Hầu hết những thành quả quan trọng trên đời đều được tạo ra bởi những người dù chẳng còn chút hy vọng nào nhưng vẫn kiên trì theo đuổi điều mình mong ước.

Dale Carnegie

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 64: Chính Sách Cứng Rắn Hơn
gày 16/11, Valluy, tạm quyền Cao ủy trong lúc ông đô đốc vắng mặt, đã điện về Paris:
“Việc thực hiện Tạm ước đã bị phía Chính phủ Việt Nam làm chậm trễ lại một cách có hệ thống thông qua những thủ tục giả tạo, đặc biệt về việc ấn định địa điểm của các tiểu ban. Tôi thấy, vì lợi ích chung và để chứng tỏ thiện chí của chúng ta, cần phải làm một cử chỉ hòa hợp. Nhằm mục đích đó tôi phái ra Hà Nội; ông ủy viên Tư pháp Ladreit de Lacharrière, đã được tôi ủy nhiệm bên cạnh ông Hồ Chí Minh và giao cho nhiệm vụ tích cực xúc tiến việc họp các tiểu ban liên quan đến việc hoàn trả các tài sản Pháp và trường Viễn Đông Bác Cổ, mà việc hoạt động của các tiểu ban này không gây nên điều tranh chấp nào cả….
Ngày 18, tại Hà Nội, De Lacharrière đề nghị với Chủ tịch Hồ Chí Minh cho họp ngay các tiểu ban mà cả hai bên Pháp Việt chấp nhận cho đóng trụ sở ngay tại thủ đô của nước Việt Nam. Ít ra điều này cũng sẽ làm cho bầu không khí bớt căng thẳng và cho các cuộc đàm phán được bắt đầu. Hồ Chí Minh chấp nhận và giới thiệu De Lacharrière tiếp xúc với các cán bộ thân cận của mình. Nhưng rồi cuộc đàm phán đã không có thì giờ để thực hiện.
Ngày 19/11, tướng Valluy gửi cho Ủy ban Liên bộ Đông Dương một bản tổng kết về công việc của các tiểu ban tham mưu, kể từ 3/11, các tiểu ban này làm việc tại Hà Nội.
“Đúng với các chỉ thị Defnat, Tiểu ban tham mưu đã nhận trách nhiệm tìm cách giải pháp các quân phiến loạn gốc Nam Kỳ và Nam Trung Kỳ và gửi trả về Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ những phần tử gốc gác ngoài đó.
“Các nhà đàm phán Việt Nam, viện lý do là để củng cố việc ngưng bắn quân sự - là biện pháp đã có từ ngày 30/10 - đã tìm cách đề cập đến điều cơ bản của vấn đề về mặt chính trị của nó vừa lẩn tránh thảo luận những vấn đề đã được lựa chọn thảo luận trước tiên, mà họ thừa biết là mục tiêu chính của chúng ta và có thể vì chúng mà cuộc đàm phán lâm vào bế tắc.
“Ý định của Việt Nam có thể tóm tắt lại như sau: - đạt được một giải pháp tạm thời cho tình thế, có tác dụng củng cố trạng thái ngưng bắn quân sự, đứng vững trong tình thế thuận lợi đó bằng cách kéo dài đến mức tối đa những công việc của tiểu ban theo chiều hướng đi đến một giải pháp dứt khoát; lợi dụng thời hạn ấy để cải thiện lại tình hình quân sự của họ bằng cách xoay quanh các điều khoản của hiệp định sơ bộ và nhất là để cải thiện địa vị chính trị của họ bằng cách cải tổ và mở rộng bộ máy hành chính - chính trị bí mật của họ, và bằng một chiến dịch tuyên truyền hoặc bí mật hoặc có thể được thì công khai”.
Valluy nó thêm rằng: ông ta đã gửi chỉ thị về việc “kéo dài các cuộc thương lượng sao cho cả khi nó có bị cắt ngang đi chăng nữa thì người ta vẫn không có lý do để quy trách nhiệm cho chúng ta.
“Tuy nhiên, Chính phủ sẽ không thể không thấy rằng tình trạng đợi chờ này không thể kéo dài lâu hơn nữa mà không làm thiệt hại một cách vô phương cứu vãn đến tình hình của chúng ta tại Nam Kỳ và cũng từ đó, trên toàn cõi Đông Dương.
“Do những sự lấn tới không thể nào chấp nhận được của Ủy ban Hành chánh Nam Bộ - họ đã trắng trợn rêu rao với dân chúng rằng họ là cơ quan hành chánh duy nhất hợp pháp - và do sự tiếp tục chính sách khủng bố theo một nhịp điệu như trước ngày 30/10, cho nên việc thi hành trung thực Tạm ước của một mình chúng ta đã gây trở lại cho chúng ta những sự thiệt thòi theo một nhịp độ ngày càng nhanh chóng.
“Hiện chúng tôi đang cương quyết cố gắng nhận lấy trách nhiệm một lần nữa về mình bằng cách huy động và liên kết mọi phương tiện sẵn có và chúng tôi có quyền chờ đợi một vài kết quả; nhưng rốt cuộc vấn đề tồn tại vẫn là: Tình hình có thay đổi thực sự có kết quả hay không là do lập trường của Chính phủ về quyền của Pháp ở Nam Kỳ, lập trường mà nhất thiết - tôi nói “nhất thiết” - Chính phủ phải công bố hết sức khẩn cấp bằng một quyết định rõ ràng và công khai”.
Bức điện này chỉ là một trong những bức điện gửi về Paris lúc đó, nhưng đều góp phần tác động đến những kẻ có quyền quyết định theo hướng quả quyết và có chiếu cố đến tình hình chính trị đặc biệt lúc này đang thắng thế ở Paris, đã đến lúc cần phải làm nẩy sinh những quyết định cơ bản đã được dự kiến trong những thư từ trao đổi giữa d’Argenlieu và Valluy ngày 9 và 12/11.
Ngày 20/11, trong một bức điện mới gửi Pariss và chủ yếu cho Ủy ban Liên bộ Đông Dương, ngày 23/11, ông quyền Cao ủy có đệ trình những nhận xét khái quát về một hoặc hai vấn đề mà người ta chưa được thông báo trong chính phủ: việc kiểm soát thuế quan ở Hải Phòng và việc phát hành giấy bạc của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, cùng với những chuyện phiền nhiễu mà nạn nhân là những cơ sở thiết bị đã được quyết định trả lại cho người Pháp. Valluy kết luận bức điện bằng cách thông báo rằng: ông Davée (cố vấn kinh tế) đã “tin chắc rằng trong lĩnh vực này cũng như trong lĩnh vực chính trị, Chính phủ Việt Nam thực tình không muốn đồng tâm hợp lực và làm việc với nước Pháp chút nào”.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)