Nếu bạn nghĩ bạn có thể hay không có thể, cách nào thì bạn cũng đúng cả.

Henry Ford

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 59: Một Hành VI Bạo Lực Tại Miền Bắc
ô đốc d’Argenlieu nắm được những tin tức này, sau khi vừa báo cáo về Paris cuộc hội kiến của ông ta tại Cam Ranh với Hồ Chí Minh qua bức điện nói trên, liền gửi ngay, cũng cùng ngày 19/10, cho Georges Bidault và tướng Juin một bức điện mật trong đó ông lập luận như sau:
“Trong lúc những cuộc điều đình Pháp - Việt nhằm chuẩn bị cho việc thực hiện Tạm ước sắp sửa tiến hành, tôi nhất trí với tướng Valluy thấy phải lưu ý Chính phủ về những điểm sau đây:
1. Như chúng ta cần dự tính trước, nếu việc trở về nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh không lôi cuốn theo được một bước ngoặt thực sự trong xu hướng của Chính phủ Hà Nội, thì chắc chắn ông Hồ sẽ lợi dụng thời gian áp dụng Tạm ước không những để tìm kiếm những ưu thế chính trị quyết định ở miền Nam mà còn để bảo đảm cho mình một vị trí quân sự mạnh hơn...
2. Trong khi tiềm năng quân sự của Chính phủ Hà Nội được tăng cường, ít ra trong tương lai trước mắt, thì tiềm năng quân sự của chúng ta, do việc thay quân, lại chuyển sang một giai đoạn khủng hoảng ngày càng sâu sắc. Việc duy trì quân số ở mức 75.000 người không được bảo đảm cho năm 1947...
3. Việc tái chiếm các tỉnh của Campuchia sẽ đòi hỏi sự bố trí lực lượng quân sự ở miền Nam của chúng ta phải tăng cường hiệu lực trong khi nó đang bị dàn mỏng ra nhiều rồi.
4.... Tôi cho rằng chúng ta không nên loại trừ giả thiết một hành động bạo lực của Chính phủ Hà Nội với đủ mọi duyên cớ khác nhau đẻ ra từ việc khai thác bản Tạm ước. Tôi không sợ những tác động đầu tiên của hành vi quân sự đó; lực lượng của chúng ta sẽ đủ sức đối phó. Nhưng, nếu như chúng ta phải bị động mà chấp nhận, thì chắc chắn là tinh thần quân đội ta và từ đó cả dư luận công chúng Pháp sẽ bị tổn thương.
5. Nếu Chính phủ thừa nhận khả năng có thể xảy ra của giả thiết này, thì Chính phủ cần phải chuẩn bị phương tiện đối phó ngay từ bây giờ. Quả vậy, lúc đó, một sự “trả đũa” tức thời sẽ là cần thiết tại Hà Nội cũng như tại Trung Kỳ. Tôi yêu cầu Chính quốc sẽ tổ chức sẵn sàng cho tháng 3/1947 những đơn vị hoàn bị, những đại đội bộ binh, thiết giáp... cần thiết để thành lập một sư đoàn 10.000 người trang bị nhẹ nhàng và không có trọng pháo; ngoài ra Chính phủ sẽ có những biện pháp cần thiết để duy trì con số 75.000 người của đội quân viễn chinh. Những lực lượng này là tối cần thiết để giữ vững vị trí lãnh thổ hiện nay của chúng ta, chiếm đóng các tỉnh Campuchia đã được cắt nhượng (ngay sau cuộc dàn xếp ngoại giao) và bằng cuộc trả đũa của chúng ta tại Hà Nội và Trung Kỳ, vô hiệu hóa những nhân tố lãnh đạo các cuộc biến động lật đổ và khủng bố tại miền Nam.
“Tôi được biết rõ những khó khăn đủ thứ mà Chính phủ phải trải qua để nâng đỡ những cố gắng quân sự của mình tại Đông Dương, nhưng tôi nghĩ rằng tôi có bổn phận phải báo trước cho Chính phủ biết những nguy cơ mà một tình huống như vậy sẽ có thể đưa đến.
Ký tên: D’ARGENLIEU
Việc xin viện trợ này sẽ được xem xét trong một phiên họp liên bộ tại Paris, ngày 23/10. Nó sẽ được tướng Juin ủng hộ; mấy hôm sau, tướng Juin viết:
… “Việc duy trì sự cố gắng đó sẽ là điều kiện cần yếu để thành công trong chính sách hòa hợp của chúng ta với Chính phủ Việt Nam. Nếu như chúng ta tỏ ra yếu đi, thì chỗ đứng của chúng ta sẽ nhanh chóng bị lung lay và vô phương cứu vãn”.
Vững lòng ở sự ủng hộ của ông đô đốc, tướng Valluy phải hành động cấp tốc với các cấp dưới của ông ta để sửa soạn cú “trả đũa” dự định. Quả nhiên, ngày 13/10, có tin đồn ở Hải Phòng rằng Pháp sắp mở một cuộc tấn công tức thời (ngày 15); quân đội Việt Nam được lệnh “đề phòng để tránh khiêu khích”, và ngày 21, một mệnh lệnh số 380 của tự vệ khu vực 4 Hải Phòng khẳng định: “Quân Pháp, lợi dụng buổi tiếp đón Hồ Chủ tịch và sự lơ là cảnh giác của ta, đã bất ngờ chiếm đóng các công sở”. Do đó, lại cần có những biện pháp mới để đối phó với mọi bất trắc.
Chắc hẳn là để vận dụng một chỉ thị của tướng Valluy nên đại tá Dèbes, chỉ huy quân sự Hải Phòng, ngày 21/10 đã ra mệnh lệnh số 13706-R/3S; đại úy Dercourt, chỉ huy các nhóm quân RICM đóng tại Bắc Kỳ, chắc chắn đã căn cứ vào mệnh lệnh nói trên để ra một “đặc lệnh” số 938-TC, ngày 30/10, bắt đầu bằng những câu sau đây:
“Vì tình hình vẫn không ổn định, nên chúng ta có thể bắt buộc phải can thiệp một cách khẩn trương và chủ động bất cứ lúc nào. Đi theo giả thiết đó phải có một kế hoạch tiến công phù hợp.
Kế hoạch này nhằm mục đích:
a) Làm chủ các khu phố người Pháp bằng cách loại trừ các đồn bót Việt Nam;
b) Chiếm đóng những nơi cơ yếu nhất cho phép chúng ta làm chủ được cả thành phố;
c) Giải tòa con đường bộ Lạch Tray”...
Tiếp theo, bản “đặc lệnh” trình bày chi tiết nhiệm vụ của tập đoàn xe thiết giáp của RICM và các trục hành quân, chủ yếu là mở rộng ra theo kiểu “vết dầu loang” đến khu vực Duyên Hải. Dĩ nhiên, mệnh lệnh chỉ thị: “tuyệt đối mật”.
Hai ngày trước, ngày 28, tại Hà Nội, bộ chỉ huy Pháp đã ban hành một “lệnh hành quân số 1” và hai “đặc lệnh” xuống các đơn vị, chủ yếu là các đơn vị biệt động xe bọc thép.
Dĩ nhiên là một số dự án đều “trên mây”. Trong một bức thư ngày 25/10 (tức trước ngày Tạm ước bắt đầu có hiệu lực), gửi nhiều nhà lãnh đạo Pháp tại Đông Dương, đô đốc d’Argenlieu đã nói không che giấu:
“Chúng ta hãy chuẩn bị sẵn sàng để đối phó khi cần, kể từ tháng giêng 1947, với một sự tái diễn chiến sự, bằng một hành động bạo lực nhằm vô hiệu hóa Chính phủ Hà Nội về chính trị cũng như về tinh thần, và nhờ đó tạo thuận lợi cho công cuộc bình định miền Nam”[57]...
Một văn bản mang dấu vết lo âu do cuộc tấn công quân sự của Việt Minh lúc ấy tại miền Nam. Sài Gòn có khuynh hướng coi tình hình Nam Kỳ từ đây như vô vọng nếu người ta không đánh vào cái đầu, tức vào Hà Nội.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)