Love gives light even in the darkest tunnel.

Anonymous

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 67
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 44: Quân Pháp Trở Lại
uy vậy, cuối cùng thì các Bộ Tham mưu của Pháp, Trung Quốc và Việt Nam đã ký thỏa hiệp với nhau và ngay ngày 8/3, các đơn vị Pháp đổ bộ lên Hải Phòng và Hòn Gai. Ngày hôm đó, ông Giáp gặp Leclerc tại Hải Phòng. Leclerc nhấn mạnh rằng quân của ông ta đến thay thế quân Trung Quốc nhưng trong việc thay quân này quân đội Việt Nam được mời tham gia vào. Các cách thức thực hiện chung những nhiệm vụ đầu tiên chắc chắn sẽ quan hệ đến cả tương lai. Lecierc sau cùng có nói với ông Giáp: “Ngài hãy nói với nhân dân Việt Nam rằng họ có thể tin tưởng ở tôi. Nhưng tôi là người Pháp và trong sự tôn trọng nguyện vọng của nhân dân các ngài, tôi sẽ hành động với tư cách là người Pháp, trước tiên là người Pháp”.
Chỉ đến ngày 15/3, sau hơn một tuần lễ điều đình kiên nhẫn, Bộ Tham mưu Trung Quốc và nhất là tướng Lư Hán mới đồng ý để cho Leclerc và quân dội của ông lên Hà Nội.
Một đạo quân mạnh 1.000 người và 200 xe, từ tờ mờ sáng ngày 18 xuất phát từ Hải Phòng, lên đường đi về phía Tây. 11 giờ thì đến cầu Doumer (Long Biên), trước cửa ngõ của Hà Nội. Khoảng 15 giờ, Leclerc sẽ có thể, dưới một ánh nắng tưng bừng và giữa đám đông người Pháp phấn khởi, thực hiện cuộc vào thành phố của mình. Ngay phút tiếp xúc đầu ông ta cố làm cho ông Hồ Chí Minh yên tâm tin tưởng: “Thưa Ngài Chủ tịch, vậy là bây giờ chúng ta thỏa thuận với nhau rồi chứ?”[41]
Ngày hôm sau, Leclerc ở trong thành để duyệt những cựu binh lính Pháp ở Đông Dương được vũ trang lại và đầy niềm tự hào. “Việc vây thành vậy là xong” - ông ta nói. Nhưng điều lo lắng của ông bây giờ là cấp tốc liên kết người Pháp lại với người Việt Nam xung quanh những giá trị chung. Cũng như ông đã cho gắn lên tất cả xe cộ của ông cả hai lá cờ Pháp và Việt Nam, ông cũng đề nghị cho đội quân bảo vệ ngôi biệt thự ông ở gồm 15 người Pháp và 15 người Việt Nam. Và ngày 22, cùng với ông Giáp, ông đặt vòng hoa trước đài kỷ niệm của những người Pháp đã chết, rồi trước đài kỷ niệm của những người Việt đã chết, trước khi vẫn cùng với ông Giáp duyệt đội quân Pháp và Việt Nam trong lúc dân chúng vỗ tay, xen kẽ và một cách khác nhau tùy chỗ đám người vỗ tay là da vàng hay da trắng.
Vài ngày sau, 27/3, trong một báo cáo gửi cho Chính phủ mà ông nghĩ là không nắm được những thông tin chính xác, Leclerc phân tích, biện hộ cho chính sách của mình. Ông ta viết chủ yếu như sau:
“Để có thể trở lại được Bắc Kỳ, điều cần thiết không thể thiếu là được thấy có một Chính phủ Việt Nam, dù là không hoàn hảo chút nào, yên vị tại Hà Nội và chưa từng ở chiến khu du kích.
“Thực tình là, mặc dù đã có hiệp ước Trùng Khánh, chúng ta vẫn cầm chắc là trong trường hợp có xung đột quân sự nghiêm trọng với người Việt Nam, thì quân Trung Quốc sẽ lập tức khai thác tình thế khó khăn đó của chúng ta để ngăn cản chúng ta chiếm lại Bắc Kỳ...
“Lúc ấy, nếu chúng ta gặp, ngoài người Trung Quốc, ZAø cả một nước nổi lên chống lại chúng ta hoặc chỉ trong tình trạng lộn xộn mà thôi, thì dĩ nhiên chúng ta vẫn có thể đổ bộ lên Hải Phòng, nhưng - tôi khẳng định một cách dứt thoát như vậy - việc tái chiếm Bắc Kỳ sẽ hoàn toàn là không thể thực hiện được. Không phải với một sư đoàn nho nhỏ - và vào năm 1946 - mà người ta chinh phục được cả một nước đang sôi sục đấu tranh, được vũ trang và rộng lớn bằng 2/3 nước Pháp. Ngoài ra, vấn đề chỉ trong nháy mắt là có thể trở thành quy mô quốc tế. Cho nên người ta sẽ không bao giờ nhấn mạnh quá mức tầm quan trọng của những hiệp định vừa được ký kết.
“Tôi càng mạnh dạn khẳng định vấn đề này, bởi chính tôi đã trình bày cho ông Sainteny và tướng Salan sự cấp thiết bắt buộc phải giới thiệu cho tôi một Chính phủ Việt Nam cái ngày mà quân ta sẽ đổ bộ. Ngược lại, tôi hoàn toàn không tham gia gì vào việc soạn thảo các hiệp định đó.
“Nhưng tôi không ngần ngại khẳng định rằng: dù cho những hiệp định đó mang những sai sót nào đi chăng nữa thì việc ký kết, trong điều kiện của nó lúc ấy, đã thực sự là một thành tựu khôn khéo của nghị lực. Riêng cái nhân cách của ông Sainteny mà tôi không quen lắm và cũng chẳng có quan hệ gì đặc biệt, được sự trợ lực của tướng Salan, đã cho phép ông ta “đánh lừa” được đối thủ và ký kết một cách có lợi. Bây giờ thì họ biết rất rõ điều đó rồi. Nhờ những hiệp định đó mà bất chấp sự phản kháng quyết liệt của Trung Quốc, chúng ta đã trở lại được Hà Nội mà không một tiếng súng nổ...
“Trong lúc Trung Quốc không che giấu nỗi bực mình của họ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thì bận giải bày với cấp dưới của mình về chuyện bị “lừa phỉnh”, Chính phủ Pháp phải đo được những khó khăn của cái công việc đã hoàn thành.
“Giờ đây, khi chúng ta đang chiếm đóng một cách vững vàng, tuy chưa hoàn thiện, cả xứ Nam Kỳ, Campuchia, miền Nam Trung Bộ Việt Nam, một phần lớn nước Lào và vài ba căn cứ vững chắc tại Bắc Kỳ, chúng ta được phép khẳng định rằng chúng ta đã thắng khâu đầu. Còn khâu thứ hai, trước hết là trên cơ sở chính trị và đàm phán...
“Nhưng một lần nữa - tôi vẫn cứ nhấn mạnh đến điểm này - nếu nước Pháp thật sự muốn giải phóng Bắc Kỳ khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và đích thân mình trở lại đó, mà những bản hiệp định 6/3 không được ký kết, thì nhiệm vụ ấy cũng không thể hoàn thành. Chúng ta đổ bộ lên, nhưng chúng ta chắc chắn phải đụng chạm với Trung Quốc - có nghĩa là sẽ gặp những khó khăn quốc tế - và trước mặt chúng ta là cả một đất nước nổi loạn còn gay go ác liệt hơn cả Nam Kỳ.
“Đây chính là cái lý do đã thúc đẩy tôi, hôm 14/2 phải điện về cho Paris rằng chúng ta cần đi cho đến cùng, ngay cả đến chữ “độc lập” may ra mới mong tránh khỏi được một sự thất bại quá nặng nề...
Tư lệnh quân đoàn LECLERC
Chỉ huy tối cao quân đội Pháp tại Viễn Đông
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)