This nice and subtle happiness of reading, this joy not chilled by age, this polite and unpunished vice, this selfish, serene life-long intoxication.

Logan Pearsall Smith

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 50: Một Sự Mở Đầu Khó Khăn
au một sự chuẩn bị kéo dài như vậy, ngày 6/7 hội nghị Fontainebleau khai mạc. Bắt đầu đã có vẻ trục trặc rồi. Quả nhiên sau lời chào mừng của Max André, Phạm Văn Đồng, trưởng phái đoàn Việt Nam đã đáp lại bằng một bài diễn văn hùng hồn, dùng những từ ngữ mãnh liệt để lên án chính sách “việc đã rồi” của đô đốc d’Argenlieu, đặc biệt là việc tuyên bố thành lập chính phủ Nam Kỳ và việc chiếm đóng vùng Tây Nguyên mới đây.
Tuy nhiên ông vẫn khẳng định ý chí quyết tâm của Việt Nam sẽ đi đến.
“Một thỏa hiệp vĩnh viễn với nước Pháp; bao nhiêu sợi dây đang buộc chặt nước Pháp lại với chúng tôi trong tình đoàn kết và chúng tôi đang mong muốn giữ vị trí của chúng tôi bên cạnh nước Pháp trong đại gia đình các nước dân chủ và tự do”.
“Mặc dù liên tục có những điều làm trái lẽ mà chính sách Việt - pháp thân thiện của chúng tôi phải chịu đựng từ ngày 6/3 đến nay, chúng tôi vẫn tin chắc rằng chính sách ấy của chúng tôi là đúng, rằng chỉ duy nhất nó mới có khả năng thỏa mãn những nguyện vọng sâu sắc của dân tộc Việt Nam hướng về độc lập mà vẫn song song củng cố trên những nền tảng mới, những lợi ích và uy tín của nước Pháp tại Viễn Đông. Chính là trên tinh thần ấy mà chúng tôi đi vào Hội nghị với ý đạt cho kỳ được mục đích đề ra...
“Nhưng trên hết, chúng tôi quyết chí phản đối đến cùng, với tất cả sức mạnh của một dân tộc 20 triệu người đứng lên trong một hành động tự vệ cuối cùng, chống lại sự chia cắt đất nước chúng tôi, chống lại sự thành lập một quốc gia tự do Nam Kỳ”.
Những lời phản ứng của d’Argenlieu[49] trước những lời chỉ trích đối với bản thân và chính sách của ông ta sẽ không ngăn cản cuộc hội nghị nhanh chóng chuyển sang phần công việc. Bất kể cái không khí lạnh lẽo tạo nên do bài diễn văn của Phạm Văn Đồng, cuộc hội nghị cứ khởi hành. Chương trình nghị sự của hội nghị đã được thông qua ngay từ ngày 9/7. Nó bao gồm 5 điểm:
1. Sự gia nhập của Việt Nam vào khối Liên hiệp Pháp và những mối quan hệ ngoại giao của nó với nước ngoài.
2. Dự thảo thành lập Liên bang Đông Dương.
3. Vấn đề thống nhất 3 kỳ và trưng cầu dân ý tại Nam Kỳ.
4. Những vấn đề kinh tế.
5. Soạn thảo dự án hiệp ước.
Công việc tiến hành ngay và ngay từ lúc bắt đầu, hai phái đoàn lại đứng trước những mâu thuẫn đã đối lập họ tại Đà Lạt.
• Hai quan niệm
Bức công hàm cơ bản của phái đoàn Pháp trao cho phái đoàn Việt Nam ngày 11/7 trình bày những quan niệm của nó về vị trí của Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp. Bức công hàm viết: “Liên hiệp Pháp không phải là một sự hết hợp quyền lợi đơn thuần. Nó cần phải có một lý tưởng chung, lý tưởng dân chủ và xã hội, là di sản quý báu của hai dân tộc chúng ta”.
Nhưng, từ đó, người ta đã suy diễn ra: “với việc kết hợp làm một cả tiềm năng quân sự và kinh tế của chúng ta lại”. Vậy quốc phòng và ngoại giao chỉ có thể “thực hiện thông qua những cơ quan có thẩm quyền của Liên hiệp Pháp, mỗi một thành viên của LHP có khả năng trong nội bộ khối Liên hiệp này, nói lên tiếng nói của mình...”
Luận điểm của Pháp về nội dung chẳng qua cũng vẫn là một văn bản của cái luận điểm “đồng hóa chủ nghĩa” ngày xưa. Nó chỉ quan niệm sự biến chuyển trong một hệ thống duy nhất, trong đó sự kết hợp thực ra mang tính chất của một “hợp đồng gia nhập” (tức là gia nhập bắt buộc), với những sự nhấn mạnh về khía cạnh thể chế của các mối quan hệ giữa hai dân tộc mà thôi. Max André nói thêrn, ngày 17/7:
“Quan niệm của chúng tôi về khối Liên hiệp Pháp không phải là quan niệm về một đồng minh mà là quan niệm về những quốc gia đoàn kết chặt chẽ với nhau bởi những cơ quan chung” (trong đó dĩ nhiên các cơ quan của Pháp chiếm ưu thế).
Trái lại, quan niệm của phái đoàn Việt Nam căn cứ trên ý niệm đồng minh, hòa hợp quyền lợi, quan hệ song phương giữa các quốc gia độc lập. Công hàm của phái đoàn Việt Nam trao cho phái đoàn Pháp ngày 12/7 là một bằng chứng:
“Những mối quan hệ giữa nước Pháp và nước Việt Nam trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp là những quan hệ hợp đồng được xác định qua con đường hiệp ước. Những quan hệ ấy được thiết lập trên những nền tảng sau đây:
a. Tự do gia nhập
b. Quy chế bình đẳng
c. Đoàn kết bảo vệ quyền lợi chung”.
Vậy là phái đoàn Việt Nam chấp nhận nguyên tắc về một Đại hội của Liên hiệp Pháp, về những cuộc hội nghị thường kỳ giữa các người lãnh đạo và về những quyền đại diện ngoại giao (thuộc quyền các bộ ngoại giao các nước).
Hồ Chí Minh bổ sung thêm vào bản danh mục này trong kỳ họp báo ngày 12/7 như sau:
“Trên phương diện chính trị, những mối quan hệ giữa nước Pháp và nước Việt Nam phải xuất phát từ một hiệp ước. Hiệp ước này phải dựa trên nguyên tắc cơ bản cái quyền của mỗi dân tộc được tự mình quyết định lấy số phận của mình. Trên-phương diện kinh tế và văn hóa chúng tôi tán thành hợp tác với nước Pháp trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp. Bất cứ lúc nào mà quyền lợi chung được đề cập tới thì lúc đó sẽ có sự đoàn kết, liên hệ với nhau.
“Sự tồn tại của Liên bang Đông Dương được xác nhận bởi sự cần thiết phải phối hợp các hoạt động của Việt Nam, Lào và Campuchia. Căn bản nó phải mang nội dung kinh tế. Về phần mình, nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi hơn hai nước láng giềng, sẵn sàng giúp đỡ họ nếu họ yêu cầu. Nhưng Việt Nam kiên quyết ngăn chặn không cho Liên bang trở thành một thứ Chính phủ Toàn quyền giả hiệu.
Còn về những lợi ích của Pháp ở Việt Nam, Hồ Chí Minh nói rõ rằng: Những lợi ích đó sẽ được bảo đảm hẳn hoi.
“Nước Việt Nam sẵn sàng bảo đảm an toàn cho các số vốn của Pháp đầu tư vào trong lãnh thổ của mình. Mặt khác, người Pháp vẫn có thể tiếp tục xây dựng đủ mọi loại xí nghiệp. Quyền tự do của họ cũng sẽ phải tuân thủ những hạn chế như quyền tự do của người Việt Nam, đặc biệt là một khi liên quan đến những công nghiệp then chốt mà việc quốc hữu hóa là bắt buộc. Chúng tôi sẽ ưu tiên kêu gọi sự giúp đỡ của các kỹ thuật viên Pháp hơn kỹ thuật viên mọi nước thác. Đối với những công chức người Pháp hiện còn đang ở lại Việt Nam thì, hoặc họ sẽ được sử dụng để làm việc trong các công sở của chúng tôi, hoặc nếu không còn khả năng làm việc nữa thì họ sẽ được trợ cấp...
“Tôi tin tưởng ở sự thành công cuối cùng của cuộc hội nghị Việt - Pháp. Cả hai dân tộc chúng ta đang kêu gọi chúng ta nêu lên một tấm gương đẹp nhất cho thế giới noi theo”
Các tiểu ban, họp từ ngày 13 đến 30/7, chỉ còn có thể lặp lại hầu như nguyên văn những cuộc tranh luận tại Đà Lạt. Quan điểm mỗi bên chỉ tiến triển một cách ít ỏi.
Phái đoàn Việt Nam nhấn mạnh rằng Liên bang Đông Dương sẽ chẳng bao giờ là một quốc gia. Cho nên họ từ chối không chấp nhận cho một luật lệ Liên bang có thể vượt lên trên luật lệ của các quốc gia dân tộc. Liên bang chỉ nên có một vai trò riêng của nó là quản lý và liên kết kinh tế, nhưng trong số rất nhiều quyền hạn mà phái đoàn Pháp muốn khoác vào cho Liên bang Đông Dương, phía Việt Nam chỉ chấp thuận có hai: Viện Phát hành và Sở Hối đoái. Họ cũng không chấp nhận cho những thu nhập thuế quan nhập vào quỹ Liên bang. Họ bảo: Liên bang sẽ sống nhờ vào sự đóng góp tài chính của các nước thành viên của Liên bang. Tuy vậy, họ vẫn khẳng định điều thỏa thuận ở Đà Lạt về nguyên tắc thống nhất thuế quan, về thống nhất tiền tệ.
Về vấn đề quân đội và ngoại giao, họ cũng phản đối tương tự. Phái đoàn Việt Nam dứt khoát bác bỏ nguyên tắc một bộ chỉ huy duy nhất trong thời bình và mọi ý đồ “tập thể hóa” tiềm năng quân sự. Nhưng sau cùng, họ chấp nhận, với điều kiện xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của chúng, nguyên tắc có một bộ tham mưu hỗn hợp trong thời bình. Họ đồng ý về điều chỉnh tổ chức quân sự của mình một cách hòa hợp với tổ chức quân sự của nước Pháp, nhưng với điều kiện là quân đội Việt Nam vẫn dưới sự chỉ huy của Việt Nam và dưới quyền của Bộ trưởng hữu trách.
Còn về các căn cứ, để có thể tương trợ nhau trong trường hợp bị tấn công, Việt Nam sẵn sàng để cho quân dội Pháp sử dụng “trong một số năm nhất định”, nhiều căn cứ hải quân và không quân. Quân số Pháp đóng ở các căn cứ quân sự đó sẽ được ấn định qua những hiệp ước song phương. Ngược lại, Pháp phải rút khỏi những căn cứ trên bộ mà hiệp định 3/4 đã quy định cho Pháp được đóng quân vào ngày 6/3/1951. Cho đến ngày ấy, quân đội Pháp sẽ được tự do đi lại.
Đây là những hạn chế mà Bộ Tham mưu Pháp không thể nào đồng ý. Theo Bộ Tham mưu Pháp, thì một sự nghiệp giữ nước (họ không nói rõ “chống ai”) không thể có hiệu quả nếu ngay trong thời bình không thực hiện sự chỉ huy thống nhất và nếu các căn cứ quân sự bị hạn định theo kiểu đó.
Trên bình diện ngoại giao, cũng như ở hội nghị Đà Lạt, đoàn Việt Nam yêu cầu có một nền ngoại giao riêng, có quyền trao đổi đại diện ngoại giao với nước ngoài, có quyền cử đại diện riêng ở Liên Hiệp Quốc, có một hệ thống tham khảo lẫn nhau nhằm điều hòa đường lối ngoại giao cho phù hợp. Phái đoàn Pháp vẫn giữ quan niệm của mình về một nền ngoại giao duy nhất, luôn luôn chỉ chấp nhận sự tham gia của người Việt Nam vào các chức vụ ngoại giao của Liên hiệp Pháp. Nhưng giờ đây, họ chấp nhận nguyên tắc tự quyết về mặt đại diện ngoại giao cấp lãnh sự.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)