Những trận chiến lớn nhất chính là những trận chiến trong tâm trí chúng ta.

Jameson Frank

 
 
 
 
 
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: James Bond
Số chương: 6
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 14
Cập nhật: 2020-10-15 22:01:27 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1: Gặp Gỡ
ôi chơi thân với Hải Bằng từ cuối năm 1966, lúc Hội Văn Nghệ và Ty Văn hoá còn sơ tán lên làng Phú Vinh. Qua Hải Bằng tôi được biết rất nhiều về cuộc đời và con người Phùng Quán. Trước đó những năm đầu 60 tôi đã đọc cuốn Bọn Nhân văn-Giai phẩm trước toà án dư luận cùng rất nhiều bài viết khác, thông qua Hà Nhật thầy giáo dạy văn và một số học sinh cấp 3 Quảng Bình cho mượn. Chưa gặp nhưng tôi đã trọng, vì đó là con người khác người. Chữ “người” thời ấy gần như cùng chung mẫu số. Ai cũng như ai, khó mà bộc lộ cá tính trước đám đông.
Cuối năm 1973 tôi theo học Trường Bồi dưỡng những Người viết văn Trẻ ở Quảng Bá. Thật may mắn. Tôi nói với Hải Bằng, em học ở Hà Nội, có dịp anh ra chơi để được gặp anh Phùng Quán. Hải Bằng chưa ra, Phùng Quán đã lên Quảng Bá thăm chúng tôi, hỏi thăm Hải Bằng và tình hình Quảng Bình. Hồi đó một lời nói trực tiếp sốt nóng hơn thư từ. Thư gửi đi có lúc sáu, bảy tháng mới nhận được. Phùng Quán đèo tôi về nhà mẹ nuôi. Một căn nhà lá nền đất, nằm sau lưng đình Nghi Tàm bên Hồ Tây. Ông tự ghép lấy chiếc ghế bằng cành ổi, ngồi lâu ngày đôi tay vịn nhẵn bóng. Bà cụ Hai Dơi suốt ngày gánh hàng lặt vặt lên đê Yên Phụ bán cho người qua đường. Ông vội vã nấu cơm tiếp tôi, rồi ra đường đỡ gánh cho bà cụ vừa về. Đêm ấy, lần đầu tiên tôi được gặp con-người-Nhân-văn bằng xương bằng thịt. Ông mặc một thứ vải thô nhuộm nâu, chân guốc mộc. Tại nơi đó, cũng lần đầu tiên tôi được nghe nhiều bài thơ ông. Tôi không sao quên được cái giọng đọc pha ngâm, trầm và ấm: Hồ khuya sương tịch mịch/ Trộn nước lẫn cùng trời/ Con dế chân bờ dậu/ Nỉ non hoài không thôi.../ Tựa lưng ghế cành ổi/ Vai khoác áo bông sờn/ Tôi ngồi đọc Đỗ Phủ/ Vợ vừa nghe vừa đan. Ba mươi năm ly quê, cho tận mãi sau này cái giọng vẫn thế, vẫn Huế mà rất Phùng Quán. Rồi ông im lặng, không khóc, nhưng tôi biết ông đang xe xót chìm trong mờ ảo khói thuốc lào rít sau mỗi bài thơ.
Không sai lời hẹn, Hải Bằng ra Hà Nội. Sau bao năm xa kể từ ngày ông vác ba lô về làng Cảnh Dương, rồi làm phát hành sách cho ty Văn hoá. Đến nơi, Hải Bằng giục tôi đèo xe tìm Phùng Quán. Ánh điện nhập nhoà, đường về bà mẹ nuôi đất đá gồ ghề, chúng tôi phải xuống xe đi bộ. “Anh đi từ sáng đến giờ chưa về, giờ không về là ở lại rồi” – Bà cụ Hai Dơi nói vậy. Chúng tôi đến 3-Hàng Cân, nhà chị Bội Trâm, vợ Phùng Quán đang ở. Đường phố vắng hoe, Hải Bằng cứ đứng giữa lòng đường gọi hết cỡ: “Quán ơi. Quán ơi. Quán ơi!.. Không có tiếng đáp lại. Hải Bằng sốt ruột: “Phùng Quán ơi! Phùng Quán ơi!...”. Tôi hiểu vì sao Phùng Quán chưa trả lời. Những năm đó những bài viết đánh Nhân văn chỉ còn lác đác, vì tất cả dồn sức vào cuộc chiến. Nhưng không vì thế mà cuộc đấu tranh chống Nhân văn đã kết thúc. Một tiếng gọi có thể thân thiết, cũng có thể vận hạn. Hơn nữa Phùng Quán không muốn trong đêm thanh vắng lại oang oang hai tiếng Phùng Quán, gắn với vụ án văn chương. Từ gác hai, Phùng Quán mở cửa nhìn xuống, hớt hải: “Tôn à. Nhỏ thôi, nói nhỏ thôi, ra khi mô rứa?” (Tôn tức là Vĩnh Tôn, tên chính của Hải Bằng). Đã lâu quay quắt nhớ, quay quắt gặp, nhưng Hải Bằng vẫn xẵng: “Mi hỏi tao ra khi mô là răng? Tao ra là đến mi liền, chứ còn đi mô nữa?”. Hai người ôm lấy nhau. Hải Bằng khóc hu hu như trẻ nhỏ. Chúng tôi kéo nhau đi ăn, dốc hết tâm sự tới sáng.
Phùng Quán Trong Tôi Phùng Quán Trong Tôi - Hoàng Vũ Thuật Phùng Quán Trong Tôi