Books are lighthouses erected in the great sea of time.

E.P. Whipple

 
 
 
 
 
Tác giả: Nicolas Proffitt
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 26
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 906 / 6
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần 1 - 2 -
teelman đã lại đứng đó, tại cửa văn phòng nàng. Ngồi xây lưng lại cửa, Sally Teacher không nhìn thấy Hắn, nhưng có kẻ đứng đó, và nếu có kẻ đứng đó thì tất phải là hắn. Những lần thăm viếng xế chiều này của hắn đã thành lệ. Nàng có thể cảm thấy cái nhìn của hắn ve vuốt lưng nàng.
Sally quay lại và thấy hắn lặng lẽ đứng tựa bên cửa, vẫn cái dáng điệu hờ hững, ngạo mạn riêng của hắn. Nàng không hiểu tự bao lâu rồi hắn đứng đó nhìn nàng đánh máy, hai môi hơi bĩu ra, đôi mắt lười biếng lim dim ra chiều chế nhạo.
"Chào Bennett. Tôi giúp ông được gì không?" nàng hỏi, giọng hết sức nghiêm trang, khéo léo che giấu nỗi bực bội.
Trong cơ sở rộng lớn tại Việt Nam của Trung ương Tình báo, ai ai cũng chỉ gọi Bennett Steelman IV bằng Bennett, hoặc thường hơn, ông Steelman. Không có chuyện gọi bằng một cái tên bình dân hay thân mật như Ben chẳng hạn. Ngay cả những người vui tính, suồng sã nhất, lần đầu gặp gỡ, cũng chẳng bao giờ có ý nghĩ gọi Bennett Steelman IV bằng Ben cả.
"Tôi muốn mời cô đi ăn tối nay," Steelman đáp, giọng nói sắc bén, kẻ cả, cao sang. "Ta sẽ đến nhà hàng nổi Mỹ Cảnh và ngắm trái sáng thả bên kia sông trong lúc thưởng thức món chạo tôm. Cô thấy sao?"
"Hấp dẫn lắm," Sally nói, "nhưng tôi e không được. Tối nay tôi phải xong ba bản phúc trình để Hooks duyệt lại và đệ trình lên ông giám đốc sáng sớm mai."
Steelman đi thẳng vào phòng và buông mình xuống chiếc ghế duy nhất dành cho khách, gác một chân lên tay ghế, ngã đầu ra phía sau. Steelman lúc nào cũng buông mình xuống, không bao giờ ngồi xuống. Thân xác hắn dường như không có cái xương nào.
Steelman hất món tóc dài phủ hai mắt, giọng châm chọc: "Tôi chán những lời cáo lỗi từ chối của cô lắm rồi, cô Teacher thân mến ạ. Cô đến đây đã ba tháng mà dường như cô vẫn chưa nhìn nhận là tôi hết sức có duyên. Cô có biết như thế là tổn hại cho danh tiếng tôi lắm không? Chưa nói tới tự ái của tôi."
"Danh tiếng ông đâu có cần gì tới tôi, Bennett, và tôi không nghĩ rằng lại có cái gì có thể đụng được tới tự ái của ông," Sally nói, "kể cả súng phóng lựu bắn lủng chiến xa RmG."
Steelman bật cười: "Sao! RmG! Cô đã bắt đầu xài một số ngôn từ quái đản của chúng tôi rồi đấy. Ai bảo đàn bà không làm gián điệp giỏi được!"
"Ai cũng bảo vậy, kể cả ông giám đốc," nàng đáp. "Và ông sẽ có lý nếu mấy bản phúc trình này không có trên bàn giấy ông đúng hạn."
"Ông giám đốc của ta có mấy khi có lý," Steelman nói. "Mà chuyện gì hệ trọng cho an ninh quốc gia đến thế?"
"Tôi đã bảo ông rồi, ba bản phúc trình. Đúng thật thì mỗi bản chỉ khoảng năm trăm chữ thôi, nhưng các báo cáo tình hình dù ngắn cũng mất thì giờ lắm, và tôi sẽ mất gần trọn tối nay mới xong được. Scott muốn có chúng dưới tay cho màn xiếc trong buổi hội đồng ngày mai."
"Quả là hay thực, nhưng tôi vẫn chưa biết là chuyện gì cả, bạn già ạ."
"Tôi mong ông đừng gọi tôi là Dbạn giàD. Nó gần sự thực quá đi. Tôi sắp ba mươi rồi đấy."
Steelman thở dài một cách rất tuồng và nói: "Đầu tiên cô dội nước lạnh vào cái danh tiếng hào hoa phong nhã của tôi bằng cách từ chối hết mọi lời tôi mời đi ăn tối, thế rồi cô lại sát muối vào vết thương của tôi bằng cách giễu cợt tài năng thẩm vấn trứ danh của tôi. Bây giờ cô có trả lời câu hỏi của tôi không nào?"
"Câu hỏi nào kia, Bennett?" Sally hỏi ngọt xớt, chớp chớp hai hàng mi dài, bộ rất ngây thơ.
Hắn cười lớn tán thưởng và lập lại thật chậm: "Cô... đang... lo... việc... gì,...cô... Teacher?"
"A, câu hỏi ấy hả? Tôi lo thuật lại những trò mới nhất của mấy ngài Cao Đài, Hòa Hảo, với lại Phật giáo Ấn Quang.( Phật giáo tại miền Nam Việt Nam tổ chức thành một giáo hội thống nhất sau khi lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, năm 1963, nhưng chỉ ít lâu sau đó lại chia thành hai phe; một bên do chùa Ấn Quang lãnh đạo, bên kia đứng đầu là chùa Việt Nam Quốc Tự.
)"
Steelman trợn mắt: "Dễ sợ chưa! Nhưng cứ cho là đáng chú ý đi. Sao cô không tóm tắt cho tôi những gì cô định nói...trong vòng hai mươi lăm chữ thôi."
Sally nhún vai: "Vẫn bài bản cũ ấy mà. Ít hay nhiều họ đều hoạt động như ta trông đợi, nếu cứ xét theo số tiền đút...à quên, số tiền trợ cấp đáng kể ta thí cho họ. Tất nhiên trừ trường hợp Ấn Quang. Ai mà chẳng biết hàng ngũ Phật giáo tràn ngập bọn đỏ, đầy rẫy bọn khuynh đảo của Mặt Trận Giải Phóng?"
"Cô đừng cười," Steelman nghiêm trọng nói. "Đúng chứ không sai đâu. Chùa nào chẳng đầy nhóc bọn nằm vùng. Giữa đám đầu trọc áo tràng, cô làm sao biết được ai với ai. Hồ với Giáp cũng có thể cải làm sư đưộc đó."
Sally lại cười và lắc đầu: "Coi kìa, Bennett! Đừng nên nói quá như thế. Nhiều nhà sư, các nhà sư trẻ, đối lập với Tổng thống Thiệu thật đó, nhưng nếu vì thế ta bảo họ là cộng sản thì cũng chẳng khác nào ta gọi một đảng viên Dân Chủ đối lập với Nixon là cộng sản."
"Chúa ơi! Sao cô ngây thơ quá thế!" Steelman bực bội ra mặt. "Bọn Phật giáo Ấn Quang đều là cộng sản cả đấy."
Sally vẫn giữ lập trường của nàng. "Họ là những người quốc gia," nàng gằn giọng. "Đại đa số là những người tu hành đã chỉ liên quan vào chính trị lúc đầu là vì các tệ lạm của chính phủ Sài Gòn, sau đó thành khuynh tả chỉ vì các chính sách nghiệt ngã của Thiệu."
Steelman thở dài sườn sượt và đau khổ ngước mắt lên trần nhà: "Thế ra kết quả của ba tháng trời tích lũy khôn ngoan cùng kinh nghiệm là như thế đấy!" Hắn buồn bã lắc đầu, rồi bằng giọng kiên nhẫn như một nhà giáo: "Cô nghe đây. Ở Việt Nam, những từ như là “khuynh tả” với “quốc gia” đều chỉ là đồng nghĩa với “cộng sản” mà thôi."
Sally thấy nàng không có thì giờ tranh luận với hắn nếu nàng muốn về nhà trước nửa đêm. "Luận điệu ông y hệt Joe Alsop(Ký giả Mỹ, luôn luôn bênh vực đường lối của chính phủ Mỹ tại Việt Nam)," nàng nói, trả đũa lần chót, rồi tiếp ngay: "nhưng cũng y hệt ông giám đốc, nghĩa là thánh kinh rồi đấy. Thôi được, Quỷ Ma Tối Cao muốn thế nào thì tôi cứ sẽ theo như thế. Hừ, tôi chỉ là một người đàn bà, tôi là cái gì mà đi gây rắc rối kia chứ!"
Steelman vẫn thản nhiên: "Đúng đó, cô Teacher. Realpolitik(Tiếng Đức trong nguyên tác, có nghĩa: chính trị thực tiễn.). Chính trị thực tiễn mà. Tổng thống Nixon hãnh diện vì cô. Tổng Giám đốc Helms hãnh diện vì cô. Và tôi hãnh diện vì cô,"
"Và tôi rất hãnh diện là các ngài hãnh diện như thế. Nhưng xin hãy đi nơi khác mà hãnh diện vì tôi. Tôi phải làm việc đây."
Steelman miễn cưỡng nghe theo. Hắn thận trọng gỡ tấm thân mềm như cao-su ra khỏi ghế, rồi khom lưng bước ra. Tới cửa hắn quay lại, mím đôi môi tái nhạt quý phái, rồi thấp giọng nói: "Cho cô hay nghe, cô Teacher. Tôi được biết chùa Ấn Quang chỉ là một tổ chức ngoại vi của Mặt Trận Giải Phóng mà thôi. Từ ba năm nay chúng tôi có người nằm vùng trong giới lãnh đạo cao cấp của Phật giáo...ngay tại hội đồng điều hợp chính sách của họ."
Sally cảm thấy nóng mặt, nàng trợn mắt hoài nghi hỏi: "Nằm vùng?... Ba năm nay?"
Steelman gật đầu. "Một trong những thám tử người Việt cừ nhất của tôi, tình cờ lại cũng là một nhà sư thực thụ và là một lãnh đạo được tin cậy dưới trào Ấn Quang trước."
"Ai... Ai vậy?" Sally sôi nổi hỏi.
Steelman xua xua một ngón tay trách móc và tắc lưỡi: "Chặc chặc. Cô biết thế là nhiều rồi đó. Tin đó chỉ nhất thiết ai cần mới được biết mà thôi, và ở đây tôi là người duy nhất cần biết."
"Ít ra ông cũng có thể cho tôi hay có ai khác biết rằng ông có người thâm nhập trong hội đồng Phật giáo." Steelman nhún vai: "Điều đó thì được. Tất nhiên là Scott. Với một vài nhân viên phản gián của tôi."
Nàng đùng đùng nổi giận: "Trời đầy ông nghe, ông Bennett! Viên chức phụ trách báo cáo về các giáo phái là tôi. Các nhóm thiểu số là lãnh vực trách nhiệm của tôi. Của tôi! Vậy mà tôi không hay biết gì về chuyện đó, trong khi có lẽ ai ai trên lầu năm, lầu sáu cũng biết cả! Các ông không coi tôi ra gì hết, phải không? Tại sao ông không hề cho tôi hay chuyện đó?"
"Kìa cô Teacher, tôi vẫn định nói cho cô biết đấy chứ. Hàng tuần nay rồi. Tôi vẫn định nhân một dịp ăn tối mà." Steelman ngửa cổ cười, rồi mất hút cuối hành lang.
Sally vẫn nhìn trân trân hai cánh cửa giờ đây không còn bóng người, không thể nào tiếp tục công việc của nàng, giờ đây lại càng không nghĩa lý gì. Có còn chuyện gì khác nàng không hay biết? Không cần hay biết? Bí mật của họ là thêm một nhục nhã cho nàng, sau bao nhiêu nhục nhã khác.
Nói chi đến tên khùng vây vo Steelman, cũng như tên mõm nhọn Scott! Cả đến cấp trên trực tiếp của nàng, Hooks, cũng chỉ coi nàng chẳng khác chi một điều phiền hà Trung ương ở Langley(Tổng hành dinh cuả CIA ở Hoa Kỳ, trong tiểu bang Virginia) đã áp đặt với cơ quan và với hắn, một nữ nhân viên bé bỏng phải chiều chuộng nâng niu, tô điểm thêm cho lầu bốn như những tấm thư pháp chữ nho treo trên tường văn phòng hắn.
Sally đã được bổ nhiệm qua Việt Nam với tư cách cấp chỉ huy, cũng như họ. Vậy mà nàng chỉ được giao những "việc đàn bà", những việc giữ nhà vớ vẩn. Đã ba tháng rồi nàng vẫn chỉ là một viên chức phụ trách báo cáo, kết hợp các báo cáo của các điệp viên, gạt bỏ những tin tức, dự đoán vô giá trị, những bình mới rượu cũ, sản phẩm hiển nhiên của những cái "máy xay giấy", những tin tức thổi phồng, bịa đặt, của những điệp viên địa phương tìm cách minh chứng họ vẫn xứng đáng với đồng lương Sở Tình báo.
Họ nói rằng chỉ là tạm thời thôi, cho tới khi nào nàng quen thuộc với các lề lối hoạt động của cơ quan. Và thế là mỗi ngày nàng thảo báo cáo, chuyển lên lầu sáu cho Scott chuẩn y hoặc thêm thắt, rồi gửi về Langley, nơi đây phối hợp với các báo cáo thường nhật của DIA và của NSA(DIA, Defense Intelligence Agency: Tình báo bộ Quốc phòng; NSA, National Security Agency: sở An ninh quốc gia.), để đúc kết nên một buổi thuyết trình tình báo cho tổng thống. Và mỗi ngày Hooks, hoặc Steelman, hoặc Scott, lại sẽ vỗ lưng nàng Kứa hẹn với nàng một chức vụ chỉ huy. Bao giờ? Sắp, sắp thật mà.
Có lẽ lần này là lần thứ một trăm từ ba tháng qua Sally cảm thấy muốn khóc. Nàng không hề chối cãi nàng chưa đủ thích ứng với nhịp sống xứ này, thế nhưng nàng hiểu biết về Việt Nam chẳng kém một ai trong bọn Kọ, còn hơn phần lớn bọn họ nữa. Tất nhiên đó là kiến thức sách vở hơn là kinh nghiệm, nhưng kiến thức vẫn là kiến thức chứ.
lắt léo thay con đường đã dẫn nàng từ một trường nữ trung học vùng quê xứ Virginia tới với CIA, qua nẻo Paris! Người cha yêu thương đã tưởng thưởng khả năng Pháp văn của con gái mình bằng cách cho nàng theo học một năm tại đại học Sorbonne với số tiền túi hàng tháng rộng rãi.
Tại Paris, Sally đã quen biết một số sinh viên Việt Nam, và đã có một người tình Việt Nam. Đấy là kinh nghiệm tình ái đầu tiên của nàng, và tuy cuộc tình rồi sau tan vỡ, xứ Việt Nam không thôi mê hoặc nàng. Trong khi tiếp tục học hỏi văn hóa Pháp, nàng ghi danh học thêm các khóa tiếng Việt, ngôn ngữ cũng như văn chương, và sau chuyên về tôn giáo đối chiếu vùng Đông Nam Á.
Khi trở về tashington, nàng theo học chương trình đào tạo nhân viên ngoại giao của đại học Georgetown, tốt nghiệp ưu hạng, và đang chuẩn bị nhận việc tại bộ Ngoại giao, phân bộ Việt Nam vụ, khi một thân hữu của gia đình, một viên phụ tá giám đốc tình báo hồi hưu, đề nghị nàng gia nhập CIA. Ông nói Sally đúng là mẫu người CIA đang cần, một người nói được cả tiếng Pháp cũng như tiếng Việt, lại ít nhiều hiểu biết về tình hình chính trị Đông Dương.
Và chuyện đó không gặp mấy khó khăn, do thế lực ông ta vẫn còn có. Vả chăng đó lại đúng là thời gian phong trào phụ nữ bắt đầu có ảnh hưởng khắp nơi: ngay cả CIA, cái thế giới đàn ông độc tôn cuối cùng, cũng bắt đầu nao núng trước áp lực.
Ngay tự buổi đầu Sally minh định nàng không muốn mòn đời ở Langley, bó chặt vào một bàn giấy thuộc phân bộ sưu tầm và phân tích DDI. Sau khi theo chương trình JOT huấn luyện nhân viên trung cấp, nàng được bổ nhiệm cho Lực lượng Đặc nhiệm Việt Nam. Mười một tháng sau, đơn xin đi Việt Nam của nàng được chấp thuận, và sau một tháng nữa ngồi đọc các điện văn trao đổi giữa Sài Gòn và Langley để nắm vững tình hình, nàng lên đường.
Chỉ sau khi tới Sài Gòn rồi Sally mới hay rất ít đồng nghiệp của nàng nói được tiếng Việt. Ba hoặc bốn người trẻ mà thôi. Còn những nhân viên già kinh nghiệm nếu có ai biết được một ngoại ngữ thì cũng chỉ là một ngôn ngữ "quan trọng" như tiếng Nga, tiếng Tàu. Sally cũng mau chóng nhận ra khả năng nàng hơn rất nhiều người. Nàng là một chuyên viên phân tích cừ khôi, chu đáo và biết tự chế, lại có tài thảo báo cáo, một khả năng vô cùng quan trọng ở CIA cũng như ở bất cứ guồng máy nào của chính phủ, một khả năng đã khiến biết bao kẻ vô dụng vẫn thăng tiến bất kể thực tài của họ. Như viên giám đốc ở đây, Tom Scott.
Nghĩ đến viên giám đốc của nàng, Sally càng cảm thấy cay đắng hơn, nhưng cũng hãnh diện nhiều hơn. Scott luôn luôn khiến nàng liên tưởng đến thứ đồ chơi túi da đánh quyền, tức khắc bật trở lại sau một cú đấm vào mũi. Nàng tưởng tượng ra hắn ngồi thẩn thơ trong văn phòng trên lầu sáu, một viên lãnh chúa ngơ ngẩn, mặt đầy phấn sáp, ngồi chờ sứ điệp của các bá tước; nàng tưởng tượng ra hắn với dăm ba tờ báo cáo trong các buổi hội đồng, hay là nhăn nhở trong các buổi tiếp tân ngoại giao. Quỷ Ma Tối Cao đó, những người Việt Nam đầu óc mưu mô cứ gán cho hắn trách nhiệm về hết mọi thăng trầm của dân tộc họ, trong khi thực ra cơ quan hoạt động đều là do bàn tay khôn khéo của gã Steelman.
Trong khi Sally chẳng phải là kẻ vô dụng. Nếu nàng là kẻ vô dụng, công ty đã chẳng phá bỏ quy luật lâu đời mà phái một phụ nữ sang Việt Nam. Ôi, nàng dư biết thiên hạ đã đồn đại những gì về chuyện này, nào là viên giám đốc Lực lượng Đặc nhiệm Việt Nam đã chuẩn y vì nàng là tình nhân của hắn, nào là nàng đã ngủ với hết người này đến người khác nên mới lên tới được địa vị này, mới được phái sang Việt Nam, một nhiệm Vở dầu bao khó khăn nguy hiểm vẫn là nhiệm sở ai ai cũng thèm muốn tại CIA. Toàn những lời đồn đại láo khoét.
Thế nhưng đâu có cách nào làm cho thiên hạ im miệng được. Và Sally cũng chẳng phiền muộn hay ngạc nhiên gì với những lời đồn đại như thế. Đó là gánh nặng chung cho hết thảy phụ nữ nào lên được những nấc thang cao của công ty. Nào mấy ai muốn nhớ đến những thành tích học vấn của nàng, nhớ rằng cả bộ Ngoại giao cũng như CIA đều đã tuyển dụng nàng một cách rất khe khắt, cũng như nàng đã hoạt động tích cực như thế nào từ khi quyết định gia nhập công ty. Sự thực thì CIA vẫn là một thứ hội đoàn dành riêng cho nam giới, lãnh địa lớn cuối cùng của nam nhân trong guồng máy chính quyền.
Việc bổ nhiệm nàng đã gặp chống đối dữ dội, cả ở Langley cũng như ở Sài Gòn. Lập luận thông thường nhất (tất nhiên không có tính cách cá nhân -- họ cũng sẽ phản kháng như thế đối với bất cứ phụ nữ nào) là Sally sẽ không đủ sức đối với Việt Nam, về thể chất cũng như về tâm lý. Cứ coi bao nhiêu người đã "cháy" thì biết.
Sally nghĩ nàng đủ sức, dầu "đủ sức" là nghĩa thế nào. Các đồng nghiệp của nàng dường như định nghĩa đủ sức" theo cái kiểu vai u thịt bắp của các công tác viên nàng đã gặp từ các tỉnh ghé về -- phần lớn là dân khế ước, nguyên là cảnh sát thành phố hoặc lính Mũ Xanh, mang bốt cao bồi mũi nhọn với áo đi rừng bao nhiêu là túi với cầu vai vô tích sự -- nghênh ngang qua các văn phòng, tán tỉnh các nữ thư ký người Mỹ tròn mắt hâm mộ, trong khi mấy chị em ta của đường Tự Do kiên nhẫn chờ bên ngoài, trong những chiếc xe cord minto của cơ quan. Sau đó họ sẽ đủ mặt tại quầy rượu khách sạn Duc, tổ ấm Hilton của CIA, kể cho nhau nghe những chuyện chiến tranh và uống rượu đến say mèm, cổ tay leng keng những chiếc vòng lạ mắt của những bộ lạc xa xôi, bá súng Browning gồ lên lộ liễu dưới vạt áo.
Điều nàng tức cười là cái đám cạo giấy ở cơ quan lại hâm mộ những bộ điệu hợm hĩnh ấy tới mức nhiều kẻ cố bắt chước theo, những chuyên viên phân tích chẳng mấy khi bước chân ra khỏi tòa Đại sứ, những kẻ trí óc bén nhạy nhưng thể chất bạc nhược, hàng bao năm chưa bắn một phát súng ngoài buổi đầu tập dượt tại trường bắn của công ty vùng Virginia. Một bầy con nít, Sally nghĩ. Thế nhưng họ đã vậy thì nàng phải chứng minh họ sai.
Dĩ nhiên nếu họ để cho nàng một cơ hội. Trói mình sau bàn giấy với một mớ tin tức phiến diện về các nhóm thiểu số phần lớn dễ bảo, làm sao nàng chứng tỏ được khả năng của nàng. Nàng dư biết không thể trông cậy vào ai khác ngoài chính mình. Tại Sài Gòn này không thiếu kẻ mong được làm tình với nàng, nhưng chẳng có mấy ai bênh vực nàng.
Tiếng cười tự mãn chế giễu của Steelman như vẫn vang vang nơi cửa. Sally xé toạc tờ giấy trên máy chữ, lắp một tờ mới, trút hết giận dữ cùng tủi nhục lên mười đầu ngón tay:
Kính gửi Ông Thomas Scott Phụ tá Đại sứ Đặc biệt
Tôi vừa được biết phân bộ Công tác của cơ quan đã thành công cho một nhân viên thâm nhập một khối tôn giáo quan trọng ở cấp bậc hoạch định chính sách. Phân bộ Công tác thật đáng khen ngợi với kết quả này.
Tuy nhiên không thể khen ngợi được là cái quyết định không thông báo cho tôi về công tác đó, cũng như không chuyển cho tôi các báo cáo của nguồn tin rất giá trị này. Đối với tôi, như thế rõ rệt là vi phạm lề lối hoạt động tình báo, chưa nói tới tính cách thiếu lịch sự trong nghề. Còn quan trọng hơn vấn đề nghi thức nữa: không nắm đủ tin tức khiến tôi không thể chu toàn nhiệm vụ của tôi một cách kiến hiệu. Tôi cho rằng tất cả vụ này là thiếu thành tín khộng thể tha thứ, đối với tôi cũng như đối với phân bộ Sưu tầm phân ti...
Mười ngón tay đang múa lượn chợt khựng lại. Sally vụt nghĩ tới hai điều. Thứ nhất là một văn thư như thế này thiếu tính cách nghề nghiệp. Scott sẽ cho rằng đây là một phản ứng điên khùng, rõ rệt đàn bà, chứng cớ Sally Teacher quả làm không đúng việc, ở không đúng chỗ, đúng lúc.
Thứ nữa, mấy chữ cuối cùng nàng vừa gõ khiến nàng sinh thêm mối ngờ. Khó có thể tin được rằng, như nàng đã nghĩ, khi Steelman giấu nàng chuyện có điệp viên thâm nhập kia, hắn cũng không cho một ai khác trong phân bộ Phân tích hay. Hắn có thể rỡn mặt nàng, nhưng không thể rỡn mặt Jerry Hooks, cấp bậc ngang hắn. Và điều đó có nghĩa là cả Hooks cũng chủ tâm không cho nàng hay một số bí mật.
Cố nén nước mắt chực trào ra, Sally giật tờ giấy khỏi máy chữ, vo viên lại và liệng lên tường. Tất nhiên đâu có ai ở đây để thấy nàng khóc thực, nhưng nàng vẫn cố tự kiềm chế. Bởi bọn họ đều nghĩ phản ứng của đàn bà là như thế.
Càng nghĩ đến Jerry Hooks nàng càng đau lòng. Hơn ai hết, hắn đã chứng kiến nàng làm việc, đã các đọc báo cáo của nàng, ít nhiều biết khả năng nàng tới đâu. Hắn cũng đã phải, dầu miễn cưỡng, khen ngợi nàng nhiều lần, và mới đây đã giao cho nàng những việc quan trọng hơn. Tất nhiên hắn vẫn không tán thành nàng được bổ nhiệm tới Đông Dương, nhưng Sally cho rằng hắn đã bớt gay gắt, rằng nàng đã bắt đầu khiến hắn đổi ý.
Nỗi tức tưởi dần dần dịu đi, nhưng cơn thù hận lại bùng lên mãnh liệt. Sally đứng bật dậy, với chiếc sắc tay, rảo bước lên văn phòng Steelman trên lầu năm, quả quyết tìm cho ra có sự bội phản này hay không.
Steelman ngồi sau bàn giấy, vẫn như mọi khi, một chân gác trên tay ghế, tóc phủ một bên mắt. Hắn đang mặt mày nhăn nhíu lúc nàng bước qua cửa, nhưng trông thấy nàng hắn ngồi trở lại đàng hoàng và cười thật tươi: "Kìa cô Teacher! Ngọn gió lành nào đưa cô tới đây vậy? Có mấy khi tôi hân hạnh được cô tới thăm! Cô đồng ý đi ăn tối rồi chăng?"
"Tôi muốn hỏi ông câu này," Sally nói, không để ý lời hắn, "Hooks có biết chuyện nhân viên thâm nhập của ông không?"
Steelman tựa lưng vào ghế, ngã đầu ra sau. Hắn vuốt ngược mái tóc lên rồi gật đầu.
"Quân khốn nạn!" Sally lạnh lùng buông tiếng.
Steelman cười và lắc đầu: "Cô lầm rồi. Tôi mới là quân khốn nạn. Tôi đã yêu cầu Hooks đừng cho cô hay, giữ kín cho đến khi chính tôi báo tin cho cô."
"Ông là quân khốn nạn," nàng nói.
"Phải đó," Steelman vẫn tươi cười. "Nhưng quả thật tôi muốn chính tôi cho cô hay chuyện đó. Bây giờ tôi vẫn muốn như thế. Cũng như tôi vẫn muốn kể chuyện đó trong một bữa ăn tối. Cô nghĩ sao?"
"Tôi phải xong ba bản báo cáo kia," nàng tần ngần, uất hận bắt đầu nhường chỗ cho tò mò.
Steelman nhẹ mỉm cười, đôi mắt lười biếng lộ vẻ đắc thắng: "Tin tức của tôi thế nào cũng sẽ khiến cô thay đổi phần nào báo cáo của cô. Một bữa ăn tối thật nhanh tại Mỹ Cảnh là xong. Tôi hứa sẽ đưa cô về ngay với mấy cái báo cáo buồn nản của cô."
Được rồi," nàng nói, "nhưng tôi đề nghị đi ăn tại tiệm Aterbea."
"Khi ta trở về, tôi cũng sẽ giúp cô làm báo cáo cho xong nữa kia."
"Tôi đã nói được rồi mà, Bennett."
Trong giây phút Steelman như không định được nên làm hay nói gì, ngạc nhiên vì nàng đã bằng lòng ngay như vậy. Cuối cùng hắn nói: "Ừ, thì đi tiệm Aterbea." Hắn quơ tay xếp lại xấp hồ sơ bìa nâu trên bàn. Steelman bao giờ cũng chỉ giữ trên bàn một hồ sơ bìa nâu mà thôi. Viên giám đốc Scott mới đây cũng theo lối đó. Để gây nể phục.
Sally nhìn hắn lăn cái ghế tới bên tủ hồ sơ và bấm ống khóa điện tử. "Hồ sơ này có liên quan gì đến nhà sư của ông không?" nàng hỏi.
"Không," Steelman đáp, cất tập hồ sơ và khóa tủ lại. "Đây là báo cáo của Cảnh sát Đặc biệt về vụ thẩm vấn một tên có lẽ là cán bộ cao cấp của Vi-xi(Cách đọc V.C. trong tiếng Anh, gọi tắt Việt cộng) Vùng IV chiến thuật."
"Có lẽ ư, ông nghi ngờ sao?"
"Tôi luôn luôn nghi ngờ, cô à," Steelman đáp, khoác áo ngoài lên mình. "Và đặc biệt là với vụ này."
"Sao vậy?" Sally hỏi, chẳng phải nàng chú ý cho bằng kiếm một chuyện chung chung mà nói. Nàng bắt đầu ân hận đã bằng lòng đi ăn với hắn, e ngại hắn được voi lại đòi tiên.
"Có hai lý do," Steelman đáp, đưa nàng ra cửa. "Trước hết, tin tức thâu lượm được với tên cán bộ ấy không ăn khớp với các nguồn tin khác của tôi. Đúng ra thì tên tù ấy không khai gì cả, nhưng cứ theo tài liệu bắt được trên mình y, tiểu đoàn 18-B của Việt cộng -- một đơn vị đặc công -- hiện đang tập trung bồi dưỡng trong vùng Thất Sơn, tỉnh Châu Đốc. Tôi không tin như thế. Một điệp viên tin cậy của ta thâm nhập trong hàng ngũ Vi-xi cho hay tiểu đoàn 18-B có mặt gần Sa Đéc, trong tỉnh Vĩnh Long."
Hai người bước vào thang máy tốc hành, thang máy không dừng lại ở ba tầng lầu đầu, nơi có văn phòng của Đại sứ cùng các nhân viên ngoại giao. Sally nói: "Mâu thuẫn đó cũng chẳng có gì lạ; ai chẳng biết các đơn vị Vi-xi luôn luôn di chuyển. Ông nói có hai lý do, vậy lý do thứ hai là gì?"
"Lý do thứ hai là những tin tức quý giá ấy là công trình của đội thám báo tỉnh của Jake Gulliver, và tôi bao giờ cũng ngờ vực bất cứ chuyện gì có liên hệ tới đại úy Gulliver."
Sally trầm ngâm. "Gulliver...miền tây. Cái tên tôi nghe quen quen. Hình như tôi từng nhận được một hay hai báo cáo của y. Có phải y là kẻ thiên hạ kêu bằng Anh Hàng Cát đó không?"
Steelman nhìn nàng thật nhanh, nhíu mắt rồi gật đầu: "Phải đó." Hai người bước ra khỏi thang máy, đi tới trạm gác của thủy quân lục chiến ký tên ra cửa.
"Ông có chuyện gì với Gulliver?"
"Chuyện dài lắm, cô à," Steelman nói. "Có thể một ngày nào đó tôi sẽ kể cho cô nghe. Có thể khi lần tới chúng ta lại cùng đi ăn tối."
Aterbea là một trong những tiệm ăn được người phương Tây ưa chuộng nhất ở Sài Gòn; thức ăn ngon, lại nằm ngay trung tâm thành phố trên đại lộ Nguyễn Huệ, đây là một cơ sở thành công của băng mafia người Corse ở Sài Gòn. Từ những năm 1950, đó là nơi giới tình báo thường hay tụ họp, cho nên Bennett Steelman ít khi đặt chân đến. Nhưng vì Sally đã yêu cầu, và vì đây là buổi hẹn hò đầu tiên giữa hai người, anh không mong gì hơn là được chiều ý nàng.
Steelman dò bảng kê các loại rượu chát một cách rẻ rúng, và lựa một chai Montrachet đã ngoài năm, một thứ rượu chát không hứa hẹn gì cho lắm nhưng ít ra cũng là rượu Pháp chứ không phải rượu Algérie như mọi khi.
"Tôi đề nghị mình ăn món sò," anh nói, giọng tự phụ của kẻ sành ăn. "Đây là món spécialité de la maison(Tiếng Pháp trong nguyên tác, có nghĩa: món đặc sản cuả nhà hàng.), phết phô-mai với tỏi rất là tuyệt."
Sally hấp tấp gật đầu. Nàng sẵn sàng đồng ý với bất cứ món gì để thôi khỏi phải thấy anh hầu bàn đứng bên nàng, miệng tiá lia đồ biển tối nay toàn là đồ tươi, ngón cái với ngón trỏ thọc trong hai mắt một con tôm lớn đau đớn rẫy rụa. Nàng đã toan bảo làm con tôm này cho nó hết khổ.
Tiệm Aterbea tối nay đông nghẹt. Bàn nào cũng có thực khách, tiếng người nói chuyện cùng tiếng dao nĩa vang rân. Lãnh đạm, nhưng thận trọng, Steelman đảo mắt nhìn khắp phòng và nhìn ra đủ loại người của một buổi tối cuối tuần bình thường: sĩ quan MACV, nhân viên tòa Đại sứ, công nhân của các công ty xây cất dân sự như là RMK-BRJ. Và tất nhiên đám chị em ta của họ.
Nhớ đến các chị em ta, anh mới nhìn ra giới báo chí cũng đủ mặt, ngồi ở hai bàn cách nhau hai mươi bước và cách nhau một thế hệ. Một bàn là những người đã đứng tuổi, từng đến Đông Dương từ những ngày xa xưa, khuynh hướng bảo thủ, phần lớn tương đối đàng hoàng, hoặc ít nhất không đến nỗi tráo trở. Những MacArthur của tờ Los Angeles Times, Shaplen của tờ The New Yorker, Merrick của tờ U.S. News, Beech của tờ Chicago Daily News. Bên bàn kia là đám trẻ ngổ ngáo, Steelman khinh miệt nghĩ thầm, cái bọn không từ một điều gì, những kẻ tiến bộ với trái tim nhỏ máu và với túi tiền rủng rỉnh, xây đắp danh vọng với cuộc chiến họ rêu rao khinh ghét. Những Buckley của tờ Newsweek, Greenway của tờ Time, thitney của tờ New York Times, citEGerald của tờ Atlantic.
Steelman chẳng muốn có liên hệ với bất cứ ai trong cái bọn hay chống đối này, nhất là với cô citEGerald xinh đẹp và trang nghiêm. Thân phụ cô trước kia từng là một nhân vật cao cấp của công ty, vậy mà cô chẳng hề có một lời nào khích lệ cho nỗ lực chiến tranh. Thế rồi Steelman sực nhớ ra thân phụ cô cũng chẳng hề mặn mòi với cuộc phiêu lưu Việt Nam này.
Có điều gì mà anh không hay biết về bọn họ -- nào ai ngủ với ai, ai chợ đen chợ đỏ, ai lui tới các ổ á phiện trong Chợ lớn -- trong khi họ tuyệt không biết gì về anh. Trong sổ điện thoại của tòa Đại sứ, cái tên Bennett Steelman chỉ liệt kê là một viên chức chính trị trung cấp. Anh biết bọn phóng viên tinh lắm, họ tìm cách phân biệt nhân viên CIA với nhân viên bộ Ngoại giao bằng những số đầu, tìm số của lầu bốn, lầu năm, lầu sáu; nhưng tất cả các điệp viên của anh đều có số đầu của nhân viên ngoại giao, và bản thân anh lại có cả một văn phòng ma ở lầu ba, với đầy đủ bảng tên trên cửa và một mớ giấy tờ trên bàn. Anh cười thầm mà nghĩ rằng nếu bọn báo chí có được, và biết cách đọc, một cuốn niên giám của bộ Ngoại giao, họ sẽ chẳng gặp khó khăn nào. Dân ngoại giao thật sự đều có chua sau danh tánh ba chữ cSO -- viên chức ngoại giao trong khi dân công ty được kể là cSOR -- viên chức ngoại giao trừ bị. Anh tự hỏi không biết các ngài báo chí sẽ nói sao nếu họ biết rằng một người trong bọn họ, một người chỉ trích cuộc chiến kịch liệt nhất, lại là nhân viên của công ty, hay nếu họ biết rằng nhiều người Việt Nam làm việc cho họ chính là nhân viên Cảnh sát Đặc biệt.
Xét cho cùng, anh hài lòng nghĩ, cơ sở công ty tại Việt Nam đối phó với báo chí tương đối khả quan. Thỉnh thoảng Scott lại tiếp các trưởng phòng biên tập quan trọng; họ biết Scott là ai nhưng không hề biết rằng Scott chỉ cho họ hay những gì Steelman muốn họ hay mà thôi. Vài anh phóng viên có được nguồn tin riêng của họ ngay trong cơ sở, nhưng Steelman biết hết các nguồn tin này là những ai. Anh không để cho họ biết những tài liệu quan trọng và lại còn dùng họ để tiết lộ những gì anh muốn tiết lộ. Thế là ai cũng hài lòng cả.
Cơn mải mê tự mãn của Steelman chợt đứt quãng khi Sally lên tiếng: "Tôi không biết ông cười gì, nhưng chắc chắn là dấu hiệu hay. Từ lúc ta rời toà Đại sứ ông có vẻ ưu tư bực bội lắm."
"Xin lỗi cô," Steelman thở dài đáp. "Nhưng ngày hôm nay quả là một ngày khá khó nhọc cho tôi."
"Sao vậy?"
Ồ, chuyện này chuyện kia. Nhưng nhất là cái tin bất chợt một điệp viên của ta dưới miền tây đã mất tích."
"Người Mỹ hả? Tôi có biết anh ta không?" Sally giật mình hỏi. Nàng không hề nghe ai nói gì về chuyện này.
"Không. Một thám tử người Việt, cấp dưới mà thôi."
"Chuyện xảy ra thế nào?"
"Chúng tôi chưa rõ," Steelman nói. Rồi anh nhún vai: "Chắc lại cái vòng lẩn quẩn như mọi khi, chúng tôi tìm ra họ, họ tìm ra chúng tôi. Trong vụ này thì, như tôi vừa nói đó, kẻ không may mắn kia không quan trọng gì đâu. Điều khiến tôi ưu tư không phải là nhân sự nhưng là địa điểm. Y hoạt động trong tỉnh của Jake Gulliver; có nghĩa là lại thêm một mớ bòng bong trong chuỗi dài những mớ bòng bong ở xứ này."
"Nghĩa là sao?"
"Chương trình Phụng Hoàng có vẻ không được thuận lợi dưới đó. Tôi không hiểu Gulliver có liên can gì đến vụ này hay không, thế nhưng rất nhiều vụ rắc rối dính líu tới đội thám báo của y."
"Thứ rắc rối nào?" Sally hỏi.
Đủ thứ. Chẳng hạn, một đầu mối dây hứa hẹn rồi lại chẳng đưa tới đâu hết, có lệnh truy nã mà rốt cuộc chẳng bắt được ai, bố trí phục kích mà rồi chính mình bị phục kích."
"Vậy là bất tài chứ còn gì nữa," Sally nói. "Thế thì cách chức y đi."
Steelman mỉm cười ác độc. "Đại úy Gulliver của ta nhiều tội lắm, nhưng bất tài thì không. Với lại, không phải chỉ có thế mà thôi. Thời gian gần đây tôi bị ám ảnh với linh cảm những chuyện này từng xảy ra rồi. Cái kiểu hỏng việc hiện nay ở tỉnh này sao y hệt một vụ cũng từng dính líu tới Gulliver. Không phải dính líu trực tiếp, nhưng bên lề, cũng như lần này. Như là Gulliver hay có mặt bên lề các tai họa của công ty vậy."
"Vụ đó ra sao?" Sally hỏi.
Steelman lắc đầu: "Quả thực tôi không thể kể được đâu."
Suốt một ngày đọc các báo cáo chán ngấy về những tranh chấp trong nội bộ giáo phái Cao Đài, Sally giờ đây háo hức với chuyện này. Vả cũng như bao đồng nghiệp trong công ty, nàng có tính tò mò tự nhiên, lại đặc biệt tò mò với những chuyện ly kỳ, lắt léo, cái tính hẳn sẽ khiến thiên hạ coi nàng là kẻ ngồi lê đôi mách nếu nàng chẳng phải là một điệp viên nhà nghề.
Nàng tìm cách khác. "Thì như tôi đã nói với ông đó, cách chức y đi."
"Y có mong gì hơn," Steelman đáp, giọng độc địa. "Đối với y, điều khốn nạn nhất là tôi cứ để y ở nguyên đó. Và tôi sẽ làm như thế cho đến khi nào tôi tìm ra cách diệt được y."
Sally cảm thấy quả Steelman có ý đó thật. Đôi môi thiếu máu của hắn mím lại một cách hận thù, và lớp da mặt của hắn, bình thường nhợt nhạt, bây giờ như ửng hồng. Nàng ngạc nhiên thấy hắn căm ghét cái anh chàng Gulliver kia sâu xa đến thế, lại càng ngạc nhiên thấy có kẻ có thể đụng được đến gã Steelman xa vắng, lạnh lùng này. Nàng càng đâm ra tò mò hơn.
"Ông đã hứa sẽ kể cho tôi nghe chuyện rắc rối giữa ông với Gulliver. Vậy ông kể đi."
"Tôi chỉ nói có lẽ tôi sẽ kể cô nghe khi lần tới ta lại đi ăn tối với nhau."
"Ông chọc tôi đó hả. Cứ nhắc tên y mà không chịu kể ngay cho tôi, như vậy đâu có công bình!"
Steelman cười: "Thiên hạ buộc tôi nhiều tội lắm, cô à, nhưng không hề buộc tôi không công bình!" Sally chớp hai hàng mi và ngọt ngào nói: "Ông Bennett thân mến, lần cuối cùng có kẻ hất một ly rượu vào mặt ông giữa chốn công cộng là hồi nào thế?"
Steelman lại cười. "Tôi thực sự nghĩ cô dám làm như thế lắm!"
"Chắc chắn đấy. Vậy kể cho tôi nghe đi."
"Không được đâu. Hồ sơ bí mật đấy."
"Tôi được quyền biết mà."
"Cô chưa được quyền biết hết đâu."
"Này ông, ông sỉ nhục tôi đó nhé. Tôi được quyền biết cả những hồ sơ tối mật nữa kia," Sally nói, lấy giọng bất bình một cách tuyệt vời, tiếp tục giỡn cợt.
Steelman ngó nàng không cười và lập lại: "Cô chưa được quyền biết hết đâu."
Nàng mở rộng hai mắt khi thấy hắn không đùa. Im lặng một lúc rồi nàng hỏi: "Có phải đó là hồ sơ mang mật hiệu...ừ, Anh Hàng Cát, phải không?"
Steelman mỉm cười: "Cô quả là gián điệp cừ lắm đó."
Sally nhún vai: "Có gì khó lắm đâu. Tôi nghĩ họ tất phải có lý do nào đó để gọi y bằng cái tên như vậy."
"Và đây chính là một lý do khác nữa khiến tôi bất bình với Gulliver. Các hồ sơ mang mật hiệu có nghĩa đó là các hồ sơ tối mật coi như không ai biết. Vậy mà ngay từ ngày đầu đã có một số người biết đến cái tên ấy của Gulliver. Trong khi chỉ bốn người được quyền biết hồ sơ Anh Hàng Cát: Scott, tôi, thượng cấp địa phương của Gulliver, với chính Gulliver mà thôi. Hẳn y đã lộ cho ai hay, tôi tin chắc thế. Có lẽ đám bạn bè cũ trong Lực lượng Đặc biệt."
"Thôi được, nếu quả ông không thể kể cho tôi nghe thì tôi không đòi nữa đâu," Sally nói dối.
Steelman thở dài. "Tôi không nghĩ có lý do an ninh nội bộ nào để không kể cô hay; có trời biết bao nhiêu người trong cơ quan này biết hoặc tưởng mình biết. Tôi ngạc nhiên sao cô chưa từng nghe những lời đồn đại về chuyện này."
"Chẳng có ai kể cho tôi một chuyện gì ở đây hết," nàng chua chát đáp, gồm luôn hắn trong câu buộc tội.
Steelman thản nhiên nói: "Và tôi chẳng mấy muốn là kẻ thứ nhất kể mọi chuyện cho cô đâu." Rồi anh nhún vai tiếp: "Nhưng rồi thì cũng có ngày cô sẽ biết, thà là cô biết ngay chuyện đúng thực thế nào."
Anh ngừng lại khi người hầu bàn mang thức ăn tới. Một người khác, nhưng cũng cùng dáng điệu và nụ cười khúm núm như người hầu bàn trườc, bây giờ đang hành hạ con tôm tại một bàn khác. Khi anh ta đi rồi, Steelman tiếp tục: "Gulliver, tức Anh Hàng Cát, là...từng là...một tên sát nhân."
"Một tên sát nhân?"
Steelman, miệng nhồm nhoàm thức ăn, gật đầu.
"Cho ai?"
"Cho ai hả? Trên giấy tờ thì hồi đó y vẫn thuộc Lực lượng Đặc biệt, biệt phái cho SOG -- cô biết đó, đúng thực là Đội Công tác Đặc biệt, nhưng bề ngoài thì mang cái tên hết sức hiền lành Tổ Nghiên cứu Quan sát(Study and lbservation Group, cũng viết tắt thành SOG). Thế nhưng SOG là do chúng ta điều động, và Anh Hàng Cát là do chúng ta điều động."
Để đi giết người? Chúng ta có làm những việc như thế sao, Bennett?"
"Thôi mà cô. Tranh luận triết lý về các mặt đạo đức của ám sát chính trị làm chi. Chỉ cần nói rằng đây là một cuộc chiến và lại có liên hệ toàn cầu nữa. Bộ tôi phải lên lớp với cô rằng cuộc chiến này quan trọng đến thế nào cho số phận Thế giới Tự do sao?"
Ồ...không."
"Tốt."
Sally xúc động, nhưng không đến nỗi quá xúc động. Nàng đã từng nghe phong thanh nhiều chuyện. Chắc rằng đây là những gì thiên hạ nghĩ khi nói phải đủ sức với Việt Nam. "Những ai là nạn nhân?" nàng hỏi.
"Anh Hàng Cát chỉ được sử dụng khi nhắm vào những mục tiêu đã được chọn lựa cẩn thận, tức là những cán bộ cộng sản hàng đầu, quân sự cũng như dân sự."
"Nhưng sao phải giết họ? Sao không chỉ bắt họ mà thôi?"
Steelman nhún vai. "Có nhiều lý do tại sao ta không thể bắt họ một cách hợp pháp được. Có khi đó là một kẻ liên hệ rất chặt chẽ với các viên chức chính phủ Việt Nam, có đủ quyền thế che chở cho y khỏi bị bắt hay bị ra tòa. Những kẻ như thế, ngay dầu có bị kết án, thường chỉ sau vài tháng tù lại nhởn nhơ bên ngoài. Chúng tôi không muốn để xổng những kẻ thực sự nguy hiểm. Lại có khi đó là một kẻ ở lì an toàn bên kia biên giới...Cô ghê tởm ha? Nhìn khuôn mặt xinh đẹp của cô tôi biết chứ. Nhưng cô yên tâm, chưa bao giờ chúng tôi lầm lẫn chọn lựa mục tiêu đâu. Và hễ khi nào khẩn thiết phải, ờ, kết liễu một kẻ nào đó, việc này lại giao cho một nhóm chuyên viên ít oi mà thôi. Anh Hàng Cát từng là...là...một chuyên viên như thế."
Sally hơi rùng mình. "Y ghê thật. Nhưng công bằng mà nói, nếu y chỉ thi hành mệnh lệnh mà thôi...tôi muốn nói, ta chê trách gì được y khi chính là ta điều động."
"Tôi không hề chê trách y chuyện ấy," Steelman đáp. Anh nhấp một ngụm rượu Montrachet nhạt nhẽo và nhăn mũi, lẩm bẩm: "Biết thế này tôi đã đem một chai rượu riêng của tôi theo."
"Vậy sao ông không ưa y đến thế?"
Steelman đặt ly rượu xuống chăm chú ngó nàng, cân nhắc có nên cho nàng biết hơn không. Rồi bất chợt anh nói:"Cô hãy cho tôi hay cô biết những gì về vụ mấy tờ báo lá cải gọi là Vụ Vương."
Câu hỏi khiến Sally ngỡ ngàng; nàng không thấy hai chuyện có liên hệ gì với nhau. Nhún vai, nàng đáp: "Tôi cũng chẳng biết bao nhiêu. Chỉ là những gì ai ai cũng biết cả mà thôi, những gì đăng trên tờ most mùa hè năm ngoái. Hồi đó ở tashington sôi nổi lắm, có lẽ vì trong số các luật sư biện hộ có hai luật sư địa phương."
"Vậy cô kể cho tôi những gì ai ai cũng biết đi."
"Coi nào, ờ, một nhóm lính mũ xanh thuộc một đơn vị bí mật nào đó bị tố giác đã giết một người Việt Nam, một điệp viên hoạt động cho họ. Vụ này ra ánh sáng khi một người trong bọn mang mặc cảm phạm tội và viết thư cho cha mẹ anh ta, rồi hai ông bà này chuyển thư cho vị dân biểu của họ. Chuyện xảy ra rất khả ố, thế rồi thình lình các cáo trạng bị xếp lại. Các bị cáo phủ nhận hết tội trạng, và người ta không tìm ra xác chết nào cả. Không ai biết kẻ được nói là nạn nhân của vụ án mạng."
"Kẻ được nói là nạn nhân của vụ án mạng có tên tuổi hẳn hoi. Nguyễn Tú Vương," Steelman nói. "Nhưng cô cứ nói tiếp đi."
"Tôi không nghĩ tôi có thể nói nhiều hơn nữa," Sally đáp. "Báo chí tường thuật phần lớn đều là suy diễn cả. Dường như không ai biết chắc được điều gì, còn ở Langley nếu có tài liệu nội bộ nào thì tôi không được biết. Thiên hạ nói rằng nạn nhân bị giết vì y là điệp viên hai mang, vừa hoạt động cho ta vừa hoạt động cho Bắc Việt. Và tất nhiên thiên hạ ám chỉ một cách khá lộ liễu rằng ta, tức là công ty, đã ra lệnh cho lính mũ xanh giết y khi khám phá ra y hoạt động cho cả hai bên."
"Láo khoét hết," giọng Steelman bùng lên giận dữ. "Công ty đã bị lôi cuốn vào một vụ tranh chấp chính trị nội bộ của quân đội. Bọn to đầu ở MACV và bộ Tham mưu Liên quân từ lâu vẫn tìm cớ ngăn trở Lực lượng Đặc biệt và đã nắm lấy Vụ Vương này. Quân đội chính quy chẳng bao giờ ưa chịu các đơn vị ưu tú, nhất là lực lượng Đặc biệt. Thế nhưng Lính Mũ xanh lại là cục cưng của JFK(FitEgerald Kennedy. Tại Hoa Kỳ, tổng thống đồng thời là tổng tư lệnh quân đội), được JFK khoa trương hêt sức mùi mẫn. Suốt thời gian Kennedy là Tổng tư lệnh, Ngũ Giác Đài(Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.) chẳng đủ can đảm đề nghị giải tán Lực lượng Đặc biệt, và khi ông chết rồi thì hình ảnh những anh hùng Lính Mũ xanh đã ăn sâu trong tâm thức nước Mỹ. Bọn to đầu quân đội biết phải tìm cho được một nguyên cớ chính đáng, và họ đã tìm ra với vụ Vương này.
.ết quả là tuy không ai phải lãnh án, nhưng búa rìu dư luận đã cho phép MACV có thể gạt dần lính mũ xanh ra khỏi cuộc chiến. Và họ đã làm như thế. Các trại biên giới của Lực lượng Đặc biệt hiện đang được Việt Nam hóa hoặc triệt thoái, và lính mũ xanh cho hồi hương. Đến cuối năm nay, tháng 12, 19TM này, sẽ chỉ còn lại đây một nhúm mà thôi. Thật rảnh nợ."
Những lời nói ào ào gay gắt khiến Sally ngẩn người. Nàng ho khan cố lấy lại tự nhiên và hỏi: "Vì sao không ai phải lãnh án cả?"
"Không ai phải lãnh án vì biện lý cuộc không lập được lý đoán: xác chết không có, vũ khí giết người không có, chẳng có chứng cớ nào hết. Và họ lại càng không có đưọc lý đoán vì bên bị nhất định đòi Trung ương Tình báo ra tòa làm chứng. Tất nhiên chúng ta từ chối. Ta đâu có lựa chọn nào khác. Ta đâu thể để một anh luật sư trùm xiếc đặt câu hỏi tùm lum về các công tác bí mật của CIA tại Việt Nam trong khi báo chí thế giới ghi chép từng chữ. Ngay dù sau cùng công ty, chứ không phải quân đội, bị thiệt hại vì cái chết của Vương, trên mặt chính thức chúng ta sẵn sàng bỏ rơi vụ này. Chính quân đội đã cho nổ lớn vụ này, mưu toan dùng nó để tròng dây lên cổ con chó dại của họ. Tai hại thế đấy!"
Mặt Steelman rực lên, và anh nắm chặt dao, nĩa như nắm hai món vũ khí, các khớp ngón tay trắng bệch như phấn. Sally chưa từng thấy Bennett Steelman mất tự chủ bao giờ, không làm sao hiểu được. Một cơn giận không giải thích được, và như là không biện minh được.
"Tôi rất hiểu ông nghĩ rằng bên quân đội lỗi lầm khi làm lớn vụ này," nàng lên tiếng, "nhất là sau khi nó đã ra trước công luận. Nhưng tòa đã không xử, cơ quan không phải ra làm chứng, vậy sao ông vẫn xúc động đến thế? Và sao ông nói chúng ta là kẻ chịu thiệt hại? Cái chết của kẻ kia có liên hệ gì đến chúng ta?"
Sally chưa dứt lời, khuôn mặt Steelman đã thình lình thay đổi, trở lại lạnh lùng như sàn đá hoa sảnh đường Langley, sắc diện màu lăng miếu. Cặp mắt vừa rồi tuy có phần rùng rợn nhưng ít ra cũng sống động, giờ lại như tấm kiếng sơn, với cái nhìn đăm đăm xa vắng. Anh cũng khẽ mỉm cười với nàng, nhưng một nụ cười chết, như đục ra từ một tảng băng trên Bắc cực.
"Nguyễn Tú Vương không phải là điệp viên của Hà Nội," giọng anh đổi khác như mặt anh đã đổi khác, giọng rõ rệt cố trấn tĩnh nên mặt cũng chẳng lừa được ai. Những lời anh buông ra không che giấu nổi nỗi điên giận không thể nào nguôi. "Y là điệp viên của tôi."
"Của ông?"
Đúng thế. Y theo dõi Lực lượng Đặc biệt cho tôi, cho ta. Và tôi tin chắc rằng khi bọn phản gián trong quân đội khám phá y hoạt động cho công ty, họ đã ngạo mạn mà quyết định giết y."
"Nhưng vì sao chứ?"
"Ai biết được? Với bọn Mũ xanh thì có thể thích thì làm, thế thôi. Nhưng tôi thì tôi cho là họ có mục đích. Họ muốn bắn tin cho công ty, cho tôi. Cảnh cáo công ty chớ nhúng mũi, nhúng tay vào những chuyện của Lực lượng Đặc biệt."
"Nhưng mà ghê...ghê gớm quá. Thật là điên khùng."
"Quả thế, họ thiển cận hết chỗ nói," Steelman tán đồng. "Tôi thiếu gì cách trả đũa những ngạo mạn, những Vỉ nhục vô lý của họ."
Những lời anh như cánh cửa đóng lại. Trong khi Sally kinh dị một mạng người coi rẻ như vậy thì Steelman -nàng rùng mình cảm thức -- chỉ kinh dị vì bị sỉ nhục cá nhân. Nàng thình lình muốn ói, và tìm cách lái câu chuyện sang lối khác. "Tôi không hiểu gì cả. Đúng thực đó là đơn vị nào?"
Đơn vị đó mang tên Biệt đội B-40, thuộc quyền, nhưng không trực tiếp, viên chỉ huy trưởng toán R Lực lượng Đặc biệt, đại tá Sculler, một trong tám người về sau bị bắt. Biệt đội gồm một số nhân viên quân báo của Lục quân mang binh phục Mũ xanh, vài nhân viên tình báo thực của lính Mũ xanh, và một đại đội lính đánh thuê."
"Thế nhưng chính chúng ta điều động, phải không?" Sally hỏi.
"Không phải."
"Hả, tôi lại tưởng đó là một thứ công tác đặc biệt SOG do công ty điều động."
"Không, không phải SOG, và chúng ta không trực tiếp kiểm soát hay can dự gì hết. Chúng ta chỉ góp ý với họ khi họ cần ta giúp mà thôi. Ta cứ ngỡ đã có thỏa thuận là họ thông báo các hoạt động của họ cho trưởng cơ quan của ta tại Nha Trang, nhưng họ chẳng thông báo gì hết. Vì thế ta phải gài người vào hàng ngũ họ."
"Thế họ làm những gì?"
"Họ có những mạng lưới tình báo bên Miên, bên Lào. Ở Bắc Việt thì không -- mọi chuyện phía bắc sông Bến Hải là do SOG, của chúng ta. Đội B-40 dùng những điệp viên dân sự người Việt do các cấp chỉ huy quân báo kiểm soát. Tất nhiên vì lý do an ninh, chính phủ Sài Gòn không hay biết gì hết."
"Nhưng sao..."
Steelman giơ một tay lên. "Cô để tôi nói nốt. Mùa xuân năm ngoái, mọi chuyện bắt đầu lệch lạc ở vùng biên giới Miên. Liên tiếp nhiều điệp viên kinh nghiệm bị mất tích hoặc bị giết trong những tai nạn lạ lùng. Nhiều công tác vượt biên giới, phần lớn là những vụ nhảy-dù-cao-thấp, bị phục kích. Y hệt những gì đang xảy ra trong địa phận công tác của Gulliver. Lần nào cũng vậy, tai nạn đều xảy ra trong hai khu vực mà thôi, một thuộc quyền một viên hạ sĩ quan Lực lượng Đặc biệt, một do Vương điều động. Cả hai người bị đưa về Nha Trang thẩm vấn. Nhân viên thẩm vấn của B-40 chích thuốc, dùng máy điều tra nói dối, và có trời biết họ dùng những gì nữa. Thế rồi Lực lượng Đặc biệt kết luận người của họ vô tội, trong khi Vương bị buộc là điệp viên hai mang."
"Nhưng đời nào ông chịu tin," Sally nói, bắt chước giọng nhạo báng của Steelman.
"Tất nhiên là không."
"Rồi họ giải quyết sao?" Sally hỏi, tì cả hai khuỷu tay lên bàn, quên cả ăn. Nàng mê mải cứ như nàng là người trong cuộc. Hơn thế nữa. Vì nàng cũng là nhân viên Trung ương Tình báo, chất liệu sống cho mọi giả tưởng gián điệp, nhưng cho đến nay thực sự điều hiểm nguy nhất trong công việc của nàng chỉ là sợ áo đẹp bị dính mực.
"À, bây giờ ta ở ngã ba đường," Steelman nói. "Chân lý ở cuối đường bên mặt, hay cuối đường bên trái, là tùy ta đi lối nào, là tùy ta chọn tin ai. Đám B-40 quả quyết rằng khi họ khám phá Vương là điệp viên hai mang, họ đã báo cáo với đại tá Sculler, rồi đại tá Sculler đã đến gặp trưởng cơ quan của công ty tại Nha Trang xin ý kiến, rồi người của ta đã nói...nguyên văn...Dthanh toán y điD."
"Giết y?"
"Nếu tôi không lầm, người ta đã suy diễn như vậy," Steelman đáp, giọng nhuốm mùi cay chua.
Sally tảng lờ. "Và họ đã làm như thế?"
"Và họ đã làm như thế."
"Nhưng chuyện xảy ra không phải như thế?"
"Không. Chuyện xảy ra thế này. Đội B-40, không hỏi ý ai hết, bày ra một công tác giả, có Vương tham dự. Vô rừng rồi, Vương bị bắn sau gáy bằng một khẩu súng chế tạo tại một nước cộng sản. Xác bỏ vô túi, cột thêm đá, rồi thả xuống cảng Nha Trang."
Sally Teacher cảm thấy thân mình rung lên, một cảm giác hầu như tình dục. Bữa ăn dở dang trên bàn, nhưng nàng hết còn muốn đụng tới. Nàng gớm tởm, tất nhiên...nhưng cũng không thể chối cãi được, ít nhiều kích thích.
Đây là một khía cạnh nghề nghiệp Sally trước nay thực sự chưa từng thấy, một khía cạnh nàng còn mù tịt Kơn cả độc giả trung bình các tiểu thuyết gián điệp. Tất nhiên nàng đã từng nghe nhiều chuyện ghê rợn vào những dịp hội hè tiệc tùng ở công ty, nhưng nàng vẫn chỉ cho là những chuyện phóng đại kẻ trong cuộc thường đem trộ người khác. Nàng thừa biết công tác tình báo chính yếu là do các chuyên viên phân tích thực hiện, những kẻ cả đời ngồi soi mói các báo cáo về sản lượng bắp ở Liên Xô chứ chẳng hề lắc lư dưới một cái dù đen nhảy xuống dãy núi Urals. Nhưng ở Việt Nam những chuyện như thế coi mòi đáng tin hơn. Ở quốc gia này, trong cuộc chiến này, bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra được. Sally tin lời Steelman. Niềm xúc động bất thường trong giọng nói và trên gương mặt hắn xua tan mọi hoài nghi của nàng.
lần đầu tiên Sally cảm thấy chút nào bị Steelman lôi cuốn. Cũng dễ hiểu mà thôi: như mọi chuyên viên nhà nghề của công ty, nàng bị ám ảnh với tin tức. Tin tức là vạn năng, mà ở đây Steelman biết nhiều hơn ai hết. Hắn dường như chuyện gì cũng biết. Chỉ mấy mẩu chuyện hắn vừa thổ lộ cũng đã khiến Sally như thấy một cái hầm chứa không biết bao nhiêu bí mật rùng rợn.
Bị thu hút, nhưng nàng cũng rối trí. Câu chuyện dường như chưa trọn vẹn. Nàng nói: "Tôi vẫn chưa thấy những chuyện đó có liên can gì đến đại úy Gulliver. Phải chăng y là một thành viên của biệt đội B-40?"
"Không. Nhưng y hoạt động với họ thời gian đó. Y từ SOG được biệt phái giúp họ. Các điệp viên của B-40 đã lập ra một danh sách các mục tiêu cần thanh toán bên kia biên giới Miên, vùng bất khả xâm phạm, và bọn Mũ xanh yêu cầu ta phái cho họ một chuyên gia. Họ từ chối hai người đầu ta đề nghị, nhưng chấp nhận Gulliver, có lẽ vì chính y cũng là dân Mũ xanh và trong quá khứ từng phục vụ dưới quyền đại tá Sculler. Ấy thế mà họ cũng chẳng hoàn toàn tin cậy y đâu -- dầu sao y cũng đã được bổ nhiệm cho công ty -- cho nên họ đợi y lên đường thi hành một công tác khác mới ra tay thủ tiêu Vương."
"Nhưng thế thì y thực ra không liên hệ gì tới vụ sát nhân kia," Sally nói.
"Trực tiếp thì không."
"Vậy...gián tiếp?"
"Phải."
"Như thế nào?"
Steelman thở dài. "Gulliver can dự sau khi Sculler cùng bảy tên Mũ xanh khác bị bắt, trong phiên điều trần theo điều khoản 32, tức là điều tra của quân đội trước khi nội vụ ra tòa. Y viết cho các luật sư của bên bị, cho hay y có thể làm chứng cho các bị can, rằng chính y đã nghe thấy viên trưởng cơ quan CIA tại Nha Trang ra lệnh thanh toán Vương. Tất nhiên bọn luật sư đưa ngay y ra trước hội đồng và y được phép thổ ra những lời dối trá của y."
"Nhưng tại sao y lại nói như thế?"
Để cứu đám bồ bịch Mũ xanh của y, chứ còn vì sao nữa?" Steelman đáp, giọng khinh miệt. "Chà, y vặn vẹo hai tay mà ca ngợi Sculler, đại tá Sculler là sĩ quan, là con người tuyệt vời nhất y được biết suốt hơn mười năm quân ngũ, vân vân và vân vân, thật muốn mửa được. Rồi y cho bọn hề mù tịt kia của quân đội biết hết về chương trình Anh Hàng Cát, kể tỉ mỉ từng chi tiết -- tất cả nhằm chứng minh viên trưởng cơ quan của công ty tại Nha Trang, lại chính là người điều động Anh Hàng Cát, chuyên môn với các vụ thanh toán, nhằm chứng minh vụ giết một kẻ như Nguyễn Tú Vương tất cũng là do viên chức này. Thỉnh thoảng đúng lúc Gulliver lại nghẹn ngào, hai mắt dạn dày nhưng vẫn đa cảm của y lại rướm lệ nữa chứ. Ồ, y đóng trò thật không chỗ chê, tôi cam đoan với cô đấy."
"Hội đồng có tin lời y không?"
Steelman nhún vai. "Ai biết được, nội vụ đâu có ra tòa. Nhưng đến lúc hỏi cung viên trưởng cơ quan Nha Trang, bọn quân đội ngu dốt kia xử sự cứ như là gặp phải một con sâu từ trong đĩa sa-lát bò ra."
"Trời đất!" Sally không nói được gì hơn.
"Phải, trời đất!" Steelman phụ họa. Rồi mỉm cười ác độc: "Nhưng không phải Anh Hàng Cát không hề hấn gì trong vụ này. Màn tuồng của y không quyến rũ được mấy ai. Bên quân đội thì thượng cấp của y bất mãn vì y cản trở họ công phá Lực lượng Đặc biệt. Bên công ty thì bất mãn y tiết lộ các công tác Anh Hàng Cát, lại để cho quân đội biết được những công chuyện không đẹp đẽ của công ty. Người ta đề nghị y xin giải ngũ, nhưng y từ chối, và lại còn ám chỉ sẽ thuật hết cho báo chí nếu ta tìm cách loại y ra. Ta cho y hay nếu thế y sẽ bị truy tố theo luật An ninh quốc gia, nhưng y nói y bất cần và y sẽ làm như thế nếu không được rút khỏi SOG. Cô thấy chưa, ngài tranh đấu vì công lý nhưng thực ra ngài tìm cách đánh đổi một lời hứa im lặng lấy một chức việc ngon lành hơn. Quân đội với công ty thỏa thuận với nhau chôn vùi y vào đám thám báo tỉnh. Cứ tưởng y sẽ từ chối và đành xin giải ngũ -- vì thực ra hai việc cũng chẳng khác gì nhau -- nào ngờ y lại nhận."
Sally hiểu ra. Gật gù, nàng nói: "Tôi hiểu vì sao ông không ưa y."
Steelman lắc đầu: "Cô tưởng cô hiểu đấy thôi. Tôi không ưa y vì những gì y đã gây ra cho công ty, nhưng tôi thù hận y vì những gì y đã gây ra cho tôi."
"Cho ông?"
"Cho tôi. Cô không biết, chính tôi là trưởng cơ quan tại Nha Trang thời gian xảy ra vụ Vương. Tôi là người điều động Anh Hàng Cát. Tôi là người bị y buộc tội sát nhân."
Sally sững sờ, không biết phải nói sao. Một lúc sau nàng mới lên tiếng: "Rõ rệt những lời khai của Gulliver không được ai tin. Ông đâu có bị thiệt hại gì, ông lại còn được điều về Sài Gòn làm trưởng phân bộ."
Steelman gật đầu. "Quả những lời đồn đại phần nào khiến tôi nổi tiếng. Bị gán là tàn nhẫn chẳng bao giờ là một điều xấu cho một viên chức phân bộ công tác. Các điệp viên thì coi tôi như ông thần, còn bộ chỉ huy Sài Gòn hết sức nể sợ tôi. Nhưng vụ đó có hại cho tôi, cô à. Rất nặng nề. Vương bị giết trong khu vực trách nhiệm của tôi. Hồ sơ của tôi ghi có thế thôi. Chắc sẽ chẳng bao giờ tôi lên được chức giám đốc."
"Nhưng họ đã thăng chức ông đấy thôi."
"Họ phải làm như thế. Họ phải chứng tỏ bênh vực tôi, tức là bênh vực chính họ. Đương nhiên tôi không thể tiếp tục hoạt động tại Nha Trang, hậu cứ của Lực lượng Đặc biệt, được nữa; nhưng nếu phải trừng phạt tôi thì cũng chẳng khác gì nhìn nhận công ty có tội."
"tashington chắc chắn đâu có tin lời Gulliver?"
"Ai biết được?" Steelman nhún vai đáp, cái nhún vai nói lên anh biết. "Tôi biết nhiều tướng lãnh, ngay cả những người muốn loại trừ Lực lượng Đặc biệt nhất, tin lời y, tin rằng tôi đã bày ra tất cả vụ này và khiến bọn Mũ xanh, tức quân đội, mang tiếng xấu. Quân đội không ưa Gulliver, không ưa những lời khai của y, nhưng nỗ lực của y nhắc cho họ rằng, dù tội lỗi tới đâu, Lực lượng Đặc biệt cũng vẫn là quân đội, và quân đội không bỏ rơi con cái của mình. Ngay cả khi phải trừng phạt, họ không ưa bên dân sự can thiệp vào."
"Quân đội nghĩ sao thì ăn thua gì tới ông?"
Steelman cười cay đắng: "Cô biết ở tashington có bao nhiêu tướng lãnh không? Họ ngồi họp với Hội đồng An ninh Quốc gia, họ ăn trưa với Tổng thống, với các thượng nghị sĩ, với ông Tổng Giám đốc. Tôi đã bị rắc rối ngay khi đám tướng lãnh điên rồ đó quyết định biến vụ Vương thành một vụ án thời danh, lại càng bị rắc rối hơn khi họ không còn kiểm soát được nữa, vì bọn luật sư với báo chí đã làm rùm beng cả lên rồi. Quân đội bắt đầu tìm một con dê tế thần và vớ ngay lấy chúng ta. Họ nói CIA phá họ, can thiệp vào rồi lại không chịu ra làm chứng. Langley bất chấp, nhưng tất nhiên không ưng chịu gì phải đụng chạm như thế. Không, tôi lên đến chức này là hết rồi. Trước khi Gulliver dính vào thì còn có cơ ngăn chặn mọi tai hại; vào phút y mở miệng là sự nghiệp tôi bế tắc."
"Tôi không tin được như thế, Bennett," Sally nói, kỳ thực lại tin như thế. "Ai cũng phải thấy ông làm việc hết Vức giỏi. Bộ khả năng không vượt thắng được mọi điều khác hay sao?"
Steelman mím môi lắc đầu: "Cám ơn cô có lời khen ngợi, nhưng tôi e chuyện đời đâu có như thế."
lần này Sally không cãi. Nàng hỏi: "Ông không thể làm gì được sao?"
"Tôi có thể ngăn chặn không để chuyện đó tái diễn. Tôi định, trong mấy tuần tới đây, tôi sẽ xuống dưới đó một bữa, đích thân xem đội thám báo của Gulliver hoạt động ra sao. Tôi chưa biết, nhưng sẽ tìm cho ra, mọi chuyện. Như tôi đã nói với cô đó, tôi không ưa cái cảm giác chuyện từng xảy ra rồi. Và vài điều tôi biết về Gulliver, về các...các cộng sự của y, đủ khiến tôi quản ngại. Tôi chưa thể điều tra hết được, nhưng tôi cam đoan với cô tôi sẽ không để Gulliver hủy hoại nốt những gì còn lại của sự nghiệp tôi."
"Thực ông thấy có mối dây giữa những gì xảy ra dưới đó với vụ Vương sao?" Sally hoài nghi hỏi. "Tôi e ông đi quá xa chăng."
Steelman giơ cả hai tay lên. "Tất cả những gì tôi biết, đó là cái kiểu cách sự việc đó giống lạ lùng sự việc tại vùng biên giới Miên mấy tuần lễ trước khi Vương bị giết. Có phải do ngẫu nhiên mà khu vực của Vương bắt đầu gặp rắc rối cùng lúc Anh Hàng Cát bắt đầu hoạt động trong vùng đó? Có thể như thế, cũng có thể không. Thực tình tôi không biết. Nhưng thế nào tôi cũng sẽ tìm cho ra."
Sally nói: "Tôi, tôi chỉ có thể nói rằng câu chuyện của ông thực sự gay cấn. Và vì ông đã cho tôi biết đến thế rồi, tôi mong ông sẽ cho tôi biết những gì sắp tới đây.D
Steelman mỉm cười, thực sự mỉm cười, nghĩa là có chút nào nồng hậu trong nụ cười. "Ồ, tôi có thể làm hơn thế nữa, cô Teacher thân mến ạ. Tôi có thể đưa cô đi cùng với tôi."
Đưa tôi đi? Với ông? Xuống miền tây?"
"Sao lại không? Cô tới đây đã ba tháng mà chưa từng bước chân khỏi Sài Gòn. Đã đến lúc cô nên đi thăm vài vùng quê. Với lại, đây là lãnh thổ Hòa Hảo. Cô không muốn trực tiếp nhận định sao? Chúng tôi có thể thu xếp cho cô gặp vài lãnh tụ Hòa Hảo nữa. Cô nghĩ sao?"
Một lần nữa Steelman khiến nàng bị bất ngờ. Nàng bối rối đáp: "À, tôi...tôi không biết...tôi không biết Hooks...hay là ông giám đốc...có để cho tôi đi không." Lời đề nghị khiến nàng háo hức, nhưng không hiểu sao tâm trí nàng cứ nghĩ đến đủ thứ trở ngại.
Steelman gạt lời nàng, ung dung như gạt món tóc rớt phủ xuống một mắt. Anh nói, búng hai ngón tay: "Để đó tôi; chuyện này tôi thu xếp với Hooks và ông giám đốc cũng dễ thế này thôi."
"Thế...được rồi! Tuyệt! Tôi muốn đi lắm!"
"Tốt. Thế là xong. Bây giờ, cà phê với đồ tráng miệng nhé? Món đào melba thường ngon lắm. Hay là cô ưa bánh flan hơn?"
Steelman xoay mình trên ghế, đảo mắt tìm một người hầu bàn. Anh búng ngón tay gọi lớn: "Garçon(Tiếng Pháp trong nguyên tác, có nghĩa: bồi, người hầu bàn)!" Anh đã trở lại là Bennett Steelman với dáng điệu đường bệ nhất. Người hầu bàn chạy tới, miệng vội vã nở nụ cười.
Phụng Hoàng Phụng Hoàng - Nicolas Proffitt