Tôi không thể cho bạn một công thức thành công, nhưng tôi có thể cho bạn một công thức cho sự thất bại, đó là: cố gắng làm vừa lòng mọi người.

Herbert Bayard Swope

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 77: Giờ Phải Quyết Định
in thành lập chính phủ mới Léon Blum đã dồn các nhà chức trách Pháp tại Sài Gòn vào chân tường và họ đã phản ứng ngay tức khắc. Đối với họ, giờ phải quyết định đã điểm rồi.
Tại Hà Nội, quyết định bất ngờ của tướng Valluy hoãn hành động quân sự lại giữa tháng giêng, để “chờ thời” (như ông ta nói trong bức điện ngày 8/12), đã mang đến một chút hòa dịu tạm thời, nhất là vào đúng lúc sắp sửa có những cuộc hội kiến và những cuộc đàm phán với Chính phủ Hà Nội về một số vấn đề (đặc biệt là vấn đề phát hành tiền tệ) và lúc các nhà đàm phán Pháp, có lẽ chưa biết gì về kế hoạch d’Argenlieu - Valluy, đang giữ một thái độ nghiêng về hòa giải.
Tuy nhiên, giờ đây thì không ai có thể nuôi ảo ảnh trong đầu óc nữa. Trước cái mà ông ta gọi là “sự điều chỉnh bất ngờ và những chỉ dẫn hết sức cụ thể về cái thời gian tối thiểu cần tranh thủ - cả khi mà cuộc xung đột địa phương không thể tránh khỏi biến thành cuộc xung đột toàn bộ và khi sự không thể nào tránh khỏi đi nữa”, thì tướng Morlière vẫn sẽ cố gắng làm cho bầu không khí bớt căng, vẫn sẽ “tiếp tục cho đến cùng đường lối hiệp định, tức là chính sách của Chính phủ”, nhưng đồng thời “cũng phải tìm mọi cách đề phòng để khi cuộc xung đột toàn bộ có nổi bùng ra tại Hà Nội, ít nhất chúng ta cũng không ra mặt là kẻ xâm lược và sử dụng mọi biện pháp mang tính chất quân sự để làm tròn sứ mệnh bảo vệ tính mạng và tài sản của người Pháp..., nhằm tránh sự bất ngờ...”.
Bộ chỉ huy quân đội Pháp có một vài lý do để cảnh giác. Sở Mật thám Liên bang tại Bắc Kỳ được biết là, ngày 7, Giáp đã chỉ thị rằng những việc “chuẩn bị cho cuộc tấn công vào các vị trí Pháp phải được hoàn tất ngày 12, nhưng báo cáo của họ không nói rõ trong trường hợp cụ thể nào thì những cuộc tấn công ấy sẽ được khởi đầu.
Người Pháp đã mất hết mọi hy vọng sẽ có được một sự cải tổ sâu sắc Chính phủ Hồ Chí Minh và đã tăng cường những cuộc tiếp xúc bí mật với cánh hữu đối lập. “Phòng chính trị” của phủ Cao ủy Cộng hòa tại Hà Nội giờ đây đang có những mối liên hệ mật thiết với phe đối lập bí mật ấy (trong đó dường như có một nhân vật “Jacob” nào đó là đầu não) đến nỗi phái nào đã trao cho một cố vấn của Sainteny và Monthéart các báo cáo nói về những điều kiện trong đó họ sẽ ký kết với Pháp một khi người Pháp loại trừ được Việt Minh ra. Một trong các báo cáo này đề ngày 6/12. Nhóm bí mật này đòi thống nhất Việt Nam, nhưng sẵn sàng nhượng bộ nhiều quyền lợi và dành nhiều sự đảm bảo cho người Pháp. Ngoài ra, dường như nhóm này đã bàn bạc và hiệu chính với các cơ quan của Pháp (Sở Mật thám, BEDOC - Phòng lưu trữ Liên bang, hay SEHAN - Sở Nghiên cứu lịch sử tại Hà Nội) từ mấy tuần nay rồi, những điều kiện trong đó họ có thể tham gia vào thắng lợi của “hành động bạo lực”. Bề ngoài Pháp tỏ ra tin chắc họ kiểm soát được những phần tử “quốc gia cánh hữu” ấy. Khi ở Paris, tên tuổi của Léon Blum được nổi bật lên như là vị thủ tướng chắc chắn của Chính phủ, thì vấn đề ở Hà Nội trở thành đơn giản; từ đây, chỉ cần lật đổ Chính phủ Hồ Chí Minh nhẹ nhàng và đơn giản thôi, bằng cách lợi dụng một tình huống quân sự cho phép người Pháp có cơ hội mở cuộc phản công theo dự tính.
Những biện pháp động viên, quân sự và kinh tế, mà các nhà chức trách Việt Nam đang tiến hành kích động Sainteny và Morlière nhận xét rằng mọi công chuyện trên thực tế đã hỏng cả rồi. Sainteny đã viết như sau, ngày 10/12:
“Đừng có ảo tưởng mà tin rằng việc chúng ta rút ra khỏi những khu vực kinh tế đặc biệt và những sự nhượng bộ hợp lý của chúng ta đã đủ để thỏa mãn những yêu sách của Việt Minh. Đây mới là bước đầu một cuộc tổng tấn công nhằm loại trừ hoàn toàn chúng ta ra khỏi nền kinh tế đất nước họ, là màn khai mạc sẽ dẫn đến sự loại trừ chúng ta trên mọi lãnh vực khác...”
Do đó, Sainteny kết luận rằng cuộc thử khách vũ trang không thể nào tránh khỏi phải xảy ra, nhưng không biết trước được là lúc nào. Dù cách nào thì cũng rõ ràng là từ đây không thể nào còn có sự phù hợp giữa những lợi ích của nước Pháp và sự duy trì Chính phủ Hà Nội được nữa rồi. Ông ta thừa nhận rằng, về mặt đối nội, hình như đảng Việt Minh đã thắng thế và đang nắm trong tay số mệnh của kẻ thù. Nhưng, ông ta ghi chú “lâu đài Việt Minh còn non trẻ và cũng như mọi chế độ độc tài, nó sẽ dễ dàng sụp đổ đột ngột ngay trận thất bại đáng kể đầu tiên...”
Bi quan hơn và cũng dứt khoát hơn, tướng Morlière, trong một bản báo cáo đề ngày 12/12 (mà Sainteny tán thành phần kết luận) chỉ ra rằng tình hình đã trở nên không có lối thoát bởi Chính phủ Việt Nam không thể lùi bước và chấp nhận tình hình Hải Phòng và Lạng Sơn cùng những điều kiện của Pháp đưa ra. Phía mình, người Pháp không thể chấp nhận yêu sách của Việt Nam đòi Pháp rút về vị trí đã có trước ngày 20/11, một sự rút lui khiến cho Pháp không có cách nào tiếp tục được những hoạt động kinh tế của các xí nghiệp Pháp. Quả như vậy, ông ta viết:
“Người ta sẽ chỉ thấy các xí nghiệp của Pháp được xây dựng hoặc phát triển tại những nơi mà chính quyền Việt Nam cai trị dưới sự kiểm soát của Pháp... Mà người Việt Nam với Chính phủ hiện nay sẽ không chấp nhận điều đó, có nghĩa là họ sẽ kháng chiến đến cùng...
“Vậy thì Chính phủ ấy, hoặc tự cải tổ lại, hoặc biến đi để nhường chỗ cho một chính phủ khác. Tôi không nghĩ - trừ phi ông Hồ có một sự chuyển biến đột ngột - là điều hay nhất - còn thì không có cách nào khác làm cho ông “biến” đi được ngoài một sự thất bại quân sự, sự thất bại đó sẽ kéo theo sự mỏi mệt của cả một dân tộc chắc chắn thích mùi bơ hơn tiếng đại bác. Cho nên đối với tôi, cuộc xung đột tỏ ra là không thể nào tránh được... Bị tác động trước sự mỏi mệt không tránh khỏi của cả một khối nhân dân mất gốc hoặc lo sợ, Chính phủ sẽ tự cải tổ lại, hoặc sẽ tự giải thể và cuối cùng rồi cũng phải nghe tiếng nói của lẽ phải. Sự khôn ngoan của chúng ta, lúc đó, sẽ phải tỏ ra rộng lượng...
“Điều tôi tin chắc là chỉ có một thái độ nhất định của Chính phủ Pháp quyết định của nó chấp nhận và ủng hộ một sự cố gắng nghiêm túc và kéo dài là có thể cho phép cứu vãn được Đông Dương thuộc Pháp và cùng với nó: tất cả các lãnh thổ hải ngoại của chúng ta”.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)