I love to lose myself in other men's minds.... Books think for me.

Charles Lamb

 
 
 
 
 
Tác giả: Tuý Vân Tử
Thể loại: Tiên Hiệp
Số chương: 374 - chưa đầy đủ
Phí download: 17 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 555 / 0
Cập nhật: 2017-09-25 02:58:19 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 232: Thiên Phong Thành
hiên Phong Thành là một đại thành nằm ở trung tâm Nam An đại lục.
Với vị trí là một trong hai mươi toà thành lớn nhất trên toàn đại lục, diện tích Thiên Phong Thành này cực kỳ khổng lồ.
Từ ngoài nhìn vào Thiên Phong Thành sẽ thấy một ngọn núi thật cao với ngọn núi quanh năm bị sương mờ che phủ. Đây chính là Thiên Phong Sơn, là nơi thần thánh, là vị trí tôn kính nhất mà tất cả cư dân sống trong Thiên Phong Thành đều hằng ngày hướng về nó cúng bái.
Bên dưới chân ngọn Thiên Phong Sơn có vô số lầu các xa hoa, đình điện to lớn.
Những đình điện này kèo dài ra cho đến một bức tường xây bằng ngọc cao chừng hai mươi trượng, bên trên có thủ vệ ngày đêm canh gác. Những người này được gọi là Nội Vệ.
Trên người những Nội vệ này đều mặc trang phục thượng đẳng, chiến giáp sáng ngời, trường đao bên hông lấp loé, ánh mắt có thần, đều là hạng cao thủ tu vi ít nhất cũng đả Luyện Khí Trung Kỳ.
Một tu sĩ Luyện Khí Trung Kỳ, ở nơi khác có thể cũng là một gã tán tu hoặc là đệ tử ngoại môn kiêu ngạo của một môn phái nào đó, thế nhưng ở đây lại cam tâm tình nguyện làm người gác thành, có thể những toà đình đài lâu các bên trong này có địa vị như thế nào.
Mà khu vực bên trong tường thành này được gọi bằng cái tên Thiên Phong Nội Thành.
Thiên Phong Nội Thành là nơi cư trú của tiên nhân, của những người có địa vị cao vời, thân phận hiển hách.
Ở trên Nam An đại lục, không có phân chia quốc gia mà chỉ có một thế lực duy nhất khống chế toàn thể phàm nhân trên đại lục, thế lực này được gọi là Vương Triều. Mà người chưởng khống Vương Triều chính là Vương Hoàng.
Nghe thì cao sang, nhưng người chân chính khống chế hết thảy sự việc trên Nam An đại lục chính là một thế lực ẩn sau màn, do tất cả những người tu chân hợp lại thành một tổ chức gọi là Đạo Minh.
Do có hai thế lực này, dường như đã thành một thông lệ, ở mỗi một toà thành đều do Vương Hoàng chỉ định người đến quản lý phàm nhân gọi là Thành Vương, còn Đạo Minh cũng cử một sứ giả đến để bảo hộ và trông nom gọi là Đạo Minh Sứ Giả.
Bên dưới những người này là một hệ thống phức tạp lằng ngoằng, hơn nữa còn có rất nhiều thế lực nhỏ âm thầm dựa vào. Cho nên những người phụ thuộc này hầu như đều mong ước có ngày nào đó được vào nội thành sinh sống, khi đó địa vị càng thêm hiển hách, là mưu cầu của vô số người.
Mà phía bên ngoài của Thiên Phong nội thành chính là Thiên Phong ngoại thành.
Thiên Phong Nội Thành đã rộng, mà Thiên Phong Ngoại thành còn rộng lớn gấp cả chục lần, chẳng những kéo dài ra xa mà còn có vô số thôn xóm và thôn trấn nhỏ bên ngoài cũng được xem là Thiên Phong Ngoại Thành.
Mà đã có cái danh ‘Ngoại Thành’ này, dĩ nhiên hàng năm những thông xóm làng mạc này đều có nghĩa vụ nộp thuế các loại, hơn nữa nếu như không nộp đủ thì đều phải phục vụ cho Vương triều ba năm để bù vào.
Cũng không biết ai suy nghĩ ra những chuyện này, bất quá nó đã làm cho Thiên Phong Thành ngày càng phát triển, vô số những công trình to lớn mọc lên.
Mà cũng bởi vì nguồn lực quá đỗi hùng hậu, Thiên Phong Thành mặc dù bao quanh đa số là đồi núi, lại bị ngăn cách bởi một dãy núi mới đến một con sông lớn. Cho nên mấy trăm năm trước, Thành Vương đương nhiệm khi đó đã tập hợp sức người sức của, mở ra một con sông lớn thông với Thiên Phong Thành, làm thành này có thêm đường thuỷ, giao thương càng thêm náo nhiệt.
Có con đường thuỷ này, đa số hàng hoá đến Thiên Phong Thành cũng dần dần ưu tiên đường thuỷ. Chỉ nhìn bến sông hôm nay có vô số tàu thuyền tấp nập ra vào, hàng hoá được bốc dỡ lên xuống vô cùng náo nhiệt thì cũng đủ hiểu sinh ý nơi này tấp nập đến mức nào.
Bất quá, nếu như tiếp tục đi vào theo con sông này một đoạn nữa thì sẽ thấy không có tàu hàng nữa mà là các con thuyền sơn son thiếp vàng, bên trên có các loại vương tôn công tử, thiếu gia thiếu nữ cùng nhau uống rượu nói chuyện, lộ ra vẻ phồn hoa mỹ cảnh.
Mặc dù hiện tại mới là trời chiều nhưng đã có vài con thuyền lớn giăng đèn kết hoa chậm rãi thả trôi trên sông như muốn ngắm cảnh.
Mà hai bên bờ sông lúc này cũng có nhiều người đi lại, vừa nói chuyện vừa chậm rãi quan sát các món đồ lưu niệm trên đường.
Cảnh sắc đông đúc này cộng thêm các ngọn đèn lồng được giăng hai bên đường, càng làm ý cảnh nơi này đậm thêm vài phần.
Lúc này, ngay bên cạnh chân cầu bắc ngang con sông có một thanh niên mặt mũi hết sức tầm thường đang cầm một ly trà chậm rãi uống.
Trước mặt người thanh niên này có bày bán vài loại đồ vật lặt vặt như một số thanh kiếm gỗ, một vài khối ngọc bội nho nhỏ cùng mấy cái bình có vẻ hết sức tầm thường.
Những loại đồ vật này nếu như đặt ở một chỗ nào đó riêng biệt thì chắc chắn có nhiều kẻ cảm thấy bất thường, sẽ không chút do dự mà chạy lại xem xét.
Bất quá nhìn kỹ lại, dọc theo con đường này có vô số người cũng bán đủ thứ loại đồ vật linh tinh cổ quái.
Mà so với những nơi đó, quầy hàng của thanh niên này lộ ra vẻ đơn sơ rách nát đến tội nghiệp.
Bất quá, người thanh niên này có vẻ không để ý chút nào mà nhàn nhã uống trà.
Nếu có người nào quen biết ở đây, chắc chắn nhận ra đây chính là Trần Dương.
Trần Dương từ khi mới bước chân đã tự uống một viên Trú Nhan Đan, khiến cho hình dáng chỉ ngoài hai mươi, vì vậy mà hiện giờ kết hợp với bộ dáng nhàn nhã đĩnh đạc này càng làm cho Trần Dương lộ ra vẻ bất thường.
Thế nhưng, ở một nơi mà ngoài vẻ hào nhoáng còn có sự cạnh tranh khốc liệt trong từng miếng ăn như nơi này thì dáng vẻ của Trần Dương chính là vẻ giả vờ giả vịt, là chiêu thức thấp kém nhất của những kẻ bán hàng nơi này.
Bất quá Trần Dương không hề quan tâm đến những điều này mà ung dung uống một bình trà tự pha.
Trần Dương đến nơi này đã nửa năm, mỗi ngày đều đến nơi này bày một quầy hàng như vậy, ung dung ngồi đó cho đến một giờ thì liền quay về một căn nhà tranh vách đất ở một khu hẻo lánh ngoài thành.
Nửa năm trước, Trần Dương sau khi bị truyền tống đi luyền mơ mơ hồ hồ xuất hiện ở vùng núi hoang vu hẻo lánh ngoài thành. Sau đó Trần Dương tìm đến đây thăm dò thì biết phàm là người ở Nam An đại lục, mỗi khi đến tuổi trưởng thành đều phải nhận một thứ gọi là thân phận bài. Cho dù muốn đi lại hay là muốn trao đổi, giao dịch, buôn bán hay là làm bất cứ việc gì đều phải có thứ này.
Mà thứ này chỉ có một cách, đó là có người trong gia đình tiến cử, chứng minh huyết mạch trực hệ rồi nộp một số lệ phí là được cấp. Còn nếu không, chỉ có hai cách, một là đi làm lao dịch cho Vương triều ba năm thì sẽ được cấp Thân phận bài, hoặc là chứng minh được bản thân có nghề nghiệp gì đó ổn định, trong vòng ba năm liên tục được chứng minh làm nghề thì chỉ cần nộp thêm một số phí tổn là có thể được phát thân phận bài.
Trần Dương mới đến đây, tất nhiên thứ cần nhất chính là hoà nhập vào nơi này, do đó chuyện thân phận bài là chuyện tình bắt buộc phải có, nếu không thì nửa bước cũng khó đi.
Mà những người như chọn cách có một nghề nghiệp như Trần Dương cũng không ít, hằng ngày đều sẽ có một vị quan sai đi chung quanh ‘điểm danh’ và quan sát từng người xem có thật đang buôn bán hoặc là lao động hay không.
Trần Dương có kinh nghiệm ở xã hội quê hương, hầu như đều rất biết điều thỉnh thoảng lại ‘bồi dưỡng’ vị quan sai trông coi này ít đồ tốt, cho nên Trần Dương hằng ngày chỉ đến nơi này ngồi cho vui, hầu như không quan tâm kết quả buôn bán.
Đối với thân gia Trần Dương hiện giờ, ban đêm thì trở về nhà sau đó tiến vào Phán Thần Hệ Thống tu luyện, còn ban ngày, đến mỗi đầu giờ chiều thì đến nơi này bày hàng, chờ cho đến tối thì dọn hàng.
Có người mua thì tốt!
Không có cũng không sao!
Mà những thứ Trần Dương bán ra, đều là một ít thứ đồ cấp thấp mà Trần Dương tự tay luyện chế.
Ví dụ như mấy thanh kiếm gỗ này, nhìn bên ngoài vừa thô thiển vừa xấu xí, căn bản chỉ có người có trí tưởng tượng phong phú nhất mới liên tưởng mấy thanh gỗ sần sùi này là ‘kiếm’, thế nhưng thực sự bên trong đều được Trần Dương gia trì trận pháp. Mặc dù chỉ giới hạn ở một hai trận pháp công kích đơn giản, thế nhưng nếu đem ra cho đám giang hồ hoặc là tu sĩ cấp thấp biết nhìn hàng thì chắc chắn cũng là trân bảo.
Còn những bình thô thiển nọ chính là mấy viên đan dược cấp thấp mà Trần Dương tuỳ tiện luyện chế trong lúc rãnh rỗi để nâng cao trình độ luyện đan của bản thân.
Trong ba cái bình trước mặt Trần Dương, một bình là Trú Nhan Đan hạ phẩm, một bình là Bồi Nguyên Đan hạ phẩm và một bình là Tụ Khí Đan trung phẩm.
Ba thứ đan dược này là những đan dược có chút giá trị, và cũng là đan dược thấp nhất mà Trần Dương dùng dược liệu thấp nhất để luyện chế. Nếu như bắt hắn luyện chế ra đan dược thấp giai hơn nữa thì Trần Dương cũng đành lắc đầu chào thua, không thể nào luyện được.
Còn vài khối ngọc bội được điêu khắc bằng đá xanh bình thường có thể tuỳ tiện nhặt bên đường kia, chính là những khối ngọc bội được Trần Dương khắc trận pháp phòng ngự bên trên. Những ngọc bội này có thể chống lại ba kích toàn lực của tu sĩ Luyện Khí Hậu Kỳ.
Trần Dương chế tạo những khối ngọc bội này cũng chỉ để cho vui. Dù sao, những thứ này với tu sĩ cấp thấp thì đúng là quý giá, nhưng đối với Trần Dương thì chẳng coi vào đâu.
Vậy cho nên Trần Dương cũng không quá chú ý, tuỳ tiện đặt nó trên một tấm vải cũ rích bên đường, thậm chí còn bị bụi do người đi đường qua lại bám lên thì Trần Dương cũng chẳng quan tâm, chỉ ung dung ngồi đó uống trà mà thôi.
Mà nửa năm nay ngồi đây, Trần Dương sớm đã có thói quen, mỗi khi ánh chiều tà dần lui, màn đêm kéo xuống thì Trần Dương lại rất có hứng thu nghe tiếng đàn phát ra từ các con thuyền trên sông.
Trong đó, hắn ưng ý nhất chỉ có một con thuyền, mà con thuyền này mỗi tháng chỉ xuất hiện đúng một lần. Hôm nay chính là ngày đó, cho nên Trần Dương sớm đã pha sẵn một bình trà ngon chờ nó xuất hiện.
Phán Thần Hệ Thống Phán Thần Hệ Thống - Tuý Vân Tử