Fear keeps us focused on the past or worried about the future. If we can acknowledge our fear, we can realize that right now we are okay. Right now, today, we are still alive, and our bodies are working marvelously. Our eyes can still see the beautiful sky. Our ears can still hear the voices of our loved ones.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 65
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 96: Nền Đệ Tứ Cộng Hòa
uả nhiên nước Pháp ra khỏi tình trạng chính trì tạm thời vào đúng thời điểm này. Hiến pháp 27 tháng 10 năm 1946 bắt đầu có hiệu lực. Ngày 16/1/1947, Vincent Auriol, Chủ tịch Quốc hội được bầu làm Tổng thống nước Cộng hòa. Ngày hôm sau, ông giao trách nhiệm cho Paul Ramadier, đảng viên xã hội, thành lập chính phủ đầu tiên của nền Đê tứ Cộng hòa. Ngày 21, Ramadier được Quốc hội trao quyền và sắp sửa thành lập vào ngày 22 chính phủ của ông ta.
Trong bản tuyên bố của ông, ngày 21, ông có nói về Đông Dương như sau:
“Cuộc chiến tranh này, người ta đã áp đặt cho chúng tôi, chúng tôi đã không muốn nó trước đây, không muốn nó hôm nay. Chúng tôi đã làm tất cả, nhượng bộ tất cả những gì hợp lý Chúng tôi biết nó sẽ không giải quyết được vấn đề gì. Chúng tôi sẽ chấm dứt nó ngay khi nào trật tự và an ninh được bảo đảm.
“Chắc chắn, một ngày gần đây, nước Pháp lại mặt đối mặt với những người đại diện của dân tộc An Nam và nói với họ lời nói của chính nghĩa. Lúc đó, nó sẽ không còn lo sợ trước việc thực hiện, nếu đây là ý kiến của nhân dân, sự thống nhất của ba nước An Nam; cũng như nó sẽ không từ chối thừa nhận nền độc lập của Việt Nam trong khuôn khổ của Liên hiệp Pháp và Liên bang Đông Dương”.
Ngay từ ngày 23/1, Moutet đã phản ứng đối với bức giác thư của ông đô đốc:
“Tham khảo: Giác thư tuyệt mật của ông ngày 14/1 vừa qua:
Tôi không đồng ý. Không được quyết định gì trước khi chính phủ mới cho phương hướng”.
Không thấy có gì đến, ngày 28, d’Argenlieu lại tiếp tục bằng những bức thư gửi nhiều nhân vật khác nhau. Một trong những bức thư ấy, ông ta nói “đã báo cáo những ý kiến chứa đựng trong giác thư của ông với các thành viên Hội đồng chính phủ Liên bang” và “tất cả đều hoàn toàn nhất trí với cách nhìn đó”. Tuy vậy, ông “đã quyết định không tiến hành bất cứ việc gì trước khi Chính phủ có khả năng bàn định về vấn đề”. Nhưng ông sửa soạn sẵn sàng trao cho Chính phủ Nam Kỳ những quyền hạn rõ ràng rộng rãi hơn. Nhưng dự án của ông đã sớm được biết đến ở Paris và Moutet phản ứng ngay bằng một bức điện gửi cho Cao ủy:
“Tôi đã nắm được vấn đề quyền hạn của Chính phủ Cộng hòa Nam Kỳ. Yêu cầu gửi khẩn cấp báo cáo về tình trạng hiện nay của vấn đề mà Chính phủ coi như cực kỳ quan trọng đó”.
Ông đô đốc tỏ vẻ không để ý gì đến bức điện của Moutet. Ngày 1/2, ông ta ban hành một quyết định liên bang nới rộng rất nhiều những quyền hạn của Chính phủ Sài Gòn Lê Văn Hoạch và chủ yếu là thừa nhận nước Cộng hòa tự trị Nam Kỳ như “Quốc gia tự do trong khuôn khổ Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp”.
Cơn thịnh nộ nổi lên tại đường Oudinot, trong Bộ Pháp quốc Hải ngoại. Lần này, tiếng đồn về một cuộc thay thế Cao ủy càng dậy lên kiên quyết hơn, trong khi một chiến dịch báo chí chống ông ta (d’Argenlieu - LND) tại Paris ngày càng sâu rộng.
Giờ đây, Ramadier đã có thì giờ đọc kỹ bức giác thư ngày 14/1 và ngày 5/2; ông điện cho d’Argenlieu những điều ông suy nghĩ:
“Tôi đã tìm hiểu bức giác thư của ông gửi cho Thủ tướng Léon Blum với một sự quan tâm đặc biệt; bức giác thư có nhiều đoạn tôi cảm thấy nó diễn đạt một thực tế được quan sát một cách tế nhị và đánh giá một cách tinh vi”.
Nhưng ông ta “thấy cần giới hạn đôi điều...” trước hết về các cơ sở pháp lý mà d’Argenlieu đã dùng làm luận cứ. Bản tuyên bố ngày 24/3 nay chỉ là một văn bản như bao nhiêu văn bản khác. Bây giờ đã có Hiếp pháp mới ngày 27/10/1946 và một bản Quy chế các nước họp tác rồi.
Vậy thì “chính sách Đông Dương của chúng ta cần phải xuất phát từ toàn bộ các văn kiện đó”.
“Mặt khác, tôi sợ rằng việc gợi ý khôi phục Bảo Đại hoặc một người nào khác trong dòng họ ông ta sẽ làm cho chúng ta đi quá xa cái mục đích chúng ta theo đuổi và cách giải quyết một cuộc chiến tranh mà chúng ta không thể kéo dài quá mức độ cần thiết.
“Không thể nào chối cãi được rằng tính siêu nhiên của đấng Thiên tử giữ lại cho chế độ quân chủ một uy tín lớn lao trong mọi môi trường truyền thống, nhưng những ký ức về triều đình Huế và có lẽ đặc biệt hơn cả là của vị cựu hoàng[75] lại gắn liền với chế độ trực trị của những công chúc người Pháp mà cả Đông Dương nói tiếng An Nam đã nổi lên chống lại và những người Pháp biết tôn trọng thực tế thì đều coi như đã hết thời. Một số gắng phục hưng chẳng những có nguy cơ làm cho Việt Minh thêm quả quyết và tăng cường trong nội bộ của nó lực lượng của các phần tử cực đoan, mà còn có thể ly khai với chúng ta tất cả những phần tử tiến bộ không ưa thích gì chế độ độc tài của Việt Minh và đang yên tâm tin tưởng trước những thắng lợi quân sự của chúng ta mặc dù họ không đồng ý từ bỏ lý tưởng quốc gia của mình.
“Kết quả có thể sẽ bắt buộc chúng ta phải tiếp tục vô tận một cuộc chiến tranh với chính nhân dân chứ không phải chỉ với một chính phủ, một cuộc chiến tranh mà sự kéo dài sẽ mang lại bao nhiêu là tai họa.
“Chính phủ chưa nhìn thấy gì rõ ràng trong những viễn cảnh đó để có thể có một quyết định trước khi nghe ông trình bày. Vậy tôi sẽ rất chú ý và đánh giá cao việc ông sẽ về Paris trình bày quan điểm của ông trong một thời hạn khẩn trương nhất”...
Bức điện này đã gặp nhau dọc đường với bức điện mà d’Argenlieu, quá sốt ruột, đã gửi cho Paris ngày 4/2 và trong đó sau khi tuyên bố đã khôi phục chủ quyền của nước Pháp trên Đông Dương, ông nói rằng ông vẫn chưa nhận được một “câu trả lời rõ ràng và rắn rỏi về vấn đề mà trước mắt phải coi như là điều kiện cơ sở của chính sách chúng ta, tức là: sự khẳng định của Chính phủ sẽ không điều đình với chính phủ Hồ Chí Minh nữa”.
Ông đô đốc đau xót nhận xét rằng tên tuổi của ông bị ném tung ra làm mồi cho dư luận công chúng; rằng “việc cách chức ông luôn luôn được đề cập tới ở cấp cao”, rằng nếu các chính phủ De Gaulle, Gouin và Bidault tín nhiệm ông, thì “ngày nay không còn như vậy nữa” và uy tín của ông đã bị đạp đổ “một cách mờ ám”.
“Ngài không thể nào lại không nhìn thấy rằng sứ mệnh của tôi, muốn được hoàn thành một cách tốt đẹp, đòi hỏi ở Chính phủ phải có sự tín nhiệm, một đường lối chính trị rõ ràng và sau nữa là phải có những phương tiện thực hiện.
“Thiếu những sự bảo đảm đó, thì đô đốc d’Argenlieu, Huân chương giải phóng đệ nhất hạng, Huân chương Bắc Dầu bội tinh đệ nhất hạng, chỉ còn việc từ chức Cao ủy Pháp tại Đông Dương nữa mà thôi”...
Bức thư này đến Paris hồi 11 giờ sáng ngày 6. Ramadier và Moutet tới Élysée báo cho Auriol biết về việc ông đô đốc xin từ chức. Nhưng, ông Tổng thống nước Cộng hòa nói với họ, “đây không phải một lá đơn từ chức, mà chỉ là một sự báo trước và một lời đe dọa”. Auriol nhắc lại rằng Blum và Ramadier nên nói cho ông đô đốc biết là “người ta không thể chấp nhận tiền đề cũng như kết luận ở bản tường trình của ông ta... Trong điểu kiện như vậy, Chính phủ chính thức chấp nhận bức thư và đề nghị từ chức của ông ta chứa đựng trong bức thư đó, thay vào những bảo đảm mà người ta không thể nào cung cấp được cho ông ta... Phải thảo một bức thư theo ý nghĩa đó”...
Lần này, việc thay thế d’Argenlieu đã được quyết định và Messmer thông báo cho ông đô đốc tin đó.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)