To read without reflecting is like eating without digesting.

Edmund Burke

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 61: Giờ Khắc Lựa Chọn
ại Sài Gòn, giờ ngừng bắn càng tới gần càng làm cho mọi người lo âu, vì Việt Minh đã tăng cường hoạt động. Ngày 26/10, d’Argenlieu báo động Paris bằng những lời lẽ hùng hồn về các nguy cơ của tình hình. Ông ta tố cáo “trò chơi hai mặt mà Hà Nội tiết hành với một phương pháp ngoan cố... sự hoạt động chỉ đạo từ các đường ngầm dưới mặt đất, sự quyết liệt của những cơ quan họ thiết lập nên, những mệnh lệnh được ban ra và đang trên con đường thực hiện... Một hệ thống chính trị hoàn toàn đầy đủ đã được hình thành dần với mệnh lệnh giành nắm chính quyền ở khắp mọi nơi... Đồng thời, các lực lượng vũ trang đang di chuyển chú ý tránh mọi đụng độ sao cho tới ngày 30/10 họ sẽ chiếm được những vĩ trí thuận lợi, càng gần các trung tâm lớn càng hay, hòng biến những vị trí ấy thành tuyến đầu đồn bót của họ”... Ông ta cáo giác điều 9 của tạm ước: “Tạm ước... mai đây sẽ biến những con người mà chúng ta có thể coi một cách hợp pháp và chính đáng là những người lính chính quy của một nước bạn, thành viên của Liên hiệp Pháp, như những kẻ phiến loạn. Có thể là cần phải phá tan đi cái kế hoạch mà một kẻ thù bất cộng đái thiên (không đội trời chung) đã xây dựng lên một cách tỉ mỉ ấy”. Ông đô đốc đã biết và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định với ông ta tại Cam Ranh, rằng Hà Nội từ chối không bàn (thậm chí cả không nghĩ đến) về việc rút quân đội Nam tiến của Việt Nam ra Bắc.
Đến ngày quy định, 30/10, lúc 0 giờ, chiến sự đã hoàn toàn chấm dứt tại Nam Kỳ, chứng tỏ Hà Nội kiểm soát hoàn toàn các du kích miền Nam và là người chỉ đạo hoạt động của họ.
Tạm ước bắt dầu chính thức có hiệu lực. Bây giờ chỉ còn phải bàn cãi, theo như dự kiến, về việc bình thường hóa tình hình trong các lĩnh vực bao gồm trong hiệp định.
Ngày 29/10, ông đô đốc báo cho Paris biết rằng Hà Nội vừa đề nghị Chính phủ Pháp thừa nhận Phạm Văn Bạch là người được ủy nhiệm bên cạnh Cao ủy để thiết lập sự cộng tác hai bên trong việc thi hành các hiệp định. Phạm Văn Bạch là chủ tịch Ủy ban hành chánh Nam Bộ. Ông Cao ủy liền lập tức yêu cầu Paris từ chối, nhưng Paris không phản ứng gì.
Việc ngừng bắn và sự yên tĩnh trở về sau chuyện ngừng bắn, đã mang lại cho Sài Gòn - cũng như cho cả Paris - một chút khoan khoái. Ngày 1/11, ông đô dốc báo cho Paris biết rằng chiến sự đã ngừng đúng vào hồi nửa đêm ngày 29/10 và một tiểu ban quân sự Pháp, do tướng Nyo chỉ đạo, đi Hà Nội để “ấn định những nguyên tắc sẽ theo đó mà ký kết các hiệp định tham mưu”. Ngoài ra, “150 chính trị phạm đã được phóng thích ngày 3/10”.
Từ mấy hôm nay, ông đô đốc chuẩn bị chuyến đi Paris sắp tới của ông, dự kiến vào khoảng giữa tháng 11 mà ông cho là cần thiết, trong tình huống hiện tại, nhằm thăm dò các ý định và thái độ của Chính phủ cũng như của các đảng phái. Nhưng ông ta biết, từ đây, rằng chính sách Nam Kỳ của Paris đã thay đổi (mặc dù Pignon vẫn cố chối) và ông ta đành phải đi dần tới chỗ ban hành những “quyền tự do dân chủ” và cả tới việc mở rộng chính phủ Sài Gòn.
Nhưng cái quy mô rộng lớn của cuộc tấn công của Việt Minh đã gieo hoang mang dao động cho những phần tử “ly khai”: họ cảm thấy Chính phủ Pháp không ủng hộ họ nữa; một số người nghi ngờ Chính phủ Pháp đang hướng về phía Bảo Đại. Ngày 6/11, Hội đồng Nam Kỳ họp kín, chất vấn Chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Người ta yêu cầu ông ta cải tổ Chính phủ; Bác sĩ Thinh đã tự tử ngày 9/11... Tình hình chính trị bỗng nhiên trở nên nghiêm trọng tại Nam Kỳ; những kẻ theo phái “thống nhất” giờ đây dường như đang đợi thời cơ của họ. Thường dân Pháp ở Sài Gòn cảm thấy nản lòng.
Vậy nhưng trái lại, trước mặt là một sự củng cố. Nỗi lo sợ về sự ổn định của Chính phủ Hà Nội đã tiêu tan. Ngày 28/10, Hồ Chí Minh đệ đơn xin từ chức với Quốc hội lập hiến. Được bầu lại ngay tức thời, ông đã đề nghị một ê kíp mới và ngày 3/11, danh sách chính phủ mới đó được Quốc hội thông qua. Nhưng Chính phủ thống nhất quốc gia tháng 3 đã được thay thế bằng một Chính phủ đoàn kết dân tộc (Liên Việt), lần này hoàn toàn do Việt Minh thống trị.
Phái đối lập quốc gia chủ nghĩa, bị yếu đi rất nhiều, đành phải rút vào vòng bí mật. Một trong những lãnh tụ có tên tuổi hơn cả của họ là Phạm Gia Do, đại biểu VNQDĐ, bị công an Việt Nam coi như là “ứng cử viên” của Pháp, sắp sửa bị bắt giữ. Quốc hội Việt Nam, ngày 8/11, đã biểu quyết thông qua bản Hiến pháp soạn thảo từ mấy tháng trước; rồi Quốc hội hoãn họp, sau khi đã yêu cầu Chỉnh phủ hành động rất cứng rắn nhằm buộc phía Pháp phải tôn trọng chủ quyền thuế quan của nước Việt Nam DCCH.
Ngay từ ngày 6/11, d’Argenlieu đã cho Paris biết cảm tưởng của ông ta về những sự kiện xảy ra tại Hà Nội. Ông nhấn mạnh rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công khai “xác định lập trường của mình là sự thực hiện Tạm ước và sự cần thiết phải đổi mới và củng cố tình hữu nghị Pháp - Việt...”, sau đó, ông đô dốc thừa nhận:
“Cuộc tiếp đón Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nước Pháp về, tại Bắc Kỳ, chứng tỏ Chủ tịch vẫn tuyệt đối làm chủ tình thế, mặc dầu có một sự phản đối càng ngày càng tăng, nhưng không có cách nào phát biểu công khai được vì đã bị “nhét giẻ vào miệng rồi”. Tuy nhiên, không thể chối cãi được rằng đảng Việt Minh, trở thành đảng cầm quyền, trong một năm qua đã bị suy yếu quyền hành. Vậy nhưng một mặt, bộ máy hành chánh chính trị của Việt Minh vẫn nguyên vẹn và mặt khác phe đối lập rõ ràng là không tài nào tổ chức được lực lượng của mình trước sự đàn áp của một cơ quan công an rất đông và rất đủ quyền lực. Những phần tử công giáo và VNQDĐ là những người hoạt động tích cực nhất và họ đã khôn khéo lợi dụng để chống lại Chính phủ những nhượng bộ bề ngoài bao gồm trong bản Tạm ước. Vũ khí duy nhất của họ là sự thi đua bài ngoại. Tất cả những người đối lập đều hướng mắt về cựu quốc vương Bảo Đại và đều dựa thế, kẻ thì Mỹ, người thì Pháp, tìm cách cho Bảo Đại được trở về…”.
Phù hợp với những chỉ thị của Pignon vừa mới đây, từ đây Sài Gòn sẽ nhấn mạnh nhiều đến tính chất “độc tài chuyên chế” của Nhà nước Việt Minh. Vậy nên cuộc thương thuyết với chính quyền mới này của Hà Nội chắc chắn sẽ là gay go. Tiểu ban quân sự Pháp, một khi ra đến Hà Nội rồi, vẫn không làm sao thực hiện nổi cuộc tiếp xúc; sau đó là vấn đề lựa chọn địa điểm hội nghị: Việt Nam DCCH đề nghị Hà Nội và Sài Gòn, còn ông Cao ủy chỉ muốn chọn Đà Lạt và một phần nào đó muốn chọn Hà Nội.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)