We should read to give our souls a chance to luxuriate.

Henry Miller

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 85: “Mưu Tính, Xảo Quyệt, Ghê Rợn”
ần phải dẫn những văn bản chính đã được phát đi ngay từ những giờ phút đầu tiên của cuộc xung đột, dùng làm căn cứ cho văn bản chính thức của Paris.
Những bức điện đầu tiên chi tiết là những bức đã được gửi đi từ Sài Gòn ngày 20 tháng 12 giữa 4 và 5 giờ sáng (giờ Greenwich), cho Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng (4g 15), rồi cho Ủy ban Liên bộ Đông Dương (5g00). Ủy ban này chuyển lại bức điện của Sở Thông tin Hà Nội:
Trích:
“Sainteny bị thương trên chiếc xe bọc sắt gắn liên thanh chở ông ta từ nhà đến Sở Chỉ huy của Tư lệnh quân đội Pháp ở Bắc Đông Dương (TFIN). Vết thương gây nên do nhiều mảnh lựu đạn ném vào xe. Nhấn mạnh với báo chí và đài phát thanh rằng Sainteny, người đã ký hiệp định 6/3, là một trong những nạn nhân đầu tiên của cuộc mai phục. Tướng Morlière tạm quyền Ủy viên Cộng hòa cho đến khi có lệnh mới, ủy quyền về dân sự cho Lami. Làm nổi bật sự chuẩn bị và mưu tính trước của vụ tấn công, vụ tấn công này càng có tính chất khả ố hơn nữa khi trước đó, lúc 18g30, có bức thư của Nam trả lời thư của Morlière sáng ngày 19... Thư trả lời viết cụ thể”. Trích” “Việt Nam cũng mong muốn tìm được một mảnh đất thỏa thuận. Rất xúc động vì bức thư của Ngài; nội dung bức thư sẽ được trình Hội đồng Bộ trưởng. (Hết phần trích)
“1. Trong thành phố Hà Nội, hai phút sau khi tắt điện, cuộc tấn công có vũ khí tự động và súng cối yểm trợ đã diễn ra khắp mọi khu vực; người ta đẩy cả toa tàu chắn ngang các ngả đường sắt, đặt mìn ở nhà máy điện.
“2. 22g30, trại lính (Pháp) Hải Dương bị tấn công trong trường hợp tương tự. 1g3 0 Phủ Lạng Thương bị tấn công. Bắc Ninh bị tấn công giữa 2 - 2g30; Cầu Ghềnh lúc 5 giờ.
“Tôi nhấn mạnh đến tính chất có mưu tính trước (của những cuộc tấn công này) nó có thể bộc lộ ra trước mọi dư luận và đòi hỏi những biện pháp đối phó nghiêm túc.
“Tại Hà Nội, cuộc chiến đấu đã trở nên rất ác liệt. Máy bay đã xuất hiện trên không sau đó ít lâu, vì sân bay Gia Lâm không bị tấn công lần nào trong đêm. Do sự phá hoại nhà máy điện, chắc chắn là thành phố sẽ thiếu điện và nước một thời gian. Các cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục trong lòng Hà Nội, nơi quân Pháp có tiến nhưng tình thế vẫn mập mờ. Chưa nắm được con số thương vong thiệt hại. Yêu cầu thông báo nội dung bức điện này cho Hãng báo chí Pháp tại Sài Gòn (Hết phần trích).
“Bức điện này cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khách quan về các sự kiện. Cũng nên nói thêm đơn giản rằng việc ông Marius Moutet sắp qua Đông Dương thì Hà Nội đã biết lúc cuộc xung đột mới xảy ra. Tôi không có tin gì nói thêm cả.
Đã ký: Cao ủy”
Ngày 21/12, Sài Gòn chuyển lại cho Ủy ban Liên bộ Đông Dương Paris một bức điện mới từ Hà Nội, đề ngày 20.
“Tổng tấn công (của quân đội) Việt Nam có âm mưu sắp đặt trước... Trong đêm và ngày (hôm nay) số dân thường bị giết mà người ta biết được lên đến 12 người. Không có tin tức gì về những số thường dân khác, đặc biệt là những người Âu lai Á. Hồi 15 giờ, tôi đã tiếp các lãnh sự nước ngoài và trao cho họ bản sao những bức thư của Hồ Chí Minh và của Nam ngày 19/12.
Các lãnh sự phẫn nộ không giới hạn, không ngần ngại coi cử chỉ của nhà chức trách Việt Nam là trò “điên khùng tội lỗi và thú vật”.
Đã ký: Cao ủy”
Một bức điện khác đề ngày 21 có nói thêm một vài chi tiết vào bức điện trước:
“Ngày 20/12, ở Hà Nội, những nhóm kháng chiến đơn độc vẫn còn tồn tại trong thành phố nhưng những cuộc hành quân càn quét vẫn tiếp tục. Mọi cơ quan công cộng đều nằm trong tay chúng ta, kể cả nhà máy điện, nhà máy nước nguyên vẹn, dinh thự Hồ Chí Minh...... Hồ Chí Minh đã rời Hà Nội chiều ngày 19 vùng với Giám... Thương vong quân lính tính đến cuối ngày 20 là 30 người chết. Con số thường dân bị giết nắm được vào cuối ngày 20 là 12 người...
Trước đó, tại Paris, người ta đã nhận được điện của tướng Valluy trả lời tướng Juin:
“… Cuộc tấn công đồng loạt vào tất cả các trại lính Pháp chứng tỏ âm mưu từ trước của những kẻ tấn công; những cuộc tấn công đó đã được chuẩn bị một cách có hệ thống trong từng chi tiết nhỏ theo kiểu cuộc đảo chính Nhật ngày 9/3/1945......Lòng kiên nhẫn mà chúng tôi đã nêu cao nhằm duy trì bằng mọi giá khả năng giải quyết hòa bình đã được trả giá bằng mạng sống của nhiều thường dân Pháp bị ám sát một cách hèn nhát trước khi những chướng ngại vật tập trung rất nhiều đã phải lùi bước trước hành động của các đội cứu chữa. Chúng tôi chẳng hề chủ động tiến công trước bất cứ ở đâu. Ở đâu bất cứ đâu, chúng tôi cũng chỉ giữ thế tự vệ trước những cuộc tấn công xảy ra tàn bạo, cùng một lúc và đôi khi rất thú vật, vào tất cả các trại lính hoặc vào các dân thường ở Bắc Bộ và Trung Bộ”
Một bức điện khác của Cao ủy, đề ngày 23/12, tóm tắt đầy đủ tất cả luận cứ:
“Tất cả mọi thông tin xuất phát từ Hà Nội về nguồn gốc phát sinh các cuộc tấn công bất ngờ vào quân đội ta của lực lượng vũ trang Việt Nam đều góp phần khẳng định thêm ý nghĩ của chúng tôi về một âm mưu định trước của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Quả tình là họ đã chuẩn bị mọi sự sẵn sàng để đưa đến một chuyện bất ngờ khả dĩ đưa đến một cái mục đích họ mơ tưởng là tiêu diệt các trại lính Pháp tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, y hệt vụ đảo chính Nhật ngày 9/3/1945, cả trong từng chi tiết. Việc tấn công đồng loạt và cùng một lúc mọi cứ điểm của chúng ta ở Bắc Bộ cũng đủ để chứng minh âm mưu định trước đó. Bên cạnh những việc chuẩn bị quân sự ấy, càng ngày lại càng có những cuộc vận động đi kèm nhằm lừa phỉnh bộ chỉ huy quân sự Pháp, làm cho họ tin rằng có một sự hòa dịu thật tình trong mối quan hệ Pháp - Việt... Lệnh cấm trại quân nhân ban ra ở giờ chót đã cho phép (chúng tôi) có ngay tức thời những biện pháp cần thiết và tránh được hậu quả trọn vẹn của cuộc tấn công bất ngờ mà các nhà chức trách Việt Nam lợi dụng để tiêu diệt bộ phận quân đội chúng ta lúc đó đang ở ngoài doanh trại.
“Những chi tiết nó trên cho phép khẳng định rằng Chính phủ Việt Nam quả có tìm cách tiêu diệt các trại lính Pháp thật và dường như không hề có chuyện một số thành viên Chính phủ ấy đã không nhất trí với nhau về những biện pháp này. Chúng ta đã chạm trán với một khối quyết tâm sẽ loại bỏ chúng ta ra bằng một hành động sức mạnh đúng là có táo bạo, nhưng phương pháp xảo quyệt đi trước và những việc làm tàn bạo tiếp theo sau sẽ làm sáng tỏ một cách dứt khoát trước dư luận của nhân dân cũng như dư luận quốc tế.
Đã ký: Cao ủy”
Kể từ ngày 22/12, tất cả các nhà chức trách Pháp sẽ đua nhau nhấn mạnh tới cái âm mưu tấn công định trước của Việt Nam và sự xảo quyệt của Chính phủ Hà Nội.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)