Những ai dám làm, sẽ thắng.

Winston Churchill

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 107: “Kể Cũng Đáng Công...”
uốn lịch sử “cuối cùng” của cuộc chiến tranh Đông Dương còn phải viết. Nhưng lịch sử “xác thực” về những mối quan hệ của nước Pháp với Hồ Chí Minh thì giờ đây đã được biết “trong những nét cơ bản của nó”. Nó là một cuốn lịch sử mẫu mực một cách đáng buồn.
Dù người ta có thể còn có những ước tính như thế nào đi nữa về lòng trung thực hay về sự giả dối của ông Hồ Chí Minh và về điều đã có thể xảy đến như người ta đã biết nghiêm túc tin vào lòng trung thực của ông, thì thực tế vấn đề cũng chỉ cô đọng lại trong hai câu nói của tướng Leclerc:
Câu thứ nhất: “Bởi rõ ràng là người ta không thể nào dùng sức mạnh để phá tan tinh thần quốc gia của Việt Nam, thì phải làm cho lợi ích của hai bên dung hòa với nhau và Hồ Chí Minh là con người xứng hợp với việc này hơn cả”.
Câu thứ hai: “Chủ nghĩa chống cộng vẫn chỉ là một chiếc đòn bẩy thiếu điểm tựa chừng nào mà vấn đề quốc gia chưa được giải quyết”.
o O o
Đây là điều ghi nhận thứ nhất, mà sự lùi lại về thời gian cho phép chúng tôi được nói lên: nước Pháp đã thất bại trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Nó đã tự gặp lại mình năm 1954 tại Việt Nam, ở cùng một chỗ với hồi tháng 2 năm 1946, cộng thêm những người chết, những người bị thương, những đổ nát và hận thù. Cuối cùng nước Pháp đã bị ông bạn đồng minh là nước Mỹ hất văng ra khỏi Việt Nam. Tóm lại, là một tai họa về người và thiết bị và một kết quả thảm hại.
Tại Đông Dương, vào tháng 3/1946, nước Pháp đã khôi phục lại một cách mỹ mãn địa vị tinh thần và chiến lược của mình, và chỉ một gang tay nữa là đã có thể đi tới một hiệp ước lâu dài bền vững với chủ nghĩa quốc gia Việt Nam. Đúng lúc ấy, nó đã vấp ngã vì húc đầu vào những “quyền” mà nó nghĩ rằng nó “có” đối với Nam Kỳ, những cái “quyền” mà thực ra nó đã chiếm đoạt bằng sức mạnh, bằng sắt thép và khói lửa. Hơn thế nữa, để bảo vệ những “quyền” đó, nó đã dựa vào những viên quan cai trị, binh lính và cảnh sát. Thực ra nó không còn phương tiện nữa để duy trì, ở một nơi cách xa chính quốc 10 ngàn kilômét, nền thống trị của nó trên một dân tộc không những đã hoàn toàn thức tỉnh, mà từ đây đã nổi dậy. Đáng lẽ ra nó phải điều đình thì nó lại ngạo mạn từ chối. Và tất cả đã đổ nhào, trong không đầy sáu tháng, vào cuộc chiến tranh.
o O o
Một điều không thể không đập vào nhận thức của tất cả những sử gia còn nghiêng đầu nghiên cứu sự kiện này, là sự vắng mặt, ở Paris cũng như ở Sài Gòn, không phải chỉ của mọi tấm lòng “quảng đại”, mà chủ yếu là sự vắng mặt của mọi quan điểm lịch sử, của mọi cái nhìn hiện thực về tương lai. Ở cạnh một nước Trung Hoa và một nước Ấn Độ, mà đi khước từ mọi diễn biến của tinh thần quốc gia đối với nước Việt Nam chỉ có mong muốn thống nhất Tổ quốc và giành lại độc lập cho mình, như vậy thì quả là điều vô nghĩa lý?
Tư tưởng chống cộng về căn bản chỉ là một cái duyên cớ như người ta sẽ thấy với Bảo Đại. Thực chất vấn đề chẳng qua là sự từ chối của một giai cấp lãnh đạo (gồm các bọn quan cai trị) và bọn thực dân không chịu trả lại cho một dân tộc lệ thuộc cái quyền lực mà chúng đã tước mất của họ. Nhất là khi giai cấp lãnh đạo đó hiểu rằng quyền lực này có nguy cơ sẽ chuyển vào tay Nguyễn Ái Quốc - “Người của Mạc Tư Khoa”, con người đáng ghét nhất của cảnh sát Pháp từ hai mươi năm nay... đơn giản là người ta không muốn buông rơi quyền lực, nhất là buông rơi một cách có lợi cho Hồ Chí Minh, mặc dù đó là con người mà Leclerc đã nhận định là “xứng hợp” hơn cả để thực hiện dung hòa những lợi ích của Việt Nam và của Pháp.
Một sự “tính toán sai lầm” khác: tưởng rằng “chơi trò chống cộng” thì nước Pháp cứu vãn được thể diện của mình. Dĩ nhiên là khi Pháp chơi lá bài này, tại nơi này, thì nó cũng sẽ không cân bằng nổi với Hoa Kỳ được bao lâu, và một ngày kia sẽ đến rất nhanh nơi mà những phái quốc gia chống cộng của Việt Nam, vốn rất khát vọng tiền tài và chẳng có quan hệ văn hóa, hay chính trị gì với Pháp, sẽ quay đầu sang phía Hoa Kỳ.
Nước Pháp chỉ có thể duy trì địa vị của mình ở Việt Nam bằng cách liên minh với những người Việt Nam tiến bộ mà chính Pháp đã ít nhiều góp phần đào tạo nên và cảnh giác đối với Hoa Kỳ cũng như với Trung Quốc. Những người này họ cần đến nước Pháp để chống lại những tham vọng của Trung Quốc và Mỹ. Và, điều cơ bản hàng đầu là họ có dân chúng ủng hộ. Thực tế, họ chính là “đảng của nhân dân”. Người ta phản đối, người ta nhắc lại những hành động quá khích, thô bạo và ghê rợn của Cách mạng Tháng Tám. Nhưng mà cái đảng Việt Minh bị bêu diếu quá nhiều đó, chỉ có thể là trước sau gì rồi cũng phải loại bỏ những phần tử cực đoan của nó đi. Đây là một chuyện đánh cuộc mà Leclerc cùng Sainteny đã làm và bị bọn dèm pha và phá hoại phê phán, trong khi d’Argenlieu rốt cuộc đã liên kết với những kẻ trước kia từng bị thôi miên vì những “vụ tàn sát tháng 9” và vì bản tuyên ngôn của nước Dân chủ Cộng hòa do những “tên tù khổ sai” công bố. Cái chính đảng thực dân của những tên quan cai trị và bạn bè của chúng tưởng có thể, như năm 1885, lại đặt lên trên đầu trên cổ nước Việt Nam vừa bị “tái chinh phục”, những tên “bù nhìn”. Như thế đó, cái huyền thoại của nước Pháp khai hóa văn minh - và cách mạng - được người bản xứ và các dân tộc mến yêu nhưng bị những phần tử ưu tú căm ghét, một lần nữa lại bị phá sản. Dù là thuộc cánh hữu hay cánh tả người Pháp luôn luôn tưởng có thể đối lập dân chúng với những kẻ lãnh đạo họ và tưởng mình có quyền can thiệp ở mọi nơi để “bảo vệ dân lành”.
Đó là điều chưa bao giờ chấm dứt, từ những phái Jacobins và Girondins xưa kia cho đến ngày nay. Với cái huyền thoại một nước Pháp đi “khai hóa văn minh” ấy, người Bỉ, người Phổ, người Tây Ban Nha, người Nga, người Italia và người Mêhicô những thời đại trước đã biết cách đối phó, y hệt như người Việt Nam và người Algérie trong thế kỷ này.
o O o
Cuộc chiến tranh tai hại đó đã sớm hủy hoại đi tất cả những di sản và quyền lợi của Pháp tại Đông Dương, tức là tất cả những cái gì đáng cho người ta tiếp tục cuộc chiến tranh. Vậy nhưng người ta vẫn tiếp tục. Tóm lại là một cuộc chiến tranh hoàn toàn vô ích. Như Lecoq đã từng nói trong cái thời của ông ta: “Dĩ nhiên là không cần (bis) phải thay đổi Chính phủ...” ấy thế mà ngày hôm nay, những chính trị gia đã từng ủng hộ và những người đã từng làm cuộc chiến tranh này, đang tìm cách biện hộ cho nó.
Nhân dân Pháp và các chính đảng của nó có thể đã không biết, nhưng họ đã buông xuôi, không có mấy thắc mắc, y hệt như nhân dân Đức anh em của họ từ năm 1933 đến 1945. Trách nhiệm đúng là của tập thể, và nước Pháp, “Nước Cộng hòa và quân đội của nó”, sẽ không bao giờ đối diện với Việt Nam mà còn có thể có “lương tâm trong sáng” được nữa.
Sau 40 năm bị che giấu, kể cũng đáng để cho người Pháp, và cả những người khác nữa, biết được ai là người chịu trách nhiệm về cái thảm họa lớn lao này lắm chứ!...
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)