Forever is not a word…rather a place where two lovers go when true love takes them there.

Unknown

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 65
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 46: Những Nỗi Ngạc Nhiên Của Paris
uy vậy, khi gửi bức điện này đi, ông Cao ủy đâu có dự đoán trước được những phản ứng và những ngạc nhiên của Paris.
Những phản ứng và ngạc nhiên đó được diễn đạt một cách rất rõ ràng trong một công hàm đề ngày 13/3, soạn thao tại Quai d’Orsay để “đệ trình bộ trưởng” (Georges Bidault) do ông Philippe Baudet, Vụ trưởng Vụ Á - Úc chấp bút:
“Hiệp định sơ bộ ngày 6/3 được ký vào phút cuối cùng, giữa ông Sainteny, Ủy viên Cộng hòa tại Hà Nội, với tư cách là đại diện của đô đốc d’Argenlieu và ông Hồ Chí Minh (sic), chứa đựng những điều khoản rất chung chung về ba điểm mà khi Chính phủ Pháp biết thì liền được Chính phủ chuẩn y...
“Các cơ quan của Chính phủ đã áp dụng những biện pháp cần thiết để thực hiện điểm thứ ba (mở đàm phán) thì mãi ngày 12/3 mới có tin điện của đô đốc d’Argenlieu gửi tới cho biết ông Sainteny cũng đã ký một hiệp định phụ về quân sự. Chính phủ Pháp đã rất ngạc nhiên về việc đưa tin quá chậm trễ, càng sửng sốt và xúc động rất nhiều khi đọc đến các điều khoản của hiệp định này, quy định rút quân đội Pháp ra khỏi các miền của Việt Nam mỗi năm là 1/5, liền trong thời hạn năm năm thì hết.
“Việc gạt bỏ quân ta dần dần như vậy đã đặt ra một thời hạn chưa bao giờ chúng ta nghĩ tới cho mọi sự hiện diện của nước Pháp tại Bắc Kỳ, Trung Kỳ và có thể cả ở Năm Kỳ nữa. Cùng một lúc, mọi hệ thống xây dựng trên nguyên tắc “một nước Việt Nam được coi như một bộ phận hữu cơ của Liên bang Đông Dương” có nguy cơ đổ vỡ. Vị trí của chúng ta tại Campuchia và tại Lào cũng vì đó mà sẽ bị giảm sút một cách nghiêm trọng. Hơn nữa dưới áp lực của mọi thứ chủ nghĩa quốc gia bản địa được cả người Việt Nam lẫn người Thái Lan khuyến khích, chúng ta cũng có thể nhanh chóng rơi vào nguy cơ mất hết ảnh hưởng chính trị tại hai nước này. Mới nhìn qua, vấn đề này mang tính chất như một vấn đề Xyri - Libăng mới.
“Ông Bộ trưởng Bộ Thuộc địa, sau khi đã gửi, ngày 9/3 một bức điện chuẩn y và khen ngợi cho đô đốc d’Argenlieu, đã gửi thêm cho ông ngày 13/3, sau khi đã nhất trí với ông Félix Gouin, một bức điện mới nhấn mạnh rằng Chính phủ đang bị đặt trước một việc đã rồi liên quan đến những điểm mà Chính phủ chưa bao giờ được hỏi ý kiến. Ông bộ trưởng còn dặn ông phải “hết sức dè dặt về vấn đề thay quân trong trường hợp mà sự an ninh của Liên bang cũng như những người Pháp và tài sản của họ tỏ ra không được bảo đảm do một sự rút lui quá vội vàng về quân số”.
“Thực ra, trước điều khoản quân sự bất ngờ ấy Chính phủ có quyền tự hỏi xem mình đã đặt lòng tin cậy vào các đại diện của mình tại Đông Dương một cách sáng suốt hay không và Chính phủ phải xem xét đến mức có thể phủ nhận lòng tin cậy đó nếu cần. Quả tình không những địa vị của chúng ta tại Đông Dương bị lung lay một cách nghiêm trọng vì sự kiện đó, sự hy sinh lớn lao mà những hiệp định này biểu hiện về phía nước Pháp cũng tỏ ra là vô hiệu.
“Chính phủ có trách nhiệm trước khi phát biểu quan điểm của mình về vấn đề nghiêm trọng này, phải nghiên cứu những phương tiện chúng ta còn nắm trong tay nhằm duy trì ảnh hưởng của chúng ta và bảo vệ quyền lợi của chúng ta tại Đông Dương trong giả thuyết mà chúng ta tự coi mình như bị ràng buộc bởi chữ ký của ông Sainteny”.
Quả nhiên Moutet đã đánh điện sang cho d’Argenlieu ngày 13/3 như sau:
“… Bức điện của ông thỏa thuận với những hiệp định phụ ngày 6/3 tận ngày 12/3 mới đến tay chúng tôi. Chính phủ giờ đây bị đặt trước một sự đã rồi liên quan đến những điểm mà Chính phủ không bao giờ được hỏi ý kiến. Tôi yêu cầu ông từ rày về sau đừng ký một hiệp định nào với bất cứ tính chất nào khi văn bản của nó chưa được trình lên cho Chính phủ duyệt. Hãy dè dặt cân nhắc trong vấn đề thay quân...
“Người ta báo cho tôi rằng với những con người hiểu biết xứ Nam Kỳ một cách sâu sắc, chúng ta có thể tổ chức một chiến dịch tuyên truyền nhằm cản trở không cho nó sát nhập với Bắc Kỳ, dưới khẩu hiệu “Nam Kỳ của người Nam Kỳ”. Chúng ta có thể đạt một thắng lợi chính đáng kể về phương diện đó”.
Ủy ban Liên bộ Đông Dương trong phiên họp 13/3 đã nghiên cứu tình hình:
“… Bộc lộ ngạc nhiên của mình về việc hiệp định phụ đã có thể thông qua. Nhưng vì không thể phủ nhận việc ký kết của các đại diện toàn quyền của mình, Chính phủ đã quyết định chấp nhận hiệp định ấy làm xuất phát điểm cho một sự điều đình giải quyết thuận lợi hơn.
“Vì vậy Ủy ban sẽ yêu cầu ông Cao ủy cố gắng điều chỉnh ngay lại tình hình mà việc ký kết hiệp định 6/3/1946 đã dẫn đến, đặc biệt là đừng giới hạn quân số của Pháp ở 15.000 người. Ủy ban sẽ chỉ rõ những biện pháp cần phải thi hành để quyền lực quân sự khỏi bị loại trừ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam phía Bắc vĩ tuyến 16 trong vòng 5 năm. Những biện pháp ấy chủ yếu là dự định xây dựng và duy trì thường xuyên những căn cứ không quân và hải quân đã được ghi trong bản hiệp định sơ bộ Hồ Chí Minh - Sainteny và bảo vệ chúng bằng những căn cứ lục quân...”.
Những chỉ thị của ông Moutet trở nên rất cụ thể:
“… Để quyền lực cần thiết của nước Pháp được đặt vững trên một cơ sở lãnh thổ, tất yếu chúng ta phải giành lấy:
a) Phía Bắc vĩ tuyến 16: căn cứ Hòn Gai với khả năng xây dựng một sân bay cùng với một khu vực ở xứ Thái.
b) Phía Nam vĩ tuyến 16: các căn cứ Cam Ranh, Sài Gòn - Vũng Tàu với sân bay.
c) Nói chung, cả vùng Tây Nguyên với sân bay”.
Trong một bức điện mới, Moutet nói rõ cho ông đô đốc, ngày 18/3:
“Tại Ủy ban Liên bộ về Đông Dương, chính ông bộ trưởng Ngoại giao đã phản đối kịch liệt bản hiệp định quân sự. Về phần tôi, tôi nhận chịu trách nhiệm về các hiệp định của ông và tôi sẽ bảo vệ trước Quốc hội tất cả những việc gì ông đã làm mà tôi là người liên đới.
Tôi vui mừng được tin quân ta đã vào Hà Nội”.
Ký tên: MOUTET
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)