Thất bại rất cần cho sự trải nghiệm và trưởng thành của mỗi chúng ta. Tất cả những gì tôi đạt được ngày hôm nay đều do trước đây tôi dám cho phép mình phạm sai lầm.

Rick Pitino

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 101: Cái Đó Tùy Nước Pháp Lựa Chọn.
ần này, Pignon sẽ không còn “sống” nổi sau tai họa. Đơn từ chức của ông ta được chấp nhận, trong khi một cử chỉ thăm dò hòa bình khác của Hồ Chí Minh, vừa mới hình thành, đã vội vàng bị chính Vincent Auriol gạt đi (tháng 11/ 1950).
Tướng De Lattre de Tassigny được cử làm Cao ủy kiêm tổng tư lệnh (6/12/1950). Để cứu vãn tình hình, Chính phủ thấy cần thiết phải thực hiện sự thống nhất lãnh đạo quân sự và dân chính. Bằng một hành động kiên quyết và tức thời, De Lattre củng cố lại tinh thần quân đội, khích lệ binh lính, giáng cho tướng Giáp những tổn thất nặng nề. Ông ta sẽ tạo ra được một thời gian nghỉ ngơi 13 tháng, cho đến ngày ông ta tạ thế, tháng giêng năm 1952, ngày hôm sau của trận Hòa Bình không phân thắng bại. Ông đã áp dụng quyết định của Chính phủ, lần này, là tạo ra một “quân đội quốc gia Việt Nam”. Vậy đây chính là bước đầu: “Việt Nam hóa chiến tranh”, là sự phát động cuộc nội chiến mà Valluy và Pignon đã từng cầu mong và dặn dò gửi gắm, vẫn luôn luôn nhằm một mục đích: “đè bẹp cuộc phiến loạn Việt Minh” (theo nguyên văn). Do Bảo Đại tuyển, do người Pháp huấn luyện, do Hoa Kỳ vũ trang, thiết bị và tài trợ rộng rãi, cái “quân đội quốc gia Việt Nam” đông đến 200.000 người vào cuối năm 1952 ấy, được sử dụng để thay thế quân đội Pháp trong cuộc chiến đấu chống Việt Minh cộng sản. Từ đó, Mỹ cũng nhúng tay vào cuộc, bởi vì trước con mắt họ, Hồ Chí Minh như là một đồng minh của Mao Trạch Đông; mà Mao Trạch Đông giờ đây đã tiến công quân Đồng minh tại Triều Tiên (tháng 10/1950). Triều Tiên hay Đông Dương, vẫn là cuộc chiến đấu ấy cả.
Ít lâu sau khi Staline mất (1953), và chiến sự Triều Tiên đã chấm dứt rồi, ở châu Á, chỉ còn lại một mình nước Pháp theo đuổi một cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh chống lại kẻ thù do chính nó tạo ra cho mình: Hồ Chí Minh và quân đội của ông, mà thế mạnh quân sự cũng như chính trị ngày một phát triển, trong khi chế độ Bảo Đại ngày càng mất uy tín và tỏ ra bất lực. Chắc chắn đây không phải là con ngựa tốt nhất mà cánh hữu của nước Pháp đã chọn nhằm chứng minh cho Việt Nam thấy như thế nào là tự do và dân chủ rộng rãi. Còn Trung Quốc thì đã có được Việt Nam DCCH với Đảng Cộng sản hoạt động bí mật từ 1945, nay trở lại hoạt động công khai. Đảng Lao động Việt Nam đã tiếp tục, tháng 2 năm 1951, sự nghiệp của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ghi nhận việc nước Pháp chính thức giải thể Liên bang Đông Dương (tháng 11/1950), những người cộng sản Việt Nam, Khơme và Lào đã quyết định mỗi nước sẽ có một đảng (cộng sản) quốc gia, nhưng họ sẽ tiến hành chung cuộc đấu tranh “chống bọn thực dân và đế quốc”.
Các tướng lĩnh Pháp từ đó muốn “tiêu diệt Việt Nam”, hòng có thể, một ngày kia, đàm phán ở thế mạnh. Họ tưởng có thể giới hạn sự bành trướng và sự cơ động của các lực lượng của Giáp, chẳng hạn khóa cửa nước Lào bằng cách cho một đạo quân con con đóng ở đất của người Thái, trong thung lũng Điện Biên Phủ (tháng 11/1953). Chẳng bao lâu sau, tướng Giáp sẽ mang quân bao vây Điện Biên Phủ, trong lúc ông Hồ Chí Minh, một lần nữa, đưa tin sẵn sàng đàm phán với Pháp nếu Pháp chịu chấm dứt chiến sự, công nhận nền độc lập thực tế của Việt Nam và rút quân đội về. Giờ đây, chiến tranh lan rộng sang Campuchia và Lào. Ở miền Nam, chiến tranh du kích hoạt động dữ dội từ sáu năm nay.
Lần này, nước Pháp nghiêm túc nghĩ tới việc đàm phán. Nó đã chọn “giải pháp quốc tế”. Nó tưởng có thể, nhờ sự tiếp tay của các đồng minh, đòi được từ phe cộng sản, từ Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh, bề ngoài đang có vẻ sốt ruột muốn hòa dịu, chịu bỏ rơi Hồ Chí Minh để đổi lấy một số nhượng bộ về kinh tế. Chẳng phải là Mạc Tư Khoa đã từng có lúc buông rơi Markos tại Hy Lạp đó sao? Một cuộc hội nghị quốc tế, nhằm mục đích chấm dứt chiến tranh Triều Tiên và Đông Dương, được 4 cường quốc (Anh, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc) họp tại Berlin tháng 1/1954 quyết định. Cuộc hội nghị này khai mạc tại Genève đúng vào lúc tướng Giáp, ngày 7/5/1954, chiếm được Điện Biên Phủ.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)