My test of a good novel is dreading to begin the last chapter.

Thomas Helm

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 57: Nam Kỳ - Cái Trục Quay Của Chính Sách Nước Pháp
hính phủ đã rút ra được một điều khẳng định rằng Nam Kỳ là cái trục quay đích thực của toàn bộ chính sách của chúng ta về Đông Dương. Chúng ta phải thành công và thành công nhanh chóng tại Nam Kỳ, bởi vì tương lai sự hiện diện của nước Pháp tại Đông Dương hầu như hoàn toàn tùy thuộc vào thành công hay thất bại của chúng ta.
“Trước mắt chúng ta có hai phương pháp: hoặc là tăng cường những cố gắng quân sự, cùng với tất cả những hậu quả mà một thái độ như thế có thể mang lại ở Đông Dương, ở Pháp và trước dư luận quốc tế, hoặc ngược lại, điều đình với các chính phủ có một cơ sở đại diện đủ rộng rãi để làm việc một cách có hiệu quả nhằm lập lại trật tự dựa trên sự ủng hộ của chúng ta.
“Trên thực tế, chúng ta không thể nào nghĩ tới vận dụng chính sách sức mạnh một cách có hiệu quả được, bởi vì những phương tiện quân sự đang còn và sẽ còn bị hạn chế.
“Chính phủ đã dứt khoát chọn giải pháp thứ hai. Chính phủ đã quyết định thi hành tại Nam Kỳ một chính sách có tính chất dân chủ thực sự, theo ý Chính phủ thì chỉ có một chính sách như vậy mới có khả năng cải thiện tình hình các địa phương Nam Kỳ, nhưng cũng cần thiết để giải quyết vấn đề Việt Nam (trong nguyên bản: vấn đề Annam) về tổng thể.
“Nhiệm vụ của Ngài là cho thi hành càng nhanh chóng càng hay điều 9 của Tạm ước, là điều khoản nhằm thiết lập những quyền tự do dân chủ tại Nam Kỳ. Chúng ta không nên sợ đi bước đầu trên lãnh vực này. Lập trường của chúng ta khi đó lại càng được củng cố thêm một cách đặc biệt nếu như Chính phủ Hà Nội vẫn cứ duy trì chính sách độc tài và chúng ta sẽ rút ra khi cần tất cả các hậu quả một cách dễ dàng hơn. Tất nhiên các nhà chức trách Pháp cũng sẽ kiên quyết lưu ý cho những điều cam kết tương tự được áp dụng một cách nghiêm túc trong những vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
“Một trong những biện pháp đầu tiên cần khơi lên tại Nam Kỳ phải là sự mở rộng Chính phủ của bác sĩ Thinh. Chắc chắn là sẽ phải tiến hành từng bước, nhưng không được một giây phút nào quên rằng chúng ta phải tìm cách thiết lập một chính phủ thật sự dân chủ, đại diện cho phần đông nhân dân Nam Kỳ. Hoàn toàn không loại trừ sự tham gia của những nhân vật không che giấu sự đồng tình của họ đối với sự thống nhất ba Kỳ. Chính phủ Pháp không sợ sự phát triển của một nền dân chủ thực tình tại Nam Kỳ, ngay cả khi một chế độ tự do như vậy sớm muộn sẽ dẫn đến sự thống nhất ba Kỳ, dưới hình thức này hay hình thức nọ.
“Chính sách ấy hẳn là táo bạo; nó có thể dẫn đến những phản ứng quyết liệt ở các địa phương: dù sao đi nữa vẫn là chính sách duy nhất có khả năng cho chúng ta một lối thoát ra khỏi tình trạng lập lờ hiện nay và nghĩ đến một sự trấn an lòng ngài nhanh chóng, có thể nuôi hy vọng phục hồi được kinh tế và nền kinh tế phục hồi không bao lâu sẽ liên kết được những người Pháp ở Đông Dương và đại bộ phận những người dân Việt Nam (trong nguyên bản: Annam).
“Chính sách này hoàn toàn không phải là một chính sách bỏ rơi. Dư luận công chúng Pháp cũng như các giới chính phủ ngày càng quyết tâm củng cố địa vị của Pháp trên đất Đông Dương.
“Địa vị của chúng ta ở phía Bắc vĩ tuyến 16 thực ra đã được vững vàng hơn nhờ Tạm ước này. Nhiệm vụ của Ngài là sử dụng hết quyền lực của mình để buộc Chính phủ Việt Nam và các đại diện của họ thực hiện đúng đắn đến mức tối đa những điều khoản liên quan đặc biệt đến tình hình tài sản của Pháp (tại Đông Dương) và đến những cam kết về văn hóa”.
Chỉ thị của Bộ Quốc phòng cũng được gửi tới sau đó không bao lâu. Nó nằm cả trong bức điện ngày 1/10 gửi Bộ Tổng Tham mưu của Cao ủy. Người ta đọc được chủ yếu những điều sau đây:
“Bản Tạm ước này nhằm tạo nên một không khí thuận lợi cho một chính sách bình định ở Nam Kỳ với sự hỗ trợ của quyền lực Hồ Chí Minh, bằng cách cho phép giải giáp những phần tử cực đoan bất trị, nhưng với sự lo lắng làm cho tất cả mọi người được yên tâm và ngăn ngừa đến mức tối đa mọi nguyên cớ phản ứng...
“Cần coi điều 9 như một tổng thể mà sự vận dụng phụ thuộc vào việc ký kết những hiệp định tham mưu. Nói tóm lại mục đích tìm kiếm là tước vũ khí những tên phiến loạn gốc Nam Kỳ và Nam Trung Kỳ và đưa trở ra Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ những phần tử gốc ở ngoài đó. Mục đích ấy phải đạt được nếu cần thì dần dần và từng bước...
“Việc cử tới bên cạnh Cao ủy một quan chức của Chính phủ Việt Nam phải xem như một sự nhân nhượng quan trọng của Chính phủ Pháp và hoạt động của vị quan chức ấy cùng với những người thân cận của ông ta phải hướng vào mục đích làm yên lòng người. Mọi việc hỗ trợ đối với phái viên Việt Nam theo tinh thần đó đều phải được thực hiện dưới sự kiểm soát của Ngài, bởi mục đích ta theo đuổi là giúp cho ông ta phát huy ảnh hưởng của mình để chấm dứt mọi hành động chiến tranh. Chính phủ đã chấp nhận vị đại diện này, nhưng lại từ chối sự thành lập một tiểu ban hỗn hợp mà ông Hồ Chí Minh, cũng xuất phát từ nhu cầu đó, đã đề nghị thành lập”...
Vậy là Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Pháp coi như đã được rảnh tay, ít nhất là trong một thời gian, với tập hồ sơ nóng bỏng về Việt Nam và giao phó cho Cao ủy việc áp dụng tại địa phương các điều khoản của Tạm ước mà việc ký kết cho được đã phải trải qua bao khó khăn, nhưng ký được rồi nó cũng cho phép nghỉ ngơi một chút để lấy lại hơi sức. Ngày 25/9, Bidault điện cho d’Argenlieu, ngoài những lời khen ngợi: “Tôi cầu mong cho việc thực hiện bản tạm ước này, với sự quan tâm lo lắng của Ngài, sẽ đánh dấu những tiến bộ mới trong quan hệ giữa nước Pháp và nước Việt Nam. Hãy yên tâm về lòng tin cậy và tình bạn của tôi”.
Điều mà Paris đã quyết tuy vậy vẫn không hợp với ý muốn của đô đốc d’Argenlieu. Nếu một mặt, ông “dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay khi Chủ tịch về đến vùng biển Đông Dương”, thì mặt khác ông ta cũng tính toán về một sự thay đổi sắp tới trong chính sách nội trị của nước Pháp và dĩ nhiên bao hàm trong đó, là sự trở lại một thái độ cứng rắn hơn của Paris. Cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp đã gần đến ngày. Tướng De Gaulle và phong trào Cộng hòa Bình dân (MRP) đã đề nghị bác bỏ dự án, trong khi phe xã hội và cộng sản yêu cầu phê chuẩn nó. Cũng dễ thấy được mong muốn của ông đô đốc đang đi về hướng nào. Thế nhưng ngày 13/10, đại đa số các cử tri Pháp tán thành bản Hiến pháp, còn đa số áp đảo các cử tri Đông Dương lại bác bỏ nó. Đã rõ ràng là từ đây, nước Pháp sẽ theo một chế độ nghị trường và yếu về cơ quan hành pháp. Đô đốc d’Argenlieu càng ngày càng ít tin tưởng ở hậu phương của mình. Liệu về phía ông, ông sẽ biểu thị tinh thần cứng rắn hay không?
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)