Người khôn ngoan nhất không phải là người gặt hái được nhiều thành công, mà là người biết biến thất bại thành những lợi thế nhất định.

Richard R. Grant

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 76: Được Paris Bật Đèn Xanh
gày 14/12, trong khi Léon Blum tìm cách lập Nội các mới, thì Ủy ban Liên bộ Đông Dương lại họp một phiên họp mới tại Paris nhằm nghiên cứu tình hình và nghe đại tá Le Puloch báo cáo; Le Puloch là phái viên của Valluy cử sang nhằm tìm hiểu thái độ của chính phủ như thế nào. Le Puloch sẽ biện bạch cho một hành động quân sự tức thời. Theo bản tổng kết cuộc họp, Le Puloch đã nhấn mạnh về sự cần thiết tuyệt đối phải thông đường Hà Nội - Hải Phòng và coi quân đội Việt Nam là thù địch:
“… Chúng ta có đủ phương tiện quân sự để áp đặt mệnh lệnh của chúng ta cho Hà Nội và Hải Phòng, để khôi phục đường giao thông giữa hai thành phố lớn ấy và để “đuổi” Chính phủ Việt Nam ra khỏi Hà Nội. Theo ý ông ta thì, chính phủ này sẽ không thể tồn tại một khi đã bị trục xuất ra khỏi Hà Nội; việc ra khỏi Hà Nội này sẽ làm cho nó mất hết phương tiện để trợ cấp tài chính cho chiến tranh du kích, ngoài những thiệt thòi khác. Vậy cho nên phải lợi dụng tình hình đó để đòi hỏi Hà Nội phải thi hành tại Bắc Kỳ những điều khoản quân sự tối thiểu mà tướng Morlière yêu sách”...
Le Puloch bị Messmer chất vấn. Messmer nhấn mạnh rằng làm như vậy sẽ tạo ra một tình thế chính trị không thể nào có được nếu như có một sự cai trị gián tiếp được che giấu qua loa tại miền Nam, trong khi người ta muốn hạn chế sự hiện diện của Pháp tại miền Bắc trong phạm vi chỉ một vài thành phố lớn mà thôi. Giải pháp duy nhất cho vấn đề Nam Kỳ là một sự dàn xếp có Hà Nội tham gia.
Phải từ một nhãn quan chiến thuật mà tìm ra một thỏa thuận với Hồ Chí Minh... Kinh nghiệm đáng nản lòng của Nam Kỳ đã chỉ ra rằng cái ý nghĩa tìm cách làm cho ông Hồ biến khỏi vũ trường chính trị là một điều phi lý luận biết chừng nào.
Le Puloch đáp lại rằng: khó lòng thực hiện được kế hoạch dự kiến đó, bởi Giáp kiểm soát quân đội và cảnh sát. Messmer nêu lên vấn đề cảnh giác trước những phản ứng tiêu cực của dư luận công chúng Pháp và dư luận quốc tế. Bản báo cáo còn kể lại rằng Messmer nói thêm: “Điều hết sức quan trọng, đối với dư luận trong nước chúng ta, cũng như với dư luận quốc tế là, nếu những chuyện rắc rối mới xảy ra, phải là trong những trường hợp không cần phải thảo luận hay giải thích gì cả. Chẳng hạn khi có sự từ bỏ dứt khoát không thi hành Tạm ước. Nhất thiết không được để cho sai sót thuộc về phía chúng ta. Đại tá Le Puloch nhấn nạnh về chuyện tình hình Bắc Kỳ hiện nay thuận lợi cho chúng ta và một cố gắng tức thời, nếu như Chính phủ xác định quan điểm theo chiều hướng đó, sẽ có thể đem lại một sự giải quyết rất có lợi cho chúng ta trước mùa xuân tới. Le Puloch cũng nêu bật một điểm nữa là nếu chúng ta cần phải hành động thì nên hành động trước kỳ thay quân, để có thể sử dụng những số quân sẵn có tại Đông Dương, là những đội quân đã được huấn luyện sẵn sàng”.
Hình như không có một kết luận nào được rút ra từ cuộc thăm dò. Dù thế nào chăng nữa, các vị bộ trưởng “chịu trách nhiệm” thực tế đã không được báo cáo rõ tình hình. P. Messmer, tuy đã đọc qua “thông báo” của Barjot và những bức điện hàng ngày từ Đông Dương gửi sang, vẫn phải “hỏi tin tức” qua tướng Juin; mà tướng Juin thì từ khi ở Brésil về không thấy bản báo cáo của Barjot hợp với quan điểm riêng của mình, đã thông báo, ngày 13/12, cho Messmer biết điều đó. Messmer trả lời cho tướng Juin, ngày 16, rằng “ông ta thấy cũng như Ngài, rằng những cuộc bàn bạc, xem xét đó đã vượt quá xa quyền hạn bình thường của Bộ Tham mưu Quốc phòng và đã xử lý một vấn đề có tính chất hoàn toàn chính trị”. Ông kết luận: “Tôi tự nghĩ mình không được phép thông báo sự việc này cho bất cứ một bộ trưởng nào trong các bộ trưởng thành viên của Ủy ban Liên bộ Đông Dương”.
Vậy là các bộ trưởng thuộc chính phủ vừa từ chức đẫ không được thông báo về những “dữ kiện khách quan” của vụ rắc rối Hải Phòng và cũng không có trong tay bản tài liệu tốt nhất có thể có tại Paris trong thời điểm này. Có lẽ đối với các bộ trưởng của nội các sau cũng vậy.
Ngày 16/12, Léon Blum thành lập một Nội các xã hội thuần nhất. Blum kiêm luôn chức Bộ trưởng Ngoại giao, còn Marius Moutet thì làm Bộ trưởng Bộ Pháp quốc Hải ngoại. Ngày 17, ông ra mắt Quốc hội và được Quốc hội tín nhiệm với một đa số áp đảo, 580 phiếu thuận trên tổng số 596 phiếu bầu.
Ngay sáng hôm sau, Messmer điện qua Sài Gòn:
“Sau khi đọc bản tuyên bố của Nội các mới trước Quốc hội, ngày 17/12 và theo yêu cầu của một diễn giả, thủ tướng Nội các đã loan báo một cuộc thảo luận mới nay mai về vấn đề Đông Dương. Tôi yêu cầu ông cung cấp cho tôi một nguồn tư liệu đầy đủ cho phép Bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại có thể trả lời các câu chất vấn. Đặc biệt về vấn đề những mối quan hệ Pháp - Việt Nam. Cuộc thảo luận ngày giờ chưa ấn định, nhưng chắc chắn sẽ diễn ra khoảng đầu tháng giêng 1947.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)