Love is always within. When you try to dramatize your love, you lose the depth of the love.

Charan Singh

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 65
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 41: Một Cuộc Mặc Cả Khó Khăn
hỉ có hai sự kiện xảy ra. Một mặt, Sainteny đã thông báo cho ông Hồ biết Paris đã chấp nhận và tướng Leclerc mong ước được thấy quân đội Pháp được tiếp đón tại Hà Nội bởi một Chính phủ Việt Nam Liên hiệp đại diện mọi khuynh hướng chính trị trong nước và, nếu có thể, sẵn sàng thực hiện và tôn trọng những điều đã cam kết. Mặt khác, Bộ tham mưu Trung Quốc đòi hỏi phải thành lập ngay trong một thời hạn tối thiểu chính phủ Liên hiệp của Việt Nam, trong đó những đảng phái thân Trung Quốc sẽ có một ảnh hưởng quyết định. Ông Hồ đã thấy đó là một cơ hội tốt nếu không phải để kết hợp họ vào những quyết định sắp sửa xảy ra thì ít nhất cũng là để bắt họ hứng lấy trách nhiệm. Ngày 24/2, giữa những nghi thức long trọng, thỏa hiệp đã được ký kết giữa Việt Minh, đảng Dân chủ, Việt Nam Quốc dân Đảng và Đồng Minh Hội. Việc thành lập Chính phủ “chính thức” Liên hiệp và Kháng chiến đã được quyết định và các đảng chia nhau các bộ. Quốc hội được triệu tập họp ngày 3/3: Tân chính phủ sẽ ra mắt Quốc hội. Ngày 25/2, ông Hồ thông báo cho Sainteny biết quyết định trên và ngày 26 công bố một bản thông cáo về cuộc gặp gỡ giữa hai bên, nói cho công chúng biết rằng:
“Hồ Chủ tịch đã nhắc lại rằng lập trường của Việt Nam là “độc lập và hợp tác” và Ngài Sainteny đã cho biết là nước Pháp đồng ý thừa nhận cái quyền của Việt Nam có một chính phủ, một quốc hội, một quân đội và một nền tài chính riêng trong lòng của Liên hiệp Pháp. Hai bên đối thoại đã trao đổi quan điểm về vấn đề đại diện của Việt Nam ở nước ngoài. Hai bên nhất trí thừa nhận sự cần thiết phải tạo ra một không khí hòa hoãn và hòa hợp thuận lợi cho việc mở những cuộc điều đình có khả năng đi đến kết quả. Điều kiện thứ hai cho việc điều đình mở đầu là thực hiện ngay tức thời cuộc ngưng chiến trên mọi mặt trận”.
Trên thực tế, ông Hồ Chí Minh, giờ đây đang củng cố về mặt nội vụ và yên tâm về sự giúp đỡ của Trung Quốc, bắt đầu tiến hành cùng với Sainteny một cuộc “mặc cả” hết sức gay go.
Cùng lúc này, một bộ phận khác của cánh tay sắt đang đối lập Pháp với Trung Quốc. Hiệp ước Pháp - Trung sắp sửa đạt kết quả tại Trùng Khánh. Tuy vậy, Paris có chỉ rõ rằng điều được thỏa thuận giờ đây về vấn đề lãnh ngoại, về con đường sắt Vân Nam, về quy chế người Hoa ở Đông Dương, quyền quá cảnh Bắc Kỳ v.v... đã bị cắt lại khi Trùng Khánh chấp nhận hiệp ước về việc quân đội Pháp thay thế quân đội Trung Quốc tại Bắc Đông Dương. Vì khó khăn vẫn còn và tình thế ngày càng cấp bách, Leclerc đã phái đi Trùng Khánh, ngày 22/2, một trong những cộng tác viên thân tín nhất của mình là đại tá Repiton - Preneuf nhằm xúc tiến công việc.
Ngày 27/2 vào buổi chiều, đô đốc d’Argenlieu trở lại Sài Gòn. Leclerc khẳng định với d’Argenlieu rằng chiến dịch H (Bến Tre) đã được phát động: hạm đội đã bắt đầu đi ra Bắc với các lực lượng đổ bộ gồm: tập đoàn quân Massu của 2e DB và 9e DIC của tướng Valluy. Nó sẽ đến ngoài khơi Hải Phòng vào lúc rạng ngày 5/3.
Chẳng bao lâu người ta được tin là hiệp ước Trung - Pháp đã được ký kết ngày 28/2 tại Trùng Khánh. Vậy là cái thời điểm quyết định đang đến gần. Hiệp ước có ghi là việc thay thế quân đội Trung Quốc bằng quân đội Pháp sẽ diễn ra giữa ngày 1 và 15/3 và phải hoàn tất chậm nhất là ngày 31/3. Một thỏa thuận tham mưu sẽ quy định thể thức của việc thay quân.
Tại Hà Nội, Sainteny giờ dây ngày ngày tiếp tục hội đàm với ông Hồ Chí Minh. Cuộc hội đàm tỏ ra khó khăn. Ông Hồ từ chối không chấp nhận việc quân đội Pháp đến Hà Nội, cuộc thay quân Pháp vào quân Trung Quốc mà không có giới hạn thời gian. Ông khẳng định Nam Bộ là của Việt Nam, là bộ phận máu thịt của Việt Nam. Các đảng phái Việt Nam đều nhất trí về điểm này và người ta không thể chấp nhận bất cứ một điều gì hàm ý tách rời miền Nam. Từng giờ từng ngày qua đi mà không sao thực hiện được hiệp định, một hiệp định mà vì những lý do khác nhau cả Pháp lẫn Trung Quốc đều tha thiết trông chờ.
Trên bình diện chính sách nội trị, ông Hồ Chí Minh đã thành công trong cuộc vận động của mình. Ngày 2/3, Chính phủ Liên hiệp và Kháng chiến được thành lập và ra mắt Quốc hội; Quốc hội đã chuẩn y. Ông Hồ Chí Minh vẫn giữ chức Chủ tịch, Nguyễn Hải Thần phó Chủ tịch, nhưng Vũ Hồng Khanh, lãnh tụ VNQDĐ trở thành đặc phái viên Hội đồng Bộ trưởng. Chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao lọt khỏi tay ông Hồ đã vào tay một đảng viên VNQDĐ, Nguyễn Tường Tam (tức nhà văn Nhất Linh - LND). Còn Bộ Quốc phòng được trao vào tay một người “không đảng phái”, Phan Anh, thực tế rất gần gũi với Việt Minh. Vĩnh Thụy (Bảo Đại) vẫn là “Cố vấn tối cao”.
Hà Nội vẫn căng thẳng. Người ta biết cuộc đàm phán với Pháp đã đi đến một vấn đề mấu chốt, nhưng kẻ thì mong một tạm ước, người thì tính đến một cuộc kháng chiến không nhân nhượng. Tiếng đồn một cuộc đổ bộ của quân Pháp đang sắp sửa xảy ra và cần phải chuẩn bị đối phó. Nhưng người ta hỏi nhau: thái độ người Trung Quốc sẽ như thế nào? Một bộ phận có uy tín trong Bộ Tham mưu Trung Quốc tại Hà Nội khuyến khích kháng chiến, triệt để ủng hộ phe quốc gia đối lập đang tố cáo sự mềm yếu của Việt Minh.
Trong lúc này, những cuộc tiếp xúc ngoại giao và quân sự được tăng cường một cách sôi động giữa Trung Quốc và Pháp. Phía người Pháp, tất cả đều đã được chuẩn bị đầy đủ trước cho cuộc đổ bộ ngày 5/3 tại Hải Phòng và Hòn Gai trên Vịnh Hạ Long. Nhưng trước ngày đó, Bộ Tham mưu Trung Quốc phải trao cho các chỉ huy quân địa phương những mệnh lệnh cần thiết để cuộc thay quân được diễn biến một cách hòa bình và để tổ chức cuộc “chung sống” của hai quân đội. Leclerc đã đến trên một chiếc tuần dương hạm ngoài khơi Hải Phòng, thì có tin ngày 4/3, các chỉ huy quân Trung Quốc tại các địa phương vẫn chưa nhận được mệnh lệnh gì cho nên họ sẽ chống cự lại cuộc đổ bộ đã dự kiến. Về phía Trung Quốc, ở cấp cao nhất, người ta viện lý không thể nào để cho quân Pháp đổ bộ vào được khi họ chưa có một hiệp nghị với Chính phủ Việt Nam. Mà ông Hồ Chí Minh vẫn chống lại sự thúc ép của Sainteny.
Trong khi tướng Salan, chỉ huy lực lượng quân sự Pháp tại Bắc Đông Dương, nhấn mạnh nhằm mục đích cho các tướng tá Trung Quốc hiểu về trách nhiệm mà họ sẽ phải chịu trong cuộc xung đột có thể xảy ra trong phút giây giữa Pháp và Trung Quốc nếu bằng cách này hoặc cách khác họ không chịu ra các mệnh lệnh thích đáng và đã được thỏa mãn chiều ngày 4/3. Đại tá Lecomte, trong Ban tham mưu Leclerc, phải đến Hải Phòng để giải quyết với Bộ chỉ huy Trung Quốc vấn đề thể thức của việc đổ bộ, bỗng nhận được tin, trưa ngày 5/3, quân đội Trung Quốc đã thay đổi ý kiến. Ông ta vội biên cho Sainteny bức thư dưới đây:
“Sau hiệp định mà khó khăn lắm chúng ta mới đạt được đêm nay, quân Trung Quốc vừa mới rút lui ý kiến của họ. Họ vừa nhận được một bức điện của Trùng Khánh khiến họ không chấp nhận cuộc đổ bộ vào ngày 6/3.
“Nguồn gốc sự thay đối thái độ này là Trung Quốc sợ xảy ra cuộc chiến tranh giữa chúng ta với Việt Nam[39].
“Vì chúng ta hiện nay đứng về phía vật chất mà nói không còn có thể nào thay đổi kế hoạch được nữa, chúng ta có nguy cơ sẽ vấp phải những chuyện đổ máu với quân Trung Quốc và những hậu quả quốc tế mà sự kiện đó đưa lại.
“Hy vọng duy nhất mà chúng ta có được để thay đổi thái độ của Trung Quốc là thông báo cho họ biết việc ký kết một hiệp nghị giữa chúng ta với Chính phủ Việt Nam.
“Trước tình hình nghiêm trọng và quy mô rộng lớn của cuộc xung đột có thể xảy ra, tôi khẩn khoản yêu cầu ông, nhân danh tướng Leclerc là người đã ủy quyền cho tôi nói lại điều này với ông, là ông hãy làm bất cứ cái gì thuộc thẩm quyền mình để nhanh chóng đi tới một hiệp định dù có phải đề xuất những ý kiến mà sau này người ta sẽ phủ nhận...
Sainteny nhận được mấy dòng trên đây vào lúc ông ta sửa soạn thảo luận những điều khoản cuối cùng của hiệp định với ông Hồ Chí Minh. Một văn bản coi như khả dĩ chấp nhận cho cả hai phía, đã hình thành trên thực tế. Nó được chuyển bằng điện cho đô đốc d’Argenlieu; d’Argenlieu đồng ý.
Trong dêm mồng 5 rạng ngày mồng 6, Bộ Tham mưu Trung Quốc lo sợ trước cuộc đổ bộ của quân đội Pháp và những đụng độ có thể xảy ra do cuộc đổ bộ ấy, bèn làm áp lực mạnh mẽ với ông Hồ Chí Minh để đi đến một hiệp định ngay tức khắc với Pháp. Ông Hồ trả lời rằng ông đang chuẩn bị ký kết trên cơ sở những điều mà ông đã gửi văn bản cho Trung Quốc và tin chắc nội ngày mai tất cả sẽ được thông qua.
Nhưng để tránh một cuộc đụng chạm giữa quân Pháp và Trung Quốc thì đã quá muộn rồi. Vừa đến ngoài khơi Hải Phòng, sáng mồng 6 tháng 3, hạm đội Pháp vấp phải lưới lửa của các đơn vị Trung Quốc. Nó bắn trả, gây cho quân Trung Quốc những thiệt hại vật chất khá nặng nề. Cuối cùng có lệnh ngừng bắn. Nhưng điều quan trọng nằm ở chỗ khác.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)