A dirty book is rarely dusty.

Author Unknown

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 65
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 106: Kết Thúc
ại Hà Nội, những người mà sau hiệp định Genève, từng lưu ý Chủ tịch Hồ Chí Minh nên cảnh giác, đã nhấn mạnh rằng không thể nào tin vào người Pháp, bởi vì cũng vẫn những lực lượng của những năm 1946-1948 ấy đang nắm quyền hành ở Paris, đang thắng lợi và đang yêu cầu rút ra những kết luận từ sự xảo trá nói trên.
Ngày 22/1/1955, tướng Ély báo cáo về Paris về một cuộc hội kiến khá dài tại Sài Gòn giữa ông ta với ông Desai, người Ấn Độ, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Kiểm soát hiệp định Genève.
Desai thừa nhận với Ély, quả có một sự cương quyết rắn rỏi hơn trong thái độ của Hà Nội.
“Ông Desai có nói rằng Trung Quốc và nhất là Liên bang Xô Viết đang tác động rất mạnh đến những nhà lãnh đạo của Hà Nội; họ nhấn mạnh rằng thật không còn gì để mà chờ đợi ở hiệp định Genève nữa, bởi vì các điều khoản quân sự thì còn được Bộ Chỉ huy các lực lượng Liên hiệp Pháp tôn trọng, nhưng các điều khoản chính trị, được phác thảo trong điều 14 và phát triển trong bản tuyên bố cuối cùng, sẽ bị Chính phủ Sài Gòn, được sự ủng hộ của người Mỹ, bỏ rơi một cách có ý thức. Pháp sẽ không đủ khả năng chống lại định hướng mới này. Vậy là Việt Nam chỉ còn có một giải pháp, là hoàn toàn dựa vào các bạn đồng minh lớn của mình; mà chỉ có những đồng minh lớn ấy mới có thể hoạt động để tạo ra trên tầm cỡ thế giới một hoàn cảnh thuận lợi cho việc thực hiện những mục tiêu của Việt Minh đối với toàn bộ đất nước Việt Nam, vì nó mà Việt Minh phải sẵn sàng chiến đấu nếu cần...
“Ông Desai đã phát biểu ý kiến rằng sẽ là điều đáng mong chờ nếu đến một lúc nào đó rất thuận lợi, một nhân vật rất cao cấp của Pháp tuyên bố chính thức và rõ ràng ý định của Chính phủ Pháp sẽ tôn trọng toàn bộ những điều khoản chính trị đã được ghi rõ trong việc tiến hành tuyển cử...”
Cái kết luận mà những nhà quan sát khác rút ra cùng trong thời kỳ đó là nước Pháp giờ đây không quan tâm gì tới Bắc Việt cả.
Việc đó có ý nghĩa là phó mặc Bắc Việt cho ảnh hưởng của Trung Quốc, điều mà Paris đã hoàn toàn khước từ không chấp nhận hồi đầu năm 1946, “Sic transit”... (...qua đi như vậy)[78]
Nước Việt Nam DCCH nhận rõ rằng nước Pháp ở miền Nam sẽ không thi hành một chính sách độc lập đối với chính sách của Hoa Kỳ và cuộc đàm phán Genève đối với nó, rốt cuộc, chỉ còn gần như là một trò bịp. Việc quân Pháp rút khỏi Hải Phòng hồi tháng 5 năm 1955 không chỉ mang ý nghĩa là chấm dứt sự hiện diện quân sự của Pháp tại miền Bắc Việt Nam. Nó còn chấm dứt cả mọi hy vọng hợp tác. Paris không làm gì, vì có lẽ người ta cũng chẳng có thể làm gì được nữa, để làm cho hiệp định Genève được thực hiện một cách dễ dàng.
Đáp ứng yêu cầu của Ngô Đình Diệm, trong tháng 4 năm 1956, Chính phủ Guy Mollet sẽ rút những đội quân cuối cùng của Pháp ra khỏi miền Nam Việt Nam và bằng sự kiện đó, chấm dứt một sự hiện diện quân sự đã kéo dài 97 năm trường. Lần này, nước Việt Nam đã ra khỏi và vĩnh viễn ra khỏi Liên hiệp Pháp và quỹ đạo của Pháp.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)