Love appears in moments, how long can I hold a moment, as my moment fades, I yearn to catch sight or sound of you, to feel the surging of my heart erupt into joyous sounds of laughter.

Chris Watson

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 55: Cuộc Dàn Xếp
gày 11, Hồ Chí Minh gặp các nhà báo. Một lần nữa, ông lại nhấn mạnh rằng ông rất mong muốn có một sự thỏa thuận với nước Pháp. Ông nói với phóng viên Associated Press: “Giữa chúng tôi, không có sự bất hòa thực sự. Những bất đồng của chúng tôi là những mối bất đồng thường gặp trong nội bộ mỗi gia đình”. Ông tuyên bố vẫn lạc quan tin tưởng ở sự giải quyết cuối cùng về mối bất đồng đó, ông khẳng định rằng không thể ký kết một hiệp ước trước tháng giêng (1947) và đảm bảo rằng khi trở về nước ông sẽ cố gắng chấm dứt cuộc chiến tranh du kích. Ông nói thêm rằng ông hy vọng phía Pháp cũng sẽ có những cố gắng như vậy. Nhưng Hồ Chí Minh chỉ trích đề nghị của Pháp đòi “tước vũ khí và rút về nước những đội quân Việt Nam đang đóng tại Nam Bộ. Chúng tôi thấy việc thực hiện giải pháp này có ý nghĩa là một sự đầu hàng không hơn không kém... Chúng tôi đã yêu cầu: 1. Chấm dứt ngay mọi thứ tuyên truyền bất thân thiện tại Nam Bộ; 2. Các tù chính trị Việt Nam được phóng thích ngay khỏi các nhà tù Nam Bộ. Nhưng lời đề nghị đó không được phía Pháp chấp nhận. Về phần tôi, tôi vẫn tin chắc rằng những cuộc đàm phán có thể lại nối tiếp trong một bầu không khí hữu nghị trong năm hoặc sáu tháng nữa”.
Một lần nữa, lại phải suy nghĩ. Chính Pignon, trong một bức điện gửi d’Argenlieu, đã kể những điều dưới đây:
“Trong bữa ăn trưa ngày thứ tư 11/9 với Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Moutet có tuyên bố với ông Hồ không chịu để cuộc đàm phán thất bại và đã tổ chức tối hôm ấy, tại nhà Sainteny, một cuộc họp giữa G. Moutet, Messmer, Pignon và hai đại diện Việt Nam. Họ đã xem xét những điểm bất đồng của bản tạm ước và tìm cách xích lại gần nhau. (Ngày 12, Moutet đã thông báo kết quả).
“Tiếp theo cuộc nói chuyện đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 13/9, đã trao cho ông Moutet một bản dự án mới trọn vẹn bao gồm nhiều sửa đổi chi tiết so với bản đã được bàn cãi trước đó và những điều sửa đổi nội dung những điều khoản về tiền tệ và quan thuế và những điều khoản liên quan đến vấn đề Nam Kỳ; đặc biệt là sự khước từ việc hồi hương quân đội về Bắc Kỳ và giao trả cho nhà chức trách Pháp những người dân (Pháp) nguyên là kẻ thù (của Việt Nam). Một dự án cuối cùng của Pháp đánh dấu một sự cố gắng hòa hợp mới, đặt vào mục những hiệp định tham mưu địa phương, những điều khoản về việc chấm dứt chiến sự tại Nam Kỳ. Dự án này sẽ được thảo luận giữa các vị đứng đầu hai chính phủ và đã được ông Moutet trao cho Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 14. Dự án ấy đã được thảo luận ngay hôm nay (ngày 14/9) giữa Thủ tướng Chính phủ (Pháp) và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Phái đoàn Việt Nam đã rời Paris trong buổi tối ngày 13, sau khi đã trao đổi những lời chúc mừng rất thân tình với các đại diện Pháp... Ngày rời Paris của Chủ tịch được dự định vào thứ hai 16 và ngày rời Toulon là thứ tư 18”.
Lúc rời nước Pháp, phái đoàn Việt Nam đã tuyên bố như sau:
“Chúng tôi rất ân hận là cuộc Hội đàm Pháp - Việt tại Fontainebleau không đạt kết quả mong muốn. Chúng tôi vẫn giữ lòng tin nó sẽ được nói lại trong những điều kiện tốt hơn để đi đến kết quả.
“Trong lúc chờ đợi, chúng tôi trở về Việt Nam với ý chí quyết tâm sẽ ký kết tại chỗ với đại diện các nhà đương cục Pháp những hiệp định bộ phận về các vấn đề nhất định và chứng minh bằng hành động ý chí hiểu biết nhau và cộng tác với nước Pháp của chúng tôi. Đó cũng là phương pháp tốt nhất để tạo ra bầu không khí thuận lợi cho sự nối lại cuộc Hội đàm Fontainebleau”.
Phái đoàn Việt Nam xuống tàu “Pasteur” ngày 14/9 tại cảng Marseille.
Vậy là Hồ Chí Minh và Moutet đã gặp nhau ngày 13. Một dự án mới của Pháp đã được trao cho ông Hồ ngày 14. Trong đêm 14 rạng ngày 15, Hồ Chí Minh đến chỗ ở của Moutet và ký tại nhà riêng Moutet, bản Tạm ước. Sáng hôm sau, Messmer điện cho d’Argenlieu:
“Gửi đô đốc d’Argenlieu. Tạm ước Pháp - Việt đã được ký hôm nay, chủ nhật 15/9, hồi 1 giờ 00 sáng. Văn bản đã được điện cho ngài”.
Messmer điện đi ngày 15 văn bản của Tạm ước và của “Lời tuyên bố kèm theo của các chính phủ nước Cộng hòa Pháp và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” mà nguyên văn như sau:
“Chính phủ nước Cộng hòa Pháp và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết tâm theo đuổi, trong tinh thần tin cậy lẫn nhau, một chính sách hòa hợp và cộng tác đã được thiết lập với Hiệp định Sơ bộ mồng 6 tháng 3 năm 1946 và nói rõ trong các cuộc đàm phán Pháp - Việt tại Đà Lạt và Fontainebleau.
“Hoàn toàn tin tưởng rằng chỉ có đường lối chính trị này là phù hợp với lợi ích lâu dài của hai nước và với truyền thống dân chủ lâu đời của họ, hai chính phủ, căn cứ theo Hiệp định 6/3 vẫn giữ nguyên hiệu lực, nhận thấy đã đến lúc phải ghi thêm một tiến bộ mới trong sự phát triển các quan hệ Pháp - Việt, trong khi chờ đợi hoàn cảnh thuận tiện cho phép ký kết một hiệp ước trọn vẹn và vĩnh viễn.
“Trong tinh thần hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau, Chính phủ nước Cộng hòa Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành ký kết một bản tạm ước, mang lại trong khuôn khổ những hiệp định hạn chế, những giải pháp tạm thời cho những vấn đề chính yếu có lợi ích tức thời đang đặt ra giữa nước Pháp và nước Việt Nam.
“Về những điểm liên quan đến cuộc trưng cầu dân ý đã được dự kiến trong hiệp định 6/3, hai chính phủ sẽ cùng nhau ấn định ngày giờ và thể thức tổ chức sau này.
“Hai bên tin chắc rằng những biện pháp đề cập đến trong bản Tạm ước này sẽ góp phần thiết lập lại trong tương lai rất gần một bầu không khí yên tĩnh và tin cậy lẫn nhau cho phép nối lại trong một ngày không xa những cuộc đàm phán dứt điểm.
“Hai bên tin rằng có thể dự tính vào tháng giêng 1947 việc nối tiếp lại những cuộc đàm phán vừa diễn ra tại hội nghị Pháp - Việt Fontainebleau.
“Paris ngày 14 tháng 9 năm 1946”.
Cơ bản nhất là điều khoản 9 của Tạm ước.
“Điều 9: Vì muốn bảo đảm, tại Nam Bộ và Nam Trung Bộ Việt Nam, sự vãn hồi trật tự công cộng cần thiết cho sự phát triển các quyền tự do dân chủ cũng như việc nối lại những cuộc trao đổi buôn bán, và ý thức được những tác động đáng mừng của việc chấm dứt mọi hành vi chiến tranh hoặc bạo lực của cả hai bên trên lĩnh vực vừa nói đó, Chính phủ nước Cộng hòa Pháp và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng nhau quyết định những biện pháp sau đây:
a) Hai bên chấm dứt mọi hành động chiến tranh và bạo lực.
b) Những hiệp định giữa các ban Tham mưu Pháp và Việt Nam sẽ đề ra những điều kiện áp dụng và kiểm soát những biện pháp mà hai bên cùng nhau quyết định.
c) Tạm ước nói rõ rằng những tù nhân hiện đang bị giam giữ vì những lý do chính trị sẽ được phóng thích, trừ những kẻ bị kết án vì tội phạm hình sự hoặc vi phạm pháp luật thông thường. Đối với những tù nhân bị bắt trong các chiến dịch cũng vậy.
Việt Nam cam kết sẽ không cho phép truy tố hoặc dùng bất cứ hình thức bạo lực nào đối với bất cứ người nào vì lý do người đó gắn bó hoặc trung thành với nước Pháp. Đáp lại, Chính phủ Pháp cũng cam kết sẽ không cho phép truy tố hoặc dùng bất cứ một hình thức bạo lực nào đối với bất kỳ ai vì người đó gắn bó với Việt Nam.
d) Việc hưởng những quyền tự do dân chủ định nghĩa ở điều 1 được hai bên cam kết đảm bảo.
e) Sẽ chấm dứt những việc tuyên truyền bất thân thiện ở cả hai bên.
f) Chính phủ Pháp và Chính phủ Việt Nam DCCH sẽ cộng tác với nhau để loại trừ khả năng tác hại của những người thuộc quốc tịch các nước nguyên là thù địch.
g) Một nhân vật do Chính phủ nước Việt Nam DCCH chỉ định và được Chính phủ Pháp chấp nhận sẽ được ủy nhiệm bên cạnh Cao ủy (Pháp) để tổ chức sự cộng tác cần thiết nhằm thi hành những điều thỏa thuận này.”
Cùng ngày, Hồ Chí Minh ra một bản tuyên bố:
“Chúng tôi cam kết sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho việc phục hồi những quyền lợi kinh tế và văn hóa Pháp tại Việt Nam. Đáp lại, chúng tôi đã được phía Pháp cam kết thực hiện những quyền tự do dân chủ tại Nam Bộ. Chúng tôi hy vọng rằng những quyền tự do đó sẽ được thực hiện nhanh chóng và thẳng thắn. Chúng tôi nghĩ rằng, bằng mọi cách, những cuộc đàm phán sẽ được nối lại vào tháng giêng 1947”.
Giờ đây, Hồ Chí Minh không ở lại thêm nữa. Ông để lại ở Paris một phái đoàn mà ông coi là chính thức, với Hoàng Minh Giám, Trần Ngọc Danh và Dương Bạch Mai, rồi rời Paris ngày 18/9 bằng xe lửa; và ngày 19, ông xuống chiếu tàu hộ tống “Dumont d’Urville” tại Toulon về Hải Phòng. Trước mắt, ông có một tháng để vượt biển và suy tư.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)