Tính cách không thể được hình thành trong yên bình. Chỉ có trải nghiệm mới hun đúc tâm hồn, làm rõ tầm nhìn, sản sinh ra tham vọng, và giúp đạt được thành tựu.

Helen Keller

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 81: Blum: “Hãy Ngừng Bắn”
ại Paris, vấn đề Đông Dương là một trong những vấn đề mà Léon Blum coi như phải ưu tiên quan tâm. Ngay từ ngày 18/12, như đã nói, ông đã quyết định sẽ cử Moutet qua Đông Dương, đi công tác đặc biệt để tìm hiểu tình hình; và sáng 19, Moutet đã tiếp đô dốc d’Argenlieu và d’Argenlieu cầm trong tay chỉ thị của Moutet, đã lên máy bay hồi 7 giờ sáng ngày 20 để đi Sài Gòn.
Chính vào lúc gần trưa ngày 20, bản tin[66] về cuộc tấn công của quân đội Việt Nam được truyền đến Paris.
Ngay từ buổi chiều, Léon Blum gửi cho Hồ Chí Minh, qua tướng Valluy, bức điện sau đây:
“Gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hà Nội
“Trong khi Marius Moutet, phái viên của Chính phủ sửa soạn lên đường đi Đông Dương nhằm đánh tan những hiểu lầm và tìm cách trở lại trạng thái hòa bình, đáp ứng lời kêu gọi của Ngài trong bức công hàm ngày 16, chúng tôi được tin những hành động chiến tranh nghiêm trọng đã xảy ra và ông Ủy viên Sainteny đã bị trọng thương. Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu Ngài ra lệnh tức khắc để ngăn chặn ngay chiến sự. Phái viên của Chính phủ chúng tôi sắp đến. Chúng tôi mong muốn duy trì hòa bình và thực hiện các hiệp định nếu là một nền hòa bình trung thực. Không thể chấp nhận bất cứ một sự vi phạm nào.
Ký tên: LÉON BLUM, MARIUS MOUTET”.
Nhưng lại là tướng Juin ký bức điện gửi Valluy:
“Gửi tướng Valluy. Chính phủ ra lệnh cho ông đi đến được một cuộc ngưng bắn nếu ông có khả năng, mà không phương hại gì đến tình hình quân đội và kiền dân Pháp. Phái viên Chính phủ lên đường ngay nhằm thử ngăn chặn một cuộc chiến tranh thật sự xảy ra. Yêu cầu giải thích rõ nguồn gốc các biến cố đã xảy ra. Sự kiện nào đã gây ra việc tái chiếm các cơ quan chính quyền Hà Nội và việc tái chiếm này đã đóng vai trò gì? Thủ tướng Blum đã gửi điện cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua ông, có văn bản kèm theo đây.
(Trích dẫn Văn bản)
Valluy trả lời rất khẩn trương:
“Gửi EMGDN[67] Paris - Của Cao ủy Sài Gòn, 21/12. 13 giờ 50:
“Thứ nhất - Tôi đã chuyển ngay bức điện của Thủ tướng Chính phủ cho tướng Morlière và yêu cầu ông ta bằng mọi cố gắng tìm gặp cho được Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã rời bỏ Hà Nội cùng với tất cả bộ trưởng chiều ngày 19/12 nhiều giờ trước khi cuộc tấn công bùng nổ và hiện nay chúng tôi không rõ chỗ ẩn của ông. Tướng Morlière được giao trách nhiệm kêu gọi sự hỗ trợ của các lãnh sự nước ngoài để chuyển giao bức điện.
“Thứ hai - Tôi nói rõ và ngắn gọn để trả lời câu hỏi của Ban Tham mưu về nguồn gốc các sự kiện. Chính phủ đã được báo động nhiều lần về những biểu hiện ngày càng nhiều về số lượng và tính chất công khai của những hành động thù địch của các nhà lãnh đạo Việt Nam và về tính chất nghiêm trọng của tình hình. Đại tá Le Puloch đã được đặc phái đi công tác để nhận định tình hình và làm sáng tỏ thêm những tin tức tôi đã có...
“Thứ ba - Tôi không thấy có cách nào giúp tôi trung thực đi đến một sự ngưng bắn. Chúng tôi đã mất hết mọi tiếp xúc với Chính phủ Việt Nam, mà tôi xin nhắc lại - trước con mắt mọi người quan sát Pháp và nước ngoài, chính họ là kẻ tiến công chúng ta. Để bảo vệ uy tín của nước Pháp, thì có lẽ yêu cầu ngưng chiến phải xuất phát từ chính phủ ấy.
“Tuy vậy, nếu những biện pháp mà tướng Morlière vận dụng để được tiếp xúc với Chủ tịch Hồ tỏ ra vô hiệu, tôi sẽ sẵn sàng phát đi qua đài Phát thanh Sài Gòn văn bản bức công hàm của Ngài Thủ tướng Léon Blum. Nhưng tôi thấy cần phải lưu ý Chính phủ về những điều nguy hại rất nghiêm trọng mà buổi phát thanh đó sẽ có thể gây nên đối với tinh thần của những đội quân đã dấn thân vào cuộc”...
Guồng máy chiến tranh đã bắt đầu quay, một cách tàn nhẫn.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)