People have a hard time letting go of their suffering. Out of a fear of the unknown, they prefer suffering that is familiar.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Giả Bình Ao
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Hải Trần
Số chương: 50
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2840 / 52
Cập nhật: 2016-03-04 10:47:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 30 -
rong suốt nửa tháng, Trang Chi Điệp chẳng muốn đi gặp bất cứ người nào. Từ nhà mình, Đường Uyển Nhi đã mấy lần thả bồ câu mang thư hẹn anh đến. Anh đón bồ câu lấy mẩu giấy, song không viết gì thả bồ câu đi. Cứ ở lì trong nhà, thì người đến lại đông quá, hàng ngày sáng dậy ra cổng bú sữa bò xong, liền cưỡi xe máy đi lăng băng ở vùng cải tạo đất trũng. Anh cũng không biết mình đến đó làm gì trong tiếng ầm ầm húc đổ những bức tường nứt gãy của máy ủi đất làm việc suốt ngày suốt buổi, anh nhìn những người đến ngồi túm tụm trên đống đất làu bàu nói chuyện với nhau. Họ bảo khu đất trũng này ngày xưa có mấy nhà thổ như thế nào. Có một ngôi nhà thổ gọi là Hố vịt, gái điếm ở Hố vịt rẻ, không bì được gái điếm ở lầu nghênh xuân, các ả ở đó hát hay múa dẻo, giá đắt hơn nhiều. Khách làng chơi đến Hố vịt đều là những tay đánh xe ngựa, bọn buôn bán than từ núi Chung Nam đến, những phường buôn chuyến ở Vị Bắc chở bán giấy tiền, đồ gốm, bông và thuốc lá bằng lừa, một buổi tối giá rẻ nhất là cho các cô gái điếm ấy là một bát mì vằn thắn là xong, có thể nã một phát, cũng có thể cả đêm sai cô ta ôm chân cho ấm. Các vị ấy kể lể chỗ nào vốn là bãi bật bông, suốt ngày đeo cái cần bật bông, dùng một cái chày gỗ đập bồm bộp lên đống bông rối. Người nghèo tới mức mùa đông không sắm nổi cái mũ phải đội cái khăn vuông của vợ, vành tai đông cứng lại, song cũng vui đáo để, họ vừa bật dây cung, hai chân vừa nhảy theo nhịp cần bật.
Thật là nồi nào vung nấy, chảo vỡ đi với muôi thủng, vợ họ vốn là người gõ trống phách trong ban kịch từ cao nguyên Tây bắc Quan trung đến, người ta gọi là gõ da lợn, lấy chồng rồi thì thôi gõ da lợn. Nhưng khi dây cần bật bông của anh chồng vừa cất lên, thì chị vợ liền ì a ời a hát câu "Cúi đái xoè xoè viết văn chương, đứng đái xòe xoè chó tưới tường" trong tích Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài, các vị còn kể chỗ nào là cửa hàng mì ớt nhà họ Lục, cửa hàng rằng nhỏ nhưng vì chuyên bán ớt Diệu Châu chỉ có một màu, nên đã có tiếng tăm. Ông Lục lưng gù nhưng cô con gái đẻ ra lại sắc nước, được một sĩ quan lấy làm vợ lẽ, từ đó ông Lục đã tỏ ra ăn chơi, không bán mì ớt nữa, mỗi buổi sáng pha ấm trà ngồi nhấm nháp ở đầu phố. Nhưng cô vợ bé của ông sĩ quan chẳng hiểu thế nào lại đi về nhà bố mẹ đẻ treo cổ tự tử trên cây hương xuân sau nhà. Ông Lục chẳng còn mặt mũi nào, bán nhà đi, dọn đến chỗ khác. Ngôi nhà ấy sau này liên tiếp có ba gia đình thay nhau đến ở, nhưng không đầy hai năm, bà nào cũng thắt cổ tự vẫn. Trang Chi Điệp nghe vậy cũng không đến gần hỏi chi tiết tường tận những chuyện ấy, cũng không hỏi khu đất trũng này còn có những con người và những sự việc lạ lùng nào khác. Anh thầm nghĩ tại sao những vị này nói ra những chuyện ấy hào hứng như vậy? Khi chưa cải tạo nơi này, thì có lẽ họ chửi rủa không cải tạo, bây giờ bắt đầu cải tạo rồi, thì dường như lại luyến tiếc thì phải? Sau đó thấy họ quây quần tại chỗ đánh mạt chược, vừa cầm bài, vừa đưa tay gãi đầu gãi mặt sồn sột cằn nhằn sao thế nhỉ, ngứa ghê quá, người già rồi, mà nước da còn nũng nịu gớm nhỉ, ngày mai phải đi mua một cái bàn tay gãi mới được.
Trang Chi Điệp cảm thấy buồn cười, nhưng cũng cảm thấy người mình tự dưng ngứa ngáy, nào có muỗi cắn gì đâu, song còn ngứa hơn muỗi đốt, cứ đau ràn rát, anh liền quay về. Ngay hôm sau anh lại ra phố, người trên phố thưa hẳn đi, hơn nữa gần như ai cũng lấy khăn the trùm đầu che mặt, y như người Bắc Kinh phòng gió cát tháng ba. Trang Chi Điệp đứng cười, xem một lúc, song chợt thấy bản thân cũng ngứa ran khắp người, vén ống tay áo lên nhìn thì đã thấy từng vầng từng vầng mụn đỏ. Bình tĩnh lại, nhĩn kỹ cánh tay thì thấy có hai cái gì như vỏ mạch trắng đang bám, hình như giống cái mọt gầu trên đầu, nhưng ở chỗ ấy thì đau ngứa, chỉ nhìn thấy mạt gầu ấy chuyển từ màu trắng sang màu đỏ, từ mặt bằng sang lập thể, mới nhìn rõ là một loại sâu bọ gì đó. Trang Chi Điệp vừa gãi ngứa, vừa chạy về nhà. Ngưu Nguyệt Thanh đã ở nhà rồi. Chị chận chồng lại trước cửa, bảo anh cởi quần áo ra, chỉ mặc xi líp vào cửa, vào cửa rồi, lại bắt cởi hết xi líp bỏ vào chậu ngâm nước khử trùng. Chị bảo:
- Anh đi đâu vậy? Anh định để sâu bọ ma quỷ nó hút hết máu hả?
Trang Chi Điệp hỏi có chuyện gì vậy, Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Ghê gớm quá, Tây Kinh có tai hoạ rồi. Không biết từ đâu bay đến nhiều sâu bọ thế không biết. Ở đoạn phía bắc cửa Tây, sâu bọ gặm lá cây thành mạng cả một khoảnh lớn, sâu bọ bay rào rào sợ phát khiếp lên mà chết. Đâu đâu cũng đồn đại đây là điềm gở. Ở Thượng Hải bệnh gan A lây lan, người chết chồng chất, ở Tây Kinh có lẽ nạn sâu bọ quái gở còn tệ hơn bệnh gan A, phải chết đến một nửa số người rồi!
Liễu Nguyệt ra phố mua thức ăn, bị đốt trên người năm chỗ, về nhà thay quần áo đi khử trùng, nằm trần truồng trong buồng ngủ soi gương bôi dầu cao. Bôi khắp lượt xong, lại lấy tay dụi mắt, dầu cao xộc thẳng vào, hai mắt nước chảy ra. Mặc quần áo vào, Liễu Nguyệt nói:
- Thật như thế sao? Người em bị đốt năm mụn.
Trang Chi Điệp bảo:
- Sâu bọ cũng biết da thịt Liễu Nguyệt nõn nà!
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Cắn em là phải, em thích đẹp, cứ đòi mặc vái mini ngắn hơn, phơi cái đùi trắng như củ cải ra cơ.
Liễu Nguyệt không thích nghe, quay về phòng ngủ của mình. Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Đấy anh xem, rắm cũng không dám đánh nữa!
Trang Chi Điệp nói:
- Em nói thế ai thích nghe cơ chứ? – liền gọi Liễu Nguyệt – Liễu Nguyệt ơi, em lấy xà phòng bôi rửa đi sẽ không ngữa nữa! Hôm nay là mồng mấy, để anh ghi lại hiện tượng này. Thành Tây Kinh có bao nhiêu là túi thần công, chụp ma lực, mà lại xuất hiện loại sâu bọ quỷ quái này!
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Anh vì người gớm nhỉ? Anh càng như vậy, càng muốn chứng minh em không là người chứ gì?
Trang Chi Điệp chỉ cười, rồi đi vào phòng sách của mình. Buổi tối cả nhà im lặng ngồi xem ti vi. Trên màn hình xuất hiện cục trưởng cục y tế nói chuyện với nhân dân thành phố, ông nói về việc bọ bay này. Thì ra cải tạo khu vực đât trũng, đã húc đổ một nhà cũ nát, những con rệp đã đói meo ở trong khe tường đã bay theo gío đến khắp nơi trong thành phố. Những con rệp khô này vẫn chưa chết, rơi trên thân người và súc vật, thấy máu là sống ngay. Ông yêu cầu dân chúng không nên hốt hoảng, cũng không nghe bất cứ tin nhảm nhí nào, cục y tế thành phố đã cử hàng chục đội khử trùng đi khử độc ở vùng đất trũng, nạn rệp này sẽ được chặn đứng nhanh chóng. Liễu Nguyệt thở phào một cái, bảo:
- Ồ, thì ra là con rệp cắn người, cắn đến mức đau lòng người!
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Em nói gì thế Liễu Nguyệt?
Liễu Nguyệt đáp:
- Em bảo hễ rệp cắn một cái là lòng người buồn tê tái.
Ngưu Nguyệt Thanh không bảo sao, nhưng lại hếch mũi hỏi:
- Quái, có mùi gì hôi quá nhỉ?
Liễu Nguyệt đáp:
- Chắc là thầy Điệp chưa rửa chân?
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Không phải chân thối, con rệp chuyên cắn của hôi thối, thầy Điệp của em có bị cắn ở chân đâu?
Trang Chi Điệp cười hềnh hệch bảo:
- Hai con quỷ một to một nhỏ, lòng dạ to bằng cái đấu, đào đâu ra thiên tài như thế nhi?
Ngưu Nguyệt Thanh và Liễu Nguyệt không nhịn được cười.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Em bì sao được với Liễu Nguyệt!
Liễu Nguyệt bảo:
- Đừng khiêm tốn thế, em phải học chị đấy!
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Em hỗn lắm đấy, suốt ngày đấu khẩu với chị!
Liễu Nguyệt bảo:
- Không đấu khẩu thì đâu có vui nhộn được? Nếu thay người khác, muốn em đấu khẩu với họ, em chả buồn đấu đâu.
Ngưu Nguyệt Thanh vui vẻ ôm Liễu Nguyệt nói:
- Em quả là oan gia của chị!
Lúc này chuông điện thoại đổ hồi, Liễu Nguyệt bước tới định nhấc, vừa đi vừa đáp:
- Em đâu phải là oan gia của chị, oan gia của chị là thầy Điệp chứ? Tên chị có một chữ Nguyệt, tên em cũng là một chữ Nguyệt, trên trời chỉ có một vầng trăng, bây giờ lại có hai, nên hai người mình đối đầu là phải!
Cầm ống nghe lên thì ra là mẹ già ở Song Nhân Phủ gọi sang. Ngưu Nguyệt Thanh nghe nói mẹ đẻ gọi điện sang, liền bảo:
- Liễu Nguyệt này, em hỏi xem bà có bị rệp cắn không?
Liễu Nguyệt hỏi luôn, bà già hỏi trong điện thoại:
- Sao bà để rệp cắn được mình hả cháu? Bà đã biết là rệp bay từ mấy hôm trước rồi, ông cháu về bảo, rệp sẽ cắn dân thành phố mà. Bên đó có biết không, tại sao lại bị rệp, đó là vì ma coi giữ, ma bảo vệ dân thành phố. Dỡ bỏ hàng bao nhiêu nhà cửa, ai dã xây dựng số nhà cửa đó hả? Ma tổ tiên xây đấy, bây giờ nói dỡ là dỡ, chẳng con cháu nhà ai cúng ông bà ông vải nào cả. Ông bà ông vải đói bụng liệu có còn trông nom cho con cháu hay không? Vậy thì con rệp chẳng cắn người thì sao? Một con rệp kèm theo một hồn ma, kẻ nào không cúng tế ông bà ông vải, thì nó uống máu kẻ đó. Chị cả cháu có bị cắn không? Thầy Điệp của cháu cũng bị cắn hả? Thế thì ông cháu cắn đấy. Ngày sinh của ông ấy, chúng cháu chẳng có đứa nào đến đốt giấy tiền.
Liễu Nguyệt bảo:
- Bà ơi, bà lại lẩn thẩn mất rồi, ma nhiều như vậy, thì đây là thành phố người hay thành phố ma hả bà? Bà bắt cho cháu một con ma xem nào!
Bà già nói:
- Ban ngày bà không bắt được. Chúng ở trên trời cao thế bắt sao nổi, cháu cho bà máy bay nhá! Trời mưa âm u, trong đêm tối như mực thì chỗ nào cũng có khối cháu ạ. Người trên đời cứ luân phiên tầng tầng lớp lớp. Cụ nội của chị cả cháu, các cháu chẳng ai biết đâu, khi bà về làm dâu đã gặp cụ, y hệt cái dáng của ông cháu, chỉ thêm có bộ râu. Khi ông cháu già rồi, những người bạn của cụ đến nhà cứ tưởng ông cháu là cụ cháu cơ, cứ gọi rối rít Đắc Thắng ơi, Đắc Thắng là tên sửa của cụ cháu mà. Chị cả cháu hiện nay có chỗ nào không giống ông cháu nào, là ông cháu thu nyhỏ lại đấy mà. Con người cứ theo cái khuôn ấy mà đúc, già là phóng to, còn trẻ, trẻ là cô nhỏ của già, chỉ có chết đi thì mỗi người là một con ma, như thế ma chẳng nhiều thì sao? Cháu nói với chị cả cháu hôm nay về bên này, trong đêm bà sẽ bảo ông cháu về nói chuyện với chị cả cháu.
Liễu Nguyệt đáp:
- Cháu không nghe, cháu không nghe, bà hãy nói chuyện với chị cả cháu đây này.
Ngưu Nguyệt Thanh bước tới cầm ống nghe, hỏi:
- Mẹ ơi, mẹ vừa bảo gì thế? Ngày mai chúng con sang thăm mẹ, mẹ ngủ ngon vào mẹ nhé!
Bên kia bà mẹ giận dữ nói:
- Con nói với mẹ thế à? Mẹ bảo thế này này, các con sang thì sang, không sang thì thôi. Chị kết nghĩa của con có rồi, hễ ngồi xuống là buồn nôn, con cũng không sang mà thăm ư? Còn nữa, chị ấy bảo con bằng lòng gả Liễu Nguyệt cho con trai chị ấy sao không gặp mà nói lại? Chị ấy sang là cốt để hỏi cho chính xác về chuyện này.
Ngưu Nguyệt Thanh nghe vậy vừa mừng vừa lo vì chị kết nghĩa đã có thai, lo là chuyện hôn nhân của Liễu Nguyệt. Chị đáp:
- Ngày mai con sang sẽ bàn.
Bỏ ống nghe xuống chị bảo chồng vào phòng ngủ nói chuyện. Trang Chi Điệp hỏi:
- Bệnh của mẹ lại bị tái phát hả?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Vẫn cái vẻ lẩn thẩn như trước.
Nói rồi cười hì hì, Trang Chi Điệp hỏi:
- Có chuyện gì vui mà cười tươi thế?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Chị kết nghĩa sang chơi, chị ấy có rồi.
Trang Chi Điệp hỏi:
- Chị ấy lại sang à? Chị ấy có cái gì?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Anh ngồi viết truyện, thì dưới gầm trời này không có chuyện gì anh không biết, nhưng trong cuộc sống thì anh ngốc quá thể là ngốc.
Rồi chị ghé vào tai chồng thì thầm một lúc. Trang Chi Điệp hỏi:
- Có thật rồi à? Anh xin nói trước, anh không bằng lòng đâu.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Anh không bằng lòng ư? Em không biết bản thân em có thì càng tốt sao? Nhưng anh có giỏi hãy cho em một đứa đi! Sự việc đến bước này, chỉ có em nói thôi, không có tiếng nói của anh đâu.
Trang Chi Điệp nóng tiết đi ra ngoài. Ngưu Nguyệt Thanh kéo lại bảo:
- Còn một chuyện nữa, chuyện này anh phải có ý kiến, đó là chị ấy hỏi việc hôn nhân của Liễu Nguyệt, bên ấy ép phải nói một câu dứt khoát.
Trang Chi Điệp bảo:
- Ngày mai em sang nói với chị ta đừng có thọc vào chuyện ấy, không gả Liễu Nguyệt cho con chị ấy, mấy hôm trước Triệu Kinh Ngũ đã đặt vấn đề với anh rồi, cậu ta ưng ý Liễu Nguyệt, nhờ anh làm mối, gả cho Triệu Kinh Ngũ còn gấp chán vạn lần gả cho thằng bé kia chứ?
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Triệu Kinh Ngũ à? Triệu Kinh Ngũ có trình độ, đâu có vừa mắt Liễu Nguyệt? Anh đã nói với Liễu Nguyệt chưa?
Trang Chi Điệp đáp:
- Chưa, chờ lúc thích hợp sẽ ướm hỏi xem. Việc này em đừng có hỏi trước đấy nhé!
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Em không hỏi, em tham ăn chứ gì? Anh luyến tiếc nó, lại không ưa thằng con trai chị kết nghĩa của em. Anh bằng lòng gả nó cho ai thì cứ gả cho người ấy, chỉ cần người có cửa cao nhà rộng ưng ý, nó có đến làm hoàng hậu ở hậu cung thì có liên quan gì với em cơ chứ? Ở nhà này em nói có tác dụng gì đâu, địa vị của con hầu còn cao hơn cả em!
Hôm sau Ngưu Nguyệt Thanh sang bên Song Nhân Phủ. Trang Chi Điệp ở nhà, nghe tng kêu phành phạch, biết ngay bồ câu bay đến, liền ra ban công đón. Liễu Nguyệt mau chân ra đón trước, vừa xem mẩu giấy đã xồn xồn:
- Quá quắt lắm, thật là qúa quắt!
Trang Chi Điệp cầm lên xem, trong mẩu giấy không có một chữ chỉ có ba sợi lông ngắn tủn dán bằng hồ, bên cạnh là vòng tròn đỏ, liền giả vờ không hiểu, hỏi lại:
- Đây là cái gì tại sao lại thật quá quắt?
Liễu Nguyệt đáp:
- Anh lừa em không biết sao? Cái vòng tròn đỏ là bôi môi son rồi đóng vào, đây là lông gì, xoăn xoăn quăn quăn thế này, còn không quá quắt hả? Việc gì phải viết chữ nữa, cả trên lẫn dưới gửi hết cho anh, gọi anh sang mà!
Trang Chi Điệp thấy cô ta bực tức thật sự, cũng nói ra vanh vách mọi chuyện, nào là Ngưu Nguyệt Thanh định gả cô ta cho con trai chị nuôi kết nghĩa ở ngoại ô, nào Triệu Kinh Ngũ đến cầu hôn ra sao, nào là anh đã thuyết phục Ngưu Nguyệt Thanh như thế nào, anh chuẩn bị làm mối gả cô ta cho Triệu Kinh Ngũ, rồi hỏi ý kiến của Liễu Nguyệt. Liễu Nguyệt nghe xong lại khóc nức nở.
Trang Chi Điệp nhất thời không biết rõ thế nào, anh hỏi:
- Sao em khóc? Em trách không kịp thời nói với em sao?
Liễu Nguyệt đáp:
- Em chỉ khóc cho em, em đáng thương quá, số em khổ quá, không biết tự lượng sức mình, em cũng ấu trĩ quá.
Nói xong đi về buồng ngủ của mình, ngồi thừ ra, khóc thút thít. Trang Chi Điệp rầu rĩ một lúc, nghĩ đến ý tứ của Liễu Nguyệt đàng sau những bực dọc kia, cuối cùng đã chợt hiểu, thì ra con bé này hy vọng ở mình, mong có ngày nào đó sẽ thay thế Ngưu Nguyệt Thanh đây. Nghĩ vậy anh cảm thấy Liễu Nguyệt ma ranh quá, mưu mô ghê quá, liền có phần ác cảm, cũng không đi khuyên bảo Liễu Nguyệt, chỉ ngồi lau giày trong phòng khách
Nhưng Liễu Nguyệt đã từ buồng riêng bước ra, tựa người vào tường nói:
- Thầy Điệp này!
Trang Chi Điệp không ngẩng lên, cứ cúi gằm lau giày, Liễu Nguyệt lại gọi:
- Thầy Điệp này!
Trang Chi Điệp bảo:
- Trang Chi Điệp không xứng là thầy của em nữa, Trang Chi Điệp đã hư hỏng, là coá già gian thâm, xảo quyệt, đã nói dối, ăn hiếp Liễu Nguyệt non nớt.
Liễu Nguyệt liền cười bảo:
- Em nói thế có sai không? Lẽ nào em không phải non nớt? Một cô gái như em được chung sống với anh, em có suy nghĩ của em không được hay sao? Bây giờ em mới rõ, xét cho cùng, em là một con hầu ở nhà quê ra, ngoài dáng người tương đối ra, em còn có gì nữa? Em chẳng có gì cả. Em nghĩ vớ va vớ vẩn là non nớt quá thể, nhưng em không hối hận đã chung sống với anh. Anh cũng đừng nghĩ về em tệ hại quá, chỉ cần anh yêu cầu, em sẽ chung sống với anh, sau này dù lấy ai, thì kiếp này ai cũng có một kỷ niệm. Bây giờ em chỉ xin anh nói thật với em, có phải Triệu Kinh Ngũ đã nói với anh như thế không? Anh ấy nói thật lòng, hay là chỉ định gạ gẫm lợi dụng em?
Bị Liễu Nguyệt nói cho một thôi một hồi như thế, Trang Chi Điệp cũng có phần đau khổ trong lòng. Anh đặt giày da xuống, bước đến kéo Liễu Nguyệt đột nhiên cầm eo cô ta xoay thẳng rồi nói:
- Liễu Nguyệt ơi, em hãy tha thứ cho anh, tha thứ cho anh thật đấy, anh phải nói với em, Triệu Kinh Ngũ thật sự là con người tốt, cậu ấy trẹ đỉên trai, lại rất thông minh tháo vát, nhiều mặt hơn anh. Cậu ấy xinh anh đứng ra làm mối cho hai người là thật lòng. Nếu em không vừa lòng, anh sẽ bảo cậu ấy thôi, anh sẽ dần dần tìm cho em chỗ thích hợp hơn.
Hai tay Liễu Nguyệt đưa ra níu chặt cổ Trang Chi Điệp ngẩng mặt lên hôn vào cái miệng kia.
- Em không bao giờ còn dám làm chuyện này nữa, sau này Triệu Kinh Ngũ biết, anh ấy sẽ coi thường em như thế nào!
- Cậu ấy đâu ngờ được cơ chứ! Chị cả em về hỏi anh đi đâu, em cứ bảo anh đến toà báo họp sáng tác.
Liễu Nguyệt hỏi:
- Anh vẫn phải đến chỗ chị kia ư?
Trang Chi Điệp đáp:
- Cô ấy đã gọi mấy lần, anh đều không đi, lần này không đi nữa, không biết bên ấy cô ấy sốt ruột lồng lộn lên thế nào!
Trong lòng Liễu Nguyệt không tránh khỏi chua chát:
- Anh đi đi, trong trái tim anh, em chỉ bằng một ngón chân của chị ta. Nhưng anh bảo với chị ta hôm nay em có trước, rồi mới đến lần chị ta.
Trang Chi Điệp đi rồi, Liễu Nguyệt ngồi tại chỗ suy nghĩ miên man, thì ra Triệu Kinh Ngũ đã để ý đến mình như thế, song mình chỉ cảm thấy anh ấy đối xử với mình tốt, nào ngờ đã đến mức ấy. Trang Chi Điệp tuy yêu mình, nhưng tâm tư lại ở Đường Uyển Nhi, cho dù sau này quan hệ với Ngưu Nguyệt Thanh xấu đi và cắt đứt, thì người lấy lại cũng sẽ là Đường Uyển Nhi, chứ không đến lượt mình. Huống hồ cứ tiếp tục như thế này, thì mình sao bì được với Uyển Nhi. Chị ta đã có chồng. Mọi thứ che giấu được, còn mình phận gái chưa chồng, rút cuộc muốn có một gia đình yên ổn thì khó đấy. Bây giờ Triệu Kinh Ngũ chịu lấy mình, tuy anh ấy không bì nổi Trang Chi Điệp, song so với anh chàng Chu Mẫn kia của Đường Uyển Nhi, thì cần hộ khẩu có hộ khẩu thành phố, cần tiền cũng có tiền, lại càng điển trai hơn! Liễu Nguyệt nghĩ vậy, bỗng chốc tự cảm thấy mình cũng giá trị, trái tim cô ta đã dàn chỗ cho Triệu Kinh Ngũ, song lại sợ Trang Chi Điệp dỗ dành cô, cô bèn bạo phổi gọi điện thoại cho Triệu Kinh Ngũ. Trong điện thoại cô loáng thoáng để lộ ý tứ của Trang Chi Điệp trước đã. Ở đâu dây bên kia, Triệu Kinh Ngũ khen hay rối rít, chọc thủng luôn tờ giấy mỏng, bập ngay vào nội dung chính, tha thiết bày tỏ lòng mến mộ của anh đối với Liễu Nguyệt, anh nói thẳng thừng đến nỗi toàn thân Liễu Nguyệt cũng rạo rực, cô nói trong ống nghe toàn những lời dịu ngọt. Bên này nói yêu, bên kia cũng nói yêu, Liễu Nguyệt thò tay xuống, bất giác đã dậm dật khắp người, nỉ non không thành tiếng.
Tiếng nỉ non ấy vừa vặn bị Ngưu Nguyệt Thanh mở cửa bước vào nghe thấy. Chị hỏi:
- Liễu Nguyệt nói chuyện với ai thế?
Liễu Nguyệt sợ tóat mồ hôi, bỏ ống nghe xuống, trả lời:
- Một cô gái gọi điện tới hỏi Triệu Kinh Ngũ có ở nhà mình không? Em hỏi cô ta là ai, cô ấy bảo là em họ của Triệu Kinh Ngũ, ca6u nào cũng anh Triệu Kinh Ngũ, anh Triệu Kinh Ngũ cứ ngọt xớt. Em trả lời anh Triệu Kinh Ngũ của nhà cô không ở đây rồi bỏ ống nghe xuống! Cái anh Triệu Kinh Ngũ này, sao anh ấy lại cho em họ anh ấy biết số điện thoại của nhà mình thế không biết!
Ngưu Nguyệt Thanh nghe vậy, trong lòng cũng thấy nghi nghi.
Thoáng một cái đã sắp đến tết Trung thu. Thời gian đón tết này năm ngoái, các danh nhân lớn trong thành Tây Kinh đã quen lệ đi thăm nhau. Đàn ông của ba nhà hôm nay dắt vợ con đến chơi nàh này, ngày mai lại ba đàn ông dắt vợ con đến chơi nhà kia, nào chơi bài, đánh cờ, viết chữ, vẽ tranh, nào uống rượu ngắm trăng, vui vẻ đến mấy hôm liền. Ngày mồng chín tháng tám năm nay Nguyễn Tri Phi đã gởi thiếp mời vợ chồng Trang Chi Điệp ngày tết đến nhà gặp mặt. Anh ấy đem từ Tân Cương về khá nhiều nho, vú ngựa và dưa hạ mi, thưởng thức xong, thì thuê xe ngựa đưa mọi người đi xem hội đèn ban đêm ở Tháp Đại Yên, bảo tháp ở Đại Yên mới xây một bức tường dành riêng cho khách du lịch đề từ, một là có thể xem cho vui loại thơ thiu từ thối của những kẻ muốn đăng mà không có chỗ để đăng, hai là cũng viết đại danh của họ lên đó, để trấn an mặt đực đần độn trong chùa. Trong thiếp còn kẹp một món quà, đó là bức ảnh phóng to một tờ đô la, tượng Washington trong đô la, khi rửa trong buồng tối đã được thay bằng đầu của Nguyễn Tri Phi. Trang Chi Điệp cười, cười xong lên tiếng chửi:
- Nguyễn Tri Phi chơi ngông thật đấy, đã chui được vào lỗ đồng tiền, anh ta chửi người khác để từ tháp Đại Yên là thơ thiu thơ thối có lẽ anh ta chỉ biết viết mấy chữ "Đã đến chơi đây" mà thôi.
Trang Chi Điệp liền dặn vợ tết trung thu năm nay anh không thiết đi đâu, ngày mai em gọi điện trả lời từng nhà, cứ bảo anh đã đi xa. Đến ngày mười bốn, Trang Chi Điệp ngồi ở nhà thấy tẻ nhạt đã cảm thấy từ chối lời mời của Nguyễn Tri Phi dường như không thoả đáng, liền kê ra một số món quà, sai Liễu Nguyệt ra phố mua sắm đưa đến từng gia đình. Liễu Nguyệt bảo:
- Chị cả đã thông báo với người ta anh đi công tác xa không về cơ mà. Bây giờ mang quà đến người ta sẽ trách, anh vẫn ở Tây Kinh song không chịu đến.
Trang Chi Điệp bảo:
- Đâu có lấy danh nghĩa anh, cứ bảo đây là ý của chị cả em.
Liễu Nguyệt nhìn bảng kê, của Nguyễn Tri Phi nửa cân trà Long Tỉnh, hai chai rượu Kiếm Nam xuân, của Cung Tịnh Nguyên là một hũ rượu Thiệu Hưng, một cân rưỡi thịt dê ướp, một tút thuốc lá ba con năm, của Uông Hy Miên là một hộp cà phê tổ chim sẻ, một hộp cà phê bạn đời, một gói kẹo cao su, một hộp mỹ phẩm xê si Vĩnh Phương. Liễu Nguyệt bảo:
- Đều là ăn uống, lại biếu Uông Hy Miên đồ mỹ phẩm.
Cô ta liếc nhìn Trang Chi Điệp một cái rồi mỉm cười. Trang Chi Điệp bảo:
- Đàn ông thì không dùng đồ mỹ phẩm à? Em ít thấy nên lạ đó thôi.
Liễu Nguyệt nói:
- Đúng rồi, em ít thấy nên lạ, cái mặt rỗ của anh Uông Hy Miên phải dùng phấn để phủ đi. Em chỉ muốn nói, thầy lo nhiều chuyện quá!
Trang Chi Điệp nói:
- Sao em nhỏ nhen vậy? Cái gì anh chả mua cho em nào? Đi biếu xong về, em cũng mua một xếp giấy tiền, tối hôm nay đốt cho Chung Duy Hiền.
Nói xong trong lòng chua xót, rồi từ Chung Duy Hiền nghĩ tới A Lan, từ A Lan nghĩ tới A Xán, nếu có một món quà…Bất giác thở dài một tiếng, cúi đầu đi vào phòng đọc sách, đọc được một lát thì Chu Mẫn, Lý Hồng Văn, Cẩu Đại Hải lại dẫn năm luật sư đến. Thì ra toà án lại lần lượt thông báo cho Cảnh Tuyết Ấm và Chu Mẫn, thẩm phán Tư Mã Cuang không tiết lộ tin tức có mở phiên toà biện luận lần thứ hai nữa hay không.
Trong lòng Chu Mẫn thấy không yên tâm, liền hẹn mọi người đến cùng Trang Chi Điệp bàn phương án ứng phó phiên toà thứ hai. Bước đầu tiên có mấy vấn đề chưa tranh luận, bên kia lại nêu ra nhiều câu hỏi. Làm thế nào đối phó với các mũi nhọn tấn công ấy, mỗi người lại mỗi anh một ý bàn bạc chán chê, thì Liễu Nguyệt về. Liễu Nguyệt chào hỏi từng người, cầm ấm rót trà cho các vị khách, rồi tựa vào cửa phòng ngủ vẫy tay với Trang Chi Điệp. Trang Chi Điệp đang xem các bản luận chứng của một số nhân sĩ giới văn nghệ cung cấp về quy định trong cách viết văn có tính chất ký sự, đi tới khe khẽ hỏi:
- Có chuyện gì? Biếu cả rồi chứ?
Liễu Nguyệt lùi vào phòng ngủ đáp:
- Biếu cả rồi! Có người tặng trở lại nữa cơ – cô ta móc túi lấy ra chiếc khăn the đội đầu màu vàng nhạt, một cái tẩu thuốc nho nhỏ bảo – chiếc khăn này tặng chị cả, tẩu thuốc này tặng anh. Em không rõ anh hút thuốc lá, xưa nay có bao giờ hút thuốc lào sợi đâu mà lại tặng tẩu thuốc này nhỉ?
Trang Chi Điệp đáp:
- Thế à? – nói xong ngậm tẩu vào miệng hút lia lịa, bỗng chốc nước bọt đầy mồm. – Sao lại không hút? Ngày mai em đi mua một ít thuốc sợi về, sau này anh dùng cái tẩu này để hút.
Liễu Nguyệt nói:
- Bây giờ em hiểu cả rồi, em ngốc quá!
Trang Chi Điệp hỏi:
- Em hiểu cái gì?
Liễu Nguyệt đáp:
- Anh hút bằng tẩu, thì miệng tẩu lúc nào cũng hôn miệng anh!
Trang Chi Điệp bảo:
- Ái chà, Liễu Nguyệt nhà anh mời về đây không phải là người giúp việc, mà rước về một con cáo đã thành tinh! Còn chiếc khăn the em đừng đưa cho chị cả nữa, em giữ lấy sang mùa đông mà dùng.
Nói rồi định đi, Liễu Nguyệt bảo:
- Ồ, sao anh không hỏi em quà này ai tặng lại?
Trang Chi Điệp chỉ cười và đi ra, lại nói chuyện với cánh luật sư.
Đến tối, Ngưu Nguyệt Thanh trở về, giữ mọi người ở lại ăn cơm, bảo Liễu Nguyệt ra quán ăn mua hẳn một chậu to sủi cảo, mọi người vừa ăn vừa bàn. Cuối cùng coi như đã bàn định xong. Khi ra về, Ngưu Nguyệt Thanh còn biếu mỗi người một gói bánh trung thu mới mua. Trang Chi Điệp đề nghị cùng đi đốt giấy tiền cho Chung Duy Hiền, tất cả đều ra cổng, đến đầu phố đốt giấy tiền rồi mới giải tán. Chu Mẫn trả lại Ngưu Nguyệt Thanh hộp bánh trung thu trong tay, anh bảo:
- Cô Thanh ơi, cô mua được bao nhiêu bánh trung thu, đã đem cho hết mọi người. Nhà em đã mua rồi, hộp này xin cô giữ lại.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Người ta lấy cả, sao cậu không lấy hả? Một chút tấm lòng thôi, mấy cái bánh trung thu, thử hỏi thay được mấy bữa cơm cơ chứ?
Trang Chi Điệp bảo:
- Tết trung thu đến rồi không mời anh em lại ăn cơm đoàn viên, cô Thanh đã cho cậu, cậu còn khách sáo làm gì?
Liễu Nguyệt liền đưa túi bánh trung thu cho Chu Mẫn bảo:
- Thầy Điệp đã nói rồi mà anh không lấy à? Anh không ăn thì còn có chị Uyển Nhi!
Chu Mẫn liền xách túi bánh đi. Nhìn Chu Mẫn đi xa rồi, Ngưu Nguyệt Thanh mới bảo:
- Chu Mẫn vừa bảo em, ông Hiền đã qua đời, Lý Hồng Văn càng sợ trách nhiệm đổ hết xuống đầu anh ta, bên toà soạn t.ap c hí không có ai chủ trì công việc. Nếu mở phiên toà thứ hai, nhất định anh phải có mặt.
Trang Chi Điệp đáp:
- Cử để đến đó hãy hay.
Nói xong cúi đầu đi về nhà. Mấy ngày liền, Trang Chi Điệp không chuẩn bị bản biện hộ mới, chỉ ru rú trong nhà đọc sách, vừa đọc sách, vừa mở băng nhạc đám ma. Tết trung thu đã trôi qua một cách tẻ nhạt, Ngưu Nguyệt Thanh và Liễu Nguyệt cũng cảm thấy không hào hứng, động viên mãi mới cùng đi xem triển lãm hoa cúc ở công viên Hưng Khánh Cung, rồi gọi điện thoại hẹn Mạnh Vân Phòng đến nói chuyện. Mạnh Vân Phòng đến ở một ngày, Ngưu Nguyệt Thanh và Liễu Nguyệt thì sang Song Nhân Phủ. Mạnh Vân Phòng liền đề nghị, vụ kiện này, xem ra không thể kết thúc trong vòng một hai ngày được, cứ nơm nớp thế này cũng chẳng phải kế lâu dài, anh sẽ đứng ra tổ chức một cuộc hội thảo văn nghệ ở "nhà cầu khuyết", mời Trang Chi Điệp đứng ra chủ trì có được không? Trang Chi Điệp chỉ từ chối, không hào hứng. Cái chết của Chung Duy Hiền đã khiến anh nản lòng chẳng thiết cái gì nữa. Mạnh Vân Phòng khuyên Trang Chi Điệp người khác có thể nói vậy, nhưng anh không thể nói vậy, đã đến danh phận này, nếu anh tiêu cực, thật đáng tiếc đấy. Trang Chi Điệp đấm vào đầu, bảo anh có khá hơn người khác một chút, hơn một chút cũng chỉ là cái tiếng, là danh phận, bây giờ anh đã sống một đời sống khác, cứ để tiếp tục sống như thế. Trong thành Tây Kinh, có được một căn nhà như Nhà cầu khuyết đâu phải dễ, triệu tập bạn bè đến nói trời nói đất, anh có thể tham gia, nhưng bảo anh đứng ra nói cái gì, thì anh chẳng có gì nói được đâu. Mạnh Vân Phòng bảo, chỉ cần buổi nào anh cũng tham gia là được. Quả nhiên đã mời mấy thích huyền học đến nói về khí công. Người nghe cũng cảm thấy người nos chuyện như bị tâm thần, có phần nghi hoặc, cứ tưởng tượng những người này sở dĩ phát được khí công xem được bệnh, dự đoán được tương lai, đều là loại tư duy khác, với người thường dưới trạng thái cuồng điên, cũng cứ để cho họ ba hoa khoác lác, cũng cảm thấy vui vui. Một hôm, lại mời đến một vị "chân nhân tu hành đắc đạo" tự xưng từ Thiên Sơn cử xuống, mới đầu tỏ ra khiêm tốn, bảo là sức công của ông ta còn mỏng, thầy ông ta là người một trăm hai mươi lăm tuổi, nhưng có thể cưỡi gió mà bay, đi đường dài theo mặt đất. Tiếp đó liền bảo thầy ông ta đã từng theo dõi Tây Kinh từ xa, bảo mảnh đất cố đô này nên là nơi hội tụ nhiều con người đặc biệt nhất trong thiên hạ, nhưng âm khí quá nặng, vây kín tầng tầng lớp lớp, không nhìn rõ cụ thể bên trong, liền sai ông ta xuống thăm dò hư thực, đến nơi đã làm quen với tất cả những nhân vật trên đường giang hồ, thậm chí cả pháp sư Trí Tường ở chùa Dựng Hoàng, lại cảm động mà than rằng, cao nhân chân chính như những người thầy của ông ta mà chưa được xuất núi. Mọi người thấy khẩu khí của ông ta rất lớn liền đề nghị ông ta cho biết nhận xét về thế giới tương lai. Ông ta liền thao thao bất tuyệt, nói vung thiên địa, nào là khởi nguồn của trời đất như thế nào, mặt trời mặt trăng, ngày tháng hình thành ra sao, tiến hoá sinh vật của Darwin, sự trùng hợp tự nhiên của Lão Trang, sự khó hiểu của Kim Tự tháp Ai cập, bí mật của tranh đá Văn Quí, ảnh hưởng của trăng tròn trăng khuyết đối với thuỷ triều trên biển cả, phản ứng đối với kinh nguyệt đàn bà do thuỷ triều thay đổi, người Lưu Kỷ lo trời sập, trời quả thật đã từng sập xuống. Mao Trạch Đông đã luyện khí công, cho nên đứng ở Thiên An Môn, chỉ vẫy tay một cái, hàng triệu hồng vệ binh khóc oai oái. Mọi người nghe vậy, tuy cảm thấy hoang đường hết sức, song lại thấy ông ta vo tròn kín kẽ, hơn nữa luôn luôn tung ra nhiều danh từ khoa học kỹ thuật hiện đại, càng không biết ông ta nông sâu đến mức nào. Nhưng ông ta đã đốp chát hỏi luôn:
- Nhà triết học là gì? Nhà văn học các anh là gì?
Không có tiếng trả lời, ông ta cười và bảo:
- Thật ra đơn giản thôi, nhà triết học là người chăn dê tiên sư, tiên giác, thượng đế cử xuống để cai quản chúng sinh. Những người làm văn học các anh, nói đúng ra cũng chỉ là một lũ chó chăn cừu.
Trong người nghe có ai đó bảo:
- Đại sư biết nhiều thế, khác với những người chúng tôi thường gặp hàng ngày chỉ biết ba hoa nói bốc. Thần thánh ma quỷ!
Ông ta đáp:
- Đừng gọi tôi là đại sư, tôi chỉ là đồ đệ của thầy tôi. Hận là hận những bọn gọi là người thuộc giới khí công ngoài xã hội, thật ra chỉ khoe mấy thứ ảo thuật, giở mấy trò vui đánh lừa thiên hạ mà thôi. Có khí công không nhỉ? Có đấy. Nhưng nói toạc ra khí công chỉ là trình độ hạng bét trong nghề này. Học sinh tỉêu học gài túi ngực một chiếc bút máy, học sinh trung học gài hai cái bút máy, nhưng có thể nói trí thức càng cao thì bút máy gài càng nhiều được không nào? Làm nhà văn các anh thì không gài bút máy. Mà trong túi gài ba bốn chiếc bút máy là ai nhỉ? Là thợ sửa chữa bút máy chứ gì. Những cái thuộc về truyền thống của Trung Quốc là những cái ưu tú nhất trên thế giới, điều đáng tiếc là trong những người kế thừa truyền thống có một căn bệnh đáng ghét nhất là bốc phét. Ta thường nghe nói tẩm ngẩm tầm ngầm mà đánh chết voi, bậc cao nhân cao thủ thực sự là người có hiểu biết sâu rộng, nhưng cứ giả vờ như ngốc nghếch không biết gì. Trong thành Tây Kinh hiện nay có biết bao nhiêu là túi thần công,dây thắt lưng ma công, trên truyền hình quảng cáo hề giới thiệu thuốc mới gì đó, không bô thận tráng dương đối với đàn ông, thì cũng khử bỏ được chuyện kín khó nói của đàn bà, trong công viên, trên ven sông vây quanh thành phố có những người, nào là đập đầu vào bia đá, nào là đấm gẫy gạch ngói, làm thế liệu có cứu vãn được vấn đề của con người không? Những tròn vặt ấy, bậc đại trượng phu đâu có làm?
Mọi người đưa mắt nhìn Mạnh Vân Phòng, Mạnh Vân Phòng đỏ mặt tía tai xấu hổ liền đáp:
- Thầy nói hay đấy, nhưng xét cho cùng thì cao quá, xa quá chúng tôi người trần mắt thịt, chỉ muốn biết Tây Kinh tương lai như thế nào?
Ông ta không nói gì, dường như bỗng dưng bứt ra khỏi giới hạn như vừa rồi, im lặng một lúc, rồi bảo:
- Chuyện ấy thì trình độ của tôi nông cạn lắm1
Mọi người xuỵt một tiếng, tỏ ra đáng tiếc. Nhưng ông kia lại bảo:
- Nhưng tôi có thể tiếp nhận lời chân thật của người vũ trụ thử xem nhé!
Nói rồi, ông ta liền nhún vai lắc ngực, thư giãn toàn thân cởi giây nới thắt lưng, ngồi xếp bằng, cúi đầu, mười ngón tay bóp nắn bắt dấu tay hình hoa sen, mồm lẩm bẩm một cách hỗn loạn thứ tự các chữ số Ả rập, có đến hơn mười phút, mở mắt ra nói:
- Nước ở Tây Kinh sẽ khô kiệt, có dấu hiệu này chứ?
Mạnh Vân Phòng đáp:
- Đúng thế, trước đây có tám dòng sông vòng qua Tây Kinh, bây giờ chỉ còn có bốn. Một loạt nhà máy ở ngoại ô phía tây, có vấn đề nước đã dừng sản xuất, khu dân cư phía Tây bắc trong thành cả mùa hè không có nước lên nhà gác, nhà ai ở lầu tây hiện đại cũng phải mua chum đựng nước, nửa đêm gà gáy mới có nước mấy phút.
Ông kia mặt mày hớn hở bảo:
- Đây nhé, có sai đâu.
Ông ta lại bảo ai nấy ngồi quay mặt sang hướng bắc, ông bảo không được quay về hướng nam. Phía nam thành phố là núi Chung nam, trong núi tự có chân nhân cao thủ, quay mặt về họ, khí trường sẽ bị nhiễu, sau đó lại tiếp nhận lời của người vũ trụ và nói một câu khiến ai nấy đều sởn tóc gáy. Mấy năm nữa thành Tây Kinh sẽ bị lún! Trang Chi Điệp lúc đầu lắng nghe ông ta nói, thầy ông ta mỗi lúc một huyên thuyên, liền cảm thấy khó chịu, lấy cớ đi ra nhà vệ sinh. Lúc ra thấy hai cô gái ngồi ở cửa gian nhà khác khúc khích cười, liền iđ vào gian nhà bỏ không, hỏi:
- Hai cô cười cái gì thế?
Một cô đáp:
- Vị đại sư kia đang lẩm bẩm đọc thần chú, thì Liên Hồng lại đánh một cái rắm, nó sợ có tiếng kêu, nên cố mà thả từ từ, tiếng kêu đã nhỏ hẳn đi, chúng em không nín nổi đã chạy ra đây mà cười.
Cô bé kia liền đỏ mặt, lấy tay bịt mồm cô bé này bảo:
- Thuỳ Linh, mày ăn nói vớ vẩn, lung tung!
Trang Chi Điệp liền nói:
- Tiểu Hồng này, cô sai rồi, đấy chẳng phải một chuyện to bằng cái rắm là gì?
Hai cô gái càng cười dữ hơn, Trang Chi Điệp không cười, liền nghiêm túc nhìn ra ngoài cửa sổ. Ngoài kia đêm đã tàn. Hai cô gái cười song cũng đến bám cửa sổ nói:
- Thầy Điệp dí dỏm lắm. Chúng em biết thầy chỉ có điều không dám gần. Hôm nay đến, tưởng được nghe thấy nói về nghệ thuật, ông đại sư kia lại một mình đóng vai bát đơn ca cả buổi.
Trang Chi Điệp nói:
- Tôi nói về nghệ thuật ư? Bản thân các cô đã là tác phẩm nghệ thuật rồi mà!
Anh tựa người vào cửa sổ nhìn cảnh đêm ở bên ngoài, phố to ngõ nhỏ xa xa, đèn điện sáng trưng, tiếng người văng vẳng, còn một khoảnh lớn ở phía trước bên phải, thì tối đen như mực, im lìm vắng vẻ. Cô gái hỏi đó là nơi nào, Trang Chi Điệp đáp đó là am ni cô. Am ni cô ban đêm không có người đến thắp hương, cũng không có lửa đèn, hơn mười ni cô ấy có lẽ cũng đã ngủ từ lâu. Đột nhiên Tiểu Hồng kêu lên:
- Chỗ kia là gì vậy?
Trang Chi Điệp nhìn theo, thì ở chỗ tối om kia cứ lập lòe lúc đỏ lúc tắt. Trang Chi Điệp cũng chẳng biết đó là đâu, hai cô gái đâm lo sợ, bảo đó là ma trơi. Mọi người nghe thấy ra xem, cũng bảo cả vị chân nhân kia ra xem. Ông ấy nhìn rồi hỏi đó là nơi nào? Mạnh Vân Phòng bảo đó là một ngôi chùa, chỗ lập loè kia dường như là ở trong cánh rừng trúc đàng sau chùa thì phải. Nhưng ban đêm cũng không có ai vào cánh rừng trúc. Trong lúc nói chuyện thì không còn đốm đỏ lập loè nữa.
Vị chân nhân kia nói:
- Hôm nay tôi nói ở đây nhiều quá, song không biết ở gần đây có một ngôi chùa. Ngôi chùa này tất phải cũ kỹ rồi. Ở dưới ấy có chôn xương của nhà Phật, nên đã có phản ứng.
Mạnh Vân Phòng bảo ngôi chùa ấy cũ lắm rồi xây từ đời Đường, song không biết đã chôn nhà Phật nào, chỉ biết khi tu sửa lại đã đão được một bia đá của một ni cô tên là Mã Lăng Hư, không biết có phải là linh hồn của Mã Lăng Hư hiện về?
Người kia vội vàng bóp mấy cái dấu in tay, bảo chỗ ấy có thể còn lập loè lửa đỏ, ông ta không thể ở đây lâu liền cáo từ ra về.
Mọi người lại vào trong phòng ngồi tán chuyện. Trang Chi Điệp vẫn cùng Tỉêu Hồng và Thuỳ Linh đứng nhìn ở cửa sổ, quả nhiên đốm đỏ kia lại lập loè, Thuỳ Linh nói vị chân nhân kia nói thiêng thật, sợ quá vào cửa sổ. Lại giữa lúc ấy ánh sáng đỏ kia lại lập loè, rồi có một cục đỏ to hơn từ một chỗ khác đi như bay đến, cùng nhập với đốm đỏ, liền nghe thấy tiếng the thé cất lên ở một chỗ:
- Bắt được nhiều không bỏ ra bao nhiêu là công sức rồi?
Lại thấy cục lửa to di động vù vù, có tiếng cười giòn tan của đàn bà. Trang Chi Điệp bảo:
- Linh hồn nhà Phật gì đâu, đó là ni cô đang soi bắt con gì đó!
Mọi người không cười, cùng nhìn nhau, tỏ ra nghi ngờ nhiều, lời nói của vị chân nhân kia không đáng tin. Mạnh Vân Phòng nói:
- Nghe ông ấy nói một hơi như vậy, cũng có tác dụng khêu gợi suy nghĩ đối với chúng ta đấy chứ!
Trang Chi Điệp nói:
- Vậy lần tới anh định mời người nào đến nói chuyện với lũ chó chăn cừu này?
Mọi người cười ồ vui vẻ, sau đó giải tán. Trang Chi Điệp và Mạnh Vân Phòng ngủ tại chỗ. Nằm xuống rồi, Trang Chi Điệp bảo:
- Nói những chuyện như thế này, Tuệ Minh nhất định cũng có hàng mớ, trước đây anh chẳng bảo mời chị ấy đến tâm sự là gì, tại sao về sau không nhắc đến chị ấy một câu hả?
Mạnh Vân Phòng đáp:
- Tôi đã đi tìm mấy lần, lần nào con trai của chủ tịch mặt trận cũng uống trà với chị ấy ở đó, đối xử với tôi không nhiệt tình cũng không thờ ơ. Tôi hỏi chị ta làm sao quen thân được với nhân vật thứ hai trong bốn cậu ác lớn thế? Chị ấy bảo đừng gọi người ta khó nghe như vậy, anh muốn làm quen với cậu cả, cậu ba, cậu bốn, em có thể giới thiệu. Chúng mình quen biết bốn cậu ác lớn ấy làm gì?
Trang Chi Điệp cười bảo:
- Anh húp dấm rồi hả? Thế cũng được, tôi cứ lo anh đến đấy nhiều, Tây Kinh sẽ có một người đàn bà mạnh mẽ và ít đi một tăng ni Phật.
Mạnh Vân Phòng giật dây công tắc điện, cả đêm không nói gì nữa.
Ngày hai mươi hai, Hồng Giang ôm sổ sách đến tìm Ngưu Nguyệt Thanh kết toán thu nhập kinh doanh của gia đoạn trước. Tính đi tính lại tuy không lỗ, song lời lãi chẳng được mấy. Hồng Giang đã nói nhiều khoản phải chờ liên hệ, dự tính tháng sau sẽ khá hơn, rồi lấy ra một súc lụa hàng châu màu vàng nhạt có in hoa nhỏ màu xanh nhạt, hai chai rượu vang, một gói yến sào, một tút thuốc lá thơm bảy sao của Nhật Bản, đặt lên bàn cười hì hì nói:
- Cô Thanh này, tết trung thu em phải đi Hàm Dương mấy hôm, không đến thăm thầy cô được. Hôm nay em đến bù vào. Quà chẳng có bao nhiêu, em nghĩ các thứ đồ hộp, bánh trung thu nàh cô không thiếu, biếu những món ấy cũng không có ý nghĩa gì, gói yến sào này hiếm lắm đấy, đầu năm nay một anh bạn buôn sách ở Quảng Châu đến Tây Kinh, em đã giúp anh ấy lấy được một ký hiệu tên sách, anh ấy cảm động lắm đã biếu em. Em cũng không ăn được thứ tươi mới này, đem biếu cô để bồi dưỡng sức khoẻ cho thầy Điệp.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Cậu làm gì thế hả? Mở hiệu sách này, thầy Điệp của cậu bỏ mặc không quản, tôi cũng chẳng hiểu bao nhiêu, việc gì chẳng qua tay cậu vất vả kia chứ. Chúng tôi cảm ơn cậu, tết nào lễ nào cậu cũng đem quà đến biếu làm gì hả. Chỗ anh em tốt với nhau, cậu làm thế này là coi như người ngoài đấy!
Hồng Giang đáp:
- Sao cô lại nói thế. Tuy em buôn bán có khá hơn thầy cô, song nếu không có thầy cô em làm gì được, chẳng phải mở cái quán con con bán xâu thịt dê nướng đó sao? Số quà này cũng chẳng phải là tấm lòng của em mà còn có một người nữa.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Ai vậy? Người ngoài càng không được như vậy! Cậu cũng đã biết, thầy Điệp của cậu là văn nhân, biết được văn, chứ có biết làm cái gì khác đâu? Bạn bè đến chơi như Mạnh Vân Phòng đích thân phải mò tủ lật hòm tìm thức ăn, như thế mới gần gũi, nếu là người ngàoi chắc là yêu cầu anh ấy làm việc gì đó, anh ấy làm cho người ngoài được việc gì cơ chứ, làm không được còn oán trách tôi là đàng khác.
Hồng Giang nói:
- Chẳng phải làm việc gì đâu, lại còn mời thầy cô đi ăn cơm đấy.
Khi Ngưu Nguyệt Thanh cầm lụa Hàng Châu lên xem thì trên đó có cái thiếp in chữ vàng. Mở ra thì có dòng chữ, được luật hôn nhân của nhà nước cho phép, chúng em sẽ kết nghĩa vợ chồng, chung sống trăm năm. Để tỏ lòng cám ơn sự ưu ái của quan tâm nhiều năm nay, xin kính mời đến dự hôn lễ tổ chức vào lúc mười giờ sáng ngày hai mươi tám tháng này. Dưới cột người mời là Hồng Giang và Lưu Hiểu Kha. Ngưu Nguyệt Thanh trợn tròn mắt bảo:
- Hồng Giang, thế này là thế nào, cậu chẳng phải đã co vợ có con rồi sao? Ly hôn bao giờ vậy? Cô Lưu Hiểu Kha này là ai thế? Kết hôn đột ngột vậy!
Hồng Giang cười trả lời:
- Việc này đột ngột quá, một là không dám quấy rầy thầy cô vì chuyện của em. Mấy lần, em định thưa chuyện, nhưng thấy vụ kiện căng thẳng, thầy cô lo nghĩ sốt ruột, nên lại thôi. Cô cũng đã biết em và con vợ cũ cãi cọ nhau luôn, chẳng lúc nào được yên, quả thật không thể chung sống nổi, hai đứa bảo chia tay là chia tay luôn. Em cứ bảo chia tay rồi, chẳng bao giờ lấy vợ nữa, sống một mình thôi nhưng mấy đứa bạn nó bảo cậu suốt ngày chạy vạy buôn bán chỗ này chỗ nọ, sinh hoạt chẳng có nề nếp quy luật nào cả, nếu ai không lập gia đình, mấy năm nữa sức khoẻ sẽ suy sụp, tính tình cũng sẽ thay đổi. Mặt khác, người ngoài không biết còn bảo anh bạn có căn bệnh về sinh lý mới làm cho chị vợ cũ đòi ly dị. Do đó bọn nó bảo cứ lấy quách cô gái chúng mình thuê ở hiệu sách. Em nghĩ đi nghĩ lại, vậy thì lấy luôn, được cái cô ấy cũng ở hiệu sách của mình, trông nom bảo nhau cũng tốt, thế là vội vàng đi đăng ký. Cái hay là Hiểu Kha nhà con một, lại có nhà ở, em cứ trông hết vào người ta. Tết trung thu chúng em đi thăm nhà bà ngoại cô ấy ở Hàm Dương, cậu của Hiểu Kha công tác ở Tứ Xuyên, vừa hay đem về hai chai rượu này cho chúng em. Hiểu Kha cứ một mực bảo phải kính biếu cô Thanh. Cô không uống được rượu mạnh nhưng rượu này thì phải uống.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Lưu Hiểu Kha à? Ba cô trông hiệu sách, tôi cũng chưa rõ là cô nào.
Liễu Nguyệt đứng bên cạnh nghe, chỉ cười khì khì, nói xen vào:
- Biết rồi, cái cô xương xương, vai gầy gầy ấy phải không?
Nói rồi gí ngón tay vào mặt Hồng Giang, Hồng Giang cười đáp:
- Liễu Nguyệt rặt đóan mò, cái cô dáng cao chân dài ấy mà!
Liễu Nguyệt hỏi:
- Lại thay rồi sao?
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Liễu Nguyệt, em không biết thì cũng đừng nói lung tung…mấy cô mình thuê đó, cô nào cũng xinh đẹp, tôi cũng không phân biệt rõ. Chuyện đã như vậy, thì tôi và thầy Điệp cậu xin chúc mừng. Chỉ có điều hai việc lớn một trước một sau như thế, mà cậu giữ kín như bưng, thì tôi trách cậu đấy!
Hồng Giang nói:
- Thế thì cái thiếp đầu tiên đã viết mời thầy cô tới ngày ấy, nhất định thầy cô phải đến dự. Liễu Nguyệt cũng đến nhé, đến làm phù dâu đấy.
Liễu Nguyệt bĩu môi bảo:
- Tôi không làm phù dâu cũng không đi. Tôi xấu như ma đây này, anh bảo tôi đi, lấy xấu xí để tôn người đẹp kia của anh lên chứ gì?
Hồng Giang bảo Liễu Nguyệt mới đến có mấy tháng mà ăn nói có trình độ đáo để, sau này chưa biết chừng còn viết được sách báo đấy. Ba người nos chuyện một lúc, thì Hồng Giang ra về. Trước khi về còn dặn thêm hôm đó phải đến, thầy cô mà không đến, thì không phá cỗ đâu, cứ chờ cho bằng được
Hồng Giang về rồi, Ngưu Nguyệt Thanh hỏi Liễu Nguyệt:
- Thầy Điệp em đi đâu?
Liễu Nguyệt bảo Mạnh Vân Phòng gọi đi uống rượu. Ngưu Nguyệt Thanh thu cất quà biếu, ngồi một mình suy nghĩ, nếu ngày hai tám đi ăn cỗ cưới thì nên sắm quà gì. Buổi chiều Trang Chi Điệp chếch choáng quay về nôn oẹ trong nhà vệ sinh lâu lắm. Ngưu Nguyệt Thanh để cho chồng ngủ, không nhắc đến chuyện Hồng Giang. Buổi tối ngủ dậy, Trang Chi Điệp ra buồng đọc sách, chị đi vào mới nói hết mịo chuyện bỏ vợ cưới vợ của Hồng Giang. Trang Chi Điệp cũng không ngạc nhiên lắm, anh bảo:
- Cái cô bé chân dài, có lẽ anh đã gặp một hai lần. Dạo ấy cậu ta bảo tuyển người bán hàng, mình cũng không để ý, sau đó Triệu Kinh Ngũ bảo cậu ta chọn người còn chặt chẽ hơn chọn mốt, cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu, nước da thế nào, phải phù hợp tiêu chuẩn ba vòng.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Ba vòng gì?
Trang Chi Điệp đáp:
- Tức là vòng ngực, vòng lưng, vòng mông. Từ dạo ấy cậu ta đã có ý chọn người vừa ý cho mình.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Cái anh chàng Hồng Giang da vàng mặt bủng, muốn cắt là cắt, muốn lấy thì lấy. Vậy sao cô gái kia lại bằng lòng lấy cậu ta nhỉ?
Trang Chi Điệp trả lời:
- Cánh trẻ bây giờ thay ca kíp trong gia đình dễ như không ấy mà! Em cứ giữ suy nghĩ cũ, thì hiểu sao nổi.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Vậy thì người vợ đầu, người tầm thường nhưng cũng thật thà, một đêm vợ chồng tình nghĩa trăm năm, nói không được là không được luôn à! Em không chấp nhận chuyện ấy, mình không quản lý được cũng không quản lý làm gì, nhưng bây giờ em lo, nếu như thế thì hiệu sách chẳng phải là cửa hàng của vợ chồng họ hay sao?
Trang Chi Điệp đáp:
- Em cũng chẳng thể để cho Lưu Hiểu Kha thôi việc được, sau này em phải đến đấy nhiều hơn, bảo phải làm rõ từng khoản trong sổ sách, nhưng đừng để lộ rõ ý này, người ta có thể đối xử thật lòng với mình, để lộ ra ngược lại sẽ rách việc. Cuộc hôn nhân này dù có thế nào đi chẳng nữa, em cũng phải sắm một món quà, quà cũng phải nằng nặng tay.
Ngưu Nguyệt Thanh liền lấy một tờ giấy ra bảo:
- Mình kê ra nhé?
Trang Chi Điệp thấy khó chịu bảo:
- Những chuyện này cũng phải bàn với anh sao?
Ngưu Nguyệt Thanh mấp máy môi, nuốt nước bọt đi ra.
Hôm sau Ngưu Nguyệt Thanh ra phố mua một cái vỏ chăn và một bộ ấm uống cà phê. Buổi tối sang ngủ ở bên Song Nhân Phủ mở hòm tìm chiếc bàn là điện để ở đó, chiếc bàn là điện Trang Chi Điệp được thưởng trong một lần đi nói chuyện ở nhà máy, cư vứt đấy chưa dùng. Ngưu Nguyệt Thanh định cho cả vào số quà tặng, nhưng bà mẹ biết chuyện này, bảo nên tặng cái bô đi tiểu, bô đi tiểu quan trọng lắm, lớp người già ai đi lấy chồng, nhà mẹ đẻ cũng sắm cho một cái bô. Bây giờ người ta bỏ đi nhiều luật lệ, nhà mẹ đẻ không sắm, bạn bè thân thích cũng không tặng. Ngưu Nguyệt Thanh liền nghĩ, tặng một cái ca nhổ đờm tráng men làm cái bô đi tiểu chẳng phải thắng bằng lối đánh bất ngờ đó sao? Người ta thường bảo, ai với ai mới có thể đái chung một chậu, lớp người tiền bối tại sao coi trọng cái bô tiểu tiện, có lẽ cũng ngụ ý mong vợ chồng họ trăm năm hoà hợp. Nhưng chị biết trên thị trường không bán cái ca nhổ đờm, mấy hôm trước đơn vị có người đi khắp các chợ trong thành phố không mua được, sau đó vẫn phải đến chợ âm dương trong cổng thành phía tây mới tìm được. Thế là sáng sớm hôm sau, chị ra chợ âm dương hỏi mấy chủ quán, họ bảo không có, chị thử ra cửa hàng thu mua của Hồng Giang hỏi xem có không? Ngưu Nguyệt Thanh nghe vậy, thấy nghi nghi, tại sao lại có một trạm thu mua của Hồng Giang ở đây nhỉ, trên đời có người tên là Hồng Giang, tên cửa hàng cũng gọi là Hồng Giang ư?
Chị liền hỏi:
- Tên cửa hàng này hay đấy, tại sao lại đặt tên hiệu này nhỉ?
Người ấy trả lời:
- Tự hiệu gì đâu, là cửa hàng của người có tên là Hồng Giang mở đấy. Người ta gọi quen rồi, cứ thế mà gọi.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Cái anh Hồng Giang ấy làm gì vậy?
Người ta trả lời:
- Mở hiệu sách ấy mà, nghe đâu đã phát tài, lại mở thêm trạm thu mua, càng phất lên tiền vào như nước. Chị tra hỏi hộ khẩu đấy à?
Ngưu Nguyệt Thanh vội vàng đi khỏi, lại đến hỏi người khác cửa hàng Hồng Giang ở đâu. Người ta đã chỉ cho quả nhiên ở giữa ngõ phía trước. Cửa hàng đang mở, có một ông già ngồi bên trong. Ngưu Nguyệt Thanh bước đến hỏi:
- Đây là trạm thu mua của Hồng Giang hả ông?
Ông già đáp:
- Trước kia thì phải, bây giờ thì không phải.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Tại sao vậy hả ông?
Ông già đáp:
- Tại sao à? Đói không chọn ăn, nghèo không chọn vợ, no cơm ấm cật thì dậm dật trong lòng. Người ta đã có tiền, thích mới, thích trẻ, liền bỏ vợ. Vợ anh ta đâu có chịu bỏ, anh ta đã cho năm vạn đồng, lại biếu luôn cửa hàng này. Bây giờ đang mốt bỏ tiền ra ly hôn mà?
Ngưu Nguyệt Thanh đầu óc rối tung rối mù, vội vàng về nhà nói với Trang Chi Điệp. Trang Chi Điệp bảo:
- Cậu ta luôn luôn giấu chúng mình, chắc là có sự cuốn núi lúc ly hôn.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Ý em không phải thế. Anh không cảm thấy có chuyện trong này sao? Ngày trước cậu ta nghèo rớt mồng tơi, chưa bao giờ nói cậu ta có một trạm thu mua, làm thế nào lại mở được trạm thu mua kia chứ? Bỏ vợ lần này đã cho cô vợ cũ cửa hàng đó, lại cũng thêm năm vạn đồng, cậu ta lấy đâu ra số tiền ấy?
Trang Chi Điệp hỏi:
- Chẳng phải em cứ mười ngày trong tháng lại đối chiếu sổ sách một lần đó ư?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Người ta mở hiệu sách ai cũng phát tài, còn mình không lỗ thì hoà, em đã từng nghi nghi, nhưng em là người phụ nữ làm gì có kinh nghiệm, còn anh thì hỏi han được mấy lần?
Trang Chi Điệp hỏi:
- Không có chứng cớ, em nói cậu ta thế nào được?
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Vậy thì mình nuôi lợn cậu ta ăn thịt à?
Trang Chi Điệp nói:
- Anh còn có một cửa hàng tranh, cửa hàng tranh và hiệu sách góp làm một, làm ăn sẽ khá lên.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Anh định để Triệu Kinh Ngũ đứng ra giám sát cậu ta ư?
Trang Chi Điệp bảo:
- Em chả khăng khăng gả Liễu Nguyệt cho con trai chị kết nghĩa đó sao?
Ngưu Nguyệt Thanh đột nhiên tươi cười:
- Ái chà chà, anh cũng ma ranh đấy, anh đã sớm phát hiện ra căn bệnh.
Trang Chi Điệp bảo:
- Em cứ tưởng em được, em giỏi giang cơ mà?
Trang Chi Điệp nói tới mức Ngưu Nguyệt Thanh thẹn đỏ mặt.
Ngày mai thay mặt Trang Chi Điệp, Ngưu Nguyệt Thanh đi dự lễ cưới của Hồng Giang. Quà cưới vô cùng sang trọng, vợ chồng Hồng Giang mừng hết sức, đã đặt quà tặng ở nơi nổi bật nhất. Trong bữa tiệc, chén rượu đầu tiên đã kính mời Ngưu Nguyệt Thanh, lại nói rõ to trước đông người, thầy Điệp hôm nay có cuộc họp khẩn cấp không thể bỏ được, cô Thanh một mình gánh hai trọng trách, thì xin thay thầy Điệp uống thêm một chén nữa. Ngưu Nguyệt Thanh uống tới mức mặt đỏ tía tai. Trang Chi Điệp có đi họp khẩn cấp gì đâu, anh tìm Triệu Kinh Ngũ thúc việc chuẩn bị mở cửa hàng tranh, được biết cửa hàng tranh đã trang trí xong về cơ bản, chỉ có điều ít tác phẩm tranh chữ, không khai trương được. Trang Chi Điệp nêu ý kiến đi gặp những người phỏng chế tranh chữ của danh nhân.
Triệu Kinh Ngũ bảo:
- Anh không đi vẫn hơn, nói thật với anh, loại việc này vẫn là do Uông Hy Miên làm, anh ấy bảo em không được nói chuyện này với ai, kể cả anh, có lẽ là sợ sơ ý nói ra, người nói vô tình, người nghe hữu ý, sẽ hỏng việc.
Trang Chi Điệp nghe xong bảo:
- Cậu không nói thì mười phần có đến sáu bảy phần mình cũng đoán ra anh ấy làm việc ấy. Mình quen biết các nghệ sĩ trong thành Tây Kinh, có thể phỏng chế được tác phẩm nổi tiếng, ngoài anh ấy ra, cũng không tìm đâu ra một hai người nữa. Dạo trước nghe nói ở bên Hồng Kông có rất nhiều tranh giả của Thạch Lỗ. Gia đình Thạch Lỗ tra tìm khắp nơi, cũng đã có tin đồn nói đến anh ấy, xong anh ấy cũng không chịu rụt chân rụt tay ư?
Triệu Kinh Ngũ nói:
- Chuyện ấy em có biết, lô tranh giả của Thạch Lỗ ấy lúc đầu là dành cho các cửa hàng tranh của mình, đã thoả thuận đâu vào đấy, cửa hàng tranh bán được bao nhiêu, thì mình hưởng bốn phần, anh ấy hưởng sáu phần. Song không hiểu sao một người hướng dẫn du lịch họ Dư của công ty du lịch đã bàn với anh ấy, chuỷên hết lô hàng ấy về Quảng Châu để bán. Những tranh chữ danh nhân giả này không đứng được ở thị trường trong nước, chủ yếu là đánh lừa người nước ngoài. Khách nước ngoài đến đây, họ đâu có biết bán tranh chữ ở chỗ nào, hoàn toàn do người hướng dẫn du lich mồi chài. Rút ra bài học này, em đã đến công ty du lịch làm quen với mấy ông anh, họ đồng ý khi cửa hàng tranh của mình khai trương, sẽ dẫn khách nước ngoài đến mua, mình chỉ cho họ hưởng một chút chiết khấu thôi mà. Hiện giờ trong tay của Uông Hy Miên có ba học trò chuyên trách hỗ trợ với anh ấy phỏng chế một loạt tranh cổ cho cửa hàng tranh của mình, ví dụ "trúc và gió" của Trịnh Bản Kiều, "Tôm" của Tề Bạch Thạch, "sông núi" của Hoàng Tân Hồng, không dám làm nhiều tranh của Thạch Lỗ, nhưng tranh của Thạch Lỗ hiện đang tranh nhau mua ít cũng phải lấy hai ba bức, mấy hôm trước em đã đi xem Uông Hy Miên phỏng chế một bức tranh chăn bò của Thach Lỗ về thời kỳ đầu, còn có một bức nữa là tranh "mai và đá", Thạch Lỗ vẽ sau khi lâm bệnh. Ghê gớm lắm, đêm qua em cầm bức "mai và đá" cho con gái của Thạch Lỗ xem, chị ấy cũng không phát hiện ra tranh giả, còn hỏi kiếm được ở đâu ra? Em bảo mua của một sư phụ trong quán rượu nhỏ. Chị ấy bảo, sau khi bố tôi lâm bệnh, thường có một số người mời ông đi uống rượu, uống xong bố tôi không có tiền liền cầm bút vẽ cho người ta một bức.
Triệu Kinh Ngũ nói xong cười ha ha, Trang Chi Điệp cũng cười bảo:
- Uông Hy Miên không cho mình biết, nhưng anh ấy đâu có hay cửa hàng tranh này là của mình? Thật ra chị vợ của anh ấy và cô Thanh của cậu thân nhau như chị em, Uông Hy Miên làm gì chị ấy chẳng nói với mình cơ chứ?
Nói rồi móc tẩu ra hút, Triệu Kinh Ngũ nhìn thấy cái tẩu thuốc hỏi:
- Anh kiếm đâu ra vậy? Cái tẩu này cũ lắm rồi, là một thứ đồ cổ đấy!
Trang Chi Điệp chỉ cười trừ, hỏi:
- Thế cuốn tranh chữ Mao Trạch Đông của Cung Tịnh Nguyên thế nào rồi? Chưa xong chứ?
Triệu Kinh Ngũ đáp:
- Em đang định nói với anh chuyện này. Chờ xoáy được tác phẩm ấy trong tay, cửa hàng của mình có thể khai trương. Đến lúc ấy sẽ tổ chức họp báo, không sợ cửa hàng tranh ế đâu. Em đã trị được chỗ Cung Tiểu Ất.
Trang Chi Điệp hỏi:
- Cậu trị được bằng cách nào?
Triệu Kinh Ngũ đáp:
- Lúc nó không lên cơn nghiện, chuyện gì cũng sáng suốt biết tính toán. Nhưng khi cơn nghiện nổi lên, thì anh bảo nó gọi là cụ nó cũng gọi lia lịa. Lần trước em bảo với nó em sẽ nói với Liễu Diệp Tử bán rẻ thuốc phiện cho nó với giá rẻ, đương nhiên em cũng có thể bảo Liễu Diệp Tử nâng giá bán thuốc phiện lên hoặc có đưa núi vàng núi bạc ra cũng không cung cấp thuốc cho nó. Em đã giao hẹn với Liễu Diệp Tử, dù thế nào đi nữa, trong vòng mười ngày không được cung cấp cho nó một gói thuốc nào, trừ phi nó phải xì cuốn tranh chữ ấy ra.
Trang Chi Điệp bảo:
- Tay Liễu Diệp Tử này là người thế nào, cậu phải cẩn thận khi làm quen với những kẻ buôn bán thuốc phiện, chuyện ấy phạm pháp đấy!
Triệu Kinh Ngũ nói:
- Em biết chứ, một là em không hút, hai là em không ăn chia với họ. Liễu Diệp Tử là bạn học của em lúc học trường tiểu học. Cô ấy và chồng cô ấy ngấm ngầm vận chuỷên buôn bán thuốc phiện mấy năm rồi. Cung Tiểu Ất cũng chỉ có một con đường mua thuốc phiện ở chỗ cô ấy.
Trang Chi Điệp nói:
- Bọn buôn bán ngấm ngầm ấy chỉ biết chạy theo đồng tiền, cô ta đâu có chịu nghe cậu mà đi ép Cung Tiểu Ất chứ?
Triệu Kinh Ngũ đáp:
- Em nói một cái là anh hiểu ngay. Năm ngoái cô ấy bán một lô vỏ thuốc cho một anh chàng họ Mã ở phố chợ Đông Dương. Gia đình này mở quán bán lẩu ở Trùng Khánh, đã cho vỏ thuốc vào nồi canh, khách đến ăn cứ nườm nượp, ai cũng khen lẩu nhà họ Mã thơm ngon, thèm tới mức nhiều người ngày nào cũng phải đến ăn một lần, không ăn không chịu nổi. Có người nghi nghi trong canh có vỏ thuốc, đã bí mật theo dõi, quả nhiên có, liền báo cho đồn công an, đồn công an đã đóng cửa hàng lậu, truy hỏi vỏ thuốc ấy lấy ở đâu, gia đình họ Mã khai ra Liễu Diệp Tử. Liễu Diệp Tử khai bậy, năm kia bố cô ấy bị ung thư dạ dầy, thầy thuốc ở quê quán đã bán cho một gói vỏ thuốc bảo sắc uống. Bố cô ấy qua đời, vỏ thuốc không dùng hết, cô cảm thấy vứt đi tiếc quá, nên đã bán cho ông Mã. Đồn công an làm sao tin được? Tay đồn trưởng là một ông anh thân quen của em, em liền đi nói giúp. Thế là kết luận sự việc theo lời khai của Liễu Diệp Tử, cô ấy mới được thả về. Anh thử nghĩ, Liễu Diệp Tử đâu có không nghe theo em? Hôm nay anh không bận việc gì, mình đến thăm gia đình cô ấy, biết đâu cuốn tranh chữ kia đã để ở nhà cô ấy rồi!
Hai người vẫy xe taxi đi đến cửa một ngôi nhà kiểu cũ, bốn mặt là nhà xung quanh là sân, nhưng Trang Chi Điệp lại không muốn vào, anh bảo anh không quen Liễu Diệp Tử vẫn hơn. Triệu Kinh Ngũ nghĩ rồi bảo anh vào quán rượu nhỏ trong ngõ chờ đợi, một mình đi vào. Nào ngờ hai vợ chồng Liễu Diệp Tử đều ở nhà, vừa nhìn thấy anh đã khe khẽ bảo:
- Cung Tiểu Ất đang say cơn nghiện ở nhà gác, hôm nay anh ta đem tấm tranh chữ kia đến, sợ mình vẫn không bán thuốc cho, bảo thèm lắm rồi, hút cho xong cơn nghiện, lại mua được một lô thuốc mới tiền trao cháo múc, một tay nhận thuốc, một tay trao tranh chữ. Anh đừng đáng động hắn, hãy vào buồng nhỏ kia mà uống trà.
Triệu Kinh Ngũ vẫn chưa an tâm, rón ra rón rén bước vào cầu thang lên gác hai nhìn vào bên trong qua khe cửa. Cung Tiểu Ất đang nằm trên giường, người gầy rạc như que củi, ở bên cạnh có để một cuộn tranh chữ thật. Triệu Kinh Ngũ mỉm cười, đi xuống nhà dưới uống trà.
Cung Tiểu Ất lên cơn nghiện ở nhà đã mấy hôm nay, một ngày ba lần đến nhà Liễu Diệp Tử, Liễu Diệp Tử vẫn không bán thuốc, cứ đòi bằng được phải có tranh chữ. Cung Tiểu Ất liền cố nhịn khó chịu quay về. Quay về nhưng đứng ngồi không yên, chạy sang cầu khẩn, cầu khẩn chẳng được lại chạy về, về rồi lại đến, đến rồi lại về, cứ thế đi đi lại lại năm lần. Hắn cảm thấy toàn thân đau đớn, đập đầu vào tường, đập tay xuống phản nằm, bứt từng nắm tóc, cuối cùng đành phải cầm tranh chữ đến nhà Liễu Diệp Tử. Vừa xộc vào cửa, đã ngã lăn kềnh ra nền nhà, miệng sùi bọt mép, van lạy Liễu Diệp Tử, Liễu Diệp Tử thấy hắn đem tranh chữ đến, mở ra xem đúng là thư pháp của Mao Trạch Đông, như rồng bay phượng múa, hấp dẫn vô cùng, có khí phách lớn của một lãnh tụ. Chị ta thầm nghĩ, thảo nào Triệu Kinh Ngũ đã thèm nhỏ dãi, cố tình xóay bằng được cuốn tranh chữ này! Chị ta đã bán thuốc phiện cho Cung Tiểu Ất. Cung Tiểu Ất có được bảo bối, liền lên gác giải cơn thèm cái đã, hắn cứ giữ khư khư tranh chữ không buông, chờ cho cơn nghiện qua đi lại mua một lô thuốc nữa mới trao tranh chữ.
Cung Tiểu Ất lên gác hai rồi, hấp ta hấp tấp, hút ngay một mồi, rồi nằm ngửa ra giường, nghĩ lại cái dáng bệ rạc nhiều ngày qua của mimh, cũng quả tình có phần nào hối hận. Lúc đầu mình là đứa con trai bảo bối của bố, đẹp trai, thông minh, nhanh nhẹn, thường đi theo bố, ai cũng khen chữ bố đẹp, con trai bố giỏi. Nhiều người có ý gả con gái làm thông gia với bố, có biết bao cô gái xinh đẹp hễ nhìn thấy mình là tươi cười hớn hở, lúc ấy hắn không ưa cô nào. Nhưng bây giờ muốn công tác không có công tác, bố ruồng bỏ, bạn bè thân thích coi thường, ngay đến Liễu Diệp Tử mũi tẹt cũng bắt nạt mình. Lúc hắn vừa mới đến, hai vợ chồng Liễu Diệp Tử đang rù rì trong nhà, nhìn thấy hắn cũng tỉnh bơ. Hắn thì nước mũi năm mắt chảy ra quỳ xuống đất van xin, mà Liễu Diệp Tử vừa kéo quần lên vừa moi một cái khăn ở háng ra nói chuyện với hắn, chị ta hoàn toàn kgcoi hắn là một con người. Cung Tiểu Ất uất ức, khi mà không có thuốc, thế giới sao mà cay nghiệt độc ác với hắn đến thế, chỉ trong cơn đê mê sau khi hút hắn mới tìm thấy niềm sung sướng hạnh phúc của mình và đi trả thù thế giới này…
Ở gian phòng nhỏ gác dưới, Triệu Kinh Ngũ đã uống cạn ba chén trà mà Cung Tiểu Ất vẫn ở lì trên đó. Liễu Diệp Tử đã tiếp đón, nói chuyện và cắn hột dưa, còn chồng chị thì gọi ở cổng:
- Này, lão già điên kia, có mua giấy lộn không? Trong chuồng xí nhà này có một đống giấy lộn đã dùng, cứ vào mà lấy, không phải trả tiền
Thế là liền nghe thấy một giọng hát khản đặc:
Thắt lưng gài máy nhắn tìm
Điện thoại tự động thì cầm trong tay
Vào quán thì gọi gà quay
Nhà hàng khách sạn thì quay gà rừng.
Anh chồng Liễu Diệp Tử cười khà khà, khen:
- Hay lắm, hay lắm!
Liễu Diệp Tử mắng chồng:
- Anh bệu ơi, anh phụ hoạ gì với lão già thu mua đồ nát đấy hả?
Anh chồng cứ tỉnh bơ, vẫn nói ra ngoài cổng:
- Lão có thu nhận đàn bà cũ nát không? Nếu lão thu nhận thì tôi dám chắc trên đường phố này không có anh chồng nào lại không muốn thay cũ đổi mới đâu!
Liễu Diệp Tử xồng xộc lao ra, véo tai chồng kéo xềnh xệch vào, mắng tét tát:
- Anh còn muốn thay vợ hả? Nếu thay được, thì tôi là người đầu tiên thay cái con lợn biếng nhác này!
Triệu Kinh Ngũ không ra can, chỉ nghe thấy tiếng ra văng vẳng ở xa xa ngoài cổng:
- Đồ cũ nát nào! Ai bán đồ cũ nát nào!
Hai ông bà chủ cãi nhau ầm ĩ một trận xong, Liễu Diệp Tử quay vào hỏi:
- Tiểu Ất vẫn chưa xuống à?
Triệu Kinh Ngũ giục:
- Bạn đi xem thế nào!
Liễu Diệp Tử đứng ở sân gọi lên gác:
- Tiểu Ất ơi, Tiểu Ất, cậu đã đủ chưa nào?
Cung Tiểu Ất bừng tỉnh trong ảo giác, đi từ gác hai xuống, đi xuống rồi, vẫn chưa hoàn toàn trút bỏ được khí khái anh hùng trong một thế giới khác. Hắn hỏi:
- Ầm ĩ cái gì vậy? Chưa được chơi phải không?
Liễu Diệp Tử quát luôn:
- Mày nói cái gì vậy?
Chị ta giơ tay tát luôn một cái, Cung Tiểu Ất tỉnh hẳn, cái tát vừa rồi quả có nặng tay, Cung Tiểu Ất như cây đay, lùi chân không vững ngã ngồi trên bậc thềm. Liễu Diệp Tử đưa tay giật luôn cuộn tranh chữ. Cung Tiểu Ất cất giọng:
- Chị Liễu Diệp Tử ơi, mình thoả thuận với nhau, không bán cho tôi mười hai gói, thì không được lấy tranh chữ này.
Liễu Diệp Tử cười, đưa cho hắn mười hai gói giấy nho nhỏ, còn đưa một cuộn tiền. Cung Tiểu Ất nói:
- Trang Chi Điệp là bạn đời của nhà tôi, chú ấy đem đồ đến đổi vật này, tôi cũng không cho đâu. Làm thế này coi như tôi cho không chị đấy, chị Liễu Diệp Tử ạ!
Liễu Diệp Tử cười bảo:
- Mày đi đi. Mày đi đi!
Chị ta đẩy hắn ra rồi đóng cổng lại. Trang Chi Điệp rỡ được cuộn tranh chữ "trường hận ca" viết tay của Mao Trạch Đông, liền tìm một lô xích xông bạn bè người quen ở các toà báo, đài truyền hình và giới văn học, giới hoạ sĩ, bảo là anh và một người bạn giúp vốn mở một cửa hàng tranh, nên cần tổ chức cuộc họp báo, mong được sự giúp đỡ. Đầu tiên mọi người cứ tưởng chỉ một cửa hàng bán tranh, tuy Trang Chi Điệp mở ra hàng tranh là một việc mới mẻ, nhưng cần tuyên truyền ầm ĩ trên đài trên báo thì hơi khó, ngoài xã hội có quá nhiều sự việc đại loại như cửa hàng tranh và hiệu sách, không có lý do gì chỉ vì một cửa hàng tranh của anh mà quảng cáo om xòm lên. Đương nhiên Trang Chi Điệp đã nêu lên anh có bút tích thật, là một tranh chữ của Mao Trạch Đông. Thế là mọi nơi nhận lời, nói là có giá trị thời sự.
Họ đã kéo đến xem, khen rối khen rít, có người đã viết sẵn bài chỉ chờ cuộc họp báo, sẽ cho đăng lên ngay. Bởi vì cá nhân tổ chức họp báo, nên dự định tốn kém không ít tiền của. Ngưu Nguyệt Thanh liền gọi Triệu Kinh Ngũ và Hồng Giang đến chuẩn bị tiền nong. Hồng Giang cầm sổ sách tính đi tính lại, cứ luôn mồm kêu ca phàn nàn hiệu sách khó kinh doanh, Ngưu Nguyệt Thanh liền bảo chính vì khó kinh doanh, nên mới cửa hàng tranh này, bây giờ cửa hàng tranh và hiệu sách gộp lại làm một, sau này kinh doanh chủ yếu là sẽ dựa vào cửa hàng tranh. Yêu cầu Hồng Giang là người giúp việc đắc lực cho Triệu Kinh Ngũ. Hồng Giang chợt hiểu, từ nay trở đi không còn do bản thân mình quyết định nữa, trong lòng không vui song chẳng có lý do nào nói ra miệng. Nhưng rồi anh ta cũng bảo:
- Triệu Kinh Ngũ giỏi giang hơn tôi, vậy thì tốt lắm, từ nay nếu anh bảo đâu tôi chạy đấy. Tôi là chân chạy mà, chạy có thể là tiên phong, ngồi một chỗ làm tướng soái không có số liệu.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Kinh Ngũ này, Hồng Giang bái phục cậu thế đấy. Cậu cũng phải tôn trọng ý kiến của Hồng Giang. Ở mọi lúc mọi nơi, có việc gì phải bàn với nhau thường xuyên.
Khi ba người ra khỏi cửa, chị cố ý để Triệu Kinh Ngũ đi trước, dúi vào tay Hồng Giang một mảnh vải, nói khẽ:
- Đây là sản phẩm mới tôi nhờ người mua từ Thượng Hải. Cậu cầm về may cho Lưu Hiểu Kha một bộ com lê, cất đi, đừng để Triệu Kinh Ngũ nhìn thấy, không thì lại bảo tôi phân biệt đối xử.
Bởi công việc của cửa hàng tranh, đã lâu nay Trang Chi Điệp không đi gặp Đường Uyển Nhi. Người đàn bà này ở nhà sốt ruột như con kiến trên miệng chảo nóng. Thời gian gần đây, chị ta cảm thấy người hơi khang khác, biếng ăn uống, mí mắt sưng lên, hơi một tí lại ợ chua, trong lòng nghi nghi. Đi bệnh viện kiểm tra, thì quả nhiên đã có thai. Lúc đầu từ Đồng Quan đến Tây Kinh, Chu Mẫn ngại chưa có một gia đình ổn định, kiên quyết không đẻ con, lần nào động phòng cũng dùng bao cao su, cho nên vẫn an toàn vô sự. Từ ngày qua lại với Trang Chi Điệp, cả hai đều thấy dùng bao cao su phiền phức, cản trở, cho nên chị ta đã uống thuốc viên ngừa thai, nhưng không thể lúc nào cũng kè kè mang thuốc trong người, có dịp gặp nhau ngẫu nhiên, say sưa với vui thú, đâu có quan tâm đến nhiều, may mà mấy lần không dính phải, nên đâm ra bạo phổi, sau đó liền không uống thuốc nữa. Bây giờ cơ thể đã có phản ứng, chị ta sợ bại lộ, chỉ chờ Chu Mẫn đi làm việc, là ở nhà nhổ ra từng bãi nước chua, nhổ tới mức chỗ nào cũng có. Chị ta đã sốt sắng nói chuyện này với Trang Chi Điệp, mong anh góp ý kiến cho mịnh cốt là để đỡ lo sợ, cũng là để Trang Chi Điệp biết rõ chuyện khổ sở của chị ta.
Nhưng bồ câu trắng bay đưa tin hai lần, Trang Chi Điệp vẫn không đến. Chị ta thấy lo lo, dự đóan Trang Chi Điệp cố ý không đến hay là có chuyện gì cuốn vướng không đi được? Cũng không dám tự dưng đến nhà anh, chỉ biết ôm mặt khóc mấy trận, có phần nào tê tái trong lòng. Nhưng lại nghĩ, dù thế nào chăng nữa, thì cũng không thể để đứa bé ra đời, cho dù Trang Chi Điệp vẫn một lòng yêu chị ta, thì chờ anh ấy đến, cũng phải đi bệnh viện nạo thai, lại chẳng biết bao giờ anh ấy đến, việc gì mình cứ phải âm thầm chịu đựng giày vò và hoảng sợ mà không tự đi xử lý lấy.
Có ý định ấy, chị ta thấy mình rất dũng cảm. Có thể mang thai sẽ chứng minh cho Trang Chi Điệp biết anh ấy vẫn có khả năng sinh con, chứ không phải õng ẹo làm nũng gây phiền phức cho anh ấy. Trang Chi Điệp càng có cớ so sánh giữa chị ta với Ngưu Nguyệt Thanh và càng thích chị ta hơn. Thế là buổi sớm hôm sau, Chu Mẫn vừa đi làm, chị ta đi một mình vào bệnh viện phá thai. Máu thịt lầy nhầy hẳn một đống, một người đàn bà cũng vào đẻ non ngồi bên cạnh sợ quá phát khóc, nhưng Đường Uyển Nhi vẫn thản nhiên, coi thường ra mặt, khi bác sĩ hỏi:
- Chồng chị đâu, sao không thấy anh ấy đến trông nom?
Chị ta trả lời:
- Ở ngoài kia, anh ấy gọi xe chờ ở bên ngoài.
Chị ta ra khỏi buồng bệnh, bỗng dưng có phần thê thảm.
Ngồi nghỉ một lúc ở phòng nghỉ, chị ta bình tĩnh lại, đã cảm thấy nhẹ nhõm chưa từng có, tự mỉm cười, tự nói với bản thân:
- Đường Uyển Nhi này ăn được hòn gạch, thì cũng ỉa ra được viên ngói.
Chị ta đứng dậy đi về nhà. Đi qua lối ngõ nhà Mạnh Vân Phòng thấy người khó chịu, chỉ thấy khát nước, liền rẽ vào nhà Mạnh Vân Phòng uống hớp nước và cũng là để xem Trang Chi Điệp đi đâu. Vừa bước vào cửa, Mạnh Vân Phòng đi vắng. Hạ Tiệp đang buồn bực đến mức vêu cả mồm ở trong nhà, nhìn thấy Đường Uyển Nhi liền bảo:
- Đang định đi gọi em đến nơi nào đó rong chơi, thì em lù lù dẫn xác đến, đúng là một con ma cáo!
Đường Uyển Nhi bảo:
- Là ma cáo đấy, ở bên này chị ngứa nghề đánh rắm thối, em cũng ngửi thấy đấy! Chị giận dữ ai mà vêu miệng thế kia?
Hạ Tiệp đáp:
- Còn tức ai được nữa?
Đường Uyển Nhi hỏi:
- Chắc chị lại chê thầy Phòng lại sang chỗ thầy Điệp tán hão phải không? Người lớn bằng ngần này mà vẫn như chưa nhìn thấy đàn ông bao giờ, một giờ một khắc cũng đòi cột người ta vào thắt lưng hay sao?
Hạ Tiệp đáp:
- Mấy hôm nay Trang Chi Điệp còn bận cửa hàng tranh của anh ấy, làm gì có thời giờ tán hão với Mạnh Vân Phòng? Nếu chỉ là tán hão thì cũng thôi, đàng này có một lão mèo hoang chống gậy ở Tân Cương đến, anh ta tôn kính như thần, hai ba hôm lại mời đến uống rượu, lại còn dẫn thằng nhóc Mạnh Tần về nhận làm thầy cơ chứ. Mình vừa chửi cho một trận đuổi đi xong! Thôi không nhắc đến anh ta nữa, hễ cứ nhắc đến chuyện này là mình lại tức điên lên, không có chỗ nào mà trút nữa! Em sao vậy Uyển Nhi? Sắc mặt nhợt nhạt ra thế?
Đường Uyển Nhi nghe nói Trang Chi Điệp bận mải cửa hàng tranh thì nhẹ nhõm trong lòng, chị ta nói:
- Mặt em xấu lắm à? Mấy đêm nay thường mất ngủ, lúc mới đến đây lại đi vội vàng, chỉ sợ khát nước. Nhà có đường đỏ không chị? Chị cho em một ít để em pha nước đường uống thử xem.
Hạ Tiệp đứng dậy rót nước bảo:
- Đêm ngủ không được hả? Em và Chu Mẫn mỗi đêm quấy rối nhau in ít thôi, trời nóng bức lại uống nước đường đỏ!
Đường Uyển Nhi bảo:
- Dạ dày em lạnh, bác sĩ bảo uống nhiều nước đường đỏ thì tốt hơn.
Chị ta uống hết một cốc, toàn thân ra mồ hôi, càng cảm thấy khoan khoái, nói chuyện một lúc, Hạ Tiệp lôi đi, cũng đi theo. Hai người cười nói rôm rả, đi ra cửa nam thì Đường Uyển Nhi cảm thấy ở cửa mình ngấm ngầm đau, liền tựa vào đầu cầu bắc qua sông vây quanh thành phố bảo:
- Chị Tiệp ơi mình nghỉ một lát đã.
Chị ta đưa mắt nhìn vào trong vườn hoa công cộng ven bờ sông, trời cao mây nhạt, ánh nắng chói chang, dòng sông dưới chân cầu nước chảy băng băng, mép cỏ bờ sông nổi chồi từng mảng, từng mảng trứng ếch sền sệt, có mảng đã nở, thành hàng loạt con nòng nọc có cái đuôi nhỏ xíu đang bơi lội. Bỗng dưng Đường Uyển Nhi mỉm cười. Hạ Tiệp hỏi cười gì vậy, Đường Uyển Nhi không muốn nói đến những con nòng nọc kia nên bảo:
- Chị nhìn cơn gió xoáy kìa!
Cơn gió xoáy nổi lên từ mặt sông, bò dần lên bờ sông, rồi cứ lủân quẩn dưới một gốc cây ở trong lan can sắt vườn hoa công cộng, không chịu đi, cứ quay tít một chỗ. Vốn chẳng để ý nói đến gió, nhưng cái cây ở chỗ cơn gió xoáy đã khiến hai chị em cảm thấy thích thú. Đó là một cây hoa bông tía, trên thân cây to sù sụ đã chia thành hai nhánh, ở chỗ tách ra lại kẹp chặt một hòn đá dài, trông cũng hay hay. Hạ Tiệp bảo:
- Hai nhánh của cây này vốn không tách ra nổi, thợ làm vườn đã kẹp vào giữa một hòn đá, cây càng mọc càng lớn, hòn đá liền gắn vào bên trong, phải không nào?
Đường Uyển Nhi hỏi lại:
- Chị nhìn xem cây kia giống cái gì?
Hạ Tiệp đáp:
- giống chữ Y
Đường Uyển Nhi bảo:
- Chị thử nhìn kỹ xem.
Hạ Tiệp bảo:
- Chữ người là chữ người, còn nhìn ra người gì nữa.
Đường Uyển Nhi bảo:
- Chị nhìn hòn đá kia kìa!
Hạ Tiệp chợt hiểu ra, mắng luôn:
- Cái con ngứa nghề này, nghì cả đến chỗ ấy cơ à?
Hạ Tiệp bước đến định véo Đường Uyển Nhi, hai người cười hi hi ha ha, cấu véo nhau ở lan can đầu cầu làm cho người qua lại ai cũng nhìn sang bên này.
Hạ Tiệp bảo:
- Đừng đùa nữa, mọi người đang nhìn chúng mình.
Đường Uyển Nhi đáp:
- Kệ họ, nhìn thì được cái gì!
Hạ Tiệp liền khẽ hỏi:
- Uyển Nhi này, mỗi ngày Chu Mẫn xơi em mấy chưởng? Em là con yêu tinh hại đàn ông, em xem xem, Chu Mẫn gầy rạc y như đống bã thuốc!
Đường Uyển Nhi đáp:
- Thế thì chị đổ oan cho em rồi, một tháng thì có tới hai mươi ngày chúng em ngủ riêng, cái món ấy gần như quên mất rồi.
Hạ Tiệp bảo:
- Vậy thì em chỉ đi mà nói dối ma! Khỏi phải nói Chu Mẫn yêu em, mình dám nói, người đàn ông nào nhìn thấy em, cũng phải ngây người ra, không đi nổi.
Đường Uyển Nhi nói:
- Vậy thì em thành con ma cáo thật ư?
Hạ Tiệp bảo:
- Nhắc tới cáo, mình lại nhớ đến chuyện đêm qua. Đêm qua mình ở nhà đọc "Liêu trai chí dị", chỗ nào quyển sách cũng viết nào cáo, nào ma, mình đâm hoảng. Thầy Phòng của em bảo, anh không sợ cáo đâu, nửa đêm gà gáy, anh đang mong có con ma cáo đẩy cửa sổ kẹt một tiếng vào trong nhà đây này. Mình mắng anh ấy, anh nghĩ hay nhỉ, cái tạng anh gầy gò, thịt hôi như con nhái bén, ai thèm cắn anh cơ chứ! Nằm xuống còn nghĩ Bồ Tùng Linh viết bậy bạ thế thôi, trên đời làm gì có chuyện cáo thành tinh! Nếu có người đàn bà nào, ai nhìn thấy cũng yêu, thì đời mình, cũng chỉ gặp có em thôi!
Đường Uyển Nhi nghe rồi bảo:
- Em đọc "Liêu trai chí dị" thì lại cứ cảm thấy Bồ Tùng Linh là một kẻ si tình, trong đời ông chắc là có nhiều người tình, ông yêu người tình của ông, song không thể làm vợ chồng lâu dài, mới mắc bệnh tương tư tày trời, mượn cớ biến người tình thành cáo.
Hạ Tiệp nói:
- Tại sao em nhận xét như vậy? Có phải em đã yêu ai, hay có ai đã yêu em phải không?
Trong đầu Đường Uyển Nhi hoàn toàn nhường chỗ cho Trang Chi Điệp, chị ta nhíu cặp mắt thành mảnh trăng non cong cong, nét mặt tươi cười mặt ửng đỏ, song lại nói:
- Em chỉ nghĩ vớ vẩn chứ làm gì có người tình? Chị Tiệp ơi, chuyện trên đời lạ lắm, tại sao đàn ông lại phải có đàn bà? Chị và thầy Phòng chung sống với nhau cảm thấy thế nào?
Hạ Tiệp đáp:
- Xong việc ai cũng hối hận, cảm thấy chẳng hay ho gì, nhưng năm ba ngày sau lại muốn…
Nói xong hai người lại cười ngặt nghẽo. Hạ Tiệp bảo:
- Con người là đàn bà, đàn ông ăn uống như vậy mà!
Đường Uyển Nhi nói:
- Thật ra, con người bị Thượng Đế sai khiến trêu đùa, mình biết đấy mà chẳng làm sao được!
Hạ Tiệp bảo:
- Chuyện ấy giải thích thế nào nhỉ?
Đường Uyển Nhi đáp"
- Em thường nghĩ, TĐ rất biết bỡn cợt con người. Thượng Đế muốn để con người tiếp tục sống, tiếp tục sống thì phải ăn. Ăn là việc phải chịu tội nhiều đấy, mình phải cày cấy thóc lúa, có thóc lúa rồi phải xay xát, phải thổi nấu, khi ăn phải nhai phải nuốt, phải tiêu hóa phải thải phân. Đó toàn là những công việc nặng nhọc! Nhưng Thượng Đế đã cho con người lòng ham muốn ăn, bởi lòng ham muốn ấy mà con người đã tự nguyện tự giác làm Trang Chi Điệp công việc ấy. Hãy ví dụ như chuyện đàn ông đàn bà chung sống với nhau, nhưng nếu không sinh cho bạn lòng ham muốn tình dục, thì ai sẽ đi làm công việc cực nhọc vất vả ấy? Mà trong lúc bạn vui vẻ sung sướng là bạn đã phải đi làm nhiệm vụ sinh con. Nếu con người có thể tương kế tựu kế, tức là vui sướng đấy, mà lại không phục vụ cho mục đích kia thì tốt nhỉ?
Hạ Tiệp nói:
- Con ranh này, đầu óc em suốt ngày chỉ nghĩ đến những chuyện ấy à?
Hạ Tiệp đưa tay cù vào nách Đường Uyển Nhi, Đường Uyển Nhi cười hổn hển, gỡ ra chạy đến đầu cầu. Hạ Tiệp cứ đủôi theo, cả hai kẻ trước người sau đều chạy vào cửa lan can sắt của vườn hoa công cộng.
Đường Uyển Nhi liền nằm soài trên bãi cỏ xanh, Hạ Tiệp sà ngay đến ấn xuống, Đường Uyển Nhi lả người đi. Hạ Tiệp cầm chân Đường Uyển Nhi lên, tháo tuột một chiếc giày và bảo:
- Xem mi còn chạy được không nào?
Đường Uyển Nhi quay lại kêu một tiếng:
- Chị Tiệp ơi!
Môi chị ta nhợt nhạt, mặt vã mồ hôi, hai mắt trợn lên trắng dã, ngất xỉu đi.
Hạ Tiệp đã thuê một chiếc xe ba bánh chở Đường Uyển Nhi đến bệnh viện. Trên đường đi, Đường Uyển Nhi đã tỉnh lại nhưng dứt khóat không vào bệnh viện. Chị ta bảo đã mắc bệnh ngất xỉu từ hồi còn bé, mấy hôm nay mệt mỏi, có lẽ đã tái phát, cứ về nhà nghỉ ngơi một lúc là khỏi ngay.
Hạ Tiệp đưa tay rờ trán chị ta, mồ hôi trên mặt đã mát, sắc mặt cũng phần nào đỏ lại, liền không đưa vào bệnh viện nữa, trả lại cho lái xe năm đồng, chở Đường Uyển Nhi về thẳng nhà. Trong nhà vắng tanh vắng ngắt. Đường Uyển Nhi bước vào, lên giường ngả lưng cái đã. Hạ Tiệp hỏi:
- Đường Uyển Nhi này, bây giờ em thấy khá hơn chứ?
Đường Uyển Nhi đáp:
- Khá hơn nhiều chị ạ, em rất cảm ơn chị!
Hạ Tiệp bảo:
- Hôm nay em làm chị hết hồn, nếu có mệnh hệ gì, thì chị cũng chết thật!
Đường Uyển Nhi đáp:
- Vậy thì chị em ta làm con ma chơi bời chứ sao!
Hạ Tiệp bảo:
- Đến nước này em còn đùa được sao? Em muốn ăn gì, chị làm cho?
Đường Uyển Nhi cười mệt mỏi, nói:
- Không muốn ăn gì, em chỉ buồn ngủ. Ngủ một giấc trở dậy thì đâu lại vào đấy thôi mà! Chị về đi chị Tiệp ạ!
Hạ Tiệp bảo:
- Chu Mẫn cũng không có nhà, cậu ấy đi làm hả em? Chị đi gọi điện thoại cho đơn vị cậu ấy nhé?
Đường Uyển Nhi nói:
- Trên đường về, chị gọi điện thoại cho anh ấy giúp em nhé? Chị gọi đến nhà thầy Điệp trước, có thể Chu Mẫn ở đó.
Hạ Tiệp lại pha một cốc nước đường đỏ để cạnh giường. Khép cửa, rồi đi ra phố gọi điện thoại. Điện thoại đã gọi đến nhà Trang Chi Điệp. Trang Chi Điệp biết Đường Uyển Nhi ốm đột ngột, vội vã cưỡi xe máy "Mộc lan" phóng đến nhà.
Chu Mẫn vẫn chưa về. Đường Uyển Nhi nhìn thấy đã khóc hu hu. Trang Chi Điệp vừa lau nước mắt cho chị ta vừa hỏi bệnh tình. Khi Đường Uyển Nhi kể rõ đầu đuôi, anh hoảng tới mức ngã phịch xuống mép giường hồi lâu, sau đó cứ giơ nắm đấm, đấm vào trán mình. Đường Uyển Nhi nhìn thấy anh như vậy, trong lòng tự thấy vui vui, nhưng lại bảo:
- Anh có giận em không? Em xin lỗi anh, em chà đạp đứa con của anh.
Trang Chi Điệp bỗng ôm lấy đầu chị ta, khẽ khàng bảo:
- Uyển Nhi ơi, không phải em có lỗi với anh, mà anh đã có lỗi với em. Anh phải chịu cái tội này mới phải chứ, song em đã tự chọn một mình. Em thật là một người đàn bà tốt! Nhưng vừa mới lên bàn mổ, mà tại sao em không yêu quý cơ thể, lại đi theo Hạ Tiệp làm gì cho mệt?
Đường Uyển Nhi đáp:
- Em cảm thấy đi được, hơn nữa làm sao em để cho Hạ Tiệp biết chuyện này được? Việc cửa hàng tranh thế nào rồi?
Trang Chi Điệp đáp:
- Tại sao em biết anh bận việc cửa hàng tranh? Lâu lắm anh không đến, nhưng em cũng không thả bồ câu đưa thư đi.
Đường Uyển Nhi đáp:
- Em đâu có không gửi thư? Suốt ngày, suốt đêm mong đến anh, mà anh cứ mất tăm mất tích, nên em mới tự giải quyết.
Trang Chi Điệp chửi Liễu Nguyệt một câu, anh bảo không hề hay biết gì, liền lật chăn xem vết thương, sau đó đắp lại cẩn thận. Đi ra phố mua hẳn một đống thuốc đem về, cứ ngồi cạnh mãi cho tới lúc Chu Mẫn về mới ra đi.
Từ đó trở đi trong một tuần, cứ cách một hôm, Trang Chi Điệp lại đi thăm Đường Uyển Nhi một lần, lần nào cũng mua nào là gà, nào cá. Liễu Nguyệt lần nào chờ anh về, cũng pha một cốc nước quế viên tinh cho anh uống. Anh bảo:
- Liễu Nguyệt tình cảm chu đáo thế!
Liễu Nguyệt đáp:
- Giúp việc hầu hạ trong nhà sao lại không tình cảm cơ chứ? Anh lại bỏ công sức ra mà!
Trang Chi Điệp cười bảo:
- Bây giờ anh không dám ra khỏi cửa, hễ ra khỏi cửa em lại tưởng đến chỗ Đường Uyển Nhi. Anh chẳng đi đâu nữa. Em đi làm việc thay anh, tìm Liễu Nguyệt bảo cậu ấy tìm thầy lang Tống đến am ni cô.
Liễu Nguyệt hỏi:
- Ni cô ốm hay sao? Chủ nhật tuần trước em ra phố hàng thanh mua cá, khi về đã gặp Tuệ Minh. Chị ấy và thư ký riêng Hoàng Đức Phúc ngồi trong xe đỗ ở cạnh đường. Chị ấy không nhìn thấy em, em cũng giả vờ không nhìn thấy chị ấy. Hừ! Làm ni cô cũng bôi môi son à? Em không chấp nhận cái kiểu ấy, muốn đẹp thì đừng đi làm ni cô. Làm ni cô lại quen người này biết người kia, theo em thì chị ấy cố ý khoe mình. Không làm ni cô, thì con gái đẹp đầy thành phố mấy ai biết họ biết tên, làm ni cô, thì ai ai cũng biết trong thành phố có một ni cô Tuệ Minh mặt trắng vú to. Chị ấy bị bệnh gì, Phật cũng không phù hộ chị ấy à?
Trang Chi Điệp nói:
- Trông người lại nghĩ đến ta, thấy người ta xinh đẹp thì em lại hậm hực có phải không?
Liễu Nguyệt đáp:
- Em đã hậm hực với ai nào?
Lúc này Trang Chi Điệp mới định nhắc chuyện Đường Uyển Nhi thả bồ ca6u nhắn tin, xong vừa mở miệng ra lại thôi, trong nhà này anh chưa nói cho Ngưu Nguyệt Thanh và Liễu Nguyệt biết chuyện Đường Uyển Nhi bị ốm. Nhưng Liễu Nguyệt vẫn chưa nguôi tức. Cô ta nói:
- Liên quan cái gì với em cơ chứ? Trước kia bảo mồm thối Mạnh Vân Phòng hay đến đấy, bây giờ mù mắt không đến được thì anh lại năng đi.
Trang Chi Điệp bảo:
- Em càng nói càng đắc ý! Anh cũng gặp thư ký riêng Hoàng Đức Phúc ở dọc đường. Anh ấy bảo Tuệ Minh đau lưng không đứng thẳng người lên được. Anh mới bảo Triệu Kinh Ngũ đi tìm thầy lang Tống, nếu em không đi thì thôi.
Liễu Nguyệt nói:
- Anh đã sai bảo, em không đi mà được ư? Bữa cơm trưa nay em về muộn, anh và chị cả ra quán ăn nhé!
Trang Chi Điệp bảo:
- Nói có một ca6u mà mất nhiều thời gian thế cơ à? Em đánh mất cả hồn vía thì về nhà anh sè mách chị cả đấy.
Liễu Nguyệt đáp:
- Được rồi, em sẽ bảo chị cả rắc một nắm thóc tẩm thuốc độc để giết quách con bồ câu trắng đi.
Nói xong tươi cười hớn hở chạy ra cửa.
Phế Đô Phế Đô - Giả Bình Ao Phế Đô