Hầu hết những thành quả quan trọng trên đời đều được tạo ra bởi những người dù chẳng còn chút hy vọng nào nhưng vẫn kiên trì theo đuổi điều mình mong ước.

Dale Carnegie

 
 
 
 
 
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 43
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1970 / 27
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hồi 21 (b) - Nửa Lời Dẹp Binh Đao
hủ pháp ném hạt châu của chàng với thân pháp lên xuống thuyền vừa rồi khiến những người kia đều kinh hãi hết sức. Vì chúng tự biết chúng không có đủ sức làm mà cả những kẻ trong hắc bạch lưỡng đạo cũng chưa chắc có người làm được.
Nếu đấu với chàng ta thì đừng nói mấy người đến mấy mươi người cũng chưa chắc thắng nổi. Chàng là người có tài ba như thế mà lại không kiêu ngạo làm phách chút nào, trái lại còn khiêm tốn và đã tặng rất nhiều châu báu tạ lỗi. Người như thế đừng nói trong giới lục lâm, ngay cả bọn bạch đạo cũng chưa chắc có.
Động Đình, Đại Hào, Vương Ngưu Sơn tính rất khẳng khái, thấy vậy thì phục sát đất, vội giơ tay bắt lấy hạt châu mồm thì lớn tiếng cảm ơn.
-Đức độ của công tử thật khiến Ngưu Sơn tôi hổ thẹn. Công tử đã ban ơn, tôi nào dám không nhận. Vậy chúng tôi xin cảm ơn công tử, Ngưu Sơn tôi sẽ giữ nó làm kỷ niệm, từ nay lúc nào cũng mang theo người để tự cảnh tỉnh, theo bước công tử làm lại cuộc đời.
Long Uyên cười ha hả khoát tay:
-Ngưu huynh hà tất phải khiêm tốn như vậy, tại hạ có đức độ tài năng gì đâu mà khiến Ngưu huynh phải nhớ mãi. Nhưng tại hạ thiết tưởng trời sinh vạn vật để nuôi vạn dân, chúng ta may mắn làm người mạnh thì chúng ta đừng có thị tài mà kiêu ngạo, phải hết sức trợ giúp những người nghèo khó, như vậy mới không phụ trời sinh ra ta. Nếu ta cứ cương cường hiếu thắng, kết thù kết oán lấy mạnh hiếp yếu như vậy có khác đáng là người không? Vì thế tại hạ khuyên các vị việc gì cũng không nên quá trớn, hận thù nên giải không nên kết vì chúng ta phải nghĩ đến con cháu sau này. Bằng không gieo gió ắt gặp bão, dù ta không bị thì con cháu ta thế nào cũng gánh chịu thay ta. Nếu người nào cũng biết suy nghĩ như vậy thì không những con cháu được hưởng mà muôn dân cũng được hưởng hạnh phúc.
Ngoài Lục Nhất Thanh, Lưu Châu Sơn, ai nấy đều cảm động bởi lời nói của Long Uyên, Vương Ngưu Sơn cảm động hơn hết vội kéo tay Nhị Hào Vương Tứ Thủy, Ngũ Hào Vương Chí Hải tiến lên cung kính chào:
-Lời công tử khiến Ngưu Sơn tôi ghi lòng tạc dạ, từ nay Động Đình Lục Hào chúng tôi sẽ cải tà hướng thiện trở thành một con người mới. Nếu sau này nhận thấy anh em Ngưu Sơn có hành vi bất nghĩa thì Ngưu Sơn tôi xin đến trước mặt công tử để tạ tội.
Long Uyên không ngờ lời mình lại cảm hóa được một số người như vậy trong lòng cả mừng, nghiêm nghị đáp:
-Vương huynh là người thẳng thắn, Long Uyên kính phục vô cùng, xin thay mặt dân Động Đình và Sào Hồ cảm tạ Vương huynh.
Nói xong chàng cúi đầu chào.
Vương Ngưu Sơn và hai huynh đệ liền đáp lễ, Tứ Thủy cũng lên tiếng nói:
-Công tử cao nghĩa nhân tâm, người trong thiên hạ ai cũng kính ngưỡng, sau này công tử có rảnh xin đến tệ xá ở Động Đình để anh em chúng tôi được bồi tiếp.
Nói xong y cúi chào Long Uyên.
Chí Hải cũng lên tiếng nói:
-Hynh đệ chúng tôi xin từ biệt công tự ở đây, sau này nếu công tử có việc dùng đến huynh đệ chúng tôi cứ viết mấy chữ gởi tới, dù có vào dầu sôi lửa bỏng cũng không từ chối.
Nói xong y cùng hai người anh vái chào Thủy Đề Hổ với Xích Diện Đao các người rồi nhảy xuống thuyền đi luôn.
Anh em họ Lương thấy vậy cũng định bỏ đi, nhưng Nhất Thanh thấy mưu cơ của mình chưa hoàn thành, Châu Sơn tức giận vì đao gãy, nên cả hai không coi lời của Long Uyên vào đâu hết, nhưng lại ngán võ công của chàng nên không dám gây hấn.
Giờ lại thấy nhóm người Động Đình đã đi hết. Y biết y không còn hi vọng thắng được Long Uyên và Vân Tuệ neax nên y chắp tay chào. Nhất Thanh lớn tiếng nói:
-Nhị vị ban thưởng hậu hỉ anh em tại hạ lấy làm cảm ơn, sau này nếu nhị vị có rảnh xin đến Đại Lâu sơn để chúng tôi được thỉnh giáo thêm.
Vân Tuệ nghe vậy tức giận nói:
-Đại Lâu sơn chỉ là hang chuột ổ rắn, chúng ta thế nào cũng đến tận nơi để kiến thức.
Nhất Thanh tức giận hừ một tiếng, nói tiếp:
-Được lắm hẹn ngày tái ngộ, Nhất Thanh cung kính đợi cô nương giá lâm.
Nói xong không chờ Vân Tuệ đáp lại ra hiệu cho Châu Sơn rồi nhảy xuống thuyền đi luôn.
Long Uyên nhìn theo hai tên ấy thở dài!
Anh em Song Lương thấy đại thế đã tan ra, tâm lại có chút cảm động vì lời Long Uyên, nên cũng lần lượt xuống thuyền đi luôn.
Phương Trực Dân thấy võ công của Long Uyên và Vân Tuệ cái thế như vậy, lại hiền từ không hà hiếp người, thì càng kính phục hơn:
-Long công tử có long nhân như vậy thực khiến chúng tôi hổ thẹn vô cùng. Nhưng người trong Hắc đạo hung ác quen tính chưa chắc đã nghe lọt lời của công tử đâu.
Long Uyên thở dài nói:
-Chẳng lẽ lại diệt hết chúng.
Vân Tuệ đỡ lời:
-Đối với những kẻ gian ác ấy tôi không tán thành tha chúng. Tục ngữ có câu “trừ ác tức hành thiện” nếu đói với bọn gian ác mà hiền từ thì khác gì nối giáo cho giặc.
Những người núp trong rừng thấy đã vô sự liền lần lượt đi ra. Kính Thật tiến lên trước đến gần Long Uyên liền quỳ xuống:
-Công tử thực là lòng Bồ Tát…
Long Uyên thấy vậy liền kéo y dậy, cướp lời:
-Ông chủ Vương chớ khách khí như vậy. Ông chủ đừng có làm như thế nữa.
Kính Thật biết vị này hành xử khác người, nên y biết nói toạc ra không tiện liền cung kính đáp:
-Xin tuân lệnh.
Rồi y lui sang bên, mắt ngắm nhìn chàng trong lòng không ngớt kinh ngạc.
Ba tiêu đầu cùng những người khác cũng vội lại cám ơn.
Long Uyên lấy mấy nén vàng ra thưởng cho mấy người thuyền chài, bảo họ mua chiếc thuyền khác và dặn giữ kín chuyện.
Họ vâng vâng dạ dạ rồi đi luôn.
Long Uyên đem hết hành lý xuống thuyền, nhường thuyền cho Kính Thật vào kinh.
Kính Thật từ chối không được đành xuống thuyền. Long Uyên với Vân Tuệ liền dụng khinh công phóng đi mất dạng. Khiến cho năm người ở lại ngơ ngác nhìn theo.
Chiếc thuyền của Kính Thật vừa đi khỏi thì bụi cây đã có một người phi ra, người ấy chính là Tiếu Diện Phả Cái.
Phả Cái mặt không chút tiếu, cau mày nghĩ ngợi, miệng lẩm bẩm:
-Long Uyên là ai? Sao y lại biết ta ở đây? Sao lại bảo tối qua ta đã ra tay? Sao y lại đặt điều như thế?... Không, không, y không phải là hạng người… Chẳng lẽ có một tên què như ta xuất hiện? Thực là lạ lùng!
Phả Cái càng nghĩ càng thắc mắc, hiển nhiên kẻ hôm qua xuất hiện chắc chắn không phải Phả Cái thực. Nghĩ mãi không ra y liền tức tốc đuổi theo hai người hỏi cho ra lẽ.
Đuổi được một hồi thì trời đã tối, y biết khinh công hai người này rất cao siêu, mà mình lại trì hoãn một lúc lâu mới theo như vậy khó lòng đuổi kịp được. Nghĩ tới đây bỗng thấy bụng gào đói, y quét mắt nhìn quanh, nhận phía Tây Nam cách đó không xa hình như có một thị trấn, y vỗ bụng lẩm bẩm:
-Hà! Thiên thượng hữu thiên, nhân hạ hữu nhân. Lão què ẩn tích lâu năm khắc khổ luyện công nghĩ là đã đến mức thượng thừa. Ngờ đâu mới xuống núi đã gặp người tài hơn… Hà… nhét bụng cái đã… chuyện khác tính sau.
Mấy mươi năm về trước danh tiếng Phả Cái lẫy lừng đại giang Nam Bắc. Đàn Chỉ Thần thông của y có thể nói là vô địch. Y là người chính trực, coi kẻ ác như thù, chuyên diệt trừ những kẻ ác, đột nhiên y quy ẩn giang hồ. Lần này y tái xuất giang hồ nhất định là làm nên một việc kinh thiên động địa.
Ngờ đầu hết gặp lão già Vân Hạc, công lực thâm hậu chấn áp quần hào, công lực lại cao siêu hơn y một bậc. Lại gặp đôi tiên đồng ngọc nữ võ công thượng thặng. Tuy y chưa đấu với ba người nhưng y biết mình không bằng họ.
“Ông già Vân Hạc tuy không có tiếng tăm gì nhưng tuổi đã ngoài tám mươi, công lực thâm hậu còn có lý, riêng có hai người kia tuổi chưa đầy đôi mươi sao công lực lại cao siêu đến thế!”
Nghĩ tới đó thì mất hết cả hào khí, lẩm bẩm nói:
-Ơ, việc người để ý làm chi!
Không bao lâu y đã tới gần thị trấn, thị trấn này cũng khá phồn thịnh, nên trong đêm tối mà nhà nào nhà nấy đèn đuốc sáng rực, y tới trước một tửu lâu lớn dậm bước đi vào. Y ngửng đầu nhìn thấy khách đông đúc, tiếng ồn ào huyên náo, mùi rượu xông lên khiến y thèm nhỏ rãi.
Ngờ đâu chưa tìm được chỗ ngồi thì tửu bảo đã tới xua tay đuổi:
-Đi đi… đi… các quan khách không ai có thì giờ thưởng tiền cho đâu, chờ lát nữa ông lên xin cũng không muộn.
Tuy Phả Cái ăn mặt rách rưới nhưng chưa bao giờ xin ăn, lúc này thấy tửu bảo khinh mình liền trợn mắt lên rồi cười ha hả. Tính của Phả Cái rất quái dị, khi tức giận thì cười ha hả mà lúc thường thì mặt như người đang giận vậy.
Tửu bảo bỗng thấy ông ta cười ha hả như vậy, tiếng lại như thanh la vỡ, khiến ai cũng đinh tai thì giật mình kinh hãi; nhưng lại nhìn bộ dạng rách rưới của ông ta thì tức giận mắng:
-Ăn mày khốn nạn, kêu hú gì, có mau ra ngoài không?
Phả Cái đang cười bỗng trợn mắt nhìn tửu bảo mắng lại:
-Quân khinh người, già què lấy mạng mi trước…
Nói xong, ông giơ tay lên định điểm xuống, đột nhiên có tiếng cười khúc khích, và một giọng nói vang lên:
-Tiền bối hà tất chấp nhất tiểu bối làm chi…
Phả Cái nghe tiếng thì kinh hãi quay đầu lại nhìn, thấy cách mình chừng bốn năm bàn có một đôi nam nữ trung niên ngồi ở một bàn cạnh cửa sổ.
Người nam thấy Phả Cái nhìn lại thì chắp tay chào và nói:
-Nếu tiền bối không hiềm vợ chồng tại hạ phàm phu tục tử thì xin cho phép vợ chồng tại hạ được mời tiền bối uống rượu.
Tiểu nhị thấy Phả Cái mặt hung ác như vậy thì hối hận, sau lại nghe ông ta bảo đánh chết mình thì càng hoảng sợ thêm. Lúc này thấy có người giải vây cho y, vội thừa cơ chạy vào trong tiệm.
Trưởng quầy thấy chuyện sợ Phả Cái ra tay thực, vội chạy lại chắp tay nói:
-Tiểu nhị còn trẻ tuổi không rõ phép tắc, mong tiền bối tha thứ, mời tiền bối qua kia.
Lúc này Phả Cái thấy mình có hơi chút quá đáng, nghe trưởng quầy nói vậy “hừ” một tiếng liền đi tới bên hai vợ chồng rồi lạnh lùng hỏi:
-Nhờ các hạ cảnh tỉnh lão què mới khỏi hồ đồ, lão rất lấy làm cám ơn, không hiểu nhị vị danh tính là chi?
Vợ chồng trung niên lễ phép đứng dậy mời ngồi, và người đàn ông đáp:
-Tại hạ Long Linh Vân nội tử là Tuệ nương.
Xong, chàng lại hỏi:
-Chắc tiền bối là Tiếu Diện Phả Cái tiếng tăm lừng lẫy thiên hạ?
Phả Cái liền nhìn kĩ đôi vợ chồng này, ông ta thấy Long Linh Vân mặc áo lụa xanh duới cằm để bộ râu dài năm tấc, da trắng bạch, mắt long lanh vừa đen vừa tròn chứng tỏ là người chính trực vô tư, và có vẻ tài cao. Nhưng trông không có vẻ là gì là người học võ. Còn Tuệ nương thì cũng mặc áo lụa xanh nhưng chỉ một điểm khác lạ là da trắng mũi cao, mắt xanh trông rất đẹp và đoan trang.
Ông ta kinh hãi thầm, bụng bảo dạ:
“Long Linh Vân này rõ ràng là một nhân sĩ phong lưu, vó vẻ là một tú tài chứ không phải nhân vật giang hồ. Sao y vừa trông đã nhận ra ta như vậy?”
Ông liền cất giọng thanh la vỡ hỏi lại:
-Đó là tên già què này, các hạ là nho sinh làm sao biết?
Thấy lão ăn mày nói vậy, Tuệ nương cười khì một tiếng, tuy cười rất khẽ nhưng nghe rất dòn và mạnh. Nàng sợ thất lễ vội lấy tay áo bịt miệng không dám cười tiếp.
Phả Cái tưởng nàng ta cười mình ăn nói văn vẻ, nào biết nàng cười lão nhận lầm Long Uyên là người học hành mà không biết võ công.
Linh Vân nghe hỏi thì trả lời:
-Đại danh tiền bối trấn động bốn phương, tại hạ tuy là nho sinh nhưng cũng có nghe nói đến chuyện của lão tiền bối. Ngày thường tại hạ hận không được quen biết lão anh hùng của thiên hạ, không ngờ hôm nay lại được gặp tiền bối ở đây thật là tam sinh hữu hạnh.
Chàng vừa nói tới đó tửu bảo đã đem thức ăn và rượu mời Phả Cái.
Phả Cái tưởng thật, khách khứa vài câu, uống cạn chén rượu rồi nói:
-Các hạ với tôn phu nhân cốt cách thanh kỳ đáng lý là người giang hồ với lão mới phải, nhưng chỉ tiếc hai người đã lớn tuổi, muốn học cũng hơi muộn. hừ! Thực đáng tiếc quá.
Linh Vân mỉm cười hớp một hớp rượu chậm rãi đáp:
-Trên giang hồ nhiều phong hiểm, du dương sao bằng đọc sách, những chuyện hiệp nghĩa của tiền bối khiến tại hạ ngưỡng mộ vô cùng. Tại hạ nhận thấy không gì an nhàn bằng ngao du sơn thủy.
Phả Cái thở dài một tiếng uống luôn hai hớp rượu tỏ vẻ không vui, cau mày hỏi:
-Lời nói của các hạ có phải mà cũng có trái, sự phải trái từ xưa tới nay không có một điều nào xác đáng hết, theo nhận xét của già què thì trời sinh ra ta có tài thì tất phải dụng, tài lớn trị quốc, tài nhỏ an gia, hay dùng để cứu nhân độ thế. Chứ ai cũng ngao du sơn thủy, mặc người sống ra sao, để ác nhân hoành hành thì thế gian này không còn nữa.
Lão ăn mày thở dài rồi đổi giọng nói tiếp:
-Nhưng từ xưa tới nay trên giang hồ rất nhiều phong hiểm, bất luận anh hùng hào kiệt cũng không khỏi chết thảm thương, còn những kẻ tự nhân danh môn đại phái, lại đầy kẻ đê hèn vô sỉ.
Nói tới đó ông cầm ấm rượu lên tu hết, rồi gõ đũa vào bàn gọi:
-Lấy thêm rượu!
Linh Vân với vợ thấy Phả Cái thất thường như vậy ngạc nhiên vô cùng, đưa mắt nhìn nhau, rồi cùng uống rượu chờ xem sự tình sẽ tiếp diễn thế nào?
Một lát sau tửu bảo đem một ấm rượu tới, Phả Cái lại cầm ấm rượu lên tu, uống hết lại kêu. Liên tục mười mấy ấm như thế thì người bắt đầu có vẻ say.
Lúc ấy Phả Cái ngửng lên, thấy vợ chồng Linh Vân đã ăn xong và nhận thấy mình đã thất lễ liền thở dài, nhưng rồi hai tay cầm hai đùi gà lên ăn ngồm ngoàm, chỉ nháy mắt đã ăn hết con gà. Sau cùng y móc túi lấy một cái khăn tay lụa màu sắc sặc sỡ ra lau mồm rồi đứng dậy vỗ bụng nói tiếp:
-No rồi, lão già rồi, đã vô dụng…
Linh Vân lấy một nén bạc để lên bàn, rồi vừa cười vừa nói với Phả Cái:
-Trời đã tối, nếu tiền bối không có việc gì thì tới khách sạn của tại hạ nghỉ một đêm.
Phả Cái đưa mắt nhìn Linh Vân như muốn hiểu rõ con người này, ở người này có nét quen quen như đã gặp ở đâu rồi? Một lát sau mới ồ lên đáp:
-Tuy các hạ là văn sị nhưng hành xử như người giang hồ, tiếc thay và cũng đáng mừng thay. Năm xưa lão có kết giao với một người, không ngờ y bị tiểu nhân ám hại lão mới quy ẩn giang hồ nơi rừng thẳm, lão thiết tưởng trên đời không có người đáng kết bạn được nữa. Hôm nay gặp các hạ hợp tính lão, đáng mừng thật nhưng cũng đáng tiếc.
Linh Vân với phu nhân đưa mắt nhìn nhau và cả hai không biết Phả Cái nói đáng tiếc ấy chỉ việc gì?
Lúc ấy ông già ăn mày không từ chối đưa tay mời, rồi chân nam đá chân chiêu lảo đảo đi ra khỏi tửu điếm.Vợ chồng Linh Vân liền nối bước, không bao lâu đã tới trước khách sạn Ẩn Cư. Linh Vân vội tiến lên trước mời Phả Cái vào.
Phổ ky vội thắp đèn dẫn ba người vào phòng sang nhất ở hậu viên. Linh Vân mời Phả Cái vào phòng rồi lại bảo phổ ky dọn sẵn một căn phòng khác.
Phổ ky vâng lời ra bưng nước trà và nước rửa mặt vào.
Phả Cái tuy ăn vận rách rưới như ăn mày nhưng lại rất sạch sẽ, ông ta rửa đi rửa lại mấy lượt rồi lấy cái khăn trong túi ra lau cẩn thận chứ không dùng khăn của khách điếm.
Vợ chồng Linh Vân ngạc nhiên vô cùng, Phả Cái không đợi vợ chồng họ lên tiếng nói trước:
-Vừa rồi các hạ có trông thấy một đôi nam nữ rất anh tuấn đi qua không?
Tiếp theo đó ông ta tả hình dáng hai người đó cho vợ chồng Linh Vân nghe.
Tuệ nương ngồi cạnh Linh Vân người rung rung, môi mím lại như nín cười, còn Linh Vân thì nhắm mắt lắc đầu đáp:
-Tại hạ không trông thấy hai người ấy.
Phả Cái tuy giàu kinh nghiệm, từng trải đã nhiều, nếu không phải lúc này đang say tất nhận ra sự miễn cưỡng trong lời nói của Linh Vân, và cũng sẽ nhận ra biểu hiện kỳ lạ của Tuệ nương.
Một lúc không thấy Phả Cái nói tiếp, Linh Vân liền đưa mắt nhìn, chỉ thấy ông ta hai mắt nhìn thẳng, mồm lẩm bẩm gì đó thì ngạc nhiên hỏi:
-Tiền bối muốn tìm đôi nam nữ ấy làm gì, có thể cho tại hạ rõ nguyên nhân không?
Phả Cái ồ lên một tiếng, định thần lại, thở dài:
-Thực cũng không có gì quan trọng, chiều nay già què ở bờ sông đã trông thấy võ nghệ hai người ấy khi trấn áp giặc. Thiếu niên tự nhận là Long Uyên, lại nó già từng ra mặt ở Giang Tây, lời ấy khiến già kinh nghi vì đêm hôm qua già còn ở Đông Hồ, dù có nằm mơ cũng không sao đi xa nhanh đến thế. Cho nên lão mới muốn tìm hỏi cho rõ, xem có phải y đặt điều hay không, hay thực trông thấy người giống già này?
Tuệ nương cười qua mũi, rồi liếc Linh Vân. Linh Vân mặt đỏ bừng ngập ngừng muốn nói gì đó, nhưng Phả Cái đã nhìn ra ngoài cửa sổ, thủng thẳng nói:
-Còn một con nhỏ xưng là Vân Tuệ khinh công chưởng pháp quái dị, không giống võ nghệ của Trung thổ, nhưng trông quen lắm như đã…
Nói tới đó, giọng trầm xuống, hình như đang nhớ lại chuyện xưa, sau cùng nói đến đâu rồi ngắt lời cũng không hay.
Vợ chồng kia nghe thấy vậy thì giật mình, nhất là Tuệ nương, nàng trợn trừng đôi mắt nhìn Phả Cái, lông mày hơi dựng lên có chút sát khí ẩn chìm, môi run run như kích động vô cùng. Nhưng biểu hiện đó chỉ thoáng cái liền biến mất. Cũng may Phả Cái vì mải nghĩ nên không để ý.
Lúc ấy trong phòng im lặng như tờ, không ai nói năng gì, bỗng Phả Cái vỗ tay cái “bộp” vào ót, làm hai vợ chồng giật mình đánh thót, ngạc nhiên không hiểu chuyện gì? Sau lại thấy Phả Cái òa khóc, tiếng khóc như vượn hú thú gầm, nghe rất đinh tai và cũng thương tâm vô cùng. Cả hai thấy vậy thì cuống cả chân tay, không biết phải ứng xử thế nào cho phải? Linh Vân vội đưa mắt hỏi vợ.
Tuệ nương bỗng lên tiếng kẽ nói:
-Sao tiền bối lại đau lòng như thế? Có thể nói cho vợ chồng tiểu bối biết chăng, tuy vợ chồng tiểu bối bất tài nhưng có thể giúp tiền bối phần nào.
Phả Cái khóc một hồi, móc cái khăn ra lau nước mắt, nghe lời Tuệ nương thì thở dài:
-Hà! Già què cảm ơn thịnh tình của nhị vị, nhưng việc này can dự lớn lắm, hiền phu thê là người ngoại quốc không nên biết thì hơn.
Tuệ nương tủm tỉm cười đáp:
-Tiền bối không muốn nói, vợ chồng tiểu bối cũng không tiện hỏi nữa, nhưng tiểu bối cũng đoán được phần nào…
Linh Vân nghe vậy thì ồ lên, Phả Cái cũng không nhịn được hỏi lại:
-Phu nhân đoán biết như thế nào? Có thể nói cho lão phu không?
Vợ chồng Linh Vân thấy ông ta hấp tấp vậy nghĩ thầm:
“Ông già này ngây thơ thực.”
Tuệ nương nhìn chồng rồi khẽ đáp:
-Theo ước đoán của tiểu bối, tiền bối phát giác khinh công và chưởng pháp của Vân Tuệ cô nương ấy quen quen và không phải võ công Trung Nguyên, chắc năm xưa tiền bối có thấy một dị nhân có chưởng pháp và khinh công như thế. Và tiền bối đoán người đó chắc là đệ tử của dị nhân ấy, còn dị nhân đã tạ thế và là bạn thân của lão tiền bối. Nên lão tiền bối mới khóc, có phải thế không?
Phả Cái nghe vậy thì liền đứng lên chắp tay nói:
-Phu nhân thực thông minh, quan sát rất tinh vi, già què phục vô cùng, nhưng già có điểm chưa hiểu mong phu nhân chỉ giáo.
Tuệ nương vội đứng dậy đáp lễ:
-Tiền bối quá khen.
Phả Cái lại ngồi xuống nói tiếp:
-Người sống ở đời bách tuế là cùng, không sao tránh khỏi cái chết, tuy già què nhớ bạn cũng không đau đớn như thế.
-Tiền bối, nói vậy người bạn ấy chết rất thảm thương phải không?
Phả Cái bỗng ngửng mặt lên cười ha hả, khiến mái nhà rung động, cát bụi rơi xuống như mưa, rồi thì sầm nét mặt nhìn hai người, gật đầu nói:
-Hảo! Hảo! Hôm nay già gặp hai vị thực chỉ có thể nói là gặp tri kỷ, lời phu nhân không sai chút nào. Bạn cố hữu của già què này, năm xưa vô địch thiên hạ, ba năm sau thì bị thất đại chưởng môn tự nhận là danh môn chính phái vây đánh, nên vị cái thế kỳ nhân ấy mới bị sát hại… Hà!
Ông ta nói xong, sắc mặt kích động khôn tả. Ngờ đâu sắc mặt của Tuệ nương cũng biết động khác thường, chỉ thấy nàng đứng phắt dậy đi tới trước mặt ông ta quì xuống, giọng run run nói:
-Xin tiền bối thứ tội lừa dối của tiểu bối. Tiểu bối chính là môn hạ của Cô Độc Khách…
Quái Khách Muôn Mặt Quái Khách Muôn Mặt - Từ Khánh Phụng