Letting go means to come to the realization that some people are a part of your history, but not a part of your destiny.

Steve Maraboli

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần VII: Sài Gòn, Điểm Thắt Nút Của Vấn Đề (7/3 - 19/6/1946) - Chương 45
ơn khủng hoảng gay gắt nhất đã qua. Quân đội Pháp đã ở Hà Nội. Paris đã điện:
“Được khởi đầu ngày 18/6/1940, sự nghiệp giải phóng toàn bộ Liên hiệp Pháp đã hoàn tất ngày 7/3/1946”.
Tuy nhiên đâu phải đã là sự sảng khoái hoàn toàn. Ngay lúc nhận được tin ký hiệp định phụ, đô đốc d’Argenlieu đã ghi vào nhật ký của mình:
“Hiệp định sơ bộ: ấn tượng tốt. Trái lại hết sức dè dặt về hiệp định phụ...
“Hiệp định này, đến cuối cùng tôi coi như chứa chất bao nhiêu ràng buộc quân sự đè nặng lên nước Pháp và có lợi cho cái “Quốc gia tự do” trẻ tuổi. Nhưng nó đã được tiếp ký. Chúng ta đứng trước một “việc đã rồi”. Làm sao chúng ta lại lâm vào tình trạng này nhỉ? Sự việc khá nghiêm trọng... Tôi đã quyết định:
“Hiệp định sơ bộ nhằm đúng thực chất của các vấn đề chính trị giữa Pháp và Việt Nam, sẽ phải đệ trình nguyên vẹn và không chậm trễ lên Chính phủ lâm thời của nước Cộng hòa. Còn hiệp định phụ là một văn bản quân sự, một sự dàn xếp bình thường giữa hai bộ tham mưu, đòi hỏi phải qua một cuộc điều tra cấp tốc trước khi nó được phổ biến.
Và d’Argenlieu yêu cầu Sainteny cấp bách nói rõ cho ông biết hiệp định phụ ấy đã được quyết định trong những điều kiện như thế nào, do ai chuẩn bị soạn thảo và ông mong muốn “đừng công bố nó”. Đồng thời ông điện sang Paris và lưu ý thủ tướng chính phủ Félix Gouin về văn bản Hiệp định sơ bộ với những nhận định sau đây:
“… Chúng tôi đã ký kết với Chính phủ Hà Nội, với sự quan tâm không bỏ lỡ mất một cơ hội thuận tiện, một bản hiệp định đã được chuẩn bị từ bốn tháng nay và ngày càng trở nên cần thiết.
“Cân nhắc kỹ, tôi thấy đây là một hiệp định tốt nếu nó được đánh giá về cả ba phương diện quốc tế..., khu vực... và quốc gia… Sau khi tiếp cận cái nguy cơ Trung và Bắc Kỳ vĩnh viễn bị chia cắt, hiệp định này đã giữ hai xứ đó lại một cách tự do trong một cái khuôn khổ hẹp của Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp.
“Hiệp định này quy định việc thống nhất ba kỳ sẽ thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, bảo đảm quân đội ta sẽ được đón tiếp một cách hữu nghị và như vậy ngăn chặn được mọi lời chê trách chúng ta mở đầu những hành động chiến tranh vì mục đích tái chinh phục, đồng thời bảo đảm, trong hiện tại cũng như trong tương lai, những quyền lợi chính trị và văn hóa Pháp....
Ngay từ 7/3, ông đô đốc được Sainteny báo cho biết rằng bản hiệp định phụ đã được đích thân ông ta cùng Pignon bàn bạc và soạn thảo, hoàn toàn nhất trí với tướng Salan. Tướng Salan đã thông qua từng điều khoản một. Sainteny lại nói cụ thể thêm rằng “nguyên tắc thay quân chỉ được Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý vào phút cuối cùng với điều kiện phải cụ thể hóa một số chi tiết” được đưa vào nội dung hiệp định phụ. “Không thể nào xét lại vấn đề này mà không đặt lại vấn đề toàn bộ việc ký kết”. Về việc công bố thì ông Hồ Chí Minh đã để cho báo chí công bố rồi.
Còn Leclerc thì sau khi được thông báo, đã điện cho ông đô đốc ngày 8/3.
“… Tôi không nói đến Hiệp định sơ bộ, nó chẳng phải là trách nhiệm của tôi. Ngược lại, hiệp định phụ về các vấn đề quân sự thì rõ ràng là chưa hoàn hảo chút nào. Nhưng sau khi suy nghĩ lại, tôi tưởng nó cũng có thể dùng làm cơ sở cho những cuộc thảo luận có ích...
“Nếu chúng ta biết giữ lấy gạo và cao su Nam Kỳ, cảng Sài Gòn và các cảng Bắc Kỳ thì những người cách mạng Việt Nam nhất định sẽ bắt buộc phải dần dần dịu giọng mà thôi...”.
Trước những ý kiến đó, d’Argenlieu yên tâm và quyết định chuyển sang Paris văn bản hiệp định phụ, có thêm lời bình luận dưới đây, cho Bộ Quốc phòng.
“Nếu hiệp định này không được ký vào buổi tối ngày 6/3 thì những hậu quả nghiêm trọng có thể đã xảy ra sau sự kiện Hải Phòng. Tướng Leclerc cũng có một phản ứng như tôi; nhưng xét kỹ mọi mặt, chúng tôi nhất trí cho rằng, chúng ta có thể dựa trên những điều căn bản của hiệp định để tổ chức các lực lượng của chúng ta ở Đông Dượng cho thật sự hoàn hảo”.
Tuy nhiên, ông Cao ủy và tướng Leclerc cũng đã giữ một thái độ chung về vấn đề ngưng chiến tại Nam Kỳ.
Ngay từ ngày 7/3, Sainteny đã chỉ rõ:
“Ông Hồ muốn cử vào Sài Gòn ngay ngày mai những phái viên có trách nhiệm mang lệnh ngừng bắn tới mọi nhóm du kích còn đang hoạt động tại miền Nam. Tôi đã yêu cầu tướng Leclerc đồng ý”.
Nhưng cả Leclerc lẫn d’Argenlieu chẳng ai đồng ý, vì vậy ông đô đốc trả lời Sainteny rằng:
“Tôi đồng ý với câu trả lời hôm qua của tướng Leclerc về vấn đề các phái viên mà chúng ta chẳng biết sử dụng họ làm gì ở Nam Kỳ cả. Chính quyền “thực tế” của chính phủ Hà Nội cho đến hôm nay chỉ có tác dụng ở phía Bắc vĩ tuyến 16. Về “pháp lý”, từ đây về sau, chính phủ đó chỉ có tính chất tạm thời tại Trung Kỳ...”.
Ngày 8/3, trong một bức điện mới gửi Paris, ông đô đốc tố cáo ý đồ của ông Hồ Chí Minh:
“Ông Hồ Chí Minh định cử ngay những phái viên của mình vào Nam Kỳ để ra lệnh cho người của Việt Minh hạ súng. Rõ ràng đây là một biện pháp khéo léo để tuyên truyền cho cuộc trưng cầu dân ý liên quan mật thiết đến tương lai xứ Nam Kỳ. Người ta đã trả lời ông Hồ, đúng với sự việc thực, là hầu hết mọi băng nhóm đang hoạt động ở miền Nam đều là những băng cướp bóc chứ không phải bộ đội chính quy. Chúng tôi đã bắt đầu hành động hòa bình với những tổ chức rất hiếm hoi của Việt Minh. Chúng tôi sẽ bắt các tổ chức khác hạ vũ khí không cần sự hỗ trợ của các phái viên của ông Hồ. Chỉ nói riêng ở miền Bắc, ông Hồ cũng đã có quá nhiều việc phải làm nhằm thực hiện đúng tinh thần và văn bản các hiệp định đã đước ký kết”.
Tuy vậy, mặc dù ông đã an tâm biết rằng Chính phủ đã chuẩn y ngay bản hiệp định sơ bộ qua một bức điện ngày 9/3, ông Cao ủy vẫn phản ứng lại một cách bất lợi với bản thông báo của Paris dự định sẽ cử một số dại diện các bộ hữu quan làm trợ lý cho ông trong các cuộc đàm phán. Và ông thấy cần thiết phải nói rõ thêm không chậm trễ cái tầm quan trọng đúng đắn mà ông gán cho bản hiệp định vừa ký kết. Do đó mà có lời “hiệu chính nghiêm túc” ông điện về cho Paris ngày 12/3 sau đây:
“Trước hết, tôi thấy cần phải nói rõ tính chất của bản hiệp định sơ bộ 6/3/1946.
1. Mục tiêu cơ bản của văn kiện này là tạo nên cái không khí thuận lợi cho việc mở những cuộc đàm phán nhằm đi đến chỗ hoàn toàn nhất trí và ngăn chặn trong chừng mực có thể một sự phản kháng vũ trang của phía Việt Nam đối với việc quân đội chúng ta vào thay thế quân đội Trung Quốc.
2. Hiệp định này bị hạn chế trong thời gian thì cũng bị hạn chế trong không gian. Nó mang tính chất địa phương. Nó được ký bởi ông Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Bắc Kỳ với Chính phủ Việt Nam đóng tại Hà Nội; nó ghi rõ ràng bằng văn bản là việc thống nhất ba kỳ sẽ do nhân dân Nam Kỳ và Trung Kỳ quyết định. Do bản chất của nó, nó chẳng khác biệt gì so với bản hiệp định đã ký kết với Campuchia (trong tháng 1)...
“Tôi thấy... cần đặc biệt lưu ý Chính phủ Pháp về sự cần thiết phải tránh tất cả những cái gì mà trước con mắt của một dư luận địa phương không được thông tin đầy đủ, có vẻ khoác cho hiệp định 6/3 và cho những cuộc đàm phán tiếp theo một tầm cỡ mà nó không có. Quyền lợi hiển nhiên của các đảng phái tạo thành Chính phủ Hà Nội là rút ra từ những cuộc đàm phán này một uy tín càng lớn càng hay và lợi dụng uy tín đó để mở rộng ảnh hưởng của mình bằng cách tự đặt mình làm “người bảo vệ” của cả nước Việt Nam và của toàn thể nhân dân ba nước này.
“Càng làm theo mưu đồ của họ, càng khoác cho cuộc hội đàm của chúng ta với Chính phủ Hà Nội một tầm quan trọng và một tính chất mà chúng ta không đặt ra cho những cuộc đàm phán với Campuchia, chúng ta sẽ làm phật lòng nước Campuchia bây giờ và cả nước Lào sau này nữa và chúng ta có vẻ như đã đoán trước được cách giải quyết vấn đề mà việc thống nhất ba kỳ đặt ra...
Ông đô đốc nhấn mạnh rằng trong những tháng gần đây mục đích cơ bản của ông là thuyết phục cho Chính phủ Hà Nội chấp nhận làm một thành viên của Liên bang Đông Dương. Kết quả thu được có thể “bị xét lại nếu như Chính phủ Hà Nội có ý nghĩ rằng từ đây về sau họ có thể điều đình thẳng với đại diện các cơ quan cấp bộ mà Chính phủ chính quốc cử tới”...
Ông đô đốc quyết ngăn chặn chủ yếu không để cho Hà Nội điều đình thẳng với Paris. Ngay từ ngày 11/3, trước Hội đồng về Đông Dương, ông ta đã nêu lên những mối nguy hiểm có thể xảy ra trước cái khuynh hướng của Paris muốn dính dáng vào cuộc đối thoại Sài Gòn - Hà Nội và do đó tạo điều kiện cho “các nước thành viên của Liên bang dễ dàng ra khỏi khuôn khổ của Liên bang, mà đã không có Liên bang thì cũng chẳng còn có Đông Dương nữa”.
Vậy là ngay từ ngày 12/3, ý đồ của ông đô đốc đã bộc lộ rất rõ ràng.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)