Người ta không đánh giá tôi bởi số lần tôi vấp ngã mà là những lần tôi thành công. Bởi thành công đó chính là những lần tôi thất bại nhưng không bỏ cuộc.

Tom Hopkins

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 65
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 102: Genève Và Sự Trở Lại “Ô Xuất Phát”
ể tiến hành được cuộc hội nghị và những cuộc đàm phán, bắt buộc nước Pháp lần này phải chấp nhận, không phải “đảng Việt Minh phiến loạn”, mà là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Liên Xô cùng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công nhận và ủng hộ. Nhưng Paris vẫn tìm cách che giấu được thất bại chính trị nặng nề này. Chính phủ Laniel - Bidault tuyên bố: đến Genève chỉ để đi tìm một cuộc ngưng bắn, chứ không phải một giải pháp chính trị; giải pháp chính trị là việc mà Quốc gia Việt Nam sẽ bàn định sau này. Vì vậy Bidault đề nghị một cuộc ngưng bắn tại chỗ (giải pháp gọi là “da báo”), như vậy sẽ cho phép cách ly quân đội nhân dân và quân đội du kích của ông Giáp ra để sau này điều đình về sự “sát nhập” hoặc sự “đầu hàng” của Việt Minh đối với chế độ Sài Gòn. Nhưng đối phương sẽ nói cho ông ta hiểu rằng một cuộc ngưng bắn chỉ có thể quan niệm được khi có một thỏa thuận tối thiểu về chính trị kèm theo và tình hình quân sự không còn thuận lợi cho Pháp nữa.
Do Bidault quyết liệt bảo vệ quan điểm của ông ta, lại còn đe dọa, nếu Việt Minh cố chấp, thì ông ta sẽ để cho Hoa Kỳ can thiệp vào Đông Dương, Chính phủ Laniel bị Quốc hội đánh đổ hôm 12/6/1954.
Nước Việt Nam DCCH, qua Phạm Văn Đồng, đã đưa ra một kế hoạch đề nghị, ngoài việc chấm dứt chiến sự, việc rút mọi quân đội nước ngoài ra khỏi Việt Nam, sau đó là tổng tuyển cử và một sự hợp tác kinh tế và văn hóa với nước Pháp.
Ngày 10 tháng 6, phái đoàn Phạm Văn Đồng đề nghị bí mật với Pháp một sự phân chia quân sự tạm thời có tính chất khơi mào cho một sự hợp tác sau này giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Pháp, cho phép Pháp vẫn giữ lại những vị trí cơ bản của mình tại Đông Dương mà không cần đến sự giúp đỡ của Mỹ.
Lúc này, Pierre Mendès France đã thay thế Laniel, và ông ta đã nhận ngay tức thời phải gắn liền những vấn đề chính trị với quân sự. Tuy nhiên, cả ông ta nữa cũng tỏ ra không hiểu gì hơn Bidault về ý nghĩa sâu xa của bức công hàm ngày 10 tháng 6 (của phái đoàn Việt Nam) cả.
Hiệp định Genève, do ông ký kết, ngày 20/7/1954, qua mặt Bảo Đại - lúc này rất dè dặt - và bất chấp cả sự phản đối của thủ tướng mới của Chính phủ Sài Gòn Ngô Đình Diệm, đã đánh dấu sự kết thúc chiến tranh tại Đông Dương và sự thất bại cuối cùng của một chiến dịch 7 năm trời ròng rã, hoàn toàn vô ích.
Căn bản mà nói, hiệp định Genève dự kiến một sự phân chia tạm thời nước Việt Nam thành hai miền để tập kết các lực lượng quân sự của hai bên, trong lúc chờ đợi cuộc tổng tuyển cử tự do, dưới sự kiểm soát quốc tế, cho phép nước này tự trang bị cho mình một chính phủ quốc gia duy nhất và được bầu ra theo nguyên tắc dân chủ. Các nhà đương cục hai miền sẽ gặp nhau bàn bạc kể từ 1955 để chuẩn bị tổ chức những cuộc tuyển cử đó, chậm nhất vào tháng 7/1956.
Đường ranh giới tạm thời giữa hai miền là vĩ tuyến 17. Từng đợt một, các lực lượng của Liên hiệp Pháp sẽ lui về phía Nam đường ranh giới ấy, còn lực lượng của Việt Nam DCCH thì sẽ tập kết ra phía Bắc.
Nước Pháp vẫn rất mạnh ở miền Nam, với tất cả những lợi ích chính trị về kinh tế, văn hóa và chiến lược, nhưng ngay từ ngày 21/7/1954, Pháp đã thỏa thuận với Chính phủ Ngô Đình Diệm (mà Pháp thừa nhận là chính phủ duy nhất hợp pháp) sẽ rút quân đội Pháp khỏi miền Nam khi nào Sài Gòn yêu cầu. Nhưng được sự ủng hộ của Mỹ, Diệm từ chối những điều khoản chính trị trong bản thỏa hiệp đó; vậy là cơ may tổ chức các cuộc tuyển cử, cái giá của cuộc ngưng chiến, chỉ còn rất mong manh và Pháp đã tự mình tước mất đi của mình những phương tiện để bảo đảm sự thi hành các hiệp định mà nó đã ký kết.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)