Cơ hội luôn đến vào lúc bạn không ngờ nhất.

Khuyết danh

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 100: Nước Việt Nam, Chiến Trường Giữa Phương Tây Và Phương Đông
ậy là một Quốc gia Việt Nam thứ hai ra đời, lần này do người Pháp đẻ ra, nhưng nó lại muốn thực hiện quyền lực của mình trên cùng một lãnh thổ với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trên thực tế và trên những nét đại khái, thì quân đội Pháp chiếm đóng các thành phố, còn nông thôn thì nằm dưới quyền của các lực lượng dân quân của Hồ Chí Minh.
Chẳng phải một nước quân chủ, cũng chẳng phải một nước cộng hòa, cái “Quốc gia Việt Nam” này không có cơ sở nhân dân, không có Quốc hội, ngay một Quốc hội tư vấn cũng không có, không có Hiến pháp và trong nhiều năm, không có cả ngân sách. Một vài cái gọi là Đảng chính trị của nó chỉ là những đoàn thể, những bè phái lộng quyền, những môn khách của các nhân vật tai mắt. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào quân đội, cảnh sát và ngân khố của nước Pháp. Nó sắp sửa phát triển thành một chế độ cung đình, trong đó những âm mưu sẽ được kết cấu ngay trong lòng, hoặc xung quanh, “nội các hoàng gia”, thực chất là một “phòng chính trị”. Nhà vua ở đấy gợi cái ấn tượng mình hầu như chỉ còn là một biểu tượng mà thôi. Ở đằng sau là những cuộc đi săn, những sòng bạc, những người đàn bà, những địa vị, đồng bạc. Đối với chế độ đó, Hồ Chí Minh chỉ còn là “một kẻ phiến loạn”, cần phải tiêu diệt, cần phải triệt hạ hoặc cưỡng bức đầu hàng. Người ta đang đi đúng “quỹ đạo” của những công hàm định hướng của Pignon hồi đầu năm 1947.
Trong mùa hè 1949, Trung Quốc ngả về thế giới cộng sản. Thượng Hải thất thủ cuối tháng Tư. Ngày 01/10, Mao Trạch Đông tuyên bố tại Bắc Kinh “Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” ra đời, và tháng 12, quân đội của nó đã đến biên giới Việt Nam. Đây là lúc, sau bao nhiêu tháng thương lượng với trên 50 thỏa ước và hiệp định, cuối cùng nước Pháp mới chuyển giao cho Việt Nam chủ quyền của nó (30/12/1949). Nó yêu cầu các nước Đồng minh ở Đại Tây Dương và các nước khác trên thế giới công nhận “Quốc gia Bảo Đại” ấy là “Quốc gia Liên hiệp”, hoàn toàn giống như Lào và Campuchia - hai nước này cũng đã được chuyển chủ quyền như vậy. Washington và Luân Đôn đã thận trọng, hoãn lại mọi quyết định cho đến khi các hiệp định Pháp - Việt được Quốc hội Pháp phê chuẩn.
Nhưng Chính phủ Hồ Chí Minh, từ trong vùng núi non sâu thẳm của Bắc Kỳ mà họ rút về ẩn lánh, đã lên tiếng tuyên bố với thế giới rằng họ nhận sự chuyển giao chủ quyền Pháp sang cho Việt Nam, nhưng chính họ mới là Chính phủ duy nhất hợp pháp của nước Việt Nam đó. Vậy nên họ yêu cầu tất cả các chính phủ trên thế giới công nhận họ đúng với tư cách nói trên. Ngày 16/1/1950, nước Trung Hoa của ông Mao công nhận Việt Nam; tiếp theo, ngày 31/1, là Liên bang Xô viết rồi dần dần, là các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu. Mạc Tư Khoa đặt quyết định của mình trên cơ sở hiệp định mồng 6/3/1946 mà Pháp đã ký với nước Việt Nam DCCH và rõ ràng là nước Cộng hòa ấy được nhân dân ủng hộ và đang thực thi quyền lực của mình trên phần lớn lãnh thổ đất nước. Hồ Chí Minh đã đích thân đi Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa điều đình các chương trình viện trợ tiếp theo sự công nhận này và ông Hồ đã được gặp trực tiếp Staline (tháng 4/1950).
Washington và Luân Đôn lúc này phải công nhận Bảo Đại (tháng 2/1950), trong khi Paris, từ đây, không còn có thể đặt quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh (như họ đã có ý định) nữa.
Vậy là Việt Nam, tháng 2/1950, trở thành sân khấu của một sự đương đầu giữa hai khối mà Pháp và Việt Nam DCCH đứng ở vị trí trung gian, Hoa Kỳ sẽ giúp Pháp áp đặt Bảo Đại; Trung Hoa thì sắp sửa giúp cho ông Hồ Chí Minh những phương tiện để đảo ngược tình hình có lợi cho Trung Hoa. Việc Hoa Kỳ nhảy vào trường đấu sẽ làm lóa mắt phe hữu Việt Nam, đến mức độ nước Pháp, giờ đây, chỉ còn hiện lên như một trạm nghỉ chân - vẫn bổ ích, nhưng chỉ là nhất thời - của Washington mà họ mong muốn được quan hệ trực tiếp. Pignon hốt hoảng trước sự xoay chiều ấy, ngay từ tháng 3 năm 1950 đã tự vấn mình về ý nghĩa của cuộc đấu tranh này. Tiếp tục cuộc chiến tranh để làm gì? Hy sinh bao nhiêu sinh mạng, bao nhiêu nghị lực và tài sản của người Pháp, để làm gì?. Đây là bước đầu của chủ nghĩa hoài nghi, của lòng ngờ vực, của sự tuyệt vọng.
Với việc phát động cuộc chiến tranh Triều Tiên, tháng 6/1950, vấn đề đương đầu trực tiếp với Trung Quốc ngày càng rõ nét. Quân đội nhân dân Việt Nam (DCCH) được Trung Quốc trang bị, tháng 9/1950, đã đấm một quả đấm đầu tiên ra trò. Việc Pháp rút khỏi Cao Bằng đã trở thành một tai họa lớn, buộc người Pháp phải bỏ luôn cả Lạng Sơn và toàn bộ biên giới. Việt Nam và Trung Quốc giờ đây đã có một biên giới chung rất dài. Vũ khí và tiếp phẩm của Trung Quốc sắp sửa đổ sang cho ông Hồ Chí Minh. Tướng Juin, được Chính phủ Pleven giao trách nhiệm kiểm tra lại tình hình, cũng tự hỏi, trong bản báo cáo ngày 31/10/1950, có nên chăng tiếp tục chiến tranh.
“Còn lại một điều nữa là tìm hiểu xem nước Pháp có còn cho rằng những con số tiêu phí to lớn về tiền bạc và mạng người mà chúng ta đã phải chịu đựng từ năm năm nay, trong khi nó gây tai hại cho nền an ninh của chúng ta ở phương Tây, có được đền bù qua những lợi ích do việc sát nhập Đông Dương vào Liên hiệp Pháp mang lại cho chúng ta hay không. Nếu đất nước không nghĩ như vậy nữa, thì phải đặt nó đối diện với hai giải pháp khả dĩ chấp nhận lúc đó là:
“1. Điều đình với Hồ Chí Minh... Đây sẽ là một lời thú nhận bất lực chắc chắn sẽ gây một tiếng vang lớn trên toàn bộ nước Pháp hải ngoại, chưa nói đến những hậu quả chính trị của sự bỏ cuộc như vậy và những suối máu có thể sẽ chảy trên đất Đông Dương.
“2. Đưa vấn đề lên bình diện quốc tế, tức Liên Hiệp Quốc. Giải pháp này sẽ cho phép rút dần phần lớn lực lượng của chúng ta ra qua các kỳ thay thế quân ta bằng quân các nước thường trực khác của LHQ. Vẫn sẽ là một sự bỏ cuộc tinh thần và chắc chắn sẽ cần nhiều thời gian Hội đồng Bảo An mới chịu phát biểu ý kiến của mình về một hành vi xâm luộc khó phân tích đặc tính.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)