bây giờ không giống Văn của ngày hôm qua cô gặp.
Khi bước vào nhà, Lam Huyên thấy tất cả đã ngồi vào bàn ăn. Bà Trần ngạc nhiên lên tiếng:
- Ủa! Hai đứa đi đâu về vậy?
Nhìn sang Huyên, Văn đáp:
- Con chở Lam Huyên đi mua vài bộ đồ mẹ ạ. Ngày mai cô ấy phải đi làm rồi.
Bà Trần gật đầu:
- Ừ nhỉ! Mẹ cũng quên bẵng việc ấy.
Lúc sáng, Thái bảo trưa không ăn cơm nhà nhưng anh cũng có mặt. Anh nhìn Lam Huyên cười nhẹ. Lam Huyên thấy vui vui, nhưng khi chạm phải ánh mắt của Niên Thư, cô lại cụt hứng. Cô ta cô vẻ gì đó không hài lòng.
Bà Trần giục:
- Hai đứa đi rửa mặt rửa tay rồi lên ăn cơm luôn.
Lam Huyên riu ríu quay lưng. Cô nghe tiếng bước chân của Văn cũng gần sát bên mình.
Cả nhà đã dùng cơm vui vẻ với nhau. Riêng Lam Huyên vẫn thấy mình xa lạ, cách biệt, nhất là khi chạm phải đôi mắt đầy soi mói, không thiện cảm của Niên Thư.
Thật bất ngờ khi vừa kết thúc bữa cơm, bà Trần bỗng để nghị Lam Huyên không nên ở lại bệnh viện mà vẫn cứ ở lại đây cho vui nhà vui cửa. Thái và Văn có vẻ hưởng ứng, chi riêng Niên Thư là sa sầm nét mặt. Lam Huyên không dám có ý kiến gì, bởi việc cô đi làm còn chưa biết kết quả ra sao.
Chiều hôm ấy, khi phụ bếp với dì Hạnh, không biết dì nghĩ sao mà lại nói với Lam Huyên:
- Lam Huyên nè! Nếu quyết định ở lại đây, con cần phải khéo một chút nhé.
Lam Huyên buột miệng:
- Nhất là đối xử với chị Niên Thư, phải không dì?
Ánh mắt dì Hạnh ngạc nhiên:
- Tại sao con nghĩ như vậy?
- Vì con thấy bà chủ, anh Văn, anh Thái và nhất là dì, ai cũng vui vẻ cởi mở, chỉ trừ có chị Niên Thư...
Dì Hạnh im lặng một lúc rồi thở dài:
- Thật ra cũng không trách Niên Thư được. Nó mồ côi mồ cút, thiếu thốn tình thương nên đôi lúc xử sự hơi thất thường.
Cặp mắt Lam Huyên mở tròn:
- Hóa ra Niên Thư không phải là em gái của anh Văn sao dì?
- Đâu phải.
- Chỉ là họ hàng thôi sao?
- Cũng không phải luôn - Dì Hạnh nhẹ giọng giải thích - Niên Thư là con gái người bạn thân của bà Trần. Bà ấy đã hứa bảo bọc Niên Thư tới lớn lúc người bạn hấp hối... bà còn xếp đặt sẵn tương lai cho cô ấy nữa.
Nghe dì Hạnh tiết lộ, Lam Huyên thầyý lòng dâng lên một chút bứt rứt vì đã nghĩ oan cho Niên Thư. Có lẽ sự xuất hiện của cô đã làm Niên Thư nhớ tới thân phận của mình.
Lam Huyên đã chính thức vào làm việc ở bệnh viện từ thiện. Nhìn những đứa bé tật nguyền, cô vừa chán ngán vừa thấy lo sợ. Chán vì công việc hằng ngày quá sức với cô và sợ vì lúc nào cũng trông thấy những đứa trẻ ngo ngoe co quấp.
Một ngày, hai ngày rồi một tuần lễ đã trôi qua, Lam Huyên ngạc nhiên trước sự chịu đựng bền bỉ đột xuất của mình. Có lẽ sự hồn nhiên đến tội nghiệp của những đứa trẻ nơi đây đã làm cô xúc động. Đúng là chúng rất đáng thương và chịu nhiều bất hạnh trong kiếp làm người.
Trong số những đứa trẻ ở đây, Lam Huyên đặc biệt quan tâm đến Ti Ti và Sóc Nâu. Một là vì chúng bé nhất, hai là vì chúng có đôi mắt đen to tròn như hai giọt sương. Giá như số phận đừng ban cho chúng đôi chân teo đét không đỡ nổi thân hình, thì chúng sẽ là những đứa trẻ đáng yêu biết mấy.
Một buổi trưa, bàn tay nhỏ nhắn của Ti Ti đã nghịch trên tóc Lam Huyên:
- Cô ơi! Trên trời có ai vậy cô?
Lam Huyên ngẫm nghĩ một lát rồi đáp:
- Có những vì sao láp lánh hằng đêm, có những bà tiên dịu hiền nhân ái.
Ngoài ra còn có những hung thần nữa.
Lúc ấy, Sóc Nâu lè lưỡi:
- Có cả hung thần à? Ghê quá hả cô!
Ti Ti lim dim đôi mắt:
- Vậy mình chết, có được lên trời không có?
Lam Huyên đáp không do dự:
- Nếu mình ở hiền thì được lên trời. Còn ở ác thì xuống địa ngục.
- Vậy cô thấy tụi con có ở ác không?
Nghe Ti Ti băn khoăn hỏi, Lam Huyên cười hiền:
- Con với Sóc Nâu tốt lắm, sẽ được lên trời.
Sóc Nâu cười thích thú:
- Ôi! Mai mốt con sẽ được lên trời hả cô?
- Ừ. Vì con cũng hiền và ngoan như Ti Ti vậy mà.
Rồi Lam Huyên xoa đầu hai đứa bé, dịu dàng bảo:
- Thôi, không nói chuyện nữa. Hai đứa ngủ ngoan nha.
Ti Ti vòi vĩnh:
- Cô kể cho tụi con nghe một chuyện đi, rồi tụi con sẽ ngủ liền hà.
Lam Huyên chớp mắt, thấy mình khó lòng từ chối:
- Tụi con muốn nghe chuyện gì đây?
- Thì chuyện bà tiên...
Giọng Lam Huyên trầm trầm, cô chợt tự hào vì mình có một kho tàng cổ tích. Hai đứa bé ngồi dậy, giương đôi mắt đen tròn nhìn Lam Huyên. Dường như chúng có thể trông thấy những điều trong câu chuyện Lam Huyên kể.
Ngày xửa, ngày xưa... có một cô bé cha mẹ mất sớm lúc cô lên năm. Thế là cô trở thành côi cút không còn ai thân thích. Một hôm, vì đói quá, cô bé xin vào giữ con trẻ cho một bà bá hộ. Cô bé luôn bị đòn vì thằng bé đã quen được cưng chiều, nó hay khóc nhè và vòi vĩnh đủ thứ. Bị đòn mãi rồi cũng quen, cô bé đã cố gắng chịu đựng. Đêm đêm, cô xoa những vết bầm trên da do những lằn roi của nhà chủ để lại rồi thiếp đi trong mệt mỏi. Cho đến một hôm kia, một bà tiên nhân ái hiện ra. Bà xoa dịu những vết bầm trên người cô bé, bà an ủi và còn tặng cho cô bé một bộ quần áo thật đẹp và dặn khi nào cần đến bà thì hãy gọi ''Bà Tiên nhân ái ơi, hãy đến với con!''. Một lúc sau, cô bé tội nghiệp giật mình thức dậy. Điều làm có bé sung sướng là trông thấy một bộ quần áo mới bên cạnh mình. Cô bé mừng quá và từ đó, cô không còn cảm thấy bơ vơ nữa vì lúc nào cũng có bà tiên nhân hậu ở bên cạnh...
Chợt Ti Ti nhìn chằm vào mắt Lam Huyên:
- Sao cô khóc vậy cô?
Lam Huyên giật mình, nhận ra nước mắt vây quanh mi. Câu chuyện cổ tích vẽ cô bé đáng thương đâu khác gì số phận của cô và lũ trẻ bây giờ.
Sóc Nâu ngây thơ hỏi:
- Cô ơi! Mai mốt, con gọi bà tiên nhân ái có đến không?
Ngẩn người một lúc, Lam Huyên đáp:
- Có chứ. Nếu con thật lòng và sống tốt thì bà tiên sẽ đến. À! Khi bà tiên đến, con ước gì nè? Nói cho cô nghe đi!
- Dạ, con... con cũng ước một bộ quần áo mới.
Ti Ti xen vào:
- Còn con, con ước sẽ mãi mãi được ở gần cô và có thật nhiều bánh để cho Sóc Nâu mỗi lần nó khóc.
Lam Huyên cảm thấy lo lắng vì đã gieo vào lòng hai đứa trẻ một chuyện hoang đường.
Bất ngờ Ti Ti hỏi lại:
- Cô ơi! Nếu con chết cô có khóc hay không?
- Sao con lại nói vậy? - Lam Huyên tỏ vẻ không vừa ý - Còn nhỏ, con đừng nghĩ đến chuyện ấy nghe chưa? Bởi vì người ta già mới chết, còn con thì bé lắm.
Ti Ti vẫn không chịu im, nó hỏi:
- Ở trên trời, mây có màu gì vậy cô?
- Lúc xanh, lúc trắng, lúc hồng nhưng cũng có lúc màu xám, Ti ạ. Như ngay bây giờ, máy trên trời thật là xanh, các con nhìn sẽ thấy ngay thôi.
- Có khi nào mây màu đỏ không cô? Nhiều lúc nằm ngủ, con thấy mọi thứ toàn là màu đỏ.
Lam Huyên cố cười để giấu tiếng thở dài:
- Thôi, không nói chuyện nữa. Hai đứa nằm xuống đây, chúng mình cùng nhắm mắt lại ngủ nhé.
Cả hai ngoan ngoãn nằm xuống cạnh Lam Huyên. Không bao lâu chúng đã chìm vào giấc ngủ. Riêng Lam Huyên vẫn nằm gác tay lên trán, suy nglhĩ thật nhiều điều. Giấc ngủ đâu dễ dàng đến với cô như lúc trước.
Quyến Luyến Ân Tình Quyến Luyến Ân Tình - Hải Văn