From my point of view, a book is a literary prescription put up for the benefit of someone who needs it.

S.M. Crothers

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 58: “Trả Đũa” Hà Nội Thế Nào Đây?
gày 18/10, tại vịnh Cam Ranh, ông Cao ủy gặp ông Hồ Chí Minh vừa ở Pháp về trên chiếc tàu “Dumont d’Urville”. Bề ngoài, cuộc hội kiến ra chiều suôn sẻ. D’Argenlieu báo cáo lại cho ông bộ trưởng:
“Sau cuộc hội kiến ấy, mà... theo ý tôi có mang lại kết quả, tôi có cảm giác rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh rất lo ngại về tình hình thực tế mà ông ta sẽ gặp khi bước chân về nước... Dù sao tôi vẫn có cảm tưởng rằng ông Hồ chân thành mong muốn, ít ra là trong một thời gian, sẽ tìm thấy ở sự giao hòa với Pháp một sự củng cố lại các kết quả đã giành được và bước đầu của những tiến bộ mới... Tôi cũng tin chắc rằng ông Hồ sẽ cố gắng, bằng cách kết hợp những lời tuyên bố thân thiện với những lời dọa dẫm tố cáo, giành được tại Nam Kỳ những lợi ích tối đa nhờ những lợi ích cụ thể mà điều 9 của Tạm ước đã mang lại cho ông”.
Ngày 20/10, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Hải Phòng và trở về Hà Nội, ở đó ông có mời thủy thủ đoàn chiếc “Dumont d’Urville” (tới chiêu đãi). Thật là một “ngày về chiến thắng”. Được mọi người, mọi nơi nhiệt liệt hoan nghênh; ông đã đồng thời kêu gọi mọi người hoan nghênh tình hữu nghị Pháp - Việt.
Từ khi cuộc hội nghị Fontainebleau có vẻ bị sa lầy, hồi tháng 8, điều làm cho các nhà đương cục Pháp quan tâm suy nghĩ hơn cả là tình hình Nam Kỳ. Thực tình Việt Minh lúc này đã phát động một chiến dịch tấn công tâm lý, chính trị và quân sự (kèm khủng bố), đánh những đòn nặng nề vào tổ chức cai trị của nước Cộng hòa tự trị Nam Kỳ mà vất vả lắm người ta mới hình thành nổi: các chức sắc địa phương, bị khủng bố hoặc bị hăm dọa, sẽ “cam kết” với kẻ thù (tức Việt Minh - LND) và cứ như thế, dần dần, Việt Minh đã nắm được quyền kiểm soát “thực tế” toàn bộ vùng nông thôn. Sài Gòn cảm thấy đất sụt ở dưới chân mình mà không tìm ra phương cách nào chống đỡ cái mà Moutet gọi là “trục quay của chính sách nước Pháp ở Đông Dương” đang trên đường sụp đổ từ bên trong: Việt Minh đang thắng, nếu người ta không phản ứng. Ngày 22/9, Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ đã ra công khai và phát đi một lời tuyên cáo trong đó họ khẳng định chỉ duy nhất họ là chính quyền hợp pháp của Nam Bộ và ngày 5/10 trong công báo Hà Nội đã đăng một sắc lệnh số 182 ngày 13/9 tổ chức lại Ủy ban kháng chiến Nam Bộ. Hà Nội đã nói rõ (ngày 13/10) là vì muốn dễ dàng cho “việc áp dụng, đối với phía nước Pháp, những hiệp định mồng 6/3 và Tạm ước (ngày 14/9)”.
Ngay lúc hội kiến với Hồ Chí Minh tại Cam Ranh, d’Argenlieu đã phản đối quyết liệt quyết định này. Đối với ông đô đốc, thì đây là một sự can thiệp không thể chấp nhận được của Hà Nội vào một lãnh thổ thuộc chủ quyền của Pháp từ đây đã có “một chính phủ hợp pháp”, một thủ đoạn nhằm dựng lên tại đó “một chính phủ song hành” và áp đặt cho dân bằng cách phổ biến hóa sự lật đổ và sự khủng bố. Vậy ưu tiên phải dành cho việc khôi phục lại trật tự, mà không có nó - người ta đã nói và nhắc đi nhắc lại - thì không thể nào có được cuộc trưng cầu dân ý. Sự lo lắng bao trùm lên người châu Âu cũng như những người theo đảng ly khai ở Nam Bộ.
Nhưng, về mặt quân sự, với sự khước từ mà Hồ Chí Minh đã phát biểu ngay khi còn ở Paris, không chịu cho quân đội mình ở miền Nam trở về miền Bắc, bây giờ người ta nhận thức được rằng không thể nào tính đến chuyện “bình định” Nam Kỳ chỉ trong khuôn khổ địa phương. Phải tìm cho ra một “giải pháp toàn bộ”; và đây là điều mà tướng Valluy đề nghị, ngày 14/10, trong một bản báo cáo gửi d’Argenlieu:
“Tôi nghĩ đến một hình thức có thể phù hợp cho chính sách hiện nay của chúng ta là: đừng bằng lòng với việc chế ngự các cuộc tấn công của bọn phiến loạn, mà trái lại phải thực hiện một áp lực thật căn bản đối với bọn phiến loạn ấy bằng cách chủ động mở những chiến dịch quy mô tại Hà Nội và tại Trung Kỳ”...
“Việc vận dụng đến cái lý lẽ cuối cùng[55] này hiện lên trước mắt tôi như một điều tiền định. Nó được “ghi nhận” sau một loạt dài thất vọng mà vẫn có thể, một cách nghịch lý, là cái bước mở đầu một giai đoạn hòa dịu cho mọi người và một giai đoạn thỏa thuận cho phía chúng ta.
“Thực hiện thì tế nhị, khó khăn mà hậu quả tức thời thì nặng trĩu. Nếu chính phủ mới[56] chịu chấp nhận thì phải tính đến chuyện đưa ra thi hành sớm nhất là vào tháng 2-3/1947.
“Nhưng phải với điều kiện là nó có thể thực hiện được và một khi vấn đề đã được quyết thì chúng ta phải có trong tay những phương tiện thích hợp và có ngay bên cạnh.
“Tôi đã nhấn mạnh đến tình trạng khủng hoảng, về số quân cũng như tổ chức, mà đội quân viễn chinh sẽ trải qua trong ba tháng đầu năm 1947. Không phải với cái mớ quân bát nháo của chính quốc gửi sang cho tôi - trong số đó một phần lớn cần phải đưa vào khuôn khổ, thậm chí cần phải huấn luyện lại - mà tôi có thể chiếm lấy một cách gọn gàng nhất Hà Nội và Huế và cùng một lúc chế ngự được những lực lượng vũ trang Việt Nam, mà phải có những đơn vị tổ chức thuần nhất và thiện chiến.
“Thiếu công cụ đó, chúng tôi không thể nào thi hành được những mệnh lệnh mà Chính phủ có thể giao cho chúng tôi”…
Vậy là Valluy yêu cầu ông Cao ủy bất cứ bằng giá nào cũng xin cho được Chính phủ Paris duy trì đạo quân viễn chinh ở quân số 75.000 người - con số này chắc sẽ còn phải tăng cường thêm “trong giả thiết mà ngài bắt buộc phải đề nghị với Chính phủ mở những chiến dịch mới và dưới một hình thức hơi đặc biệt một chút”...
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)