If you have love in your life it can make up for a great many things you lack. If you don’t have it, no matter what else there is, it’s not enough.

Ann Landers

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 90: Leclerc Từ Chối Thay Chân
eclerc trở về Sài Gòn vội vàng bắt đầu viết báo cáo. Câu kết luận rất ngắn gọn, ông tiết lộ với đại tá Repiton Preneuf. “Chủ nghĩa chống cộng là một chiếc đòn bẩy không có điểm tựa chừng nào mà vấn đề dân tộc chưa được giải quyết”. Ngày 9, trong chiếc xe đưa ông tới Tân Sơn Nhất để đáp máy bay đi Paris, ông tâm sự với người sĩ quan tùy tùng G. de Valence: “Ở đây có quá nhiều người tưởng rằng cứ việc lấp đầy hố những xác người là người ta có thể dựng lại nhịp cầu nối liền Việt Nam với Pháp”. Ngày 12/1, Leclerc đến Paris. Chiều hôm đó, ông báo cáo chuyến đi công tác của mình với Léon Blum. Hôm sau, ông trao văn bản.
Ông đề nghị một số biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cho đạo quân viễn chinh. Ông tổng kết tình hình quân sự, xác nhận tính chất giới hạn của việc kiểm soát của Pháp tại Bắc Kỳ và làm sáng tỏ rằng “với những phương tiện đang có hiện nay..., Bộ Chỉ huy (Pháp) không thể đánh được một trận nào gọi là quyết định triển vọng duy nhất của nó, nếu hoạt động của nó được kết hợp chặt chẽ với hoạt động chính trị, là cộng tác để làm tiêu hao dần Chính phủ Hồ Chí Minh hiện nay. Với một sư đoàn phụ lực và với điều kiện là có một công tác chính trị thích nghi, thì công cuộc bình định Nam và Trung Kỳ có thể được bảo đảm thành công hơn... Còn ở Bắc Kỳ thì Bộ Chỉ huy có thể nuôi dưỡng lực lượng nhằm một chiến dịch hoạt động mạnh mẽ vào Đông-Xuân 1947 – 1948”.
“Đạo quân viễn chinh lúc đó sẽ ở trong một tình thế tương tự như tình thế tháng 3/1946 khi ký kết những hiệp định sơ bộ. Nhưng lần này cần thiết hoạt động chính trị, kết hợp chặt chẽ và tiếp nối vào hoạt động quân sự, phải mang lại kết quả thắng lợi, nếu không thì vấn đề sẽ không có câu giải đáp.
“Đây không cần thiết phải nhấn mạnh về tính chất nghiêm trọng của thời điểm hiện tại. Nước Pháp hôm nay phải quyết định chính sách của mình sẽ như thế nào... đồng thời cùng quyết định nó có thể và nó muốn cung cấp một cố gắng quân sự mới ở tầm cỡ nào...
“Đứng trước một tình hình như vậy, thì giải pháp dĩ nhiên sẽ phức hợp và chắc chắn là phải kéo dài, chỉ có thể là một giải pháp chính trị: năm 1947, Pháp sẽ không dùng nổi vũ khí để đè nén một tập hợp đông hàng 24 triệu người đang lớn mạnh lên, mang tư tưởng bài ngoại và có thể cả tư tưởng quốc gia chủ nghĩa nữa. Tuy nhiên, một sự cố gắng quân sự kèm theo hoạt động chính trị của chúng ta ngày càng mạnh mẽ thì giải pháp đó càng có khả năng và nhanh chóng thành công. Tất cả vấn đề là ở đấy.
“Việc xem xét chính sách của chúng ta không thuộc trách nhiệm của tôi. Tuy vậy, tôi cũng xin phép được dự đoán rằng nội dung chính sách đó sẽ là đối lập với chủ nghĩa quốc gia hiện nay của Việt Minh bằng một hoặc nhiều chủ nghĩa quốc gia khác. Ở đâu? Bao giờ? Thỏa thuận với ai? Cái khó của vấn đề rõ ràng là ở những câu hỏi đó...
“Bộ Chỉ huy địa phương, sau khi đã cân nhắc về những phương tiện sẵn có trong tay, cũng cần phải cân nhắc thêm hai nhân tố sau đây:
“Một mặt: Vấn đề thời gian (có thể kéo dài) tức đòi hỏi tránh tiêu hao phương tiện quá sớm.
“Mặt khác: Tiến hành một hoạt động rộng rãi và rất tích cực trên những địa bàn đã chọn, nếu không chúng ta sẽ ngày càng trở thành những tù nhân trong những thành phố và căn cứ mà chúng ta chiếm đóng. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, vấn đề cơ bản vẫn là vấn đề chính trị. Đây là vấn đề điều đình với một chủ nghĩa quốc gia bài ngoại đang trỗi dậy, là khai thông nhằm bảo vệ lấy, ít nhất là một phần nào, những quyền lợi chính đáng của nước Pháp.
Ngày 8 tháng 1 năm 1947
Ký tên: LECLERC”
Léon Blum đề nghị Leclerc nhận lại chức Tổng chỉ huy quân đội tại Đông Dương. Chức vụ này thật ra chỉ là một giai đoạn. Sau đó, Leclerc sẽ thay chân d’Argenlieu làm Cao ủy, một lúc kiêm hai chức vụ dân sự và quân sự. Blum khẩn khoản đề nghị; Leclerc xin 48 tiếng đồng hồ để suy nghĩ.
Rồi ông viết thư ngay cho De Gaulle, báo cho De Gaulle biết về đề nghị trên đây và hỏi ý kiến. De Gaulle trả lời, cũng khẩn thiết khuyên ông từ chối. Đô đốc d’Argenlieu đã làm đúng cái việc ông đã làm; phải ủng hộ ông ta chứ không phải thay thế. Chính là cái hệ thống, và các chính trị gia của nó phải chịu trách nhiệm về việc làm cho tình hình Đông Dương ngày càng căng thẳng. Không nên làm vật bảo chứng cho các hệ thống đó. Một số người nói rõ cho Leclerc biết rằng người ta đang tìm cách lợi dụng những bất đồng của ông đối với d’Argenlieu, cũng như trước đây người ta đã dùng Pétain để đẩy Lyautey ra khỏi Maroc. Đây là một luận cứ quyết định: Leclerc sẽ cho mang thư từ chối của ông đến cho Léon Blum.
Nhưng nền Đệ tứ Cộng hòa đã bắt đầu “nhậm chức”. Ngày 12/1, Vincent Auriol được bầu làm Tổng thống nước Cộng hòa. Chính phủ Blum từ chức. Một tuần lễ sau, Chính phủ đầu tiên của nền Đệ tứ Cộng hòa ấy được thành lập do Paul Ramadier làm thủ tướng. Nó thừa kế của “Chính phủ Lâm thời của nước Cộng hòa Pháp” - GPRF - một món gia tài: Cuộc chiến tranh Đông Dương.
Giữa lúc này, bản báo cáo mà Moutet yêu cầu Morlière gửi cho ông, đề ngày 10/1, đến Paris. Nó vạch ra rõ ràng, một cách không thể nào bác bỏ được, những trách nhiệm nặng nề của Valluy và của Dèbes. Nhưng Leclerc đã yêu cầu triệu hồi Morlière về rồi. Morlière được gọi về Paris: người ta biết tin này ở Hà Nội ngày 31/1. Morlière hiểu ra. Ông ta sẽ ở Sài Gòn ngày 3/2 (trao lại quyền chỉ huy các lực lượng Pháp tại Bắc Đông Dương - TFIN - cho đại tá Dèbes) và ngày 5 sang Paris. Ngày 10/2, ông ta lại gửi cho Chính phủ một bản báo cáo thứ hai. Mặc dầu khẳng định của ông và mặc dầu hoạt động của ông nằm trong đường lối của Léon Blum, ông ta vẫn cứ chính thức bị cách chức tại Đông Dương và “ngồi không” ngót một năm dài nữa[71]. Ông đã tạo ra cho mình những “kẻ thù quyền thế”. Điều người ta chê trách ở ông, đúng như vậy, chính là vì ông đã quá “như nhược”, hoặc “không có bản lĩnh vững vàng”, nhưng trước con mắt những nhà lãnh đạo, cái đáng chê trách ở ông là đã “làm cho cuộc đảo chính không thành”. Người ta sẽ không tha thứ cho ông về “cái tội” đã để cho người Việt Nam đặt đầy thành phố Hà Nội lởm chởm những chướng ngại vật ngăn cản xe bọc thép của quân đội Pháp không chiếm được thành phố trong ba tiếng đồng hồ như Valluy đã dự kiến trong kế hoạch của ông ta.
Trong một bức điện gửi Léon Blum ngày 01/1, d’Argenlieu đã nói thẳng không che đậy:
“Chắc chắn rằng một thái độ cứng rắn hơn của Bộ Chỉ huy Hà Nội, nếu không tránh được cuộc xung đột mà Việt Minh mong muốn, thì ít ra cũng đã cho phép chúng ta chấp nhận nó trong những điều kiện thuận lợi hơn, và cái vấn đề của chính thành phố Hà Nội ngày hôm nay cũng đã được giải quyết rồi”.
Bây giờ thì việc “cắt đứt quan hệ” đã hoàn thành và phủ Cao ủy tại Sài Gòn đã làm cho Chính phủ (Pháp) chấp nhận “bản thuyết minh” của nó, tức là những “huyền thoại và truyền thuyết” của nó tạo ra... nếu không muốn nói là những điều “phản - chân lý” của nó.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)