The walls of books around him, dense with the past, formed a kind of insulation against the present world and its disasters.

Ross MacDonald

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 65
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 69: Chia Rẽ Chính Phủ Hà Nội
ây giờ đây, nổi bật lên trên tất cả là những công việc bố phòng khẩn trương của người Việt Nam; họ đã thấy rõ hết mọi ý đồ của Pháp qua những tài liệu họ bắt được tại Hải Phòng; và họ đang dồn sức lực để đặt cả vùng châu thổ Bắc Kỳ trong tình thế phòng ngự, cách ly và làm tê liệt quân Pháp tại Hà Nội nhằm ngăn chặn không để cho họ gây ra một vụ bạo lực. Họ cắt đứt con đường quốc lộ Hà Nội - Hải Phòng, khiến cho mọi việc cứu trợ hoặc tiếp phẩm cho người Pháp ở Hà Nội trở thành rất khó khăn.
Phải chăng Valluy đã quyết định cấp tốc phái Sainteny ra Hà Nội chỉ để khai thác sự hoang mang và tình hình chính trị trên đây? Nhiều chỉ thị soạn thảo rất chi tiết rõ ràng, ký tên Valluy, được trao cho Sainteny ngày 2/12, lúc ông ta lên đường ra thủ đô nước Việt Nam DCCH, trong khi đó thì một bản báo cáo sơ lược về việc này được gửi sang cho ông đô đốc tại Paris. Những “chỉ thị bổ sung” này (chắc là bổ sung cho các chỉ thị mà ông đô đốc đã chuyển cho Sainteny ngày 16/11) đã được xem xét tại Hội đồng chính phủ. Nó đề ra chủ yếu những việc sau đây:
1. Nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của ông sẽ là khai thác ở mọi lĩnh vực những ưu thế chúng ta vừa đạt được tại Bắc Kỳ sau những thắng lợi quân sự của chúng ta tại Hải Phòng và Lạng Sơn, nhưng với đường lối chỉ đạo là thực hiện một cuộc tiếp cận mới, một bước mới đi đến một hiệp định dứt khoát.
“Danh dự quân sự đã được nguyên vẹn, uy tín đã được khôi phục và tăng cường, nếu đặt những điều kiện hà khắc thì sẽ là một sai lầm chính trị”.
“Từ đây, vấn đề quan trọng là đừng đi đến tận cùng, đừng cưỡng bức Hồ Chí Minh và chính phủ của ông phải đi đến những giải pháp tuyệt vọng. Chính vì lý do ấy mà tôi nghĩ rằng việc ông đến ở phủ Toàn quyền là một việc làm quá sớm và không đúng lúc, người ta có thể coi đó như một sự khiêu khích có ý thức mang ý nghĩa trở lại dùng sức mạnh.
“Mục đích chúng ta - trong những điều kiện tốt hơn nhiều so với một tháng trước đây - luôn luôn vẫn là tạo ra một bầu không khí thuận lợi không những cho việc nối tiếp lại việc nghiên cứu chung về thể thức thi hành bản Tạm ước, mà còn cho việc cam kết mở những cuộc thương lượng tổng thể sắp sửa tới đây tại Paris. Vì ông trở lại nhiệm sở của mình với những định ý thuận lợi nên ông có một cơ hội lớn để giành một ưu thế vững vàng đối với Chính phủ Việt Nam.
2. Trước sự bất chính của cuộc tấn công Hải Phòng và Lạng Sơn..., chúng ta đã ở tình thế bắt buộc cấp thiết phải có những sự bảo đảm.
“Những bảo đảm này không dự đoán gì về những quyết định sau này của Chính phủ Pháp, nhưng nó sẽ được duy trì cho đến khi nào Chính phủ Việt Nam chấm dứt tình thế mập mờ hiện nay, một tình thế nó ngăn cản không để cho thư thái lại tinh thần, không để cho việc tuyên truyền lắng dịu lại, có nghĩa là ngăn cản không cho lập lại cuộc sống bình yên.
“Vì vậy, nên củng cố chỗ đứng của những phần tử Việt Nam ôn hòa, túc là cho phép họ “giữ thể diện” và hạn chế những hành động cực đoan. Những kế hoạch vận động của họ hiện nay có thể coi như là những kế hoạch vận động của chúng ta, bởi vì chúng ta chưa có được một chính phủ để thay thế. Hình như là Chủ tịch Hồ Chí Minh và những đồng chí trung thành của ông chẳng thích gì cái chuyện đi lại con đường du kích và lưu vong. Vậy là có thể có khả năng làm cho họ vừa hy vọng, vừa lo sợ và đưa họ dần dần đến chỗ chấp nhận các quan điểm của chúng ta mà một hệ luận chắc chắn sẽ là sự loại trừ, do chính Hồ Chí Minh đề xuất, những phần tử thù địch với sự hợp tác với Pháp ra.
“Việc ông đến Hà Nội, nếu không tạo ra được một sự bớt căng thẳng, ít ra cũng là một thời gian lắng dịu, trong lúc đó ông có thể tìm biểu tình hình và bắt đầu cuộc vận động.
3. Ông sẽ khẳng định ý chí của chúng ta không nới lỏng gì cả: đừng dùng lối tối hậu thư, nó hạn chế tự do vận động mà nên dùng lối tuyên truyền, càng dữ đội càng hay, đồng thời thường xuyên hoạt động quân sự. Tôi sẽ duy trì thường xuyên một quân số đủ cho mọi tình huống. Trước tiên, ông hãy lo yêu sách cho kỳ được sự tự do đi lại tuyệt đối cho quân ta.
“Tổ chức những cuộc biểu dương lực lượng quy mô sẽ có tác dụng làm cho những phần tử đã được kích động thêm suy nghĩ, lôi cuốn được những phần tử do dự theo ta và trong một chừng mực nào đó, sẽ làm cho chính sách thỏa thuận hòa bình sắp tới của chúng ta được thêm thuận lợi.
“Ông sẽ tổ chức thật tốt cuộc sống ở những trung tâm do quân đội ta kiểm soát sao cho dân chúng các nơi đều nhìn đến với con mắt khâm phục và coi như đó là những ngôi nhà an toàn và những kho lương thực đề phòng chống đói. Ông sẽ tách cái đám quần chúng rốt ruột kia với những người đứng về phía chúng ta, rồi ông chờ đợi. Chắc chắn tình trạng lộn xộn vô chính phủ sẽ nẩy sinh ngay từ những nhóm ngấp nghé lên cầm quyền thay thế chính phủ; với những phần tử này, ông chớ nên vội bắt tay với họ quá sớm. Các quyết định sẽ được ban hành đúng lúc và tùy theo khả năng phương tiện của chúng ta.
“Tuy vậy, tôi cũng loan báo ông biết - và ông sẽ nhận được nay mai những phương châm chỉ thị về vấn đề này - tính chất quan trọng đặc biệt của những chức vụ mà ông thi hành tại miền Trung Trung Bộ, là nơi rất có thể trở thành, thay cho Bắc Kỳ, một căn cứ hoạt động chính của chúng ta...
4. Ông đừng ngần ngại khẳng định rõ ràng với kẻ đối thoại của ông rằng: nếu những sự kiện tương tự như sự kiện Hải Phòng và Lạng Sơn sẽ còn xảy ra, thì sự phản ứng của chúng ta sẽ hết sức quyết liệt và sẽ được biểu thị trên một tầm cỡ rộng lớn hơn nhiều.
“Nếu Chủ tịch Hồ vẫn tỏ ra cố chấp, không chịu nhượng bộ, thì hãy để cho ông ấy chủ động cắt đứt; nhưng đồng thời, ông cần nhất trí với các nhà chức trách quân sự thi hành tất cả những biện pháp đề phòng để khỏi bị những sự kiện bất ngờ đổ xuống làm cho mình choáng váng, bất cứ bằng cách nào hoặc bất cứ trên lĩnh vực nào.
5. Những điểm đặc biệt mà chúng ta cũng có quyền đòi hỏi những biện pháp tức thời để làm cho tình hình bớt căng thẳng là những điểm sau đây:
— Nam Kỳ: hồi hương những toán quân Bắc Kỳ và giải giáp những phần tử Nam Kỳ và Nam Trung Kỳ (chỉ thị đã gửi cho tiểu ban Nyo); bảo đảm việc sản xuất lúa gạo; tuyệt đối loại bỏ chính sách khủng bố.
— Bắc Kỳ: kiểm soát những buổi phát thanh của Đài Bạch Mai; giải phóng các con tin; trở lại cuộc sống kinh tế nguyên vẹn như xưa.
“Đáp lại và không liên quan gì đến một đôi sự nhân nhượng hình thúc mà tôi để ông tùy nghi quyết định, ông có thể chấp nhận:
— Về mặt tài chính: nguyên bắc những cuộc đàm phán về vấn đề thuế quan và thương mại đối ngoại. - Về mặt quân sự: nguyên tắc quân Pháp rút khỏi các doanh trại Bắc Ninh và Phủ Lạng Thương.
6. Ông đừng quên tính chất quan trọng của ván bài đang chơi dở ở Nam Kỳ, nó vẫn là hòn đá góc của lâu đài Liên bang và là nền tảng ảnh hưởng của chúng ta. Không được vì một sự tiến bộ nào ở miền Bắc mà đồng ý hy sinh dù ít dù nhiều chỗ đứng của chúng ta ở Nam Kỳ.
7. Ông hẳn đã biết cái khác biệt trong cách nhìn hình thành rất nhanh chóng giữa Hà Nội và Sài Gòn. Vậy nên tôi rất coi trọng việc duy trì giữa chúng ta (tôi và ông) những mối liên hệ tốt đẹp, thường xuyên và đầy đủ đến mức tối đa.
8. Tôi rất biết nhiệm vụ của ông vô cùng nặng nề và khó khăn, nhưng tất cả chúng ta, ai cũng như nhau, đâu phải đến Đông Dương để đoạt được một thắng lợi cá nhân, mà là để đảm bảo thắng lợi cho một sự nghiệp mà chúng ta đều gắn bó: khôi phục lại nước Pháp dưới một bộ mặt mới và theo những phương thức mới, trong sự vĩ đại đầu tiên của nó”
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)