If there's a book you really want to read but it hasn't been written yet, then you must write it.

Toni Morrison

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 42: Hiệp Định Sơ Bộ
hiều ngày 6/3, trước mặt các đại diện của các nước Trung Quốc, Anh và Mỹ, Sainteny ký với ông Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh bản “Hiệp định sơ bộ” sau đây:
“Giữa hai bên ký kết ở cấp cao ghi rõ sau đây: - Chính phủ nước Cộng hòa Pháp, mà đại diện là ông Sainteny, phái viên của Cao ủy Pháp, được đô đốc d’Argenlieu, Cao ủy Pháp và là người được trao quyền hành của nước Cộng hòa Pháp, chính thức ủy nhiệm, một bên;và Chính phủ Việt Nam, mà đại diện là Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặc phái viên của Hội đồng Bộ trưởng Vũ Hồng Khanh, một bên.
Đã thoả thuận với nhau những điều dưới đây:
“1. Chính phủ Pháp thừa nhận nước Cộng hòa Việt Nam là một Quốc gia tự do có chính phủ riêng, quốc hội riêng, quân đội và tài chính riêng, nằm trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp.
Về vấn đề thống nhất ba kỳ, Chính phủ Pháp cam kết công nhận chính thức quyết định của nhân dân qua cuộc trưng cầu dân ý.
“2. Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng tiếp đón thân mật quân đội Pháp khi nó đến thay thế quân đội Trung Quốc theo đúng các hiệp định quốc tế.
Một thỏa thuận phụ kèm theo hiệp định này sẽ quy định những thể thức của cuộc thay quân.
“3. Những điều khoản trên đây sẽ có hiệu lực ngay tức khắc. Ngay sau khi trao đổi chữ ký, mỗi bên ký kết ở cấp cao sẽ thi hành mọi biện pháp cần thiết để đình chỉ ngay mọi hoạt động thù địch, giữ nguyên các đội quân của mình bên nào tại vị trí bên ấy và tạo ra một không khí thuận lợi cần thiết cho việc mở kịp thời những cuộc đàm phán thân thiện và thẳng thắn.
“Những cuộc đàm phán này sẽ bàn chủ yếu về mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các quốc gia ngoài, về quy chế tương lai của Đông Dương, những quyền lợi kinh tế và văn hóa của Pháp tại Việt Nam.
“Hà Nội, Sài Gòn hoặc Paris có thể chọn làm nơi họp.
Làm tại Hà Nội, ngày 6/3/1946.
Ký tên: SAINTENY
HỒ CHÍ MINH, VŨ HỒNG KHANH”.
Bản thỏa thuận phụ, ký cùng một lúc, ghi rõ:
“Giữa hai bên ký kết ở cấp cao đã chỉ rõ trong Hiệp định sơ bộ, đã thỏa thuận với nhau những điều sau đây:
1. Lực lượng thay quân sẽ gồm có:
a) 10.000 quân Việt Nam với cán bộ chỉ huy Việt Nam của họ, trực thuộc các cơ quan quân sự Việt Nam.
b) 15.000 quân Pháp, trong đó kể cả những lực lượng Pháp hiện đang ở trên lãnh thổ Việt Nam phía Bắc vĩ tuyến 16. Những yếu tố này chỉ được bao gồm những người Pháp gốc Pháp chính quốc, trừ những đội quân có trách nhiệm canh giữ tù binh Nhật Bản.
“Toàn bộ các lực lượng đó sẽ đặt dưới quyền chỉ huy tối cao của Pháp, có trợ lý Việt Nam. Việc vận động, lưu trú và sử dụng các lực lượng ấy sẽ được xác định trong một cuộc Hội nghị của đại diện tham mưu Pháp và Việt Nam, sẽ tiến hành ngay sau khi quân đội Pháp đổ bộ lên.
2. Những người Pháp của lực lượng thay quân sẽ được phân làm ba hạng:
a) Những đơn vị chịu trách nhiệm canh giữ tù binh chiến tranh Nhật. Các đơn vị này sẽ được hồi hương ngay khi nhiệm vụ của họ không còn đối tượng nữa vì tù binh Nhật đã được chuyến đi hết và trong mọi trường hợp, chậm nhất là 10 tháng.
b) Những đơn vị có trách nhiệm, cộng tác với quân đội Việt Nam, giữ gìn trật tự công cộng và an ninh của lãnh thổ Việt Nam; những đơn vị này sẽ được quân đội Việt Nam thay thế mỗi năm 1/5 trong vòng 5 năm.
c) Những đơn vị có trách nhiệm bảo vệ các căn cứ Việt Nam thì ở trại. Họ sẽ được giao trách nhiệm đóng tại những vùng này hay vùng kia được quy định chi tiết.
3. Chính phủ Pháp cam đoan sẽ không dùng tù binh Nhật vào các mục đích quân sự
Làm tại Hà Nội, ngày 6/3/1946.
Ký tên: SAINTENY, SALAN, VÕ NGUYÊN GIÁP
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)