Hãy biến vết thương lòng thành những bài học có ý nghĩa.

Oprah Winfrey

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 88: Moutet Ở Hà Nội
gay từ ngày 29/12, Đài phát thanh Việt Nam, hoạt động trở lại từ hôm 26, loan tin Hồ Chí Minh đã gửi cho Léon Blum một bức điện tỏ lòng hân hoan trước việc Moutet qua Đông Dương, đồng thời yêu cầu quân Pháp lui trở về vị trí trước ngày 17/12 và ngừng bắn. Ngày 1/1/1947, trong một bức thư gửi Moutet, d’Argenlieu chuyển một bức điện của Hồ Chí Minh gửi Chính phủ Pháp, mà Đài Phát thanh Việt Nam đã phát đi ngày 1/1 ấy lúc 9 giờ:
“Nhân danh Chính phủ và nhân dân Việt Nam, cũng như nhân dân cá nhân tôi, tôi xin gửi những lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất tới Chính phủ và nhân dân Pháp. Mong dân tộc Pháp vĩ đại biết rằng chúng tôi không hề có căm thù hờn giận gì dân tộc Pháp cả. Chúng tôi chỉ chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân phản động đang tìm cách xén đất đai và nô lệ hóa đất nước chúng tôi.
“Với những người đàn ông và những phụ nữ Pháp yêu công lý và tự do, hiểu biết và bảo vệ nguyện vọng của chúng tôi, với những người đàn ông và những phụ nữ Pháp đó, thật sự là những chiến sĩ ưu tú nhất bảo vệ lợi ích chân chính của nước Pháp và của Liên hiệp Pháp, tôi xin gửi lời cám ơn nồng nhiệt chân thành. Tôi kêu gọi nhân dân Pháp hãy làm cho cuộc chiến tranh huynh đệ ấy sớm chấm dứt, cho năm mới 1947 mang lại hòa bình và hữu nghị giữa hai nước Pháp và Việt Nam.
“Tôi cũng xin gửi lời chúc mừng năm mới đến Ngài bộ trưởng Marius Moutet mà tôi mong muốn sẽ hân hạnh có được một cuộc gặp gỡ tại Hà Nội”.
Tiếp vào bức điện (của Hồ Chí Minh), đô đốc d’Argenlieu kèm theo lời bình luận sau đây:
“Vậy là, y như thể chẳng có chuyện gì xảy ra ở miền Bắc và cũng như thể vụ bạo lực được mưu tính trước một cách xấu xa và lan rộng khắp nơi ngày 19 và 20 tháng 12 ấy chỉ là một hiệu quả xác thực của tình hữu nghị chân thành của Hồ Chí Minh và Chính phủ ông ta đối với nhân dân Pháp. chúng tôi lại gặp lại cũng giọng điệu ấy trong lời lẽ bức điện này và cũng cái kỹ thuật ấy trong các sự kiện như trước kia.
“Sự xảo quyệt tội lỗi phủ lên hành động bạo lực ngày 19/12 đã thất bại. Chúng ta đã làm chủ tình hình. Viện quân đã tới. Nhân dân Pháp đã xúc động một cách chính đáng. Việt Minh không thể chần chừ để thoát ra khỏi tình thế bi đát này. Vì vậy mà Hồ Chí Minh đề nghị chúng ta kéo dài cái mà thủ tướng Thinh, trước ngày ông tạ thế, đã gọi một cách âu sầu là một “trò hề”.
“Cái nguyện vọng bộc lộ sau cùng muốn có một cuộc hội kiến tại Hà Nội với Ngài bộ trưởng Marius Moutet trở thành một việc đã rồi và công khai hóa.
“Tôi xin phép được lưu ý Ngài về tính chất đặc biệt nghiêm trọng cho tình hình đang diễn biến ở Đông Dương của những cuộc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với bất cứ một đại diện nào của Chính phủ Hà Nội.
“Dựa vào tư liệu kèm theo, tôi xin phép được nhấn mạnh một điều là nếu Ngài vẫn có ý định thực hiện kế hoạch đi Hà Nội của Ngài, tôi đoán vậy, thì đáp lại mọi lời kêu gọi ấy, câu trả lời tốt nhất là sự im lặng...
“Mọi cái đều làm cho tôi dự đoán trước một cách chính xác rằng: bất cứ một sự tiếp xúc nào với Chính phủ Hà Nội cũng sẽ mang tới hiệu quả tức thời là tái diễn một chiến dịch tấn công tại Nam Kỳ”.
Và d’Argenlieu, tiếp theo lời cảnh cáo “riêng” này, đã thực hiện một cuộc vận động “trực tiếp”. Một bức diện AFP được phát thanh từ Sài Gòn ngày 01/01:
“Trong các giới người Pháp có thẩm quyền tại Sài Gòn, người ta cho rằng nếu phái đoàn Moutet thăm Hà Nội, cũng chỉ là trong khuôn khổ một cuộc điều tra chứ không phải là bất chấp những lời cầu mong đăng trên một số báo Sài Gòn, để có những cuộc tiếp xúc tại Hà Nội, càng không phải đi mở những cuộc điều đình với Chính phủ Hồ Chí Minh”.
Để gói ghém lại tất cả, ngày 2/1, ông đô đốc đã trả lời phỏng vấn của đặc phái viên báo “Nước Pháp buổi chiều” (France-Soir) như sau:
“Kết luận của tôi rất cụ thể: Từ đây chúng ta không thể nào còn điều đình ký kết với Hồ Chí Minh được nữa. Chúng ta sẽ tìm ra, tại đất nước này, những nhân vật khác mà chúng ta có thể điều đình với, tất nhiên cũng là những người theo chủ nghĩa quốc gia, nhưng những người kia (Việt Minh - LND) đã bị mất uy tín. Họ đã rơi xuống cả bên dưới sư nhục nhã”.
Cuối cùng, ngày 2/1/1947, Moutet và đoàn tùy tùng đã tới Hà Nội và cái cảnh tượng đập vào mắt họ trước tiên sẽ còn ám ảnh họ lâu dài: đâu đâu cũng có những vết tích mới toanh của cuộc chiến đấu đã qua và đang tiếp tục ngay gần kề, bởi vì khu phố Hoa - Việt, bị bao vây, đang bị quấy rối, còn ở ngoài thì chiến sự vẫn diễn ra, ngày cũng như đêm. Họ đi thăm những khu phố bị đổ nát, quạnh quẽ, ở đó dấu vết bố phòng của quân đội Việt Nam vẫn còn thấy rõ. Nhìn thấy cảnh ấy, ông bộ trưởng chấp nhận ngay cái văn bản chính thức quy kết cho Việt Nam đã có âm mưu và chủ động gây hấn.
Những điệp viên đã cho Moutet biết rằng ông Hồ Chí Minh sẵn sàng gặp Moutet, tại một nơi sẽ thỏa thuận sau. Nhưng Moutet đã nắm được tầm quan trọng của lời đe dọa của d’Argenlieu và hiểu được cái nguy hiểm về chính trị cũng như quân sự của mọi sáng kiến lúc này. Những người thân cận của ông cũng có những quan điểm khác nhau “Ngăn chặn cuộc chiến tranh này ư? Boutbien đồng ý, Messmer thì phản đối: ngăn chặn có nghĩa là rút quân về, tức đầu hàng kẻ địch. Nghe được sao? Paris sẽ quyết định. Nhưng, với Moutet, chỉ còn việc là lên máy bay lại và ra đi. Nhiệm vụ đã hoàn thành, và thất bại”.
Moutet không gặp được Leclerc. Leclerc đã đi Lạng Sơn và Hải Phòng. Moutet quyết định không ở lại lâu hơn và sau ba mươi tiếng đồng hồ ở lại Hà Nội, ông đã từng chặng trở lại Sài Gòn. Trước khi rời Hà Nội, ông tuyên bố với báo chí:
“Những kẻ chịu trách nhiệm về tấn bi kịch này đã làm tiêu tan một cách có hệ thống niềm hy vọng của bao người và phá vỡ điều cố gắng trong đó chính tôi gửi gắm tất cả thiện chí của chúng tôi. Giờ đây, trước khi tiến hành bất cứ một cuộc điều đình nào, cần phải có một quyết định quân sự đã. Tôi rất tiếc. Nhưng người ta không bao giờ có thể phạm một cách vô tội vạ những chuyện điên rồ như Việt Minh đã phạm cả.. Có ở thêm lâu ngày hơn nữa, tôi cũng chẳng biết thêm được gì hơn. Cái âm mưu đó dự định trước đã quá rõ ràng...
Lúc đó, Moutet khẳng định trong thời gian ở Việt Nam không có tiếp xúc với Việt Minh một lần nào. “Và trước hết là để gặp đại diện Việt Minh, thì điều cần thiết là họ phải mời tôi... Chuyến đi Hà Nội của tôi ai cũng biết. Vậy mà họ không một lần nào ngỏ ý muốn tiếp xúc với tôi cả[70]. Ta nên nghĩ thế nào về việc này?... Chính phủ Pháp chưa bao giờ từ chối bất cứ một đề nghị nào hoặc một sự xem xét nào”.
Ông Bộ trưởng sau này mới biết rằng ngày 3/1, khi ông còn ở Hà Nội, một gói (công văn thư từ) của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho ông, đã được trao tận tay cho Ban Liên lạc Pháp - Việt, nhưng thực tế đã bị cơ quan (tình báo) của d’Argenlieu lập tức “chiếm đoạt” lấy, có nghĩa là không được trao cho ông Moutet. Gói thư từ đó gồm có một bức thư mới của Hồ Chí Minh, viết tay, đề nghị:
“a. Chấm dứt ngay chiến sự, quân đội hai bên trở về vị trí đã được quy định trong hiệp định ngày 3/4. Thả hết tù binh.
“b. Chấm dứt ngày mọi viện quân của Pháp.
“c. Gặp gỡ ngay giữa Hồ Chí Minh với Marius Moutet để thông qua, trên cơ sở các điều khoản của hiệp định 6/3, một dự thảo chi tiết của một hiệp ước vĩnh viễn.
“d. Dự án thông qua rồi thì họp hội nghị tại Paris để dự thảo hiệp ước chính thức”.
Ngoài bức thư của Hồ Chí Minh, còn có một bản giác thư dày về những mối quan hệ Việt - Pháp từ tháng 4/1946 (đến ngày hôm đó), gồm 76 văn bản tư liệu. Nhưng bức giác thư, đề ngày 31/12 ấy không phải chỉ nhằm mục đích gửi cho một mình Moutet. Cùng ngày, nó đã được chuyển qua các trung gian khác, tới tay viên phó lãnh sự Mỹ và Trung Quốc. Vài hôm sau đó, bức giác thư đã có mặt tại Washington, tại Bộ Ngoại giao Mỹ, cả trước khi nó đến Paris.
Trên đường trở lại Sài Gòn, Moutet ghé lại Nha Trang, ngày 5/12 và tại đây ông gặp Leclerc, vừa hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra. Ông được biết Leclerc yêu cầu gọi Morlière về, vì theo ông ta Morlière quá yếu mềm và không có bản lĩnh.
Gustave Moutet, chánh văn phòng của Bộ, nói rằng ông ta không còn tin ở sự chân thành của những đề nghị mà Hồ Chí Minh có thể đưa ra, vì theo ý ông ta (Gustave Moutet) thì ông Hồ đã bị “qua mặt” bởi những phần tử “cứng rắn” của chế độ Việt Minh.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)