People sacrifice the present for the future. But life is available only in the present. That is why we should walk in such a way that every step can bring us to the here and the now.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 89: Trở Về Sài Gòn, Ngày 6, Moutet Đã Nói Với Giới Báo Chí Những Lời Tuyên Bố “Vỡ Mộng”.
ảm tưởng của tôi đối với Hà Nội hoàn toàn là bi đát. Tôi đã muốn tự mình tìm hiểu lấy tình hình. Tôi khẳng định với các ông rằng tôi đã có bằng chứng tuyệt đối về cái âm mưu định trước của Việt Nam trong cuộc tiến công được chuẩn bị lâu ngày này. Tôi nói thật với các ông là tôi hoàn toàn không thể ngờ có một sự việc như vậy.
“Quan điểm của tôi giờ đây rất minh bạch, cuộc tấn công ngày 19/12, bản chất của nó, âm mưu định trước và sự phát triển của nó cưỡng bách chúng tôi phải dùng biện pháp quân sự. Bao giờ trật tự được lập lại rồi, khi đó mới có khả năng bàn trở lại những vấn đề chính trị.
“Về Paris, tôi sẽ bênh vực cho Bộ Chỉ huy và các nhà chức trách, những người đã theo đúng chỉ thị của Chính phủ, đợi đến giới hạn cuối cùng mới chịu can thiệp”.
Còn đối với những đề nghị của Hồ Chí Minh, ông Bộ trưởng Moutet tỏ ra một thái độ hoài nghi tuyệt đối. Liên hệ đến những buổi phát thanh của đài Việt Nam, ông bình luận:
“Một lời kêu gọi như vậy không đáng được người ta chú ý một cách nghiêm túc. Đấy chẳng qua là một hành động tuyên truyền... Chúng tôi không thể coi là vấn đề quan trọng, bởi vì toàn bộ những lời tuyên bố phát thanh qua các đài Việt Nam đều mang tính chất tùy tiện.
“… Tôi chắc chắn rằng những người hiện nay đang nắm thực quyền trong Chính phủ Việt Nam không muốn có một sự thỏa thuận nào đâu”.
Tuy nhiên, ông bộ trưởng lại tuyên bố: ông không nghĩ rằng “ông Hồ Chí Minh đã giữ một phần quyết định trong những sự kiện xảy ra mà có lẽ là ông đã quá bận rộn”.
Ông Bộ trưởng Moutet, trong 30 tiếng đồng hồ lưu lại ở Hà Nội, đã được thông tin bằng cách nào và do ai? Dù sao: thì ngày 6/1, cũng trong ngày ông họp báo đó, tướng Morlière đã đến Sài Gòn, theo lệnh triệu tập cấp tốc. Được chính thức báo tin rằng tướng Leclerc sắp sửa yêu cầu triệu hồi ông về, Morlière xin được gặp ngay bộ trưởng Moutet, mà ở Hà Nội ông đã không gặp riêng được. Cuộc hội kiến diễn ra ngày 7/1. Morlière cố gắng chứng minh rằng ông luôn luôn tuân thủ các chỉ thị của Chính phủ, tìm cách ứng dụng một cách thực lòng chính sách thỏa thuận, nhưng sau sự kiện Hải Phòng ngày 20/11, các “mệnh lệnh đế quốc” của tướng Valluy, được đại tá Dèbes hỗ trợ một cách đắc lực, đã vô hiệu hóa những cố gắng của ông (Morlière) nhằm đi đến thỏa hiệp và đã tạo nên một tình hình chính trị và quân sự mà, như ông đã dự đoán, đưa tới chiến tranh. Moutet đòi ông ta viết một bản báo cáo chi tiết về tất cả các sự kiện nói trên và gửi qua Paris cho ông.
Vị trí của Moutet đã được củng cố, nhưng vị trí ấy đã bắt đầu có ảnh hưởng đến những lý lẽ của ông ta. Ngày 7/1, trước hôm lên dường, ông tuyên bố:
“Nước Pháp không muốn làm sai lời nói của mình, nhưng nó muốn điều đình một cách thoải mái với những đại diện chân chính của dân tộc Việt Nam, quyết tâm thi hành hết sức trung thực những hiệp định đã tự nguyện thỏa thuận với nhau. Tôi chưa bao giờ cho rằng một quyết định quân sự có thể thay thế cho những giải pháp chính trị. Tôi muốn hy vọng rằng thời điểm của những giải pháp chính trị sẽ đến trong một ngày không xa”.
Moutet lên đường về Pháp ngày 8/1. Ông muốn ghé lại những miền Ấn Độ thuộc Pháp, tại Pondichéry, vì trong những thời điểm trọng yếu này, ông có những chuyện lo lắng về tuyển cử ám ảnh; thực tế những lo lắng này đã khiến ông phải rút ngắn thời gian ở lại Hà Nội. Trong đợt tuyển cử tháng 11, ông đã bị thất bại, mất ghế đại biểu Quốc hội. Ông chỉ hy vọng được làm bộ trưởng trong chính phủ sắp đến nếu ông giành được một ghế nghị viện. Người ta có nói với ông rằng cơ may có thể đến với ông ở Pondichéry; tại đó ông phải tiếp xúc với các cử tri. Nhưng cần làm nhanh. Cuộc tiếp xúc này tuy thế vẫn thất bại. Moutet sẽ trở về Paris ngày 12/1. Leclerc đã về trước ông ta. Nhưng về phần d’Argenlieu thì ông ta đã thắng. Trong một bức thư gửi De Gaulle ngày 14/1, d’Argenlieu đã viết:
“Nhờ ơn Chúa, Moutet đã không có một cuộc tiếp xúc cá nhân nào với nhóm ông Hồ Chí Minh. Đó là một điểm thắng lợi đầu tiên.
“Cần thiết, ngày mai Chính phủ tuyên bố đã quyết định chấm dứt mọi quan hệ với nhóm ấy và trở lại hoàn toàn tự do. Cần phải nói thêm rằng ý đồ chính trị rộng rãi tự do cơ bản vẫn luôn luôn là một, không có gì thay đổi, nhưng sẽ được tiếp tục với những nhân vật khác thực sự tiêu biểu cho nhân dân Việt Nam. Đây sẽ là điểm thứ hai.
“Lực lượng vũ trang của chúng ta sẽ tiếp tục khôi phục lại trật tự công cộng trên mọi điểm mấu chốt của vùng châu thổ Bắc Kỳ và giải đất Trung Kỳ. Họ phải truy kích Chính phủ lưu vong và loại trừ nó đi.
“Đối với những ai vượt lên được trên những tình huống đau thương của một ngày, thì dường như cuộc bỏ chạy đáng xấu hổ của Chính phủ Hồ Chí Minh mở ra cho nước Pháp một thuận lợi vô song trong hành động nhằm tiếp tục và hoàn thành một cách xứng đáng sứ mệnh của nó tại Đông Dương”.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)