Freedom is not given to us by anyone; we have to cultivate it ourselves. It is a daily practice... No one can prevent you from being aware of each step you take or each breath in and breath out.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Vu Gia
Thể loại: Tuổi Học Trò
Số chương: 23
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 919 / 12
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 16
han Châu Trinh theo dõi khá sát hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và rất mừng chàng trai trẻ này đã có những suy nghĩ sắc sảo và rất quyết liệt khi chọn con đường cho mình. Một thanh niên Annam vô danh vô tánh ấy mà không bao lâu trở thành một trong những người sáng lập Đảng cộng sản Pháp, không phải chuyện ai muốn cũng được. Đúng là tuổi trẻ tài cao. Bản lĩnh nhứt của Nguyễn Ái Quốc mà Phan Châu Trinh đánh giá hơn hẳn thế hệ mình là trong lúc Đảng xã hội Pháp họp đại hội vào cuối năm 1920 tại thành phố Tours (Pháp) để tranh luận về việc nên theo Quốc tế thứ hai hay Quốc tế thứ ba, thì Nguyễn Ái Quốc là đại biểu chính thức và duy nhất của các nước thuộc địa và cũng là người Việt Nam đầu tiên tham dự đại hội của một chính đảng Pháp. Cầm tờ báo trên tay mà Phan Châu Trinh cứ run khan và ứa nước mắt. Ngay tại diễn đàn này, con trai của người bạn đồng khoa của ông đã không chỉ đại diện quốc dân Việt Nam mà còn đại diện các dân tộc thuộc địa khác trên thế giới đọc tham luận tố cáo những tội ác của thực dân đế quốc nói chung, thực dân Pháp tại Đông Dương nói riêng, kêu gọi gai cấp công nhân và những người cách mạng chân chính Pháp cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam và các thuộc địa khác. Phan Châu Trinh đọc đi đọc lại lời trích từ tham luận của Nguyễn Ái Quốc được đăng trên tờ báo: "Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các thuộc địa. Chúng tôi thấy rằng việc Đảng xã hội gia nhập Quốc tế thứ ba có nghĩa là Đảng hứa một cách cụ thể rằng từ nay Đảng sẽ đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa. Chúng tôi rất sung sướng khi nghe tin thành lập một đoàn thường trực nghiên cứu vấn đề Bắc Phi, và mai đây, chúng tôi sẽ vui mừng nếu Đảng phái một đồng chí của Đảng sang Đông Dương để nghiên cứu tại chỗ những vấn đề ở xứ đó, và nghiên cứu những hoạt động cần phải tiến hành"(1).
Một chàng trai Annam da vàng, mũi tẹt đã dám nói sang sảng trên diễn đàn lớn tại mẫu quốc rứa là oai rồi, vinh dự cho quốc dân lắm rồi. Bây giờ nếu xấu số ngả đùng ra chết tại đây, Phan Châu Trinh cũng không tiếc nuối chi. Lớp con cháu đã thay thế vai trò lớp cha anh như Nguyễn Ái Quốc rứa là xuất sắc lắm lắm.
Vừa rồi, Nguyễn Ái Quốc còn dựa vào Hội Liện hiệp thuộc địa lập tờ báo Le Paria, mời Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền lo bài vở, biên tập, đủ thấy anh này biết dùng người. Phan Châu Trinh đọc mấy số liền, thấy được cái tầm của lớp trẻ. Ngay ở Lời kêu gọi đăng trên số báo đầu tiên, Phan Châu Trinh không thể không gật gù thú vị: "Đó là tiếng nói chính nghĩa của giai cấp vô sản và nhân dân bị áp bức các nước thuộc địa. Báo Le Paria là vũ khí để chiến đấu. Sứ mệnh của nó đã rõ ràng: giải phóng con người".
Biết đây là tâm huyết của lớp trẻ, chứ ngồi ở đây viết mấy dòng như vậy chẳng ích lợi gì, nhưng quan trọng là họ đã biết làm, biết quan tâm đến dân đến nước chứ không lo quyền cao chức trọng, không lo làm giàu cho riêng mình. Rứa là tốt, tốt lắm! Phan Châu Trinh cầm tờ báo đi khoe và giải thích cho hết người này tới người khác.
Nguyễn An Ninh cũng thường đến thăm và báo cho Phan Châu Trinh biết gia đình nhắn về cưới vợ. Phan Châu Trinh cười, vỗ vỗ vào vai Nguyễn An Ninh như muốn nói lời chúc mừng và gửi gắm nhiều điều tâm huyết.
Nguyễn An Ninh hiểu ý, nói:
- Cậu yên tâm. Con đã lớn và biết mình phải làm gì, làm như thế nào. Sự đàn áp đến với chúng ta từ nước Pháp, nhưng tinh thần giải phóng cũng đến từ nước Pháp.
- Chuyến về nước lần này, chắc chắn toàn quyền Albert Sarraut sẽ đưa ra chiêu bài khuyến dụ con. Nếu con giải quyết không khéo sẽ gặp nguy hiểm không ít.
Đúng là điều Nguyễn An Ninh chưa hề nghĩ tới. Nhưng bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ bùng lên giúp Nguyễn An Ninh lấy lại bình tĩnh.
- Nếu thật vậy, con xin làm chức toàn quyền, chắc lúc đó ông ta sẽ không đồng ý và sẽ cho con tự do tự tại thôi.
- Cậu cho con mấy chữ. Vừa nói, Phan Châu Trinh vừa bước lại bàn cầm viết ghi mấy chữ lên giấy rồi đưa cho Ninh.
Nhìn mấy chữ "Minh triết bảo thân", Nguyễn An Ninh rất hiểu lòng Phan Châu Trinh và thấy lòng rưng rưng.
Chú thích
(1) Nguyễn Ái Quốc, Lời phát biểu tại đại hội Tua (1920) trong cuốn Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, H, 1970, trg 16.
Phan Châu Trinh Phan Châu Trinh - Vu Gia