Sự khác biệt giữa thất bại và thành công là giữa làm gần đúng, và làm thật đúng.

Edward Simmons

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 97: Những Kế Hoạch Hành Quân Rộng Lớn. Tình Hình Quân Sự Ở Đông Dương Được D’Argenlieu Coi Như “Của Đã Cầm Tay”
ất cả những doanh trại bị bao vây đã được giải tỏa. Huế cũng vừa được giải vây. Và, tại Hà Nội, trận chiến đấu đánh vào thành trì cuối cùng của Việt Minh - khu phố người Việt và người Hoa - hết sức gay go quyết liệt, đang chấm dứt. Các chỉ huy quân sự bắt đầu nghĩ đến công việc tiếp theo. Nhưng triển vọng chung sẽ như thế nào đây?
Đối với những người này, thì việc “trừng phạt quân sự cần thiết” đã được tiến hành rồi và tiến hành thích đáng; nhưng nó “cần phải vừa nhanh gọn vừa lẫy lừng”. Một “cuộc hành quân chinh phạt”, đồng ý, một sự cố gắng tối đa, nhanh gọn, “khoanh vùng”, cũng đồng ý; nhưng “một chiến dịch thuộc địa nhỏ xinh” thì không, bởi nước Pháp vừa không cần nó vừa không có phương tiện. Một người khác, theo phương hướng thứ hai này, viết: “Phải hoàn thành nhanh chóng và thắng lợi những cuộc hành quân được tiến hành với những quân số tương đối hạn chế, rồi sau đó thì điều đình”. Một vài người có ý muốn nối lại các cuộc dàm phán với một chính phủ Hồ Chí Minh đã được thanh lọc; một số lại có ý muốn điều đình với những đối phương khác, sau khi Chính phủ Hồ Chí Minh đã sụp đổ hoặc đã bị thu hẹp hoặc vô hiệu hóa “trong vòng ba tháng, bằng cách đánh vào đầu não”, chẳng hạn tìm cách bắt sống ông Hồ Chí Minh tại Bắc Kỳ.
Ngày 10/2/1947, Valluy nhấn mạnh rằng trước khi điều đình cần phải đánh gục Việt Minh đi đã, bắt đầu bằng cách cách ly Việt Minh khỏi dân chúng An Nam, dần dần làm cho dân tình mỏi mệt, chán nản, để rồi làm cho “Mặt trận Việt Minh tan rã” và loại trừ những phần tử cực đoan ra khỏi Việt Minh. Vậy phải duy trì được quân số của Đội quân viễn chinh ở mức 115.000 người, trước tiên là bình định Nam Kỳ, rồi đợi sang thu thì mở một cuộc tấn công quy mô vào Bắc Kỳ và kéo dài cho đến mùa xuân 1948. “Khi đó, và chỉ đến khi đó thôi, thì mới đúng lúc để mở cuộc điều đình”.
Ngày 12/2, quả nhiên d’Argenlieu đề nghị Chính phủ cho phép ông ta bắt sống “Chính phủ Việt Minh” mà người ta đã phát hiện được ra nơi ẩn nấp. Hình như Moutet đã phản ứng mạnh mẽ: Chính phủ Pháp - dường như Moutet đã trả lời như vậy - không hành động theo kiểu bọn cướp đường và bọn gangsters.
Thực ra thì Chính phủ Ramadier cũng chưa biết nên theo đường lối chính trị nào. Ông ta không nói từ chối mọi ý định nối lại đàm phán với những người đã gây ra vụ tiến công ngày 19 tháng 12; nhưng ông chỉ nói rằng ông sẽ chờ đợi được thấy từ nhân dân An Nam xuất hiện “những phần tử tiêu biểu” mà ông có thể ngồi lại điều đình.
Trong lúc chờ đợi, ông phải tìm một người thay đô đốc d’Argenlieu làm Cao ủy, vì d’Argenlieu đã trở thành một “vật quấy rầy” quá rồi. Ramadier đã quyết định thăm dò tướng Leclerc một lần nữa. Ramadier đã tiếp Leclerc hôm 7/2 và Auriol cũng đã gặp ông ta hôm mùng 8. Leclerc nghe chừng đã xiêu xiêu; ông ta nêu ra những điều kiện, đòi hỏi những cam kết vững chắc. Nhưng De Gaulle lại một lần nữa, trong một cuộc thảo luận sôi nổi, tìm cách khuyên ông ta đừng. (Leclerc sẽ không ngần ngại nói cho De Gaulle hay rằng ông ta chẳng biết gì về Đông Dương ngoài những gì d’Argenlieu đã nói với ông). Cuối cùng, Leclerc từ chối. Ramadier bèn đến gặp tướng Juin; tướng Juin đến lượt mình cũng từ chối luôn lời đề nghị hôm 17/2.
Người ta đành phải đi tìm một nhân vật dân sự. Một cố vấn Cộng hòa cấp tiến, cựu thành viên của Hội đồng kháng chiến dân tộc, Émile Bllaert, người tỏ ra ưng ý.
Ngày 24/2, d’Argenlieu đến Paris và tại đây ông ta nhận được một bức thư của De Gaulle. Theo lời khuyên của De Gaulle (và theo xu hướng của chính ông ta), d’Argenlieu từ chối không đưa đơn từ chức nữa. Ông ta không muốn tạo cho Chính phủ một cơ hội để loại trừ mình khi ông ta nghĩ rằng sứ mệnh của ông chưa hoàn tất. Ông muốn cưỡng bách Chính phủ phải chịu lấy trách nhiệm cách chức ông. Ông ta sẽ được Ramadier tiếp ngày 25, Moutet, Bidault và De Gaulle ngày 26, và Auriol ngày 28. Những cuộc hội kiến mà trước con mắt một đôi người, đã diễn ra một cách lúng túng rõ rệt.
Ngày 01/3, được Ramadier tiếp, d’Argenlieu đã tiến hành với ông ta một cuộc hội kiến quyết định. Ông thủ tướng nêu lên rằng d’Argenlieu yêu cầu Chính phủ tuyên bố từ đây sẽ không đàm phán với ông Hồ Chí Minh nữa. “Yêu cầu này, Chính phủ không thể nào chấp thuận. Nó tuyệt đối quá. Chúng tôi không dự kiến diễn biến của sự việc. Tự khép cánh cửa lại là điều sai lầm”... Sau khi yêu cầu ông đô đốc khẳng định (hoặc không) những quan điểm đã được trình bày trong bức giác thư và trước câu trả lời khẳng định của d’Argenlieu, Ramadier tuyên bố với ông ta: “Tôi nghĩ rằng, trong điều kiện đó, ông không thể nào trở lại Đông Dương được nữa”.
Ông đô đốc đáp: “Những lời Ngài nói đó hẳn là báo cho tôi biết tôi đã bị cách chức”.
Ngày 5/3, Hội đồng nội các xem xét vấn đề cử người thay thế ông đô đốc. Moutet trình bày:
“Chính sách thỏa hiệp bỗng nhiên bị gián đoạn do thái độ của Việt Minh đã phát động, ngày 19/12, tại Hà Nội, một cuộc nổi dậy thực sự nhằm mục đích đuổi người Pháp ra khỏi Đông Dương. Mọi sự đều chứng tỏ cuộc nổi dậy này đã được chuẩn bị từ lâu và là trách nhiệm của phía Việt Minh, dù cho các nhà chức trách Pháp có phạm những lỗi lầm nào đi chăng nữa...
“Nước Pháp phải ở lại Đông Dương. Chắc chắn là kết quả ấy sẽ không thể đạt được bằng sức mạnh của vũ khí - là cái điều nó đòi hỏi một cuộc viễn chinh thuộc địa thực sự mà đất nước không muốn có - hoặc bằng một cuộc thỏa thuận với Chính phủ Việt Minh mà hiện nay đã có nhiều bằng chứng tỏ ra những muốn đi đến một cuộc thỏa hiệp trung thực. Điều này không có nghĩa là chúng ta sẽ không đàm phán với một người này hay người kia trong số các thành viên của chính phủ đó, nhưng chúng ta sẽ chỉ đàm phán với những người đại diện thực sự cho nhân dân An Nam và được tín nhiệm về tinh thần trung thực...
“Ramadier: “Từ ngày 19 tháng 12, đã có một cuộc chiến tranh tổ chức chống lại chúng ta nhằm đuổi chúng ta ra khỏi Đông Dương. Chúng ta đã phản ứng lại và đã gửi viện quân sang. Nhưng chúng ta biết rằng sự cố gắng của chúng ta phải giới hạn trong thời gian và sự giải quyết không thể nào đến được từ một mình hoạt động quân sự...
Chính sách của nước Pháp chỉ cỏ thể là một chính sách xuất phát từ sự tôn trọng ý chí của nhân dân... Cái định hướng mới trong chính sách của nước Pháp tại Đông Dương, Ramadier kết luận, khích lệ chúng ta đề nghị với Hội đồng nội các thay thế Cao ủy. Thủ tướng, cảm phục các đức tính của đô đốc d’Argenlieu, nhưng nhận định rằng ông đô đốc không còn đủ tư cách để lãnh đạo chính sách hợp tác với các nước Đông Dương đó của chúng ta nữa. Cần phải thay người khác. Đề nghị ông Bollaert”...
Sau một cuộc thảo luận ngắn, Hội đồng Nội các quyết định cử Bollaert làm Cao ủy. Bollaert sẽ lên đường, mang theo những chỉ thị được thảo ra trên cơ sở những điều Moutet cùng với Teitgen và Thorez xem lại.
Auriol nói rằng ông sẽ rất sung sướng nếu một ngày kia ông được cùng với Hồ Chí Minh thảo luận. Sau buổi họp Nội các chút ít, lúc 16 giờ, Blum gọi diện thoại cho Auriol: “Đến lượt ông ta, ông ta bộc lộ với tôi niềm hy vọng rằng với việc chỉ định Bollaert làm Cao ủy Đông Dương, những cuộc đàm phán với ông Hồ Chí Minh có thể sẽ được nối lại. Tôi nói với ông ta: Đó cũng là ý nghĩ và hy vọng của tôi”.
Lúc này, đô đốc d’Argenlieu, đã viết xong một bản báo cáo cuối ngày, nhận được tin từ “các hãng báo chí” rằng ông ta đã có một người thay thế.
Ngày 01 tháng 4, Bollaert đến Sài Gòn.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)