Chuyên nghiệp là biết cách làm, khi nào làm, và làm điều đó.

Frank Tyger

 
 
 
 
 
Tác giả: Giả Bình Ao
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Hải Trần
Số chương: 50
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2840 / 52
Cập nhật: 2016-03-04 10:47:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 35 -
ường Uyển Nhi đêm ấy chia tay với Trang Chi Điệp về nhà thì Chu Mẫn đang ngồi uống rượu với một người tên là lão Hổ ở trong nhà. Lão Hổ là viên chức của một tập đoàn xí nghiệp mà Chu Mẫn quen biết khi làm dân công ở am ni cô, sau đó đã đến nhà mấy lần. Đường Uyển Nhi cũng miễn cưỡng quen biết. Chị ta liền cất tiếng chào, rồi cầm ghế ngồi bên cạnh nghe hai người nói chuyện.
Lão Hổ có khuôn mặt thớ thịt nổi thành cục, nhưng hai làn môi lại mỏng, nói năng khôn khéo. Đường Uyển Nhi đã nghe ra anh ta đang phỉnh phờ Chu Mẫn viết một cuốn sách cho ông chủ đã phất lên. Anh ta bảo ông chủ này phất tới mức tiền kiếm được không biết nên tiêu như thế nào, một lòng một dạ muốn được nổi danh, muốn tìm một người viết cho ông ta một quyển sách. Sách viết xong, ông tự lo in ấn xuất bản, chỉ yêu cầu ký tên ông, là có thể trả thù lao hai vạn đồng. Lúc đầu Chu Mẫn tỏ ra khó xử, anh bảo viết một quyển sách đâu có dễ, viết xọng lại ký tên người khác, thì luôn có cảm giác thiệt thòi oan uổng quá. Lão Hổ liền bảo, anh có phải nhà văn nôi tiếng đâu? Anh viết ra liệu có xuất bản được không? Cho dù xuất bản, thì được mấy đồng nhuận bút? Anh và Đường Uyển Nhi đang sống cuộc sống như thế nào? Tại sao không chớp cơ hội kiếm một ít tiền để ăn cho ngon ngủ cho sướng hả? Hơn nữa quyển sách này không yêu cầu anh viết nhiều viết dài, số chữ cứ chắp nối đủ hai mươi vạn là được, mất của anh bao nhiêu công sức cơ chứ? Bao nhiêu người đã gõ cửa tìm tôi, tôi cũng chưa đồng ý, chuyên dành cho anh món hời, mà anh lại tỏ ra thanh cao làm quái gì?
Chu Mẫn vội vàng giải thích không phải như vậy, anh vui vẻ nhận công việc đầu sai này, chỉ có việc đang vướng vụ kiện. Lão Hổ hỏi vụ kiện gì. Chu Mẫn kể ra tuồn tuột, lại bày tỏ cảnh khốn quẫn hiện nay của mình.
Đường Uyển Nhi nghe anh ta nói Trang Chi Điệp đã đi nhờ chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố can thiệp giúp đỡ, liền bảo:
- Chu Mẫn ơi, anh đừng có uống nhiều rồi ăn nói lung tung. Trang Chi Điệp đâu có đi cửa sau với chủ tịch thành phố! Nói thế chẳng bôi xấu thầy Điệp, cũng liên luỵ đến chủ tịch thành phố đấy!
Chu Mẫn gạt phắt:
- Đàn ông nói chuyện, em đừng chõ miệng vào!
Đường Uyển Nhi tức quá, quay ngoắt người đi vào buồng ngủ. Nằm trên giường, chị ta còn dỏng tai lên nghe về vụ kiện. Chị ta nghe lão Hổ nói:
- Tôi cũng là một luật sư, tuy là nghề nghiệp dư, nhưng tôi đã giúp người ta kiện năm vụ nhưng chưa thua vụ nào. Vụ kiện này của anh coi là cái thá gì, mà phải đi cậy nhờ chủ tịch thành phố cơ chứ? Trang Chi Điệp không dám nói trước toà đã từng yêu, đã từng ăn nằm với người đàn bà kia, thì vẫn có cách đánh thắng vụ kiện này cơ mà!
Chu Mẫn hỏi:
- Cách gì nào?
Lão Hổ đáp:
- Cái bà họ Cảnh kia chẳng phải đã nói trong bài văn ấy viết về bà ta có phải không? Các anh chẳng phải cũng tranh cãi không viết về bà ta là gì? nếu bây giờ lại cho một người đàn bà cũng ra trước toà nói rằng người viết trong bài văn đó chính là mình, như vậy sẽ ầm ĩ lên, sẽ khuấy lên cho rối tinh rối mù lên, thì toà án sẽ nhận thấy chẳng ai có chứng cớ để chứng tỏ người viết trong bài văn đó là Cảnh Tuyết Ấm và thế là vụ kiện cũng xí xoá, chẳng đâu vào đâu đó ư?
Đường Uyển Nhi nghe xong cũng cảm thấy lão Hổ càn quấy bậy bạ, nhưng sự càn quấy bậy bạ này, thật tình cũng coi là một cách. Chờ khi lão Hổ ra về, Chu Mẫn bước lên giường, hai người liền nói chuyện này. Đường Uyển Nhi đã nói một câu:
- Về vụ kiện này, em có thể làm người đàn bà kia!
Chu Mẫn đáp:
- Thế thì tốt, anh đang buồn tìm đâu ra một người đàn bà như vậy, nghĩ đi nghĩ lại cũng không nghĩ tới em.
Nhưng Đường Uyển Nhi lại bảo:
- Em thử anh xem thế nào, anh lại định để em đi thật sao? Vì lợi ích của anh, anh đã nhẫn tâm để em đi yêu Trang Chi Điệp hay sao?
Chu Mẫn đáp:
- Trò chơi ấy mà! Chứ đâu phải đòi em như thế thật?
Đường Uyển Nhi hỏi:
- Nếu thật thì sao?
Chu Mẫn chỉ cười, vẫn còn đang tâm niệm ý kiến này hay đấy, sau đó men rượu bốc lên đã ngủ thiếp đi. Lúc này Đường Uyển Nhi lại thấy có phần hối hận, không nên tự nhận đóng vai người đàn bà ấy, tuy nói vì Trang Chi Điệp, song liệu Trang Chi Điệp có chấp nhận phương án này? Mình chưa bàn gì với anh ấy mà đã nói ra, nếu Chu Mẫn làm thế thật, thì Trang Chi Điệp sẽ đánh giá mình như thế nào đây? Qua một đêm suy nghĩ, chờ hôm sau, hôm sau nữa Trang Chi Điệp đến sẽ nói với anh, nhưng Trang Chi Điệp không đến, mà Chu Mẫn thì đã bắt tay chủân bị, bắt chị ta ở nhà học kỹ bài văn kia, tìm hiểu tình hình vụ án, hễ chờ Trang Chi Điệp đi gặp chủ tịch thành phố không đem lại kết quả thì bắt đầu thực hiện âm mưu này. Sáng hôm nay quả thật không chờ được nữa, chị ta mới thả chim bồ câu đưa thư cho Trang Chi Điệp.
Đường Uyển Nhi đến ngôi nhà lầu các gia đình của Hội văn học nghệ thuật, khe khẽ gõ cửa, người mở cửa lại là Ngưu Nguyệt Thanh, nụ cười trên mặt chị ta liền căng cứng lại. Ngưu Nguyệt Thanh liền tránh ánh mắt đã, chị nói với Đường Uyển Nhi:
- Ái chà, Đường Uyển Nhi đã đến, chị mới về. Hôm nay nấu mấy món ngon, chị vừa bảo với thầy Điệp em, lâu lắm không thấy Đường Uyển Nhi đến chơi, mời cô em đến ăn nhẹ nào ngờ em đến ngay.
Đường Uyển Nhi vội đáp:
- Cô Thanh có món gì ngon, vẫn nhớ đến em ư? Em không đến chắc không nói thế đâu nhỉ, nhưng em có cái phúc sướng miệng!
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Em rộng miệng, rộng miệng thì sang, được ăn bốn phương trời.
Đường Uyển Nhi nói:
- Đàn ông rộng miệng thì sang, chứ đàn bà rộng miệng thì có mà ăn cám.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Em không ăn được cám đâu, em là châu chấu ăn hoa màu quá giới hạn.
Đường Uyển Nhi cảm thấy khang khác, đang định hỏi thầy giáo Điệp không ở nhà, thì Liễu Nguyệt và Trang Chi Điệp bước vào cửa. Nhìn thấy Đường Uyển Nhi, Trang Chi Điệp chào:
- Em đã đến ư?
Đường Uyển Nhi hỏi:
- Anh đi ra ngoài à?
Trang Chi Điệp đáp:
- Anh Phòng hẹn đi uống trà, thì Liễu Nguyệt gọi về, bảo ở nhà có thức ăn ngon, lại còn mời khách. Anh cứ tưởng khách nào chứ, thì ra là em.
Đường Uyển Nhi lại hỏi:
- Sáng anh luôn luôn không ở nhà ư?
Trong lòng chị ta thấy hoảng, tại sao Liễu Nguyệt đi bảo thầy Điệp gọi đến, có lẽ nào đã bị cô Thanh phát giác ra thư ở chim bồ câu? Ngay lập tức đã có dự cảm không đúng, liền nói với Ngưu Nguyệt Thanh đang ở trong bếp:
- Cô Thanh ơi, đa tạ lòng tốt của cô, nói là em có phúc được ăn sướng miệng, chứ thật ra cái mồm nghèo đói ăn đậu phụ. Sáng nay đi làm, Chu Mẫn dặn trưa nay anh ấy dẫn mấy người ở toà soạn tạp chí đến ăn cơm, em không thể chờ món ngon của chị được đâu, em phải về đây.
Ngưu Nguyệt Thanh ra khỏi buồng bếp, nói:
- Không được, thầy giáo Điệp của em cũng đã về, hai anh em có thể nói chuyện, cơm canh xong ngay đây mà. Bữa cơm hôm nay không ăn sẽ không cho em về, mặc xác cái nhà anh Chu Mẫn.
Nói xong liền bước ra khóa trái cửa chính, bỏ chìa khóa vào túi áo. Trang Chi Điệp liền bảo:
- Em xem cô Thanh đã thật lòng đãi em, thì em cứ ở lại ăn cơm.
Hai người cũng không dám vào phòng sách và buồng ngủ, ngồi trên ghế da trong phòng khách, nói những chuyện đâu đâu, chỉ đưa mắt trao đổi với nhau, ai cũng nghi ngờ khó hiểu. Sau đó cùng cười không thành tiếng, có ý bảo nhau, cũng do mình quá ư nhạy cảm, có lẽ chị chủ nhà có ý tốt thật, liền bắt đầu cười nói vui vẻ. Trong mắt Đường Uyển Nhi chứa đựng muôn vàn nội dung còn Trang Chi Điệp thì ánh mắt đang nói, không có chuyện gì đâu. Tiếp đó cả hai lại cười không thành tiếng, cứ tưởng Liễu Nguyệt có chuyện lạ gì. Đường Uyển Nhi bắt đầu hết căng thẳng, đầu mày cuối mắt lại lúng liếng tươi cười. Chị ta kể đêm qua mơ thấy mưa tuyết to lắm, trời nóng nực như thế này mà mơ thấy tuyết, không biết tốt hay xấu, đòi Trang Chi Điệp giải mộng. Trang Chi Điệp nói:
- Giải mộng thì phải tìm thầy Phòng của em, em thử nói một chữ anh đóan cho em xem nào.
Đường Uyển Nhi không biết nói chữ nào hơn, chợt nhìn thấy một xâu ớt treo trên dây thép ngoài cửa sổ, liền nói luôn chữ "xâu".
Trang Chi Điệp nói:
- Chữ "xâu" ư? Không có chữ tâm là chữ xâu, có chữ tâm là chữ hoạ.
Sắc mặt Đường Uyển Nhi tái đi, Trang Chi Điệp nói là đoán sai đấy. Mơ thấy tuyết có thể vì em quan tâm đến vụ kiện. Ban ngày chửi Cảnh Tuyết Ấm, ban đêm mơ thấy tuyết.
Đường Uyển Nhi mới chuỷên lo thành mừng, liền hỏi đến kết quả đi hỏi chủ tịch uỷ ban thành phố và mới loại bỏ được ý kiến do lão Hổ đã gợi ý.
Ngưu Nguyệt Thanh và Liễu Nguyệt đã thu dọn bàn để chuẩn bị ăn cơm. Trên bàn để bốn cái đĩa, bốn đôi đũa, trong đĩa đã rót dấm và xì dầu. Ngưu Nguyệt Thanh liền bưng nồi lẩu ra. Nồi lẩu được đậy vung, hơi nóng đang bốc lên kêu xì xì. Đặt xong đâu vào đấy chị bảo:
- Nào, mời ngồi cả vào mâm.
Bốn người lân lượt ngồi vào bàn. Trang Chi Điệp nói:
- Hôm nay cô Thanh đích thân xào nấu, chỉ có độc món này thôi à? Liễu Nguyệt, đem rượu ra đây.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Thức ăn nhiều thì ngược lại chẳng nhớ được món nào ngon, cũng khỏi cần uống rượu, uống rượu trôi mất mùi thức ăn.
Trang Chi Điệp hỏi:
- Trong nồi lẩu có thứ gì quý hiếm thế?
Hỏi xong đưa tay định mở vung. Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Để em, để em!
Chị mở vung ra, trong nước canh ngập đến nửa nồi, một con chim bồ câu vặt hết lông nằm gọn lỏn! Trang Chi Điệp và Đường Uyển Nhi giật nẩy người, đực mặt ra. Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Thế nào, của quý hiếm phải không? Tôi đã giết con chim bồ câu ấy. Con chim ấy là thứ thông minh, người ăn vào, thì đầu óc nhanh nhạy, da thịt mịn màng, nếm thử xem tôi nấu có hợp khẩu vị không?
Chị bắt đầu lấy dao xẻ thịt chim bồ câu. Đôi cánh chim thì chị bỏ vào đĩa của Đường Uyển Nhi, chị bảo:
- Đường Uyển Nhi ăn đôi cánh này, người ăn cánh sẽ biết bay, vù một cái là bay lên cành cao.
Đôi chân chim thì chị bỏ vào đĩa của Trang Chi Điệp, chị nói:
- Hai chân này phần anh, nhìn xem cái chân mới béo tốt làm sao. Chà, nhìn tôi này, tại sao không tháo cái vòng chân ra nhỉ?
Sau đó chia cho Liễu Nguyệt phần lưng chim, còn mình gắp đầu chim bỏ vào đĩa. Chị nói:
- Đầu không có thịt, nhưng nghe nói ăn con ngươi chim bồ câu sẽ không bị cận thị, đôi mắt của tôi cận thị từ lâu lắm rồi, tôi thưởng thức đôi mắt chim bồ câu này.
Nói rồi chị móc hai viên bong bóng trắng nhờ bé xíu bỏ vào mồm nhai, lại còn khen:
- Ngon, ngon lắm!
Trang Chi Điệp và Đường Uyển Nhi mồ hôi vã ra như tắm, chỉ có điều không đụng đũa. Ngưu Nguyệt Thanh giục:
- Kìa, ăn đi chứ, hay là tôi nấu không ngon?
Đường Uyển Nhi đành phải húp một hớp canh, song cứ òng ọc trong cổ họng, chỉ chực nôn ra. Chị ta đứng dậy nước mắt giàn dụa, nói:
- Cô Thanh ơi, em cầu xin cô mở cửa ra để em đi nhổ, được không ạ?
Ngưu Nguyệt Thanh vứt chìa khóa xuống nền nhà, Đường Uyển Nhi cúi người nhặt lên, cửa mở một cái, chị ta đi xuống cầu thanh chuồn thẳng.
Trang Chi Điệp cũng lẳng lặng đứng dậy, đứng một lúc tại chỗ rồi đi vào phòng sách nhốt mình ở bên trong.
Phế Đô Phế Đô - Giả Bình Ao Phế Đô