He who lends a book is an idiot. He who returns the book is more of an idiot.

Arabic Proverb

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 86: Ông Đô Đốc Tự Lột Trần Mặt Nạ
Ông đô đốc d’Argenlieu từ Paris về đến Sài Gòn vào lúc tờ mờ sáng ngày 23/12. Ngay hôm sau, ông ta họp Hội đồng Liên bang và rút ra từ cuốn nhật ký của ông những câu tổng kết của cuộc họp.
“Sự khởi đầu và trách nhiệm của cuộc tấn công này rõ ràng và duy nhất là thuộc về Chính phủ Hà Nội. Vì vậy, sẽ trái với pháp luật, với lẽ công bằng và cả với danh dự của nước Pháp nếu chúng ta tiếp tục những cuộc hội đàm mà chúng ta biết chắc sẽ vô ích và hơn nữa có hại...
“Chính phủ liên bang nhất trí từ bỏ ý định nối lại những cuộc đàm phán với nhóm Hồ - Giáp hiện nay. Việc bỏ trốn của Chính phủ Hà Nội không phải do chúng ta tìm kiếm hay gây ra; nó đã giải phóng cho chúng ta khỏi nhiều trách nhiệm mà chính Ủy ban Đông Dương cũng thừa nhận và nhấn mạnh là đầy nguy hiểm, đặc biệt là ông Marius Moutet...
“Về cá nhân tôi, tôi đã thực hiện một cách trung thực chính sách thỏa thuận ở Đông Dương từ tháng 9/1945. Chính sách này đã mang lại kết quả thắp mọi nơi, ngoại trừ với Chính phủ Hà Nội - Thế là hết”[68].
Trong lúc chờ đợi, các nhà chức trách Pháp “khôi phục” lại, ở tất cả những nơi có thể, chủ quyền và Kỳ hiệu của Pháp. Từ ngày 23/12, thành phố người Âu ở Hà Nội, được “quét sạch”, đã có một đốc lý, một quan chức cai trị dân sự, ông Larivière. Ngoài ra, và trước hết, là ông Sainteny được trở về ở chỗ cũ như ông mong muốn, tại dinh Toàn quyền mà ông đã phải rời đi hồi đầu tháng 9/1645.
Về bình diện chính trị, ông đô đốc đã gửi cho chính ông Sainteny ngày 26, một bức điện đầu tiên trả lời bức điện mà ông đô đốc đã nhận ngày 25:
“Tôi hiểu những khó khăn mà Ngài đang gặp để có nthững cuộc tiếp xúc. Nên tiến hành một cách thận trọng và đừng làm hỏng mất một dịp may nào. Đồng ý thành lập những Ủy ban địa phương nhằm mục đích và với hình thức chính trị. Chúng ta nên tránh đừng khiêu khích ai quá sớm...”
Cùng ngày, ông ta điện sang Paris rằng “ông đã tiếp xúc với một vài nhân vật phe đối lập Việt Nam” nhưng “những cuộc tiếp xúc này vẫn không thoải mái do chưa có được an ninh” và “do nhiều người tự cảm thấy bị đe dọa đã về nông thôn, khiến cho những việc liên lạc trở thành khó khăn”.
Ngày 25/12, hồi 17 giờ 30 giờ địa phương, Marius Moutet cùng với với đoàn tháp tùng của ông, đi từ Paris đến Sài Gòn, được ông đô đốc đón tiếp. Trước tiên, Moutet đến thăm Chính phủ Nam Kỳ của Lê Văn Hoạch. Ngày 27, ông có một cuộc đối thoại công khai, bằng diễn văn, với ông đô đốc:
“D’Argenlieu: Những hành vi cực đoan cuối cùng và bỉ ổi mà các nhà lãnh đạo Chính phủ Hà Nội vừa mới phạm đã thay đổi tính chất ban đầu của chuyến đi công cán của Ngài. Trước vụ bạo lực ngày 19/12, chẳng phải Ngài đã dự định sẽ cố gắng, một lần nữa và trịnh trọng hơn, làm một cuộc vận động hòa dịu và hiểu biết lẫn nhau có tính chất khuyên họ đi đến một cái nhìn chính xác và bổ ích hơn về tình hình và về ý định của nước Pháp đối với nước Việt Nam sao?
“Moutet: Tôi đến đây với tư cách là một sứ giả của hòa bình, nhằm đánh tan mọi sự hiểu lầm, làm dễ dàng cho một sự thỏa thuận về những điểm cụ thể mà không nhượng bộ về một số yêu sách. Tôi đã vỡ mộng một cách cay đắng khi nghĩ rằng những hiệp định đã được ký kết không thể đi vào hiệu lực thi hành.
“D’Argenlieu: ở đây, không ai là không biết đến các cử chỉ biết bao cao thượng của chúng ta khi chúng ta tiến hành ngày 14/9 năm 1946 tại Paris, việc ký kết bản Tạm ước; bản Tạm ước đó được chúng ta thực hiện một cách hoàn toàn trung thực, chắc chắn đã mang lại những kết quả có ích với điều kiện chúng ta cũng tìm thấy ở những người ký kết bên kia một sự biết điều tối thiểu trong việc thi hành những văn bản ràng buộc chính bản thân họ thông qua cá nhân vị chủ tịch của mình. Trận mai phục Hải Phòng và kế đó là vụ bạo lực Hà Nội đã nói lên rõ rằng, những nhà lãnh đạo Việt Nam hoàn toàn không biết chút gì về những ý định của Chính phủ nước Cộng hòa (Pháp) và của những người được Chính phủ ủy quyền”.
Điều quan trọng, đối với Cao ủy, từ đây, là ông bộ trưởng và những người cộng sự đừng vội ra Bắc Bộ. Viện cớ nguy hiểm do những cuộc hành quân đang diễn ra và sự không an toàn của sân bay, người ta đề nghị ông bộ trưởng và đoàn tùy tùng trước hết hãy nên đi thăm Phnôm Pênh và Viên Chăn. Sau đó, khi cái cần thiết đã được chuẩn bị xong, họ sẽ tiến ra Hà Nội.
Trong lúc Moutet nghe lời bàn, đang lên đường đi Campuchia, ngày 29, thì ngay sáng hôm ấy, d’Argenlieu bay ra Hà Nội. Trước lúc khởi hành từ Sài Gòn, ông ta đã có thể điện được sang Paris bản phân tích tình hình chính trị của ông:
“Sau mấy ngày ở Sài Gòn, tôi đã cố gắng rút ra những nét lớn sau đây về tình hình đúng như nó hiện ra trước mắt tôi trên những lãnh vực khác nhau:
“1. Ở miền Bắc, về phương diện quân sự, hiện nay chúng ta ở trong tình trạng có khả năng củng cố các vị trí của chúng ta và giải tỏa một số điểm mấu chốt ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, ngoài những điểm thuộc khu vực Hải Phòng, Hòn Gai và Lạng Sơn,… sự cần thiết phải tiết kiệm mạng người và tránh những sự phá hoại nặng nề làm trì trệ công việc giải tỏa một trung tâm rộng lớn như Hà Nội...
“2. Về phương diện chính trị, tôi cho rằng những mối quan hệ với nước Pháp, Chính phủ Hà Nội, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhóm Việt Minh lãnh đạo, đã hết thời rồi. Nhóm lãnh đạo ấy đã chứng minh cuối cùng rằng họ muốn đuổi nước Pháp ra khỏi đất nước họ, vậy thôi; và nếu như họ đã vờ vĩnh đồng ý với chúng ta trên chữ nghĩa thì vẫn chẳng có một tư tưởng gì thật sự là chung đằng sau cái chữ nghĩa đó. Sự nghiêm trọng của những hành động vừa qua làm cho người ta khó có thể còn có cái ảo tưởng rằng đó là một chính phủ mà chúng ta sẽ còn tìm cách tiếp xúc trở lại. Đi tìm tư tưởng cá nhân của Hồ Chí Minh là một chuyện hư ảo. Dù người ta có nghĩ rằng ông Hồ chơi một trò chơi khác với những phần tử tích cực và thù địch (với chúng ta) của Đảng ông ta như Võ Nguyên Giáp, hay cố cho rằng ông Hồ đã trở thành tù nhân của những phần tử nói trên và đã mất hết uy tín của mình do một thời gian quá lâu ở Pháp, thì kết quả vẫn là một mà thôi. Cái ý nghĩ rằng Bộ chỉ huy (của ta) đã có thể cách ly Hồ Chí Minh ra khỏi những kẻ thù sống chết của chúng ta và xây dựng lên xung quanh ông một chính phủ khả dĩ chấp nhận được[69] là một hy đọng đã phá sản. Điều ấy không hề có nghĩa là nước Pháp từ bỏ, đối với Việt Nam, cái chính sách tôn trọng quyền dân tộc tự quyết và phát triển những quyền tự do nội bộ. Nhưng mà nước Pháp phải thực hiện những điều đó với, trước mặt mình, là những con người khác đi theo những cách làm khác.
“3. Tại Nam Kỳ, những lời kêu gọi nổi dậy của Việt Minh từ Bắc Kỳ cho đến nay vẫn không biểu hiện ra bằng một sự thay đổi nào đáng kể của tình hình. Trái lại, dường như đã bắt đầu nảy sinh những sự đối lập giữa các tổ chức bí mật của Hà Nội dựng lên về thái độ họ cần phải có, do một sự đánh giá khác nhau về uy tín và về những cơ may còn lại của phe cánh Hà Nội cũ...
“Nói tóm lại, sau ngày xảy ra vụ bạo lực đã gây nên nhiều thương vong cay đắng và làm tiêu tan đi bao nhiêu điều ảo tưởng, tình hình đang có những yếu tố đáng phấn khởi. Tình hình buổi đầu chỉ có thể diễn biến chầm chậm, nhưng theo hướng ngày càng thuận lợi dần lên, nếu chúng ta cứ tiếp tục những cố gắng quân sự nhằm khôi phục lại quyền hành của chúng ta, nếu chúng ta duy trì một đường lối chính trị cứng rắn hơn và sau nữa là nếu chúng ta hướng dẫn được dư luận công chúng trong một tinh thần kiên định dẻo dai.
Đã ký: D’ARGENLIEU”
Bức điện này gửi sáng ngày 29 với câu chú thích mở đầu như sau:
“Dành riêng tuyệt đối cho Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng Quốc phòng và Pháp quốc Hải ngoại (FOM) và tướng Juin”, trong khi Bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại lúc này đang ở Campuchia. Vậy là d’Argenlieu tính chuyện đặt điều kiện cho các nhà lãnh đạo Paris trước khi Moutet đến Hà Nội và nhằm mục đích ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc “trượt chân” chính trị từ phía Moutet.
Tại Hà Nội, ông đô đốc hội ý với những nhà chức trách Pháp, cùng với họ “điểm qua một cách đại khái” tình hình quân sự và chính trị; nhưng trước hết ông ta đến thăm Sainteny tại dinh Toàn quyền. Trong thành phố bị bao vây thăm các cuộc chiến đấu vẫn đang tiếp tục, ông ta đã có thể đánh giá tầm quan trọng của bức diện Sainteny đã gửi cho ông ngày 25, rằng không thể nào khai thác tình hình về mặt chính trị “chừng nào mà những phần tử chống Việt Minh sẵn sàng theo phía Pháp chưa chắc chắn rằng Việt Minh sẽ không trở lại”. Sainteny kết luận:
“Vì vậy tôi nghĩ rằng, một khi cuộc thử khách quân sự cuối cùng đã diễn ra rồi, thì sẽ vô cùng nguy hiểm và có thể là vô hiệu lực nếu chúng ta bằng lòng với một vài thắng lợi đã đạt được mà không tìm cách chiếm lấy một ưu thế quyết định đối với quân đội Việt Minh, ưu thế có thể dẫn theo sự sụp đổ của Chính phủ Việt Minh hay ít ra cũng làm cho nó mất uy tín. Vậy là phải nghĩ đến một sự cố gắng lớn về người cũng như về phương tiện vật chất trong tình hình sự việc hiện nay mới có thể cho phép chúng ta khai thác tình hình đến mức độ tối đa được.
Ngày 30, tại Hà Nội, d’Argenlieu ghi vào nhật ký của ông ta:
“Hồi 22 giờ 30: Theo Pignon, có những triển vọng mở ra. Những triển vọng đó nhìn chung đều hướng về ý nghĩa phục hưng lại chế độ quân chủ. Khó lòng thực hiện lặng lẽ. Đương nhiên thôi: một sự phục hưng bao giờ cũng là điều khó khăn và tế nhị; nhưng nó giúp người ta thoát ra khỏi một tình thế hỗn độn.
“Theo ý tôi, cần phải làm như sau:
“1. Đừng để nảy sinh một sự thông đồng nào giữa Chính phủ Cách mạng Việt Nam và Bộ Pháp quốc Hải ngoại, dù là rất nhỏ.
“2. Trên những căn cứ chính xác, Chính phủ (Pháp) hãy tố cáo các thỏa ước và hiệp định, không phải để trở lại với thực chất nội dung của nó, mà là để tự giải thoát khỏi những bên cùng ký kết ác tâm và đáng ghét.
“3. Phải chuẩn bị và cuối cùng dựng lên được một chính phủ mới có khả năng tạo ra một “cú sốc”.
Trước mắt, cái cần thiết phải làm ngay là khuyên Moutet thôi đừng nghĩ chuyện tiếp xúc với Hồ Chí Minh như đã gợi ý trong một công hàm của Moutet gửi đến Hà Nội. Trước khi rời Phnôm Pênh đi Viên Chăn ngày 29, Moutet đã để lộ ra rằng việc nối lại thương thuyết với Hồ Chí Minh không thể tiên thiên bị gạt bỏ đi được. Tuy nhiên cái công thức của ông ta hết sức thận trọng: “Nếu người ta có những đề nghị chuyển cho tôi, thì những đề nghị đó sẽ được tôi nghiên cứu cẩn thận”. Ông nói thêm:
“Chính phủ Pháp tin chắc rằng sẽ tìm ra được một biện pháp giải hòa. Bổn phận của chúng ta là phải đi đến một thỏa thuận hòa bình tại Đông Dương. Tôi muốn người ta hiểu cho rằng những biện pháp hòa giải có giá trị cao hơn những biện pháp sức mạnh; sức mạnh chỉ có thể đem lại tình trạng hỗn độn, cơ cực và điêu tàn. Lập trường của Chính phủ Pháp sẽ không thay đổi. Bao giờ an ninh của quân đội chúng ta được bảo đảm thì lập tức Chính phủ sẽ trở lại chính sách đã được xác định ngày 14/9, bởi vì nó là một bước đi đến tự do”.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)