A man may as well expect to grow stronger by always eating as wiser by always reading.

Jeremy Collier

 
 
 
 
 
Tác giả: Vu Gia
Thể loại: Tuổi Học Trò
Số chương: 23
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 919 / 12
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 20
han Châu Trinh vừa dịu cơn sốt thì mấy người bạn trong hội nhân quyền Paris tới thăm. Ông vui mừng gượng ngồi dậy, thì họ giữ lại.
- Nằm yên nghỉ cho khoẻ, lấy sức mà về quê nhà.
Thấy cặp mắt ngỡ ngàng của Phan Châu Trinh, một người lên tiếng:
- Chúng tôi vừa được Bộ Thuộc địa báo cho biết, họ đã đồng ý cho ông về lại quê nhà.
Phan Châu Trinh không tin đó là sự thật. Ông vùng ngồi dậy, cầm tay một người ngồi gần nhất, hỏi:
- Về đâu? Tôi về đâu?
Mọi người hiểu tâm trạng của ông, nên cùng cười, nói:
- Phan Châu Trinh được phép về Annam sống hết quãng đời còn lại. Sướng chưa?
Phan Châu Trinh lặng người, hai hàng nước mắt chảy dài trên đôi gò má xanh xao vì bệnh tật. Thì ra cuối cùng, ông cũng được về quê nhà, được gặp lại người thân, bạn bè, đặc biệt là hai đứa con gái ông có công sinh mà chưa có công chăm sóc… Nghĩ tới đó, Phan Châu Trinh thấy như có cái gì chẹn ngay cổ họng và ông lấy hết sức, uốn người như muốn tống nó ra.
Khi tỉnh dậy, trời đã về khuya, Phan Châu Trinh biết mình đã ngất.
Nhớ lại những gì đã qua, Phan Châu Trinh nở nụ cười tươi rói. Thế là Trinh này đã được về lại quê nhà… về lại quê nhà… Phan Châu Trinh sung sướng ngồi dậy, lò dò bước ra hành lang nhà thương hít thở khí trời. Với Phan Châu Trinh lúc này, tiếng côn trùng gọi bạn nghe tình tứ hơn; trời đêm cũng đẹp hơn; cây cối trong sân im lìm đi vào giấc ngủ nhưng vẫn có dáng vẻ uy nghi hơn… Phải sống, phải giữ gìn sức khoẻ để về lại quê nhà… Phan Châu Trinh hít liền mấy hơi thật sâu vào lồng ngực rồi múa nhè nhẹ một bài quyền với tâm trạng cực kỳ thoải mái.
Khi anh em đến hỏi về kế hoạch đi về, Phan Châu Trinh mới ngớ người. Anh em khuyên nên ở lại điều trị một thời gian hãy về, bởi điều kiện chữa trị ở Pháp vẫn tốt hơn nhiều so với ở Đông Dương. Vả lại, uy tín của Phan Châu Trinh đối với một số quan chức ở đây vẫn còn lớn, nên được sự chăm sóc chu đáo hơn. Anh em thật tâm phân tích điều hay lẽ thiệt khiến Phan Châu Trinh không thể hành động theo ý mình, dù trong thâm tâm muốn cuốn gói về ngay.
- Là bạn bè, ông phải nghe lời chúng tôi. Ông còn sức khỏe thì mới làm được những điều mong muốn. Chúng tôi muốn thấy một Phan Châu Trinh khoẻ mạnh, hừng hực lửa đấu tranh cho đến ngày cuối đời, chứ không muốn thấy một Phan Châu Trinh bệnh hoạn chết dọc đường phải làm mồ cho cá ngoài đại dương.
Phan Châu Trinh chỉ biết cười cám ơn lòng tốt của bè bạn dành cho mình không phải chỉ bây giờ mà có từ hơn chục năm qua.
- Trinh này không dễ chết đâu. Tôi hứa sẽ đến thăm từng người trước khi rời đất Pháp.
- Thế mới là ông Trinh, người bạn mà chúng tôi tin tưởng. Ông cứ yên tâm ăn ngủ, chữa trị bệnh tật. Mọi việc còn lại ông cứ để anh em chúng tôi lo.
Tiễn anh em ra khỏi phòng, Phan Châu Trinh thấy cuộc đời thật đẹp, thật đáng yêu làm sao.
Khi còn lại một mình, Phan Châu Trinh nhớ Nguyễn An Ninh đã viết thư than phiền bọn Pháp cai trị cố tìm cách giữ chân luật sư Phan Văn Trường, nên nửa năm rồi ông Trường vẫn còn ở quê nhà ngoài Bắc chưa đến được Sài Gòn. Nguyễn An Ninh ước gì có được ông bên cạnh thì rất hay. Theo thư của Nguyễn An Ninh thì qua thăm dò, uy tín của Phan Châu Trinh với nhân dân trong nước rất lớn. Nếu với uy tín ấy mà Phan Châu Trinh có mặt thì Nguyễn An Ninh rất dễ tập hợp quần chúng.
Điều ước ấy bây giờ không gì là cao xa cả, con trai ta ạ. Phan Châu Trinh nói một mình rồi lấy giấy ra viết thư thông báo cho người thân, bạn bè và cho ông Nguyễn An Khương – thân phụ của Nguyễn An Ninh. Trong thư viết cho ông Khương, Phan Châu Trinh có lời đề nghị, nếu được thì nói với Ninh lợi dụng diễn đàn báo chí công khai báo cho quốc dân biết: "Phan Châu Trinh sắp về nước", và cũng nếu có thể được thì cho phép Nguyễn An Ninh qua đón ông về. Ông muốn gặp Nguyễn An Ninh trước để biết kế hoạch cụ thể nhằm khi đến Sài Gòn là bắt tay ngay chứ sức khoẻ không cho phép ông toan tính gì lâu dài hơn. Đây là cơ hội cuối cùng mà ông có thể giúp ích được chút chi đó cho lớp con cháu. Cơ hội đã qua thì nó không trở lại.
Đọc lại lá thư, Phan Châu Trinh thấy những lời trong thư như những lời nói gở, nhưng ông biết đó là sự thật, bởi không ai biết sức khoẻ hiện giờ của ông bằng chính ông.
Mang cả xấp thư đi gửi, trong lòng Phan Châu Trinh rất ư sung sướng. Thì ra, cái sung sướng, cái hạnh phúc của con người thật đơn giản. Ông cha ta đã nói: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", và đời nào cũng nói như vẹt, không ai chịu nghĩ, hiền tài cũng là con người và chịu sự quản lý của kẻ có chức có quyền. Nguyên khí ấy được tỏa thế nào, tỏa tới đâu thì phải cần đến cái tâm, cái tầm của người quản lý chứ không phải chỉ nói, chỉ hô hào là đủ.
Phan Châu Trinh nghĩ, ý này có thể bàn với Nguyễn An Ninh nay mai, khi Nguyễn An Ninh muốn tập hợp lực lượng đứng sau lưng mình.
Hay lắm!
Thú lắm!
Phan Châu Trinh lấy làm sung sướng và bước chân cứ lâng lâng…
Phan Châu Trinh Phan Châu Trinh - Vu Gia