Books are the compasses and telescopes and sextants and charts which other men have prepared to help us navigate the dangerous seas of human life.

Jesse Lee Bennett

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chú Thích
[1] Philippe Devillers đến Sài Gòn cùng với tướng Leclerc tổng chỉ huy đạo quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông, đã làm việc tại cơ quan báo chí của Bộ Tham mưu, đồng thời là phóng viên các báo Caravelle, Paris - Sài Gòn và thông tín viên bí mật của báo Le Monde, Paris.
[2] Những năm trước đây, khi quyển sách ra đời, Ban Khoa học xã hội của những người Việt Nam tại Pháp cũng đã dự định dịch và phổ biến.
[3] Vào khoảng tháng 10/1990 trong cuộc hội thảo quốc tế: “Tướng Leclerc và Đông Dương 1945-1947”, tại Paris, quan điểm này đã được nhiều người nhấn mạnh.
[4] Theo lời của tác giả gửi tặng nhà khảo cứu văn học Hoàng Hữu Đản đề ngày 17/7/1991.
[5] Trụ sở Chính phủ Pháp.
[6] Ở đây, tác giả xin tỏ lòng biết ơn các bà Bidault và Sainteny đã vui lòng cho phép tác giả được tham khảo các tư liệu lưu trữ của chồng, và bà Irigin, quản đốc Lưu trữ Quốc gia, đã hướng dẫn rất bổ ích cho tác giả trong việc tìm hiểu những kho sách và tư liệu mà bà có trách nhiệm bảo quản.
[7] Trong nguyên bản là “Jacqueries” - tức những cuộc nổi dậy của nông dân Pháp.
[8] Charles de Gaulle: Hồi ký chiến tranh, tập I: L’Apple – Paris, 1954 - page 137.
[9] Epinal, một thành phố của Pháp, nổi tiếng về sản xuất tranh ảnh, thảm... (ND).
[10] Hoàng đế La Mã (trị vì từ 211-217) lên ngôi sau khi đã giết anh là Géta. Triều đại ông ta là một loạt những tội ác và hành động điên cuồng. Ông ta đã giết trên 20.000 người và cuối cùng bị ám sát theo lệnh của Tổng trấn Pháp đình Macrin. Macrin giết Caracalla xong lên ngôi hoàng đế - (LND).
[11] Thực ra là Phạm Viết Tư, tổng bí thư Mặt trận.
[12] Tức Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội (Việt Quốc và Việt Cách) – LND.)
[13] Xem công hàm của tướng Pechkoff, đại sứ Pháp tại Trùng Khánh, số 482 ngày 23/4/1945 (AN, AP 457, C. 127) được các thông điệp của Pháp và Mỹ xác minh.
[14] Phương hướng chỉ đạo của tướng De Gaulle ngày 21/4/1945.
[15] Cuộc tiếp xúc diễn ra tại chiến khu 2 (Cao Bằng), chủ yếu do thiếu tá Reul.
[16] OSS có liên hệ với Việt Minh từ một thời gian gần đây. Người cầm đầu mới của OSS tại Côn Minh là Đại úy Patti, ngày 27/4 đã có dịp gặp ông Hồ Chí Minh. Ông Hồ Chí Minh trước đó, ngày 29/3, đã được tướng Chennault, chỉ huy không quân Mỹ tại Hoa Nam (14 e Air Force) đón tiếp. Patti gặp Sainteny lần dầu tiên ngày 18/5.
[17] AGAS = Air Ground Air Service: cơ quan quân sự Mỹ chịu trách nhằm đi thu hồi, trong khu vực đối phương, những phi công “mất tích” do súng đạn phòng không Nhật bắn rơi.
[18] Jupiter là bí danh của De Gaulle trong những cuộc liên lạc của DGER tại Viễn Đông.
[19] Trung Hoa Dân Quốc.
[20] Tức ngày mà chính phủ Trùng Khánh tuyên bố thông báo quyết định của Đồng minh giao cho Trung quốc trách nhiệm quân sự về miền Bắc Đông Dương.
[21] Ngày 11/8, một bức điện của đại sứ quán Pháp tại Trùng Khánh thông báo cho Paris biết bản tuyên bố này, tức là biết quân Trung Quốc sắp sửa kéo vào Đông Dương ngay tức thời.
[22] Ngày 25/8, De Gaulle có đọc tại Washington một bản tuyên bố liên quan đến Đông Dương:
“Trong giờ phút quyết định này, Nước Mẹ gửi tới những đứa con của mình tại liên bang Đông Dương bằng chứng của niềm vui sướng, chăm sóc và biết ơn của mình”.
Bản tuyên bố ngày 19/8 không mấy thích hợp với tình hình thực tế lúc đó: “Qua thái độ của họ trước kẻ xâm lăng, qua lòng trung thành của họ đối với nước Pháp, những người con của Đông Dương đã tỏ ra xứng đáng với một cuộc sống dân tộc phóng khoáng, tự do hơn”.
[23] Đoạn này cho thấy ông đô đốc đã nắm được những đề nghị của Việt Minh.
[24] Trong một công văn ngày 29/8/1945, Laurentie đã nhận định tình hình An Nam và Đông Dương một cách nói đầy đủ và sáng suốt.
[25] D’Argenlieu chỉ nhận được thư này vào ngày 3/10.
[26] Từ đây chúng tôi sẽ dịch GRA là “Chính phủ Cách mạng Việt Nam” - LND
[27] Tướng Alessandri và L. Pignon cùng từ Côn Minh đến Hà Nội ngày 19/9. Nhưng Alessandri từ chối không dự lễ “đầu hàng” của quân Nhật ngày 27/9 vì lá cờ Pháp không có mặt trong buổi lễ đã đành mà bản thân ông ta cũng bị đặt vào một vị trí mờ nhạt (giấy mời số 106). Những người Pháp ở Bắc Kỳ, đúng trước ngày quân Trung Quốc đến Hà Nội, đã bị tước đoạt nhiều của cải, mà Stainteny vẫn không có quyền hành gì, đành chịu không thể phản đối một cách có hiệu quả và sôi giận trước tình hình này qua bức điện ngày 13/9 gửi Calcutta.
[28] Ngày 26, ông Giáp, Bộ trưởng Nội vụ ra một “bản thông cáo cho kiều dân Pháp tại Hà Nội” khuyên họ tránh mọi khiêu khích nguy hiểm, nhưng đồng thời bảo đảm cho họ về thiện chí của người Việt Nam (Sainteny - Sách đã dẫn).
[29] Hoàng Minh Giám, Tổng thư ký Chính phủ.
[30] Bí danh của d’Argenlieu.
[31] Từ ngày 9 đến 13/10 d’Argenlieu đi Trùng Khánh gặp các nhà lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc, được họ vỗ về xoa dịu. Mặt khác, cuối tháng 9, De Gaulle tại Paris tiếp T.V. Xoong, chủ tịch chính phủ Trung Quốc.
[32] Quân Trung Quốc yêu cầu Pháp chi cho việc bảo dưỡng quân Trung Quốc một trợ cấp hằng tháng 210 triệu đồng bạc. Pháp chỉ đồng ý 96 triệu. Ngày 17/11, Sài Gòn ra lệnh hủy các giấy bạc 500$. Quân Trung quốc điên lên vì họ tích trữ loại giấy này khá nhiều.
[33] Trưởng phái đoàn Mỹ ở Hà Nội bên cạnh tư lệnh trưởng quân đội Trung Quốc tại Bắc Đông Dương.
[34] Bí thư khu Bắc Kỳ của đảng xã hội Pháp (SFIO).
[35] Đây nói đến ông hoàng Vĩnh San - tức cựu Hoàng đế Duy Tân bị chính phủ thuộc địa truất ngôi năm 1916 và đày đi La Réunion - tham gia “Nước Pháp tự do” năm 1942. Tháng 6/1945 ông được đưa sang Pháp, được phiên chế vào DIC (Sư đoàn Đông Dương) trú quân tại Đức. Được thiếu tá De Boissieu giới thiệu, Duy Tân được tướng De Gaulle tiếp ngày 14/12. Ông tán thành nước Việt Nam độc lập và thống nhất, đồng minh của nước Pháp. Hình như De Gaulle có nói đến việc đưa ông trở lại ngôi vua vào mùa xuân. Dù thế nào thì cũng được thực hiện một chuyến thăm dò về Việt Nam. Nhưng trước khi đi Sài Gòn, ông muốn về thăm gia đình ông La Réunion. De Gaulle thì không nói gì cho d’Argenlieu biết về việc này. D’Argenlieu được biết về sự kiện này nhờ đó De Langlade (D’Argenlieu: Thời sự biên niên Đông Dương, trang 113)
[36] Thiếu tá Mus từ tháng 8/1945 là cố vấn chính trị của tướng Leclerc.
[37] Tướng Boissieu có kể rằng De Gaulle đã tuyên bố: “Nước Pháp quả là không may” và sự kiện đó càng làm cho ông thêm thất vọng trong cuộc thử thách sức mạnh với các đảng phái.
[38] Trong một bài diễn văn đọc tại Huế ngày 4/2, ông Giáp có nói: “Hồ Chủ tịch được toàn dân hoàn toàn ủng hộ, nhưng nếu ngày mai Người điều đình với Pháp trên những nền tảng khác ngoài độc lập thì lập tức Người sẽ bị lật đổ ngay”. (Báo quyết chiến, Huế, 5/2/1946).
[39] Thực ra, phía Trung Quốc sợ rằng sau hiệp định Pháp - Trung, người Việt Nam sẽ nổi lên chống những người hoa kiều trong khắp cả nước. Họ yêu cầu Pháp bảo đảm sẽ giữ trật tự, nhưng vì không tin ở sự bảo đảm ấy, họ bèn yêu cầu có một hiệp định Pháp - Việt bảo vệ cho quyền lực của chính phủ Hà Nội.
[40] Những dấu gạch chân dưới một số câu, dòng là của tác giả muốn nhấn mạnh - LND.
[41] Ông Hồ Chí Minh sẽ tự nói với mình “rất hài lòng về những cuộc tiếp xúc của ông với tướng Leclerc”: “Ông ta là một con người thẳng thắn, trung thực, thật thà, “un chic type” - một con người tử tế - như các ông nói trong ngôn ngữ Pháp. Chính với những người như thế mà người ta thường mong muốn được bàn bạc”. (Ông Hồ Chí Minh trả lời ông P.M. Dessinges, phóng viên đặc nhiệm báo Paris-Sài Gòn, số 11 ngày 3/4/1946, trang 6).
[42] Trong nhật ký của mình, ông đô đốc có ghi rằng “sở dĩ Hồ Chủ tịch muốn đi Paris là vì ông có thể, cùng với phái đoàn của mình, tác động mạnh mẽ đến các chính khách phe tả và như vậy có thể gây áp lực đối với Chính phủ Lâm thời. Trước sau, vẫn là một lãnh tụ đảng đi vận động chính trị”. (Niên sử, tr. 240).
[43] Một cuộc biểu tình tại Sài Gòn đòi lập một chính phủ lâm thời của nước Cộng hòa.
[44] Ở đây, ông đô đốc nói rằng sáng kiến của ông phù hợp với các chỉ thị của bộ trưởng Hải ngoại Pháp.
[45] Tiếng La tin trong nguyên văn: ultima ratio.
[46] Tác giả gạch chân - LND.
[47] Ngày 27/5, D’Argenlieu vừa ký một quyết định thiết lập chức vụ “Ủy viên phụ trách các dân tộc miền Núi Việt Nam (PMSI)”.
[48] Tại đây trong thời gian Paris bị chiếm đóng (Chiến tranh thế giới thứ 2), phát xít Đức đã bắn trên 4500 người Pháp - (1944) - LND.
[49] Trong bức thư 24/Cab, ngày 7/7, ông đô đốc nhấn mạnh là chẳng cần phải nể nang gì những con người đó, cũng đừng để họ “lên giọng”... “Cho phép tôi lần nữa khẳng định rằng quyền lực của chúng ta đã được lập lại ở Đông Dương... vững vàng đến mức ta có thể tùy ý đồ của chúng ta mà làm cho chính sách tự do và sáng suốt của Chính phủ Cộng hòa chúng ta thắng thế tại Đông Dương”.
[50] Tác giả gạch chân – LND.
[51] Tư liệu do Sở Mật thám của Decoux cung cấp.
[52] Chủ yếu là những sự kiện đã xảy ra tại Hòn Gai (7/7) và tại Bắc Ninh (3/8).
[53] Tổng thư ký Ủy ban Labrouquère đã phải nhường chỗ cho Messmer, theo sắc lệnh ngày 8/8/1946.
[54] Max André đã có nói với Phạm Văn Đồng: “Ngài hãy nên biết điều một chút, nếu ngài không biết điều thì ngài nên biết rằng chúng tôi có thể quét sạch các ngài đi trong hai ngày”.
[55] Tiếng Latin trong nguyên văn: Ultima ratio.
[56] Kết quả cuộc trưng cầu dân ý Pháp ngày 13/10 đã được biết.
[57] Trong một bức thư ngày 25/10 gửi thống đốc Laurentie, Pignon viết: “Chống lại Hồ Chí Minh và Việt Minh chỉ có thể là một nền quân chủ thống nhất và dân chủ. Chính quốc có cho phép chúng ta chơi con bài này chăng?”. Ngay ngày 24/8, d’Argenlieu đã yêu cầu Chính phủ gọi Bảo Đại sang Pháp.
[58] Xem “Chương VII: Sài Gòn, điểm nút của vấn đề - Sửa soạn một cuộc đảo chính”.
[59] Rif là đãy núi sát bờ biển phía bắc nước Maroc. Đầu thế kỷ XX, người dân bản xứ, chủ yếu là người Berbères đã quyết liệt chống lại sự xâm nhập của thực dân châu Âu; thắng quân Tây Ban Nha năm 1921, nhưng cuối cùng thất bại năm 1925-26 trước liên quan Tây Ban Nha - Pháp. Lãnh tụ của họ là Abd-Elkarim đầu hàng. Đó là cuộc chiến tranh vùng RIF - Chú thích của người dịch.
[60] Danaos, vị vua huyền thoại của xứ Lybie, rồi của xứ Argos, nơi mà ông ta trốn sang để tránh cuộc hôn nhân của 50 con gái ông - tức các nàng Danaides - với 50 con trai của anh ông là Egyptos. 50 chàng trai này sang Argos theo đuổi cho kỳ được. Các cô gái đành phải nhận lấy, nhưng theo mưu mô của Danaos, họ đã giết chồng mới cưới ngay đêm tân hôn, chỉ sót một chàng trai là Lyncée, chồng của nàng Hypermnestre. Lyncée bèn giết Danaos, còn 49 nàng Danaides bị xuống địa ngục Tartare và bị hình phạt: muôn thuở cứ phải đổ nước vào một chiếc thùng không đáy. LND.
[61] Hoàng Hữu Nam, thứ trưởng Bộ Nội vụ - LND.
[62] Ngày 1/1/1947, Valluy sẽ viết rằng: ngày 9/12 ông ta đã trực tiếp gặp tướng Morlière để khuyên Morlière đối lại với những biện pháp khiêu khích của Chính phủ Hà Nội nên có một thái độ cứng rắn hơn và không được để cho họ lợi dụng sự bị động của mình mà tăng cường những công việc càng ngày càng đe dọa an ninh của thường dân và quân đội Pháp. Tiếng Latin trong nguyên văn: “manu militari” bằng hành động quân sự.
[63] Barjot gạch chân để nhấn mạnh.
[64] Cuộc khủng hoảng nội các cũng vừa chấm dứt tại Sài Gòn, khi một nhân vật tai mắt của đạo Cao Đài, Lê Văn Hoạch, ngày 6/12 được bầu làm thủ tướng chính phủ thay Nguyễn Văn Xuân.
[65] Trong báo cáo ngày 10/1/1947, Morlière có viết rằng: “Tại Hà Nội, những chướng ngại vật ấy - trừ những cái mới dựng lên ngày 17 và 18/2 - căn bản đều nằm trong phạm vi khu người bản xứ và không trở ngại gì đến việc đi lại trong thành phố người Pháp” (do tác giả gạch chân - LND).
[66] D’Argenlieu sẽ nhận được bản tin đó khi ghé Tunis.
[67] Ban Tổng Tham mưu Bộ quốc phòng (Pháp).
[68] Gạch chân trong nguyên bản tổng kết.
[69] Có những dấu hiệu đáng chú ý về sự khác biệt quan điểm giữa một bên là phủ Cao ủy (với Sở Mật thám và BEDOC - phòng lưu trữ Liên bang) và một bên là bộ chỉ huy (với SEHAN - Sở nghiên cứu lịch sử Hà Nội) về cách thức vô hiệu hóa Chính phủ Hà Nội.
[70] Ông có biết đâu rằng người ta đã tìm mọi cách để ngăn trở cuộc tiếp xúc đó, kể cả việc chiếm đoạt những thư từ tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho chính ông ta, như cả “gói bưu kiện” ngày 3/12 nói dưới đây - LND.
[71] Tướng Valluy thì sẽ được lên chức tướng ba sao (tư lệnh quân đoàn) “kể từ 20/2/1947”, theo đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng P. Coste-Floret. Đại tá Dèbes nhận chức chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Đông Dương và được thưởng Bắc Đẩu Bội tinh.
[72] Nói gì thì nói, ông đô đốc d’Argenlieu vẫn cứ phải dùng đến cái từ “Việt Nam” - LND.
[73] Trong nguyên văn bằng tiếng Latin “divide ut imperes”.
[74] Ông đô đốc nhấn mạnh.
[75] Bảo Đại - LND.
[76] Valluy đã cho tịch thu của những công chức hoặc quân nhân Pháp rời khỏi Việt Nam tất cả những tài liệu gì có thể phản ánh sự thực về những sự kiện mới xảy ra tháng 11-12 năm 1946.
[77] Sau khi Chính phủ Diệm đã phê chuẩn hiệp định Ély-Collins, hiệp định này được chính phủ Edgar Faure xác nhận ngày 11/2/1955. Hôm trước, Bộ chỉ huy các lực lượng Liên hiệp Pháp tại miền Nam đã được chuyển cho Việt Nam, trong khi đó phái đoàn quân sự Mỹ phụ trách huấn luyện quân đội Sài Gòn được thành lập.
[78] Tiếng Latin trong nguyên văn (“Sic transit gloria mundi - danh vọng thế gian qua đi như vậy đó”) - lời đọc trong lễ tấn phong Giáo hoàng. - LND.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)