A truly good book teaches me better than to read it. I must soon lay it down, and commence living on its hint.... What I began by reading, I must finish by acting.

Henry David Thoreau

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 54: Cuộc Điều Đình
ọc bức công hàm xong, Hồ Chí Minh đã hiểu rằng một cuộc thảo luận về vấn đề trưng cầu dân ý có thể sẽ được tiến hành không chậm trễ. Đối với phái đoàn Việt Nam, việc lập lại hòa bình trong dân chúng tại Nam Kỳ sẽ tiếp theo sau việc áp dụng những biện pháp, dự kiến cho cuộc trưng cầu dân ý, trong bản ghi nhớ của họ ngày 20/8. Ngày 4/9, một tiểu ban hạn chế Pháp - Việt (đoàn Pháp từ đây bao gồm 3 cố vấn của d’Argenlieu: Pignon, Torel và Gonon) tìm cách làm cho quan điểm hai bên xích lại gần nhau. Pignon đã báo cáo như sau:
“Bắt đầu cuộc họp, ông Phạm Văn Đồng đã chỉ rõ là một bản thỏa hiệp đã được xác nhận trong phiên họp trước, ngày 3/9, về những đề nghị của Pháp liên quan đến việc bàn luận ngay một số vấn đề có giới hạn: tình hình con người và tài sản của Pháp, chế độ tiền tệ, chế độ hải quan và ngoại thương, cho nên hôm nay nên đề cập đến vấn đề trưng cầu dân ý tại Nam Kỳ.
“Tôi bèn phát biểu ý kiến, nói rõ rằng vấn đề này đã được nhắc tới hôm trước giữa ông bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại (FOM) và Chủ tịch Hồ Chí Minh, rằng sau cuộc họp đó tôi đã được giao trách nhiệm cùng với ông Messmer soạn thảo một công hàm tóm tắt lại quan điểm của Pháp. Tôi đã nói thêm rằng văn bản bức công hàm chưa có thể được coi là chính thức trước khi được sự chuẩn y của bộ trưởng và thủ tướng Nội các, tuy nhiên tôi cũng được phép đọc lên.
“Sau khi tôi đọc bức công hàm xong, ông Phạm Văn Đồng đã chỉ ra rằng nếu đó là quan điểm của Chính phủ Pháp, thì chúng ta phải nghĩ đến chuyện hoãn cuộc hội nghị Fontainebleau, cho dù có nặng nề đến mấy, thêm vài ba tháng nữa. Ông hy vọng rằng chúng ta sẽ chia tay nhau như những người bạn tốt và cả hai bên chúng ta sẽ tránh đừng làm cho sự tạm hoãn này mang hình thức một cuộc tuyệt giao.
“Chúng tôi đã khẳng định rằng đấy cũng là tâm tư tình cảm của chúng ta, rằng nếu quyết định là quyền của Chính phủ, thì nhiệm vụ của chúng ta là cùng nhau tìm cách cải thiện các mối quan hệ qua lại giữa chúng ta trong thời gian đàm phán tạm hoãn.
“Tiếp theo là một cuộc nói chuyện khá dài với một giọng rất thân tình... về tình hình ở Nam Kỳ và những biện pháp chấm dứt chiến sự ở đây... Đoàn đại biểu Việt Nam và đoàn đại biểu Pháp đã chia tay nhau lúc 19 giờ và có bày tỏ hy vọng rằng trước ngày 10/9, là thời hạn ông Phạm Văn Đồng quy định, chúng ta có thể đã tìm ra được một mảnh đất thỏa thuận, dù rất hạn chế”...
Cùng lúc, về phía Pháp, một suy nghĩ mới nảy sinh, dẫn đến việc soạn thảo (do Messmer) một bức công hàm rất đậm đà ý nghĩa, đề ngày 6/9 và trao luôn cùng ngày hôm ấy cho phái đoàn Việt Nam. Ngày 7, phái đoàn Việt Nam đề nghị hoãn việc giải quyết những điểm bất đồng cơ bản lại để ký một cách bình thường một thỏa thuận riêng lẻ về các vấn đề kinh tế và tài chính đang tranh chấp, tức là chỉ riêng điểm 4 trong chương trình nghị sự đã được chấp thuận ngày 9/7. Những người tham gia hội nghị đã gặp lại nhau gần như trong một phiên họp toàn thể, ngày 9/9, để cùng nghiên cứu hai bản dự thảo nghị định thư. Nhưng vì phần lớn các vấn đề đều để lại, cho nên cuộc thảo luận kết thúc luôn. Đêm mồng 9 sang sáng mồng 10, hai phái đoàn đã đi đến một dự án tạm ước thể hiện một sự cố gắng của hai bên nhằm đi đến hòa hợp. Sáng ngày 10, một văn bản được thông qua; nhưng buổi chiều hôm đó, khi tất cả đều có vẻ sẵn sàng để tiến hành ký kết, thì Phạm Văn Đồng đặt lại vấn đề tất cả. Ông yêu cầu thảo luận lại về toàn bộ bản dự án, hoặc loại bỏ ra ngoài nghị định như một vài điều khoản có ý nghĩa lấy chủ quyền của Việt Nam làm vật thế chấp. Ngoài ra, ông yêu cầu một lời cam kết cụ thể, về phía nước Pháp, về thời hạn và phương thức trưng cầu dân ý tại Nam Kỳ. Ông nhấn mạnh rằng về phía mình, phái đoàn Việt Nam sẽ không ký bản tạm ước nếu nó không bao hàm lời cam kết đó.
Max André ngạc nhiên trước cái thái độ mới đó và theo yêu cầu của ông ta, buổi họp liền giải tán. Trên thực tế, hai phái đoàn sẽ không còn gặp nhau nữa.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)